Descartes và tinh thần duy lý trong văn hóa phương Tây

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Phương Tây

Descartes và tinh thần duy lý trong văn hóa phương Tây

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 3 11/11/08 18:50

“Tôi tư duy tức là tôi tồn tại” – câu nói bất hủ của nhà triết học người Pháp René Dercaster và cũng là nguyên lý chính trong học thuyết của ông - triết học duy lý với tinh thần hoài nghi – một nguyên lý triết học đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lối tư duy lý tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại.


René Descartes (1596 – 1650) là một triết gia, một nhà khoa học, nhà toán học người Pháp có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đến lịch sử dân tộc Pháp và cả thế giới. Trong tiểu luận nổi tiếng “Luận về phương pháp” năm 1637, Descartes đã nêu cao vai trò của lý trí trong nghiên cứu khoa học và ông cho rằng phải có một phương pháp tốt để hướng dẫn lý trí tìm tòi đến chân lý của khoa học. “Ánh sáng của lý trí có thể nhận thức được thế giới tự nhiên một cách vô hạn” - đánh giá cao vai trò của lý trí và tư duy lý luận, với Descartes lý trí (hay nhận thức lý tính) tồn tại một cách độc lập và hoàn toàn không phụ thuộc vào cảm giác (hay nhận thức cảm tính). Đó là giai đoạn phát triển cao trong nhận thức của con người về thế giới. Bằng tư duy lý trí, con người có thể đạt đến tất cả những sự hiểu biết mà các giác quan không thể đem đến. Và chỉ có tri thức lý tính mới là chính là chân lý tuyệt đối và đáng tin cậy. Từ đó có thể thấy vấn đề cơ bản của triết học Descartes là sự đề cao nhận thức lý tính đối lập với nhận thức cảm tính, là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy - “Tôi tư duy tức là tôi tồn tại”


"Từ lối tư duy độc lập chỉ thiên về lý trí, chỉ tin vào lý trí. Nghiên cứu triết học cơ bản của Descartes đòi hỏi phải có phương pháp phân tích. Và để có thể phân tích ra từng chi tiết của vấn đề, điều căn bản trước tiên mà một nhà khoa học chân chính phải có chính là sự hoài nghi. Sự hoài nghi là một nguồn lực thúc đẩy con người đi tìm kiếm kiến thức, tìm kiếm những hiểu biết mới, đi dần tới chân lý đích thực. Nếu không biết hoài nghi, tư tưởng con người sẽ đứng yên tại chỗ, điều này sẽ dẫn tới tâm lý thỏa mãn, nguyên nhân của tính bảo thủ và những ngu dốt sẽ ngày một phát sinh. Và Descartes chính là nhà triết học lấy nhận thức và lý trí hoài nghi sự vật để tìm hiểu sự vật, từ đó coi tư duy là tất cả giá trị của con người." [http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=19&news_id=11987]

Hình ảnh
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Descartes và tinh thần duy lý trong văn hóa phương Tây

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 3 11/11/08 18:53

ẢNH HƯỞNG CỦA TINH THẦN DUY LÝ DESCARTES TRONG VĂN HỌC CỔ ĐIỂN PHÁP


Văn học cổ điển Pháp ra đời vào đầu thế kỷ và phát triển rực từ nửa sau thế kỷ XVII, là một đóng góp quan trọng vào bảo tàng lịch sử của văn học thế giới với những tên tuổi lớn đương thời như Corneille, Racine, Mollière, La Fontaine, Boileau...

Văn học cổ điển Pháp được hình thành dưới sự chi phối của nhiều yếu tố - ngoài những đặc điểm quan trọng của thời đại như xu hướng tập trung của nhà nước phong kiến, sự tác động của phong cách văn học cầu kỳ và sự xuất hiện của viện hàn lâm văn học Pháp... yếu tố quan trọng nhất mà ta không thể không đề cập đến đó là sự phổ biến của tinh thần duy lý Descartes với những quan điểm mới mẻ về triết học và mỹ học. Có thể nói, kể từ khi ra đời cho đến nhiều thế hệ về sau tư duy duy lý đã trở thành nếp văn hóa không chỉ riêng có của người Pháp mà của cả xã hội Tây phương.

Hình ảnh


Phương pháp phân tích và tinh thần duy lý của Descartes đã ảnh hưởng đến văn học của chủ nghĩa cổ điển với nhiều kịch tác gia nổi tiếng khi họ bắt đầu khai thác những vấn đề mang tính phổ quát và phi lịch sử. Có thể nói thế kỷ XVII ở Pháp là sự thăng hoa của nghệ thuật kịch, với đặc trưng quan trọng là phân biệt rạch ròi, cực đoan trong thể loại. Trong đó quy tắc tam duy nhất của kịch cổ điển trong giai đoạn này chính là sự thừa hưởng trực tiếp nhất những tư tưởng triết học và mỹ học của Descartes. Từ việc đề cao lý trí, đề cao nhận thức lý tính, Descartes tiếp tục đề ra nguyên tắc cơ bản của mỹ học là sự cân đối, hài hòa và thống nhất. Và hệ quả của sự vi phạm đối với nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự mất không đối, không hoàn chỉnh của nghệ thuật.

Với việc đề cao lý trí, xem lý trí là “vị chúa tể của triết học và khoa học tự nhiên”, Descartes đòi hòi các tác phẩm nghệ thuật cũng phải là một sự hoàn chỉnh, cân đối, hài hòa và chính xác. Những cái gì làm cho nội dung cũng như hình thức tác phẩm trở nên phức tạp, khó hiểu hay gây hiểu lầm là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Tiếp nối tinh thần duy lý và tư duy phân tích của Descartes. Các kịch tác gia đi tìm những chân lý giản đơn hòng đạt đến sự minh xác tối đa. Chẳng hạn như Mollière khi miêu tả lão hà tiện hay nhân vật Tartuffe, ông không chú trọng đến tính cách hoàn chỉnh của nhân vật mà chỉ nhấn mạnh một nét, một khía cạnh nổi trội nhất của nhân vật – đó là tính hà tiện. Pushkin thậm chí đã nhận xét “Nếu như William Shakespeare sáng tạo ra con người hà tiện (Shallock) thì Moliere sáng tạo ra tính hà tiện”

Trong số các nhà lý luận, có thể thấy Boileau là người thấm nhuần nhất tư tưởng duy lý của Descartes khi ông cho ra tuyên ngôn của mỹ học cổ điển “Hãy yêu lý trí, hãy tin vào lý trí” bởi lẽ “lý trí là nguyên lý cơ bản và là tiêu chuẩn chủ yếu của cái đẹp”. Tác phẩm lý luận của Boileau – “Thi học” thậm chí có thể xem là một “bản tụng ca về lý trí” – “chỉ có lý trí mới có khả năng chỉ cho ta thấy đâu là nghệ thuật thơ, giúp cho người nghệ sĩ tránh xa tất cả những cái gì là thấp hèn, tầm thường, thô lỗ. Hành động kịch phải phát triển phù hợp với các quy tắc của lý trí, và bao giờ cùng giữ vững cái cao cả và đừng lúc nào cũng hạ mình xuống cái hài hước tầm thường. Lý trí là bất biển, muôn thuở và tuyệt đối. Ở thời đại Louis cũng như ở thời cổ đại. Nó là thước đo duy nhất của cái đẹp, tiêu chuẩn cao nhất, kẻ có quyền lực tuyệt đối trong nghệ thuật” [Tôn Gia Ngân 1978: 24]

Do ảnh hưởng tinh thần duy lý nên sân khấu kịch trở nên phù hợp và phát triển rực rỡ, bởi trong nghệ thuật trình diễn, nhà văn có điều kiện tiết chế thái độ chủ quan, phù hợp với tinh thần của thời đại, tuân thủ tính thống nhất, lớp lang. Kịch cổ điển đề cao nguyên tắc tam duy nhất (thời gian – không gian – hành động), nội dung phải súc tích, cô đọng.
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Descartes và tinh thần duy lý trong văn hóa phương Tây

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 3 11/11/08 19:01

- Corneille (1604-1684)

Hình ảnh

Đại diện tiêu biểu nhất cho nền bi kịch cổ điển Pháp nửa đầu thế kỷ XVII có lẽ không ai khác ngoài Pierre Corneille. Với cảm hứng chính trong sáng tác là hướng về các bi kịch anh hùng, nhân vật của Corneille từ Le Cid đến Horace hay Polyeucte đều những con người có hành động thể hiện sự vượt trội của lý trí so với tình cảm - những con người trọng danh dự, chiến đấu vì danh dự và sẵn sàng hy sinh tất cả những lợi ích cá nhân của chính bản thân mình.

Câu chuyện về sự xung đột giữa tình yêu và danh dự gia đình mà Corneille đã dựng nên trong vở Le Cid có thể xem là một đại diện điển hình tiêu biểu cho đặc trưng nghệ thuật kịch của ông. Xây dựng nên cuộc đấu tranh giữa lý trí và cảm xúc, có thể nói mục đích chính của Corneille là hướng người xem đến sự ngưỡng mộ. Khác với Racine hướng người xem đến sự thương xót, sợ hãi, thanh lọc tâm hồn, nâng cao tâm hồn con người.
Le Cid là vở bi kịch nổi tiếng nhất của Corneille. Xung đột cơ bản của Le Cid là xung đột giữa lý trí và cảm xúc, sự đua tranh giữa khát vọng tình yêu cá nhân đối lập với bổn phận, danh dự của gia đình, đấu tranh giữa cảm xúc và nghĩa vụ. Có thể thấy, chủ nghĩa duy lý đã ảnh hưởng mạnh đến Corneille trong vở bi kịch này khi vấn đề đạo đức cơ bản của triết học duy lý về mối quan hệ giữa cao thượng và thấp hèn, giữa lý trí và dục vọng được Corneille biến thành mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

Hình ảnh

Hình tượng Don Rodrigue và Chimène đã thể hiện nét đẹp của con người thế kỷ XVII khi con người lý trí mâu thuẫn với con người tình cảm và cách giải quyết là từ bỏ quyền lợi riêng tư để đặt danh dự gia đình và lợi ích quốc gia lên cao hơn. Le Cid đã cho thấy Corneille cũng bắt nguồn từ quan điểm duy lý của Descartes – rằng bất kỳ dục vọng cá nhân nào cũng thể hiện bản tính thấp hèn của con người. Và lý trí, nhận thức lý tính có trách nhiệm kéo con người trở về với cái cao thượng vốn có của nó bằng cách chiến thắng tiếng nói của dục vọng. Và sự chiến thắng ấy chỉ có thể được thực hiện qua một quá trình xung đột nội tâm gay gắt, và đó chính là nguồn gốc bi kịch của các nhân vật trong tác phẩm của Corneille.


“Khác với những nhân vật của Racine bị khống chế bởi những xung lực mù quáng và mâu thuẫn, người anh hùng của Corneille, dầu mang vết tử thương trong lòng, vẫn không hề do dự nhất quyết. Rodrigue nhất định rửa sạch danh dự cho phụ thân dầu phải lao vào cuộc tử đấu với kẻ lẽ ra sắp sửa là nhạc phụ mình, Horace vì lòng yêu nước phải dứt tình gia đình, Polyeucte hy sinh tình vợ chồng cho niềm tin... Do đó người anh hùng của Corneille là một con người dũng cảm, đầy ý chí, với quyết tâm không thể lay chuyển. Và bởi làm chủ được mình nên người anh hùng đó có khả năng chế ngự người khác. Đấy là lý do tại sao, nơi Corneille, tình yêu được cảm nhận như một sự lệ thuộc nguy hiểm. Sức mạnh phi lý đó nhiễu loạn ý chí. Để tìm lại tự do, để luôn tự chủ và ưu đẳng, người anh hùng cần hy sinh tình yêu, bởi đó là sự vong thân và sự chuyên chết làm giảm giá nhân cách” [Xavier Dacos 1997: 205]
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Descartes và tinh thần duy lý trong văn hóa phương Tây

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 3 11/11/08 19:06

- Jean Racine (1639 – 1699)

Hình ảnh

Racine là người kế tục của Corneille để phát triển bi kịch cổ điển đạt đến đỉnh cao của nó vào nửa sau thế kỷ XVII. Được mệnh danh là “thi sĩ của nước Pháp” Racine chủ yếu hướng hướng xung đột kịch của mình vào nội tâm con người, hướng đến cái có thật trong đời sống con người đó là dục vọng, và xác lập nguyên tắc của bi kịch với chức năng thanh lọc tâm hồn con người thông qua sự thương xót, sợ hãi. Khác với những nhân vật anh hùng đầy lý trí với tâm hồn cao thượng của Corneille luôn chịu ảnh hưởng của những sắp đặt bởi gia đình, dòng họ, danh dự hay tổ quốc... Nhân vật của Racine là những con người luôn luôn chất chứa trong lòng những dục vọng, thèm khát cá nhân, từ tình yêu đến quyền lực và địa vị.


