Vài nét về F. Rabelais và tác phẩm của ông

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Phương Tây

Vài nét về F. Rabelais và tác phẩm của ông

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 3 04/03/08 17:08

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Hình ảnh

1494: sinh tại Chinon
1520: tu sĩ dòng Franciscain ở Fontenay le Comte. Học tiếng Hy Lạp và Latin. Thư từ liên lạc với Guillaume Budé
1524: qua dòng Bénédiction ở Maillezais. Thư ký riêng cho giám mục Geoffroy d’ Estissac
1528: ly giáo: ông bỏ tình trạng tu sĩ và trở thành giáo dân thế tục, sống với một bà góa và có hai con Francois và Junie
1530: học Y khoa ở Montpellier
1532: Y sĩ tại bệnh viện của Chúa ở Lyon. Viết thư cho triết gia Érasme
“Pantagruel”
“Dự báo”

1533: “Almanach”
“Gargantua”
“Địa chí cổ thành La Mã”

1534: tháp tùng Hồng y Jean du Bellay đến Ý
1535: lưu trú lần hai ở La Mã
“Almanach”
1537: trở về Montpellier để hoàn tất học trình y khoa, lấy bằng tiến sĩ y khoa. Học giải phẫu nhân thể
1539-1542: lưu trú ở Turin với người bảo hộ là Guillaume du Bellay, thống đốc Piémont
1541: “Almanach”1543: tác phẩm của ông bị Đại học Sorbonne kiểm duyệt
1544: “Dự báo chính xác cho năm 1544”1546: lưu trú ở Metz với tư cách thư ký cho tòa thị chính (bên ngoài vương quốc Pháp)
“Quyển sách thứ ba”
1547-1548: hành trình lần thứ ba đến La Mã, tháp tùng Hồng y Jean du Bellay
1549: “Một cuộc lễ hội ở La Mã”1551: Bị Calvin công kích kịch liệt
1552: “Quyển sách thứ tư”
Kiểm duyệt “Quyển sách thứ tư”
1553: Mất ngày 9 tháng 4 tại Paris
1562-1564: “Quyển sách thứ năm” được ấn hành.

Nguồn: Xavier Darcos 1997: Lịch sử văn học Pháp (Phan Quang Định dịch), nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vài nét về F. Rabelais và tác phẩm của ông

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 3 04/03/08 17:27

Có lẽ với các bạn học bên văn qua thì k ai xa lạ gì với F. Rabelais – tác giả nổi tiếng mà một trong các tác phẩm lớn của ông là “Pantagruel” đã được đưa thành chuyên đề để thảo luận. Tuy nhiên, với các bạn từ những ngành khác thì có lẽ ít biết đến Rabelais hơn (cho đến khi chúng mình học chuyên đề ĐSKĐ, nhỉ ??? :D )

Mình xin mạn phép giới thiệu một ít về Rabelais và hai tác phẩm đầu tiên “Pantagruel” và “Gargantua” (trong bộ 5 tập) – để các bạn tham khảo thêm nhé

PANTAGRUEL – VUA CỦA NGƯỜI DIPSODEHình ảnh

Mở đầu cuốn “Pantagruel – Vua của người Dipsode” kể về gốc gác, dòng dõi xa xưa cũng như ra đời của chàng Pantagruel khổng lồ vĩ đại – sinh ra vào thời kỳ nhân loại đang ở trong một cơn khát khổng lồ.
Trên bước đường phiêu lưu học tập tìm kiếm tri thức, Pantagruel tiếp xúc với một nền giáo dục cung cấp những kiến thức sáo rỗng, vô nghĩa... và chàng tỏ ra rất không hài lòng. Chẳng hạn chàng muốn học nghề y nhưng lại “xét thấy cái nghề đó thật là phiền và buồn, các thầy thuốc thì sặc mùi thuốc thụt rửa như đồ quỷ”; thế là chuyển sang học luật, nhưng Pantagruel lại khám phá “các sách luật như một chiếc áo dài đẹp đẽ bằng vàng, rực rỡ và quý báu vô cùng, nhưng viền bằng cứt...” (cực kỳ thất vọng!!! 8) )
Pantagruel lại đến Paris và kết thân với anh chàng Panurge – một tay thông minh, láu cá, hài hước, có đầu óc thực tiễn và thích làm giàu... đặc biệt Panurge rất có tài trong việc chọc phá chế giễu các vị quý tộc hay các cha nhà thờ
Ví dụ nhé: một quý bà đỏng đảnh giả vờ tiết hạnh đã bị anh chàng Panurge chơi khăm bằng cách làm cho “600 nghìn và 14 con chó giái xúm chung quanh... bất cứ chỗ nào bà đi qua, những con chó đực mới đến đều theo sát gót chân, và đái khắp dọc con đường mà gấu áo của bà chạm phải... nước đái của chúng làm thành một dòng suối, trong đó những con vịt cái có thể bơi lội thỏa thích....” :oops: :cry: :cry:
Đoạn kết kể về chuyện quê hương của Pantagruel – xứ Utopie (xứ Không tưởng) bị xâm chiếm. Pantagruel cùng Panurge trở về nắm quyền lãnh đạo xuất binh tiêu diệt kẻ thù giải phóng quê hương.

GARGANTUA
Hình ảnh

Cuốn “Garguantua” kể về sự ra đời của chàng khổng lồ Gargantua (bố của Pantagruel) – thời thơ ấu của Gargantua được nuôi nấng theo khuôn phép hẳn hoi, nghĩa là “uống ăn và ngủ; ăn, ngủ và uống; ngủ, uống và ăn”
Năm 5 tuổi, Gargantua phát minh ra một cái chùi đít khiến bố chàng – Grandgousier hết sức thán phục. Thế là ông bèn mời một vị tiến sĩ danh tiếng nhất về dạy cho cậu con trai. Thế nhưng, buồn thay chẳng hiểu thế nào mà Gargantua càng học càng trở nên ngốc nghếch, ngờ nghệch. Thế là chàng Gargantua được gửi đi Paris để tiếp tục việc học hành. Đến Paris, thấy Gargantua ngộ nghĩnh nên người dân cứ bám theo chàng. Gargantua bèn cởi khố kéo vểnh “vòi rồng” lên và đái làm chết đuối 260.418 người chưa kể đàn bà và trẻ con. :cry:
Ở Paris, Gargantua bắt đầu thụ giáo vị sư phó Ponocrates, vị này vốn trung thành với lý tưởng thời Phục Hưng đã mang đến cho Gargantua một nền giáo dục toàn diện, cụ thể và giải phóng.
Trong khi đó ở quê hương của Gargantua, một cuộc chiến tranh đã nổ ra sau cuộc tranh cãi giữa những người trồng nho và những người làm bánh kẹp. Cuộc chiến với quân Picrochole trở nên ác liệt. Nổi bật lên trong cuộc chiến xuất hiện một thầy tu là thầy Jean des Entommeures “trẻ tuổi, hăng hái, khôi ngô tuấn tú, tính tình vui vẻ, rất linh lợi, gan dạ, mạo hiểm, quả cảm, cao, gày, mồm rất rộng, mũi rất to, đọc kinh giờ rất lẹ, làm lễ misa rất chóng vánh, làm lễ cầu hồn rất mau, nói tóm lại là một thầy tu chân chính nhất trần đời kể từ khi thế giới có tu hành tu hẹ với các trò tu hú; ngoài ra, là người thông thái đến tận răng về khoản kinh nhật tụng” :twisted: .... Thầy Jean cùng với Gargantua (được Grandgousier gọi trở về từ Paris) hợp sức đánh bại quân Picrochole.
Để thưởng công cho thầy Jean, Gargantua đã cho xây dựng tu viện Thélème cực kỳ lộng lẫy, nơi những người sống trong đó toàn các bậc trí thức thanh nhã. “Tất cả đời sống của họ được dùng không phải theo luật pháp, quy chế hay phép tắc, mà tùy theo ý muốn và quyền tự quyết tự do của mình. Họ dậy khỏi giường khi nào họ thích, ăn uống, làm việc, ngủ khi nào họ thấy muốn; không ai đánh thức họ, không ai ép họ ăn uống hoặc làm bất cứ cái gì khác. Gargantua đã ấn định như vậy. Phép tắc của họ chỉ có một điều khoản này: MUỐN LÀM GÌ TÙY Ý”

Tham khảo:
- F. Rabelais : Pantagruel - vua của người Dipsode, nxb Văn học (hix, các bạn thông cảm, cuốn sách này ở nhà tớ cũ lắm rồi, bìa sứt mất tiêu nên k biết người dịch là ai và dịch năm nào nữa :cry: )
- F. Rabelais 1983: Gargantua (Tuấn Đô dịch), nxb Văn học, Hà Nội (cuốn này thì còn, may quá, hix :lol:)
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vài nét về F. Rabelais và tác phẩm của ông

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 4 05/03/08 10:43

Trong chương I quyển “Sáng tác của F. Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng” với tiêu đề “Rabelais trong lịch sử tiếng cười” – Bakhtine đã có sự so sánh Rabelais với các nhà “trào lộng dân gian” khác như G. Boccaccio, M. de Cervantes, W.Shakespeare... Đều là những tác gia “kinh điển” nằm trong hàng top cả :P nên mình sẽ tiếp tục giới thiệu các tác phẩm “đỉnh” nhất của họ cho các bạn nhé

G. BOCCACCIO VÀ "MƯỜI NGÀY" (DECAMERON)
Hình ảnh
Giovanni Boccaccio (1313-1375) tác giả người Italia, cùng với A. Dante (1265-1321) và F. Petrarca (1304-1374) là 3 người đã đặt gạch nối giữa thời Trung cổ và thời Phục Hưng văn nghệ Châu Âu

Trận dịch hạch khủng khiếp năm 1343 đã tạo nguồn cảm hứng cho Boccaccio đi sưu tầm các tài liệu chuẩn bị cho sự ra đời của tác phẩm này. “Mười ngày” là câu chuyện được liên kết bởi những chuỗi truyện (frame story) cũng giống như câu chuyện “Ngàn lẻ một đêm” của Ấn Độ; kể về chuyện 7 cô gái và 3 chàng trai cùng nhau rời bỏ Florence để tránh nạn dịch hạch. Họ đến những tòa lâu đài tráng lệ, tiêu thời gian vào việc ăn uống, ca hát, đi dạo, tán gẫu... Mỗi ngày một người trong bọn thay phiên nhau làm Vua hay Hoàng hậu và có quyền chỉ định những bạn khác làm theo ý mình, tức là kể những câu chuyện theo các chủ đề khác nhau, sau 100 câu chuyện được kể lần lượt trong 10 ngày thì nạn dịch cũng chấm dứt mà mọi người kéo nhau trở lại thành phố.

Hình ảnh

Những nội dung chính của các câu chuyện trong “Mười ngày”
* Đề cao giá trị con người cá nhân và cuộc sống trần tục
Ca ngợi vẻ đẹp quyến rũ của người phụ nữ khiến tất cả các chàng trai đều phải khuất phục (Con chim ưng, Cuộc săn đuổi địa ngục...)
Đề cao quyền tự do yêu đương, cổ vũ tình yêu tràn đầy dục vọng với những xúc cảm mãnh liệt, đòi hỏi giải phóng cho con người khỏi những ràng buộc của đạo đức phong kiến (Nữ tu sĩ, Viện cung nữ của chàng câm...)
Kể 1 truyện “Viện cung nữ của chàng câm nhé”:
Anh chàng Maxettô giả vờ bị câm điếc để được vào viện nữ tu với tư cách là người làm vườn. Các nữ tu sĩ thấy anh chàng câm điếc liền bắt đầu trêu ghẹo, trong đó có hai cô bạo gan định tìm cách “hưởng cái sự sung sướng” được ve vuốt bởi với đàn ông.
Cô thứ nhất: Ô, chị quên mất rằng chúng ta đã hứa xin trong trắng với Chúa hay sao?
Cô thứ hai: Ngày ngày người ta hứa với Chúa bao nhiêu điều mà có bao giờ người ta giữ được một điều nào đâu! Còn nếu như chúng mình có hứa cái đó với Chúa thì cứ xin Chúa hãy tìm lấy một hay nhiều đứa khác để cho chúng giữ lời! :twisted:
Thế là hai cô mò vào lều anh chàng Maxettô và anh này quả nhiên đã k để các cô thất vọng. Các nữ tu và kể cả bà viện trưởng thấy thế cũng học theo hai cô đầu tiên và kết quả là toàn bộ các nữ tu đều tranh nhau ngủ với anh chàng.
Maxettô không đủ cho từng ấy đàn bà, anh rên rỉ: người ta bảo tôi rằng 1 con gà trống là thừa đủ cho 10 con gà mái nhưng 10 người đàn ông thì chỉ thỏa mãn một cách lem nhem hay chật vật cho 1 người đàn bà mà thôi. Vậy mà tôi có đến 9 người phải làm cho ưng lòng đấy... 8O
Thế là bà viện trưởng và các nữ tu đưa Maxettô ra làm quản lý để giảm nỗi mệt nhọc của người làm vườn và để cho anh được bền bỉ dẻo dai hơn...

Ca ngợi đức hạnh, tấm lòng thủy chung, trí tuệ hơn người của con người (Beritolla, Thắng lợi của cái chết, Những đồ nữ trang không kín đáo...)
Kiên trì theo đuổi tình yêu (Lấy lại được chồng)
Ca ngợi tầng lớp thương nhân, nhà buôn với đầu óc thực tế, trí thông minh và tài tháo vát (Trận bão)
Ca ngợi tầng lớp quý tộc với những đức tính hào hiệp, phong lưu (Ông Rôgiê, Một kẻ cướp quý tộc...)
* Chống phong kiến, Nhà thờ cũng như nền học thuật của bọn giáo sĩ
Chủ đề này thể hiện rõ rệt trong ngày thứ nhất (Tinh thần Giatô giáo, Trường học La Mã, Suy tưởng về Kinh phúc âm). Ngòi bút của Boccaccio xoáy sâu vào chế độ Nhà thờ mục nát chứa chấp đám tu sĩ đồi bại, ông viết “sau khi cân nhắc kỹ mọi mặt, tôi xem ra không thấy được ở một người nào trong đám tu sĩ ấy một dấu vết nhỏ nhoi gì của đức thánh thiện, sự mộ đạo hay lòng nhân đức, phẩm cách”, “toàn thể bọn họ đều phạm tội nhục dục hết sức vô sỉ” và đặc trưng của họ là những kẻ “biển lận, hám tiền”... “Việc bán đồ thánh công khai được gọi là việc phần đời nhà tu, và sự phàm ăn được gọi là: bữa xoàng nhà tu” và đến tòa thánh La Mã “khiến tôi tưởng mình sa vào một hang ổ yêu quái, hơn là vào nhà của Chúa”

“Mười ngày” của Boccaccio ra đời trong “buổi hoàng hôn của thời đại phong kiến trung cổ” gắn liền với “buổi bình minh của kỷ nguyên tư bản”. Nó đánh dấu bước khởi đầu tiến bộ trong cách nhìn nhận các vấn đề về cuộc sống và con người, góp phần đặt những nền tảng đầu tiên của phong trào Phục Hưng.


Tham khảo:
- Boccaccio 2001: "Mười ngày" (Hướng Minh, Thiều Quang, Đào Mai Quyên dịch), nxb Văn học, Hà Nội
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vài nét về F. Rabelais và tác phẩm của ông

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 4 05/03/08 11:11

CERVANTES VỚI “DON QUIJOTE” – TÁC PHẨM ĐỈNH CAO CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN THỜI PHỤC HƯNG

Hình ảnh
Miguel de Cervantes Saavedra (1574-1616) đại văn hào người Tây Ban Nha

Câu chuyện về chàng hiệp sĩ tài ba xứ Mancha – Don Quijote có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người – tác phẩm vĩ đại mở đầu cho một thời kỳ mới và đặt dấu chấm hết cho thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ thời trung cổ (với những lối kể chuyện lãng mạn, hoang đường; thể hiện hình ảnh những hiệp sĩ đi mây về gió, sống chết với những ý nghĩ viển vông...)
Chống phong kiến, thần học, thiết chế quyền lực của Nhà thờ là đặc điểm nổi bật của tác phẩm này. Cervantes đả phá mạng lưới pháp luật dưới thời phong kiến áp bức, đè nén con người. Một lần Don Quijote gặp đám phạm nhân bị xiềng xích giải đi chèo chiến thuyền cho nhà vua, chàng hiệp sĩ hỏi thăm và được biết những tội trạng của họ: Một tên trộm gia súc, đã nhận tội nhưng vẫn bị phạt 6 năm chèo gurapa cùng 200 roi. Một gã thiếu 10 đồng tiền vàng “để làm cho cái đầu của lão lục sự và quan biện lý trở nên sáng suốt” liền bị kết án 5 năm chèo gurapa… Đặc biệt tên trộm khét tiếng Gines de Pasamonte sau nhiều lần vào tù ra khám đã rút ra kết luận: “Chỉ có nhà lao là người ta có thể hưởng được cái thú vị sống cuộc đời riêng của mình, xếp đặt tư tưởng cho có hệ thống và bồi dưỡng tinh thần trong chữ nghĩa văn chương…”
Thông qua “Don Quijote” Cervantes còn thể hiện thái độ bất bình đối với chính quyền phong kiến tàn ác, lên án thói vô đạo của bọn vua chúa đối với những người Maures trên đất nước Tây Ban Nha – thông qua hình ảnh cha con bác Ricote (người láng giềng của Sancho Panza), họ bị trục xuất ra khỏi biên giới, bị đuổi khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của mình để chìm nổi trong một quãng đời lưu lạc, bất hạnh…

Hình ảnh

Đối lập với phong kiến cho rằng con người cao quý hay thấp hèn là do đẳng cấp và dòng máu quyết định thì các nhà nhân văn chủ nghĩa coi “con người chính tự bản thân nó trở thành cao quý do sự nghiệp vĩ đại của nó”. Quan điểm này đã được Cervantes thể hiện rõ trong tác phẩm của mình, khẳng định tinh thần đấu tranh chống phân biệt giai cấp. Trong lời nhắn nhủ với giám mã Sancho Panza trước khi bác lên đường đi nhậm chức thống đốc, Don Quijote nói: “Hãy tự hào về nguồn gốc thấp hèn của mình và đừng ngại ngùng tự nhận mình sinh trưởng chốn quê mùa… Hãy hãnh diện vì mình nghèo hèn mà có đức, còn hơn kẻ quyền quý nhưng vô hạnh… Nếu dòng máu mang tính di truyền thì đức hạnh phải do tu dưỡng mới có, và đức hạnh tự nó có giá trị cao gấp bao nhiêu lần dòng máu”.
Thông qua hàng loạt những hành động, tư tưởng điên rồ của chàng hiệp sĩ: gọi quán trọ là lâu đài, chủ quán là quan trấn thành, đàn cừu là một đội quân, chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ, cái chậu cạo râu là chiếc mũ sắt của Mambrino… Cùng những chuyến phiêu lưu dở khóc dở cười của thầy trò Don Quijote đã cho chúng ta thấy được mâu thuẫn đối kháng giữa những lý tưởng cao đẹp nhưng điên rồ của chàng hiệp sĩ và thực tế cuộc sống tàn nhẫn, phũ phàng. Từ đó thể hiện mong muốn thiết tha của các nhà nhân văn chủ nghĩa, trong đó có Cervantes: đập phá thế giới cũ, đồng thời xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn (trên hòn đảo Barataria mà thống đốc Sancho Panza cai trị).
Ở một khía cạnh khác, “Don Quijote” còn thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, cương quyết đấu tranh cho tự do, công lý, chính nghĩa, bênh vực quyền sống của con người - “Chàng nghĩ rằng mình sẽ có tội với đời nếu trì hoãn việc trả thù cho những người bị xúc phạm, bênh vực kẻ hèn yếu, uốn nắn những điều sai trái, phi lý, đả phá mọi lạm dụng bất công”.
Hơn ai hết, Don Quijote ý thức được giá trị của danh dự và cuộc sống tự do: “Ta khinh bỉ hết thảy mọi vinh hoa phù phiếm, nhưng ta không bao giờ vứt bỏ danh dự…Vì tự do, cũng như vì danh dự ta có thể và phải liều thân. Cuộc sống gò bó là điều bất hạnh lớn nhất cho con người.”
Với giọng điệu trào phúng, hài hước, Cervantes đã xây dựng một bức tranh xã hội rộng lớn, quan sát nó ở mọi khía cạnh, thể hiện đầy đủ những vấn đề bao quát của cuộc sống. Năm 2002, trong một hội nghị do Viện Nobel Nauy tổ chức, 100 nhà văn từ khắp nơi trên thế giới đã bỏ phiếu chọn Don Quijote là “tác phẩm hay nhất và quan trọng nhất” trong văn học, “làm lu mờ cả những vở kịch của Shakespeare, các tiểu thuyết của Dostoevsky và các anh hùng ca của Homer.”


Tham khảo:
- Miguel de Cervantes 1983: “Don Quijote – Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” tập 1, 2, 3 (Trương Đắc Vỵ dịch), nxb Văn học, Hà Nội
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

F. Rabelais và tiếng cười

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 5 06/03/08 9:51

“Cười là đặc tính của con người, là động tác bẩm sinh” – (F. Rabelais)

Đến với F. Rabelais là đến với tiếng cười của những yếu tố trào tiếu trong những lễ hội carnaval, những trò diễn, những truyện tiếu lâm “thấm đượm tinh thần Gaulois” – với vốn kiến thức khổng lồ (sự tinh thông trong các ngành y học, thiên văn, luật học... thông thạo nhiều thứ tiếng Anh, Đức, Ý, Hy Lạp, Latin, Heubreux...) ông đã trộn lẫn các đối cực (kết hợp giữa học vấn uyên bác mang tính cao nhất của chủ nghĩa nhân văn với các yếu tố dung tục, hài hước) bằng ngôn ngữ trào lộng, uyển chuyển... tất cả đã tạo nên những hiệu ứng đặc biệt mang đậm phong cách Rabelais.
Hơn thế, tiếng cười còn được nâng cao bởi sức tưởng tượng phong phú và dường như vô hạn của nhà văn. Mỗi nhân vật, chi tiết, sự kiện... đều được “phóng đại ở cấp độ vũ trụ” – Chàng khổng lồ Pantagruel dùng lưỡi phủ kín một đạo quân / Pantagruel bị bệnh đái nóng, nước đái của chàng nóng đến nỗi từ ngày đó đến nay vẫn chưa nguội /....
Tiếng cười của Rabelais được xây dựng trong một “không gian bàn tiệc” – tạo nên thi pháp kể chuyện bàn ăn, thiết lập một thế giới lý tưởng giữa những người bạn hoàn toàn tin cậy lẫn nhau, k bị ràng buộc bởi những quy tắc, những hệ thống quy phạm xã hội. Trong bàn tiệc đó tất cả âm vực của ngôn ngữ từ y học đến luật học, từ bác học đến bình dân đều được nhào nặn tạo nên tiếng cười tràn ngập rộn ràng, sảng khoái
Với tất cả những yếu tố đó, Rabelais đã tạo cho mình “một văn phong như suối tuôn thác đổ” với những nét đặc sắc k thể lẫn vào đâu được. Tiếng cười của Rabelais “vừa hạ huyệt thế giới cũ, vừa cắt rốn cho thế giới mới, vừa phủ định vừa khẳng định, vừa hủy diệt vừa tái sinh... Tiếng cười ấy làm rung chuyển nền tảng lối tư duy kinh viện”
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vài nét về F. Rabelais và tác phẩm của ông

Gửi bàigửi bởi TrangTrinh » Thứ 7 08/03/08 22:05

Cười là đặc tính của con người, là động tác bẩm sinh” – (F. Rabelais)

Câu này hay nhất nè, có thể áp dụng cho em Lê Phương Thảo- lúc nào cũng thấy cười. Đề tài về Rabelaise chắc là trúng tủ của Thảo rồi, chưa ai đọc hết mà đã thấy cô nàng ôm quyền sách đọc suốt cả ngày, khi nào có câu hòi của cô Hiền, Thảo "cứu giúp" mọi người nghen. Cám ơn nhiều. :D
Anh Tuan NGUYEN HOANG - Nghien cuu sinh khoa 5
RANDOM_AVATAR
TrangTrinh
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 2 24/09/07 14:15
Đến từ: Tp Hochiminh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vài nét về F. Rabelais và tác phẩm của ông

Gửi bàigửi bởi dakota » Chủ nhật 09/03/08 14:29

Tiếng cười trào lộng là một yếu tố quan trọng nhất trong sáng tác của Rabelais, đó cũng là điểm tạo nên một phong cách Rabelais riêng biệt nhất, k lẫn với bất cứ một nhà văn khác nào. Tuy nhiên, trong nhiều thời đại, cái hài của ông đã k được thấu hiểu, đã bị cho là hạ đẳng, thô tục, rẻ tiền... (Cả những nhà văn lớn như Voltaire cũng đánh giá thấp Rabelais...)
Trải qua nhiều thế kỷ, người ta mới dần dần khám phá ra ý nghĩa của cái hài nơi Rabelais nhưng vẫn chưa thấu đáo... kể cả đồng bào của ông đôi khi cũng k hiểu được ông, thế mà, một tác giả nước ngoài như Bakhtin đã có một công trình cực kỳ giá trị, đánh giá đúng tài năng và những cống hiến của Rabelais qua việc giải mã thành công các chuỗi hình tượng trong tác phẩm của ông – theo đó, phải hiểu cái hài hước của nhà văn người Pháp này như sự kéo dài của tinh thần lễ hội nguyên thủy, trong đó mọi giá trị đều bị đảo lộn, hòa lẫn và khuynh loát nhau...
RANDOM_AVATAR
dakota
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 2 28/01/08 13:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vài nét về F. Rabelais và tác phẩm của ông

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Chủ nhật 07/11/10 23:34

"Cười là đặc tính của con người, là động tác bẩm sinh” – (F. Rabelais), một câu nói đã nói lên đầy ẩn ý này đã cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ, vậy nó có ý nghĩa gì?
Trong lịch sử của tiếng cười, thời đại của Rabelais, Cevantès và Shakespear là một điểm ngoặt quan trọng. Không ở đâu ranh giới chia cắt thế kỷ XVII và các thế kỷ sau với thời đại Phục hưng lại mang tính chất nguyên tắc rõ rệt như ở thái độ đối với tiếng cười.
Thái độ của thời đại Phục hưng đối với tiếng cười có thể được sơ bộ diễn đạt như sau: tiếng cười có ý nghĩa thế giới quan sâu sắc đó là một trong những hình thức rất cơ bản của chân lý về thế giới như một tổng thể, về lịch sử và về con người; đó là một giác độ nhìn nhận thế giới đặc biệt, cho phép thấy thế giới một cách khác, nhưng cũng sâu sắc không kém (nếu không hơn) cách nhìn trang nghiêm; chính vì thế cho nên tiếng cười cũng hoàn toàn có thể được dung nạp trong nền văn học “chính ngôn”, nền văn học đặt những vấn đề trọng đại, như thái độ trang nghiêm, có những mặt rất quan trọng của thế giới chỉ có thể thâu tóm được bằng tiếng cười.
Thái độ của thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII đối với tiếng cười có thể diễn đạt như sau: tiếng cười không thể là một hình thức nhận thức thế giới quan được; đối tượng của nó chỉ có thể là những hiện tượng tiêu cực riêng lẻ, hoặc riêng lẻ những hiện tượng của đời sống xã hội; tất cả những gì cơ bản và quan trọng đều không thể gây cười được; lịch sử và những nhân vật lịch sử (vua chúa, tướng soái, anh hùng) không thể nực cười, lĩnh vực của tiếng cười nhỏ hẹp và đặc thù (những thói hư tật xấu cá nhân và xã hội); không thể dùng ngôn ngữ tiếng cười để nói lên chân lý hệ trọng về thế giới và con người, ở đây, thái độ đúng đắn duy nhất là thái độ trang nghiêm; vì thế cho nên trong văn học, chỉ nên sử dụng tiếng cười ở các thế loại “hạ đẳng” miêu tả cuộc sống của cá nhân hay các giới xã hội hạ lưu; tiếng cười hoặc là một hình thức giải trí nhẹ nhàng, hoặc là một cách thức trừng phạt hữu ích dành cho những kẻ hư hỏng và hèn hạ.
==> chúng ta cần nhấn mạnh thêm một lần nữa: đặc trưng nhất cho thái độ của thời đại Phục hưng là sự thừa nhận tác dụng tích cực, sáng tạo, “cải tử hoàn sinh” của tiếng cười. Chính điểm này làm cho thái độ ấy khác hẳn với các lý thuyết và triết lý tiếng cười thời sau (từ mỹ học cổ điển chủ nghĩa cho tới thuyết của H. Bergson). Tất cả những lý thuyết và triết lý ấy đều chủ yếu khẳng định và làm nổi bật những chức năng phủ định của tiếng cười.
M. BAKHTIN
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần


Quay về Văn hóa Phương Tây

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron