Darwin và “Thuyết tiến hóa”

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Phương Tây

Darwin và “Thuyết tiến hóa”

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 4 27/10/10 22:16

- Chúng ta đã được học rất nhiều về thuyết tiến hóa như: E.B Tylore, Frazer, Mỏgan.... vậy chúng ta thử xem giữa Darwin và “Thuyết tiến hóa” của ông có những khác gì với những công trình nổi tiếng mà chúng ta được học nhé này nhé....
Darwin và “Thuyết tiến hóa”
- Charles Robert Darwin (1809-1882) là cha đẻ của một học thuyết nổi tiếng thường được nêu trong các sách giáo khoa sinh học. Nhưng chúng ta có nên thực sự gọi công trình khoa học vĩ đại ấy của ông là “Thuyết tiến hóa” (The Theory of Evolution) ?
- Charles Darwin đã được bạn bè và những người hâm mộ thúc giục cho xuất bản một bản thảo được viết mau mắn về “học thuyết” này vào năm 1859. Darwin đã công bố cuốn sách mà sau đó thường bị gọi nhầm là Thuyết tiến hóa khi ông 50 tuổi, cái tuổi chưa già mà cũng không còn trẻ đối với một nhà khoa học. Ông nhận thức được ấn bản đầu tiên đã được xuất bản một cách khá vội vàng nên đã bỏ thêm nhiều năm nữa để sửa chữa và trau chuốt công trình này cho đến ấn bản thứ sáu cũng là cuối cùng và gây chấn động dư luận vào năm 1872. Khi đó, ông đã rất nổi tiếng và cuốn sách trở thành best-seller nhưng cũng gây không ít tranh cãi. Thực tế, Darwin không bao giờ viết “Thuyết tiến hóa”. Cuốn sách mà ông viết có một cái tên rất dài tạm dịch là "Nguồn gốc của các chủng loài thông qua lựa chọn tự nhiên" (The Origin of Species by means of Natural Selection). Trong bảng mục lục, không hề có từ nào là “tiến hóa”, và trên khoảng 400 trang giấy, nó chỉ được đề cập đến 1 hoặc 2 lần, và chỉ thoáng qua. Chắc chắn bây giờ chúng ta đều hiểu về khái niệm đó và Darwin đã là “người của thuyết tiến hóa”. Chính nhà sinh học Thomas Henry Huxley, chủ tịch Hội khoa học hoàng gia Anh - người có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực trong thế kỷ 19 – đã góp phần đưa Darwin vào hàng ngũ của những người theo thuyết tiến hóa. Những ý tưởng của Darwin đã tạo ra tiếng vang trong xã hội bảo thủ của Nữ hoàng Victoria thời bấy giờ.
"Chuyến đi trên tàu Beagle là sự kiện quan trọng nhất trong đời tôi và đã quyết định cả sự nghiệp của tôi"
- Charles Darwin được nhớ đến bởi một học thuyết mà ông chưa bao giờ viết. Tuy nhiên, công trình mà ông đã bị thúc giục cho xuất bản năm 1859 ở tuổi 50, đã được dựa trên những quan sát và ghi chép mà ông tích lũy khi còn trẻ. Chưa tròn 23 tuổi, ông đã có một cơ hội hiếm hoi để du lịch vòng quanh thế giới trong suốt 5 năm trên con tàu HMS Beagle. Chính nhờ chuyến đi này ông đã dùng những gì mình quan sát thấy vào mục đích phát triển ý tưởng rằng các loài biến đổi do phương tiện của sự chọn lọc tự nhiên. Ở Nam Mỹ, ông đã rong ruổi suốt ngày với người chăn bò. Ở Tahiti, ông đã trèo lên trên đỉnh của một ngọn núi. Khi đã hết nước uống cho chuyến hành trình ở Nam Mỹ, ông và người bạn đồng hành đã vượt qua rất nhiều khó khăn để tìm nước uống cho cuộc hành trình của mình. Khi về Anh, ông đã dành thời gian để kiểm tra những ý tưởng của ông với chim bồ câu và bằng cách quan sát cách thức con người chọn giống và lai ghép các con vật. Darwin chưa bao giờ tuyên bố rằng con người đã tạo ra một loài sinh vật mới nào. Nhưng ông đã chỉ ra rằng trong lịch sử ngắn ngủi của loài người, chúng ta đã tạo ra tất cả mọi loại gia súc, chẳng hạn như chó nhà, bò ngựa và chim bồ câu. Và ông cũng tranh luận rằng đó chẳng qua chỉ là vấn đề thời gian trước khi một loài sinh vật từ từ biến đổi đến mức có thể được xem như là một loài mới.
T.M (theo Bangkok Post)
Tiếng nổ của "Nguồn gốc của các chủng loài”
- Cuốn sách “Nguồn gốc của các chủng loài” được xuất bản thì Darwin cũng vừa 50 tuổi. Cũng như Copernice trước đó hay Einstein sau này đã nhận ra các quy luật của các vì sao và vũ trụ, Darwin đã nhận ra quy luật cơ bản cũa thế giới sống.
- Ông kết luận cuốn "Nguồn gốc của các chủng loài" bằng những lời lẽ như sau: “Từ cuộc chiến đấu của thiên nhiên, từ đói khổ và chết chóc, đã trực tiếp nảy sinh ra cái cao nhất mà chúng ta có thể hình dung được: sự sinh ra các sinh vật luôn luôn cao hơn, hoàn thiện hơn.
- Đó quả là một cái gì cao cả trong cái nhìn về cuộc sống, rằng Tạo hóa đã thổi cái mầm của tất cả sự sống quanh ta vào một ít hình thái hoặc một hình thái duy nhất, và rằng, trong khi hành tinh này quay tròn theo định luật cố định của hấp lực, thì từ một cái ban đầu đơn giản như thế đã hình thành vô số hình thái đẹp nhất và kỳ diệu nhất.”
Cuốn sách gây ra một cơn bảo với vô số tranh cãi dữ dội, nhất là từ phía nhà thờ.
- Trong một lần họp của British Association for Advancement of Science (Hiệp hội Anh quốc về Tiến bộ khoa học) vào tháng 9 năm 1860 tại Oxford, dưới sự chủ trì của GS Henslow, đã có một cuộc xung đột dữ dội giữa Giám mục Samuel Wilberforce và Thomas Huxley, một trong những người ủng hộ kiên quyết thuyết tiến hóa của Darwin.
- Darwin vì lý do sức khỏe không có mặt. Wilberforce đã đẩy bài diễn thuyết của mình lên đỉnh cao của sự căng thẳng bằng câu hỏi, ngài Huxley có dửng dưng hay không nếu ngài có một chú khỉ là ông tổ của mình.
- Huxley đã nhanh trí trả lời: “Nếu câu hỏi được đặt ra cho tôi, rằng tôi thích chấp nhận một con khỉ tồi tàn làm ông tổ, hơn là chấp nhận một con người cực kỳ thông minh qua thiên nhiên, có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn, nhưng con người ấy sử dụng những năng lực và ảnh hưởng của mình để mang trò hề vào cuộc thảo luận khoa học. Tôi không do dự xác nhận sự ưu ái của tôi cho chú khỉ kia.”
- Từ 1862 Huxley diễn thuyết đại chúng tại đại giảng đường của Viện địa chất và từ 1866 có các “Bài giảng tối chủ nhật” được đông đảo người đến nghe, và có cả “2000 người không còn chỗ”. Các Mác cũng là một trong những người cùng với gia đình đến nghe.
- Darwin cho rằng cá nhân mình không phải là típ người thông minh đặc biệt, mà rất bình thường, chỉ có lòng kiên nhẫn và tình yêu đối với khoa học là quyết định.
- Ông nói: “Tình yêu khoa học – Lòng kiên nhẫn không giới hạn để suy nghĩ dài hơi về một đề tài nào đó. Sự siêng năng trong quan sát và sưu tập và một mức độ bình thường của óc sáng tạo cũng như của lý trí lành mạnh. Với những khả năng vừa phải như thế, như những điều tôi có, thì thật là điều đáng ngạc nhiên, rằng tôi đã ảnh hưởng được dư luận của các nhà khoa học về vài vấn đề quan trọng ở mức độ đáng kể.”
Nguyễn Xuân Sanh
====> cuộc đời Darwin<======
1809 Born 12 February in Shrewsbury, Shropshire, England.
1815 Napoleon defeated at the Battle of Waterloo.
1825 Enrols at the University of Edinburgh to study medicine, but finds he is not suited to it.
1828 Enrols at Cambridge University to study theology, but is more enthusiastic about collecting beetles.
1830 Charles Lyell publishes The Principles of Geology , proposing a vast timescale for Earth’s history.
1831-36 Voyage of HMS Beagle.
1833 Slavery is abolished in the British Empire.
1836 Darwin returns to London and starts work on his collection of specimens.
1837 Victoria becomes queen.
1839 Darwin marries Emma Wedgwood, his cousin.
1842 Darwin and Emma move to Downe, Kent, England, where they will live for the rest of their lives.
1858 Both Darwin’s and Wallace’s ideas presented to the Linnean Society. Response is muted.
1859 Publication of The Origin of Species provokes great controversy.
1865 Publication of Mendel’s experiments on heredity
1871 Publication of The Descent of Man shocks Darwin’s opponents.
1882 Dies 19 April in Downe. Darwin was given a state funeral and buried in Westminster Abbey.
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Darwin và “Thuyết tiến hóa”

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 7 30/10/10 23:18

Tiến sỹ Carl Wieland giải thích rằng:
Chọn lọc tự nhiên làm những gì?
Chọn lọc tự nhiên quả thật là một sự hiểu biết rất dễ hiểu và có lý. Một nhà theo thuyết sáng tạo, nhà hóa học/động vật học Edward Blyth (1810-1873), đã viết về điều đó vào năm 1835-7, trước Darwin, là người rất có khả năng đã mượn ý tưởng này từ Blyth.1 Một cơ thể có thể sở hữu một số những đặc điểm hoặc tính trạng có thể di truyền được mà, trong một môi trường đã cho, cho cơ thể ấy cơ hội lớn hơn (so với những đồng bạn của nó không có điều này) để truyền lại tất cả các gien của nó cho thế hệ kế tiếp. Trong những thế hệ sau đó đặc điểm hoặc tính trạng ấy có cơ hội tốt để trở nên phổ biến hơn trong quần thể đó. Cơ hội tốt hơn để sinh sản thành công (nghĩa là có con cái) như thế có thể có được trong một số cách:
• Cơ hội sống sót lớn hơn: nghĩa là cơ thể đó “thích hợp hơn để tồn tại”. Nhân tiện, “sự sống sót của loài thích hợp nhất” có nghĩa là như thế; điều này không nhất thiết nói đến sự thích hợp về mặt vật lý như thường được hiểu. Nếu bạn có vẻ như dễ (hoặc khó) sống sót hơn, thì, tương ứng theo đó, bạn dễ (hoặc khó) có dòng dõi hơn, và nhờ đó, truyền tiếp các gien của mình. Ví dụ, những gien lông dài sẽ gia tăng cơ hội sống sót của động vật trong khí hậu lạnh. Các gien màu trắng sẽ gia tăng khả năng ngụy trang của gấu tại sa mạc tuyết (sự ngụy trang không chỉ giúp một con vật tránh bị bắt và ăn thịt; nó còn có thể giúp một loài ăn thịt bất thình lình vồ được con mồi). Do dễ tránh được chết đói bằng cách đó hơn, nên một con gấu màu sáng hơn có vẻ dễ sống sót hơn để truyền lại màu sáng hơn của nó cho thế hệ kế tiếp.
• Nhiều cơ hội tìm thấy bạn tình hơn. Nếu những con cái của một loài cá có thói quen thích bạn tình có đuôi dài hơn thì, trung bình, cá đực với gien đuôi dài sẽ có nhiều cơ hội sinh sản hơn, để các gien của chúng (bao gồm cả những gien đuôi dài) có nhiều cơ hội được sao chép hơn. Những gien đuôi dài (và do đó giống cá đuôi dài) vì thế sẽ trở nên phổ biến hơn trong quần thể đó.
• Sinh sản thành công hơn. Hãy xét một loài thực vật có hạt phân tán nhờ gió. Nếu nó có gien khiến cho hạt giống có hình dạng dễ được “phóng” nhờ khí động lực hơn một chút thì các gien cho tính trạng cụ thể đó (và vì vậy bản thân tính trạng ấy) sẽ có lợi hơn, có nghĩa là “được lựa chọn” trong cách “tự nhiên” này, do đó mà có thuật ngữ ấy. Ngược lại, nếu loài thực vật đó vô tình ở trên một hòn đảo nhỏ, những hạt giống bay xa sẽ dễ bị “mất trong biển” nhiều hơn. Do đó những gien gây “phóng” nhẹ hơn sẽ có lợi hơn. Gỉa sử có các gien cho hạt giống bay trong không khí cả xa lẫn gần, hiệu quả đơn giản này sẽ đảm bảo là tất cả các thành viên trong quần thể ở đảo của loài thực vật đó cuối cùng sẽ tạo ra chỉ những hạt giống “bay gần”; những gien cho hạt giống “bay xa” sẽ bị loại bỏ.
Sự thích nghi
Trong cách đó, các loài có thể trở nên thích nghi hơn (thích hợp hơn) với môi trường mà chúng rơi vào. Gỉa sử một quần thể thực vật có hỗn hợp các gien cho độ dài của bộ rễ. Cho quần thể đó tiếp xúc trong những thế hệ với những đợt thời tiết rất khô lặp lại, và những cây có khả năng sống sót hơn là những cây có rễ dài hơn để ăn xuống những mức nước ngầm sâu hơn. Vì vậy, những gien rễ ngắn ít có cơ hội truyền tiếp hơn. Sau thời gian, không còn cây nào có gien rễ ngắn nữa, do đó chúng sẽ trở thành loại “rễ dài”. Giờ đây chúng thích nghi với điều kiện khô tốt hơn tổ tiên của chúng.
Tiến hóa theo Darwin
Sự thích nghi này, mà thực chất là một sự “điều chỉnh tinh vi trước môi trường”, đã được Darwin xem như một quá trình mà về mặt cơ bản là có tính sáng tạo (tạo nên loài mới – ND), và hầu như là không có giới hạn. Nếu những giống “mới” có thể phát sinh trong một thời gian ngắn để thích hợp với môi trường thì, nếu có đủ thời gian, bất kỳ số lượng tính chất mới nào, đến mức những loài hoàn toàn mới, có thể xuất hiện. Đó là cách, Darwin tin, phổi đã phát sinh trong một thế giới không phổi, và lông vũ trong một thế giới không lông vũ. Darwin không biết tính di truyền thực sự hoạt động ra sao, nhưng con người ngày nay cần phải biết rõ hơn. Ông đã không biết, ví dụ, rằng điều được truyền tiếp trong sự sinh sản về cơ bản là cả một mẻ những bọc thông tin (gien), hoặc những sự hướng dẫn đã được mã hóa.
Không thể nhấn mạnh đủ rằng cái mà chọn lọc tự nhiên thực chất làm là bỏ bớt thông tin.
Nó không thể tạo ra bất kỳ một điều gì mới, theo đúng nghĩa. Trong ví dụ trên, thực vật đó trở nên có thể chịu đựng thời tiết khô tốt hơn bởi vì đã loại bỏ những gien nhất định; tức là chúng mất một phần thông tin mà tổ tiên chúng từng có. Thông tin rễ dài đã từng có ở quần thể cha mẹ; chọn lọc tự nhiên không làm phát sinh bất kỳ điều gì mới trong, hoặc bổ sung vào, quần thể đó.
Gía trả cho sự thích nghi, hoặc chuyên biệt hóa, luôn luôn là sự đánh mất vĩnh viễn một số thông tin trong nhóm cơ thể này. Nếu điều kiện môi trường đổi ngược lại, để chỉ có những cây rễ ngắn hơn mới có thể sống sót, thông tin về điều đó sẽ không “tái xuất hiện” một cách kỳ diệu; quần thể đó sẽ không còn có thể thích nghi theo hướng ấy được nữa. Cách duy nhất để một giống “rễ ngắn” phát sinh như một sự thích nghi với môi trường là nếu chúng một lần nữa lại được ở với quần thể bố mẹ “hỗn hợp” hay “lai”, trong đó cả hai dạng gien đều có mặt.
Những hạn chế cố hữu của sự biến dị
Trong một quá trình mất thông tin như thế này, nghiễm nhiên có giới hạn cho sự biến dị, vì quỹ gien không thể cứ mãi đánh mất thông tin không giới hạn.
Điều này có thể được thấy trong sự phối giống, một quá trình chẳng qua là phiên bản khác của sự chọn lọc (nhân tạo, trong trường hợp này) – nhưng nguyên tắc cũng hệt như chọn lọc tự nhiên. Hãy xét những con ngựa. Từ ngựa hoang, con người đã có thể phối giống đủ các loài ngựa khác nhau: những con ngựa kéo lớn, những con ngựa cảnh nhỏ, và vân vân. Nhưng nhanh chóng đi tới giới hạn, bởi vì sự chọn lọc chỉ có thể được tiến hành trên những gì đã có sẵn. Bạn có thể phối giống những giống ngựa lông trắng, lông nâu và vân vân, nhưng không có số lượng chọn lọc giống nào có thể sản sinh ra giống ngựa lông xanh – thông tin để có lông xanh không tồn tại trong quần thể ngựa.
Những giới hạn của biến dị còn xuất hiện bởi vì mỗi giống ngựa này mang ít thông tin hơn loại “hoang” mà từ đó chúng sinh ra. Lẽ thường khẳng định rằng bạn không thể bắt đầu với ngựa Poni Shetland nhỏ con và cố gắng chọn lọc để có ngựa kéo Clydesdale – đơn giản là thông tin không còn ở đó nữa! Tính chuyên biệt càng cao (hay “sự thích nghi”, trong trường hợp này là trước những đòi hỏi của người gây giống ngựa, tượng trưng cho “môi trường”), một người càng có thể chắc chắn rằng quỹ gien đã bị kéo càng “mỏng” hay càng bị “rút”, và càng ít có biến dị tương lai bắt đầu từ một bầy như vậy.
Những sự kiện hiển nhiên và lô-gíc này rõ ràng cho thấy chọn lọc tự nhiên là rất xa so với quá trình sáng tạo (tạo nên loài mới) không giới hạn “khổ sở” mà Darwin tưởng tượng.
Những người theo thuyết tiến hóa biến điều này, tất nhiên. Họ biết rằng họ phải dựa vào một quá trình nào đó khác để tạo ra thông tin mới cần thiết, bởi vì câu chuyện tiến hóa đòi hỏi điều đó. Ngày xửa ngày xưa, thuyết này nói, có một thế giới các loài sống mà không có phổi. Sau đó thông tin về phổi nảy sinh ở đâu đó, và những chiếc lông vũ cũng chưa có trên thế giới – chúng cũng phát sinh sau này. Nhưng điểm mấu chốt là chọn lọc tự nhiên, tự thân nó, không có sức mạnh để sáng tạo. Nó là một quá trình “lọc”, lựa chọn giữa một số thứ phải tồn tại trước đã.
Đột biến thì sao – chúng có chỉ đến tiến hóa không?
Vì chọn lọc tự nhiên chỉ có thể lọc, các nhà lý thuyết tiến hóa ngày nay dựa vào đột biến (những lỗi sao chép ngẫu nhiên trong quá trình phiên mã) để tạo nên nguyên liệu thô mà dựa trên đó chọn lọc tự nhiên có thể hoạt động. Nhưng đây là một vấn đề riêng biệt. Đã được chứng tỏ một cách thuyết phục rằng những đột biến quan sát được không bổ sung thông tin, và về cơ sở lý thuyết trong lĩnh vực này thì đột biến cực kỳ bị ngăn trở.2 Một trong những nhà khoa học thông tin hàng đầu thế giới, Tiến sỹ Werner Gitt từ Viện Vật lý và Công nghệ Liên bang Đức tại Braunschweig, đã nói: “Không có một định luật tự nhiên được biết nào mà qua đó vật chất có thể làm nảy sinh một thông tin mới, cũng không có bất kỳ một quá trình vật lý hoặc hiện tượng vật chất được biết nào có thể làm điều này.”3 Thách thức của ông để chứng tỏ một cách khoa học rằng tuyên bố này của ông không có cơ sở vẫn chưa được phản hồi kể từ ngày nó được in trên báo. Thậm chí những đột biến cung cấp ích lợi sống sót cũng được thấy làm mất thông tin, chứ không tạo nên nguyên liệu mới vô cùng cần thiết để dựa trên đó chọn lọc tự nhiên có thể hoạt động.

===Theo tôi====

Vậy Thuyết tiến hóa của E.B Tylor, Frazer… trong văn hóa đã đưa con người chúng ta đến văn minh? Và quá trình tiến hóa của các nhà văn hóa học có gì “giống với” thuyết tiến hóa của Darwin không? Chắc chắn nhiều anh em sẽ nói là không? Tôi nói chẳng khác gì cả….Thật ra, chỉ khác là giữa người và vật….
- Các nhà văn hóa lấy con người (xã hội loài người) làm chủ thể thì Darwin lấy loài vật làm chủ thể…
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần


Quay về Văn hóa Phương Tây

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách

cron