ẤN ĐÔ ĂN TẾT NHIỀU NHẤT

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Ấn Độ, Nam Á và Đông Nam Á

ẤN ĐÔ ĂN TẾT NHIỀU NHẤT

Gửi bàigửi bởi PHAM THU THUY » Thứ 2 04/04/11 17:52

P/S TRích từ trang web: www.tgvn.com.vn
Vào tháng 11 hàng năm, người Ấn Độ có truyền thống kỷ niệm lớn Lễ hội Ánh sáng Dipavali với những đường phố được trang hoàng lộng lẫy và đốt pháo bông rợp trời vào ban đêm. Một số nước gọi đây là Tết Ấn Độ.

Thực ra, theo lịch Shak của Ấn Độ, Năm mới ở nước này được bắt đầu vào ngày thứ nhất của tháng Chaitra, trùng với ngày tiết Xuân phân - ngày 22/3 vào những năm thường và ngày 21/3 năm nhuận.

Ở các bang khác nhau của Ấn Độ, năm mới có những tên gọi khác nhau. Ví dụ, ở bang Andhra-Pradesh, Tết được gọi là Ugadi (Mở đầu kỷ nguyên), diễn ra vào ngày 26/3 hàng năm và được tổ chức bằng một bữa tiệc thân mật trong khung cảnh gia đình. Cư dân Andhra-Pradesh gọi ngày lễ Năm mới là Panchanga sravanam, nghĩa là “lắng nghe lịch”. Ở Tây Bengali, người ta đón năm mới vào ngày 13/4, còn ở bang Tamil Nadu là vào ngày 14/4, tức ngày đầu của mùa Xuân. Kashmir có lẽ là bang đón năm mới dài nhất Ấn Độ - bắt đầu sớm nhất, ngày 10/3 và kết thúc cùng với lễ năm mới ở các bang khác. Người dân ở đây đón năm mới bằng những đám rước hóa trang đủ loại và những hội chợ hết sức náo nhiệt. Như vậy, xét về số lượng ngày Tết, Ấn Độ vượt tất cả các nước khác.

Dịp năm mới, ban ngày, mọi ngả đường ở trung tâm Ấn Độ tràn ngập một màu da cam - màu của quốc kỳ treo trên nóc các tòa nhà. Còn ban đêm, trên mái nhà, người ta thắp lên những ngọn đèn. Phong tục đón chính là đốt các hình nộm hay cây trang trí, kèm theo các tiết mục văn nghệ dân gian như nơi thì người ta nhảy qua ngọn lửa, nơi lại bước đi trên than hồng và thậm chí tổ chức các cuộc thi đấu mang tính chất tượng trưng giữa nam và nữ. Các cuộc thi bắn cung và thả diều cũng rất phổ biến... Đặc biệt, người người đi xin lộc của Thần tài Lakshmi và tình yêu của Thần tình yêu Kama.

Lễ mừng năm mới ở Ấn Độ cũng phụ thuộc vào các truyền thống diễn ra ở từng vùng khác nhau. Ví dụ, vào ngày này, cư dân miền Bắc trang trí bằng các loại hoa màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là các màu hồng, đỏ, tím hoặc trắng. Trong khi đó, ở miền Nam, lễ mừng năm mới nhất định phải có một mâm quả. Buổi sáng, trẻ em nhắm mắt lại chờ người lớn dẫn đến mâm quả để chúng có thể thưởng thức hương vị của món ăn truyền thống này.

Tuy nhiên, mâm cỗ mừng năm mới trong các gia đình Ấn Độ không thể thiếu món ăn truyền thống là beriane (cơm trộn thịt). Song tùy theo sở thích của các thành viên mà món beriane được trộn với thịt hay rau. Với những người ăn chay, món beriane là cơm trộn đỗ, bắp cải, củ cải, thậm chí cả khoai tây. Theo truyền thống, beriane được ăn bằng tay (ăn bốc). Khác với phương Tây, thực đơn ngày Tết của người Ấn không nhiều sa-lát và các món nhậu.

Quà năm mới ở Ấn Độ phổ biến nhất là gửi tặng phẩm màu hay bôi màu trực tiếp vào nhau. Trong các trường học, vào những ngày này, học sinh, sinh viên có thể bôi màu lên người các thầy cô giáo, còn trong các nhà máy, xí nghiệp, nhân viên có thể bôi phẩm màu lên người các sếp để chúc một năm mới may mắn và tốt lành. Tuy nhiên ở một số vùng, người ta té nước thay cho bôi phẩm màu.

Bên cạnh những gói phẩm màu, người Ấn còn gửi cho nhau những túi quà “ngọt ngào” - thường là đồ ngọt. Những túi quà gửi tặng cho bạn bè, người thân, láng giềng là biểu hiện của sự quan tâm và lời chúc mừng một năm mới đầy may mắn.

Mặc dù hình thức và thời gian tổ chức năm mới ở các vùng của Ấn Độ khác nhau, nhưng tất cả đều tuân thủ một nguyên tắc chung, đó là vào ngày này, ai cũng tỏ ra vui vẻ và đặc biệt là rất quan tâm tới mọi người xung quanh.

Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, người Ấn quan niệm rằng năm mới được đón thế nào thì sẽ trôi qua như thế.
RANDOM_AVATAR
PHAM THU THUY
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 5 31/03/11 15:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hóa Ấn Độ, Nam Á và Đông Nam Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron