Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

CÁI ĐẸP TRONG NGÔN TỪ CỦA ẤN ĐỘ

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 20/09/10 20:09
gửi bởi vitaminC
Người Ấn Độ có một niềm tin bí ẩn mạnh mẽ vào ngôn từ nên họ rất chú trọng vào âm thanh của từ. Theo họ, ngôn từ là biểu hiện của thần thánh trong thế giới. Mọi ngôn từ, âm thanh đều mang tính thần thánh vì đó là biểu trưng ý nguyện của các vị thần. Vì thế, một trong những con đường để đạt đến giải thoát, đạt đến sự hoà nhập với Brahman là phải đọc các bài kinh chú, bài tế lễ, hát các bài thánh ca một cách thành kính và đúng âm điệu, giai điệu.
Theo người Ấn Độ thì không chỉ những thuật ngữ về không gian được dùng để diễn tả kinh nghiệm thẩm mỹ và kinh nghiệm tôn giáo, mà còn những thuật ngữ có liên quan tới âm thanh cũng đựơc sử dụng để chỉ ra các trạng thái tinh thần cũng như trạng thái thẩm mỹ.
Quan niệm này đã chi phối các hoạt động nghệ thuật của Ấn Độ cổ đại qua việc nhận thức và thể hiện hiệu quả âm thanh trong nghệ thuật, xác lập nên các phương thức xử lý tiết tấu giai điệu và xây dựng các công cụ nghệ thuật và các loại hình nghệ thuật âm thanh.
Kinh Xhhàndogya Upanishad viết:
“Những âm tiết hau (trái đất), hãi (không khí), atha (mặt trăng), iha (bản ngã, linh hồn), I (lửa) … là những âm tiết được hát trong thánh ca Shaman và chúng là những biểu tượng cho đất, không khí, lửa …” .
“Người nào hiểu biết và suy niệm bảy lần shaman như sự kết hợp một số các âm tiết thì người ấy sẽ chiếm được phần chiến thắng khi vượt qua cái chết và tiến đến một vinh quang cao hơn, đó là vinh quang vĩnh cửu” .
“Tất cả các nguyên âm đều thuộc chi thể khác nhau của thần Indra, tất cả những âm gió thuộc về Prajapati, tất cả những phụ âm thuộc về Mrityu – thần chết.”
“Tất cả những nguyên âm cần được phát âm thật vang, thật khỏe, và phải đưa tâm thần kết hợp vào bài hát. Tất cả các âm gió phải được phát âm đầy đủ, không được nuốt hoặc bỏ âm và phải có tư tưởng cầu xin rằng: “Nguyện xin cho tôi góp vần vào với Prajapati”. Tất cả những phụ âm, phải được phát âm một cách chậm rãi và không để bị lẫn lộn với những âm khác và phải có tính cầu nguyện: “Nguyện xin cho con thoát khỏi cái chết” .
Mỹ học Ấn Độ không dành vị trí xứng đáng cho cá tính vì hầu hết những công trình nghệ thuật Ấn Độ đều là sáng tạo của tập thể hoặc những nghệ nhân vô danh. Hầu như không có tên tuổi một cá nhân nghệ sĩ nào với phong cách sáng tạo của anh ta được biết đến. Tuy nhiên, từ sau thời kỳ cổ điển, trong tư tưởng Ấn Độ cũng bắt đầu xuất hiện các tác giả danh tiếng để lại những lý luận mỹ học có giá trị to lớn cho nhân loại.