Andromaque là một trong những vở tiêu biểu nhất của Racine, khác với nhân vật của Corneille trong sự đấu tranh giữa lý trí và tình cảm thì lý trí luôn là ngọn đuốc dẫn đường. Bi kịch của nhân vật của Racine là bi kịch của những con người không được dẫn dắt bởi lương tri và lý trí tỉnh táo mà đã bị dục vọng che mờ. Đó là hình ảnh của Pyrrhus một bạo chúa luôn có dục vọng chiếm đoạt tình yêu, thậm chí phản bội vị hôn phu của mình, dẫn đến sự phá hủy nhân cách. Đó còn là hình ảnh của Oreste mù quáng và Hermione với lòng ghen đầy tội lỗi. Dục vọng đã xóa mờ tất cả ánh sáng của lý trí, lương tri khiến con người bị phá hủy về nhân cách. Và với vở kịch này, Racine đã xác định quan điểm rằng sự mù quáng của dục vọng chính là nỗi bất hạnh lớn nhất của con người. Với Andromaque, tên tuổi Racine được đặt vào hàng ngũ những bậc thầy của các kịch tác gia nổi tiếng thế giới.

Hình ảnh

Cũng giống như Corneille, Racine tuy phá vỡ nhiều nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển tuy nhiên mỗi khi cần thiết, ông vẫn là một nhà thơ mẫu mực của trường phái này. Với quan điểm hành động kịch không được chứa quá nhiều sự kiện, Racine vận dụng quy luật tam duy nhất khá thoải mái mà không hề có sự gượng ép trong các vở kịch của mình.

Trong việc xây dựng tính cách nhấn vật, Racine cũng tôn trọng sự giản dị và gần gũi với đời thực. Ông phân biệt cái thiện cái ác, cái cao thượng và cái thấp hèn một cách hết sức tách bạch rạch ròi. Những yếu tố tâm lý, những tình cảm phức tạp được diễn tả bằng những hình ảnh giản dị với nhạc điệu và ngôn ngữ của của cuộc sống đời thường. Tuy nhiên cũng như Corneille, Racine vẫn không ngần ngại phá vỡ các quy luật cổ điển khi chủ đề yêu cầu, và đó chính là điều làm nên dấu ấn của các nhà văn vĩ đại – không đóng khuôn sáng tác của mình trong sách vở lý luận.


Có thể thấy, nếu Corneille là nhà khai sáng – người khơi nguồn cho một thế kỷ đầy biến động với những vở bi kịch anh hùng thì Racine với những bi kịch tâm lý là người hoàn thiện dòng bi kịch cổ điển Pháp, đẩy nó lên một vị trí mẫu mực của thời đại. Ảnh hưởng không nhỏ bởi dòng tư tưởng triết học duy lý Descartes được hình thành trong giai đoạn cùng thời, nhưng với thiên tài của mình, các kịch tác gia đã phản ánh được những mâu thuẫn của cuộc sống đương đại, phê phán sâu sắc những mặt tiêu cực của chế độ quân chủ chuyên chế. Tạo nên một trào lưu văn học cổ điển phát triển rực rỡ ở nước Pháp và trên toàn thế giới.

-> Triết học duy lý với người khơi nguồn và hoàn thiện là René Descartes là một thành tựu tư tưởng lớn không chỉ của nước Pháp thế kỷ XVII mà còn của cả nhân loại, không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ trong trào lưu văn học mà còn trở thành một phong cách, một lối sống đặc trưng cho xã hội Tây phương



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Molier (Đỗ Đức Hiểu dịch) 1984: Lão hà tiện, nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
2. Tôn Gia Ngân (giới thiệu), Hoàng Hữu Đản, Vũ Đình Liên, Huỳnh Lý (dịch) 1978: Bi kịch cổ điển Pháp, nxb Văn Hóa, Hà Nội
3. Xavier Dacos (Phan Quang Định dịch) 1997: Lịch sử văn học Pháp, nxb Văn hóa Thông tin
Tài liệu internet:
3. Nguyen Ngoc Tan 2007: Nguồn gốc của triết học, http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ ... s_id=11987
4. Trịnh Xuân Thuận: Những con đường của ánh sáng, http://maxreading.com/?chapter=11406
5. Nguyễn Ước: Ba mươi triết gia Tây phương, http://www.dunglac.org/index.php?m=modu ... 0&ict=3531
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Descartes và tinh thần duy lý trong văn hóa phương Tây

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 4 04/02/09 16:23

Cuối cùng anh đã được chiêm ngưỡng công trình mà em nói anh rồi. Anh thấy bài này rất hay, nói chung là em cũng đã khái quát được rất nhiều nét đặc sắc về Triết học duy lý của Decartes theo tinh thần "Hồ nghi tất cả" và "Tôi tư duy nên tôi tồn tại". Anh cũng rất thích Triết duy lý. Anh xin chia sẻ với em vài điều vui vui mà anh sưu tầm được đây đó nhé.
Boileau được xem là "fan" của Decartes, suốt đời ông này, cái gì cũng Decartes, ông hâm mộ Decartes cuồng nhiệt, luôn lý luận kiểu toán học và khi người ta hỏi ông:" Tại sao có những kẻ dốt nhưng vẫn đảm nhận những chức vụ cao trong chính phủ Pháp". Ông trả lời: "Một kẻ ngu luôn luôn được những kẻ ngu hơn thán phục".
Pascal cũng là "fan" của Decartes, ông này thì luôn nhìn mọi cái dưới toán học. Và ông này hình như có máu đánh bài, lại thích cả cá cược. Bất kỳ thứ gì cần phải quyết định giữa A và B, ông đều đem cân và suy nghĩ xem lời hay lỗ. Đỉnh cao nhất của máu ăn thua trong ông là ông đem cả Thượng đế ra mà cá độ. Đó là lý chứng "Đánh cược sự hiện diện của Thượng đế" qua câu nói nổi tiếng: "Tôi tin Thượng đế, Thượng đế không có thật, tôi chả mất gì. Các bạn không tin Thượng đế, nếu Thượng đế có thật, các bạn sẽ là những người khốn khổ"
Người chống Decartes dữ nhất có lẽ là Kant, nhà duy tâm Đức. Ông cho rằng, toán học chỉ là trên giấy tờ, thực tế thì không phải thế và không có công thức toán nào cả. Ông là đại diện tiêu biểu cho phái duy nghiệm đối lập phái duy lý.
Paul Sarte một trong ba Triết gia hiện sinh nổi tiếng cũng chống khuynh hướng của Toán học Decartes và gọi đó là phương pháp "đổ bêtông" sự thật.
Kekegaard thì chống cả Decartes lẫn Heghen. Ông nói đại ý như sau: "Tôi không phải cái hệ thống của Hêghen, tôi cũng chả liên can gì tới cái hệ thống của ông ấy, cái hệ thống ấy để dành cho riêng cho Hêghen. Tôi cũng không phải là 'tam giác Decartes'. Chúa của Decartes được sinh ra chỉ có mỗi nhiệm vụ là 'búng tay' một phát cho cái trục toán học của ông ta quay vòng vòng!"
Vài điều vui vui đó đây thôi, chúc em vui hen
Sửa lần cuối bởi Admin vào ngày Thứ 6 06/02/09 11:46 với 2 lần sửa trong tổng số.
Nguyên nhân: Nhắc nhở lần thứ nhất: Bài viết vi phạm nội quy diễn đàn (dùng màu sắc trong toàn bài, in đậm cho toàn bài)
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Descartes và tinh thần duy lý trong văn hóa phương Tây

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 4 11/08/10 23:04

Cảm ơn các anh chị đã post chủ đề này ạ! Nhất là bài viết về văn học cổ điển Pháp! Rất lí thú và bổ ích ạ! Toàn là những tư liệu tụi em đang cần! :D
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Descartes và tinh thần duy lý trong văn hóa phương Tây

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 7 30/10/10 23:30

Theo tôi, những gì Descartes đạt được, tuy mang tính khai phá và nền tảng lúc đó, thật ra cũng chỉ lót những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành chủ nghĩa duy lý sau này. Các nhà duy lý đưa lý luận lên một bậc nữa, cho rằng sự thật chỉ có thể đạt được bằng phương pháp duy lý, nghĩa là, muốn tìm sự thật thì phải ưu tiên hóa lý lẽ như là mục đích chứ không chỉ là phương tiện thôi.
Chủ nghĩa duy lý bắt đầu như một hiện tượng trí thức, trong đó, giới ưu tú tích cực tham dự vào bài toán triết học, đi tìm sự thật về con người và vũ trụ, đi tìm những tư tưởng giải phóng con người khỏi sự u mê của chính trị và tôn giáo v.v.... Nói cách khác, khát vọng tự do và sự thật đã hiện hữu từ khi con người biết vận dụng đầu óc để suy nghĩ.... còn anh/chị suy nghĩ như thế nào về Descartes?
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần


Quay về Văn hóa Phương Tây

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron