Ăn bốc và tay trái, tay phải của người Ấn

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Ấn Độ, Nam Á và Đông Nam Á

Ăn bốc và tay trái, tay phải của người Ấn

Gửi bàigửi bởi mai liger » Thứ 2 14/11/11 22:05

Chắc hẳn bạn nào tìm hiểu về Ấn Độ đều biết rằng người Ấn Độ ăn bốc, nhưng họ sử dụng tay trái và tay phải trong khi ăn là như thế nào?
Trong lúc tìm tài liệu làm đề tài của nhóm, nhóm mình đã tìm được nguồn tài liệu và mình chia sẻ cho những bạn nào có quan tâm đến vấn đề này.

Tại sao trong khi ăn tay trái lại bị cấm kị là bởi vì tay trái thì đối ngược lại tay phải (cái tốt, cái chính nghĩa) và người ta thường liên tưởng đến sự nhơ bẩn , hơn nữa trước và sau khi tiểu tiện người ta dùng tay trái vì thế nên tay trái không được sử dụng khi ăn. Và động tác đưa thức ăn vào miệng tất cả đều được thực hiện bằng tay phải. Ngay cả khi khi cơm và thức ăn trộn lẫn nhau như món Chapati hay các loại bánh mì thì người ta cũng vẫn sử dụng tay phải. Như vậy trong suốt quá trình ăn thì ko sử dụng tay trái.
Thông thường ở Ấn Độ, trường hợp ăn trên bàn ăn thì thường là người ta đặt từ cùi trỏ lên bàn ăn trước. Tức là chống cùi trỏ ăn. (Hành động này được xem là không tốt ở Nhật Bản). Bên cạnh đó, tay trái trên bàn ăn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn chúng ta tưởng. Khi múc thức ăn từ trong nồi hay trong dĩa vào dĩa của mình, nhất định phải dùng tay trái. Nói cách khác không được sử dụng tay phải. Khi bắt đầu ăn vì có đồ ăn dính vào tay phải nên nếu cứ thế sờ vào muỗng thì sẽ làm muỗng bị dơ. Điều này là vi phạm qui tắc. Ở đây còn tồn tại một vấn đề phức tạp hơn nữa.
Đó là vấn đề về thanh khiết và nhơ bẩn liên quan đến việc “ăn còn thừa” gọi là “jutha” trong tiếng Hindu. Đương nhiên là cả Nhật Bản cũng để ý đến những thức ăn còn thừa đã có người đụng đũa đến, thế nhưng từ “jutha” trong tiếng Hindu lại mang một sắc thái khác. Chẳng hạn, với món bánh mì Chapati thỉnh thoảng người ta cũng mang từng miếng đã được nướng lên và cũng có khi người ta mang ra một dĩa có vài miếng chồng lên nhau. Trong trường hợp này, những người trong bàn ăn sẽ đưa tay ra để lấy bánh. Và bàn tay đó nhất thiết phải là tay trái. Vì nếu như sử dụng tay phải thì những miếng Chapati bị chồng lên nhua sẽ trở thành “jutha” , tức là đồ ăn thừa của người đã dùng tay phải.Trường hợp lấy thức ăn từ nồi và dĩa cũng vậy. Một số nước khác sẽ cho rằng người lấy thức ăn chỉ chạm vào muôi, muỗng nên chỉ muôi, muỗng bị dơ thôi. Nhưng người Ấn Độ lại cho rằng tất cả mốn Chapati đó là “jutha”
Hình như là những năng lượng mà có thể truyền nhiễm thông qua chiếc muôi từ bàn tay phải trở thành “ăn lại” “jutha” của người khác, nó sẽ được truyền vào thức ăn và chuyển hóa thành “jutha” - thức ăn thừa.Tóm lại, ở đây không phải là chuyện đã đụng miệng vào chưa mà người ta quan niệm là nó tương đương với việc đã đụng miệng vào rồi. Nếu có ai đó làm “jutha” thì món ăn đó sẽ trở thành thứ nhơ bẩn đối với người khác và không thể đụng tay tới. Đây là qui tắc mà chúng ta cần phải nhớ.
(Tuy nhiên, người ta cho rằng “jutha” của bố, chồng, thần thì không dơ bẩn. Chắc chắn là những gì mà thần thánh ban cho là không dơ bẩn)
Tuy nhiên điều khiến ai cũng phải suy nghĩ là tại sao người ta lại dùng tay trái để lấy Chapati. Tay trái vốn được coi là tay của sự nhơ bẩn. Chẳng lẽ dùng bàn tay ấy chạm và thức ăn cũng không sao? Theo như một giải thích thì việc chạm vào môi hay không đóng vai trò quan trọng. Tức là tay trái chỉ được sử dụng khi lấy thức ăn vào đĩa của mình, và tay phải có nhiệm vụ đưa thức ăn vào miệng. Tóm lại, phải chăng đối với bản thân người đang ăn thì tay phải là thanh khiết, và khi nói về tính dơ bẩn đối với người khác thì tay phải nhiều hơn tay trái.
Tính dơ bẩn của “jutha” mạnh đến mức ấy.
Tuy nhiên ít ra thì ngày nay ý thức về sự thanh khiết và nhơ bẩn cũng đang dần mai một ở cuộc sống thành thị.
Trong một cuốn sách giới thiệu về cuộc sống nông thôn của Biharu mấy mươi năm trước,vị trí của nước trong việc bài trí thức ăn được qui định là phía phải. Vì người ta sẽ uống bằng tay phải.Nhưng tại cuộc sống thành thị ngày nay người ta cầm ly bằng tay trái và uống cũng không sao.
Như vậy, thói quen ăn uống trong cuộc sống hàng ngày của người thành thị đã thay dổi, nhưng tư tưởng thanh khiết và dơ bẩn vẫn còn tồn tại sâu sắc ở bộ phận nông thôn. Tuy nhiên, ở thành thị ngay cả phương diện tôn giáo, lễ nghĩa cũng nảy sinh những vẫn đề về thanh khiết và dơ bẩn. Hơn nữa, và những điều này được biểu hiện một cách tự nhiên trong việc ăn uống. Trong Hindu giáo, tư tưởng thanh khiết và dơ bẩn đóng một vai trò rất quan trọng, điều này thì không cần phải bàn cãi. Trong số đó có rất tư tưởng dựa trên những qui định của “Luật pháp Manu”, “ Luật Hindu” từ tín ngưỡng dân gian cho đến cả mê tín và nó đang được lan truyền rộng rãi trên toàn thể cuộc sống xã hội.
Dưới đây sẽ trình bày về cách thức ăn uống của người Ấn Độ.

Cách thức ăn uống
Các qui tắc, nghi lễ truyền thống của tín đồ đạo Hồi được ghi rõ trong cuốn “Pháp điển đạo Hồi” chẳng hạn như “Luật Manu”.
P.V.Kane có viết một cuốn sách về “Lịch sử pháp điển đạo Hồi”, trong đó có rất nhiều phép tắc, qui tắc liên quan đến việc ăn uống.
1. Chế độ ăn uống
Ngày 2 lần ( Satapatha Brahmana ). Không được uống sữa của con bò mới sinh trong vòng 10 ngày(Taittiriya Brahmana ).Khi cùng cực đau khổ có thể ăn uống. Thậm chí là có thể ăn thức ăn thừa “jutha” ( ). Trong lúc ăn, nhìn về hướng Đông sẽ được trường thọ, nhìn về hướng Nam sẽ được danh vọng, nhìn vè hướng Tây sẽ được giàu có, nhìn hề hướng Bắc sẽ được chân lý (Manu). Khi ăn không được hướng về phía Tây và phía Nam(Visnupurana ). Khi ăn tránh con mắt của quần chúng sẽ được sự giàu có(Smrticandrika ). Ở những nơi ăn uống thì nên bôi phân bò (Apastambadharmasutra ). Trong lúc ăn thì nên im lặng(Smrticandrika ).Trước và sau khi ăn nên súc miệng 2 lần. (Manu). Nên vui mừng khi nhìn thấy thức ăn được phục vụ. Không được kén chọn.

2. Nghi lễ ăn uống
Không được ăn xong trước những người cùng ăn. Nếu làm như vậy sẽ bị gọi là “kẻ giết người Balamon” (Smrticandrika ). Trong lúc ăn uống, nếu bị những người cùng ăn đụng vào thì ngừng ăn hoặc sau khi ăn niệm Gayatri 800 lần. Nếu những người ăn chạm vào người phục vụ thì người phục vụ sẽ để thức ăn trên mặt đất, súc rửa, sau khi rưới nước lên thức ăn thì lại tiếp tục phục vụ. Cấm ăn uống bằng tay trái. (yajnavalkya ). Khi ăn chừa lại một ít thức ăn. Thức ăn thừa lại thì sẽ cho vợ hay người giúp việc (Parasaramadhaviya ).
Qui định là không được ăn thức ăn thừa nhưng mà trẻ con có thể ăn thức ăn thừa của cha mẹ, giáo viên(Smrtimuktaphala ).Không được cho đồ ăn thừa của mình cho śūdra ngoại trừ người bảo hộ cho chính mình. (Manu)

3. Chế độ nhịn ăn
Không được ăn uống vào nguyệt thực, nhật thực. Ngoại trừ người bệnh, người già, trẻ em, những người khác phải nhịn năn từ trước 12 tiếng khi nhật thực và trước 9 tiếng khi nguyệt thực.Khi bắt đầu ăn kiêng phải tắm rửa sạch sẽ, làm phước, cúng tế linh hồn tổ tiên. Thời gian nhịn ăn kết thúc, mọi người sẽ lại tắm rửa sạch sẽ và ăn uống bình thường. Nếu mặt trời lặn trước khi nhật thực kết thúc thì sau khi mặt trời ló dạng sáng hôm sau mới có thể ăn uống lại được. Nếu trăng lên do tình trạng nguyệt thực thì nên nhịn ăn đến cuối ngày hôm sau ( Visnudharmasutra).
4. Những thứ có thể ăn được và không ăn được
Người ta dựa vào 5 tiêu chí dưới đây để xem xét những thứ không ăn được.
- Tính chất của thức ăn: Tỏi và hành tây
- Hành vi: Thức ăn bị những kẻ bị xua đuổi hay hạ dân, chó nhìn thấy.
- Thời gian: Những thứ đã chế biến lâu. Những thứ được chế biến trong thời kì nhịn ăn.
- Những thứ tiếp xúc với vật lạ:chẳng hạn như chó, rượu, tỏi, tóc, côn trùng
- Những thứ gây ra ác cảm: phân…( Yajnacalkyasmritika, Apararka)

Về bò và việc ăn thịt được đề cập đến trong tài liệu của đạo Bà la môn. Bò là động vật dùng để hiến tế thần linh. Người ta có thể hiến tế bò cho thần linh (Taittiriya Brahmana )và cả ngựa, bò đực, dê, cừu. Thịt là thức ăn tốt nhất(Taittiriya Brahmana ). Theo dòng chảy của thời đại thì bò trở thành thần linh, hỗn hợp được trộn lẫn bởi 5 thứ: sữa bò, yaourt, gạn bơ, nước tiểu, phân được sử dụng làm thức uống tạ tội. Mặt khác, chỉ có miệng bò là thứ không thiêng liêng. Khi hít phải mùi bò thở ra những mùi thì cần được thanh tẩy (Manu). Khi tín ngưỡng Vishnu lan rộng, Ấn Độ giảm dần thói quen ăn thịt và hiến tế bằng động vật. Về sữa thì không được uống sửa của con bò mới sinh con và con bị chết, bò sinh đôi, sữa của bò mới sinh con trong vòng 10 ngày, sữa chảy ra ra từ vú của bò, dê, lạc đà, sữa của những động vật không bị gãy móng.
Ngoài ra thì không được ăn những thứ từ nhà của những người trong nhà có người mất hoặc sinh nở. Nếu trong lúc đang ăn mà bị phụ nữ trong kì kinh, chim, gà, chó, lợn, hạ dân, người tàn tật nhìn thấy thì phải ngừng ăn. Thậm chí là chỉ cần nghe thấy tiếng của những kẻ hạ dân và những người phụ nữ trong kì kinh cũng phải ngừng ăn.Có rất nhiều người được xem là đối tượng cần phải tránh khi nhận thức ăn. Về quan hệ tầng lớp thì lúc đầu đạo Balamon có thể ăn ở những nơi của Kshatriya, Vaishya, Shudra. Nhưng theo thời gian thì mối quan hệ với Shudra bị hạn chế đi

5. Những điều cần phải làm sau khi ăn
Sau khi ăn trưa xong thì phải khử mùi bằng cách hút các rễ và quả của các thực vật có mùi thơm (Kadambari ).Đồng thời sau khi nghỉ ngơi, nghe kể chuyện thần thoại lịch sử thì buổi chiều tối sẽ cầu nguyện (Visnupurana ).

Source: Daito Bunka University Faculty of International Relations.
http://www.daito.ac.jp/gakubu/kokusai/asia21/taboo/india.html
"Kinh nghiệm là một ông thầy tàn nhẫn: trả bài trước, dạy bài sau"
Hình đại diện của thành viên
mai liger
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 2 22/11/10 16:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Ăn bốc và tay trái, tay phải của người Ấn

Gửi bàigửi bởi cuccungminhminh » Thứ 6 09/03/12 1:28

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã chia sẽ kiến thức này! Mình xin có một vài bình luận như sau:
1- Ăn rất chuyên môn hóa: phân công chức năng rất rõ-> thể hiện tính khoa học khi ăn.
2-Nhìn dưới lăng kính của VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM-> rất khoa học vì tay trái dùng lúc đi vệ sinh thì sẽ bị nhiễm vi khuẩn nên không trực tiếp đụng vào đồ ăn, nếu đụng vào đồ ăn sẽ làm cho chính bản thân người ăn bị nhiểm khuẩn.
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
cuccungminhminh
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 5 09/02/12 21:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Ấn Độ, Nam Á và Đông Nam Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách

cron