Những điều không nên nói khi tiếp xúc với người Mỹ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Phương Tây

Re: Những điều không nên nói khi tiếp xúc với người Mỹ

Gửi bàigửi bởi paulle » Thứ 3 22/02/11 5:12

Tôi thấy ai cũng có ý kiến hay. Nhưng topic không nêu rõ về việc tiếp xúc với người Âu Mỹ tại Việt Nam hay tại phương Tây.

Nếu xảy ra tại Việt Nam, theo tôi, các bạn cứ nói thoả mái như nói với mọi người Việt khác (lịch sự, từ tốn nói thẳng vào đề tài đừng nói bóng gió), vì người Tây cũng hiểu "nhập gia tuỳ tục" và thích thú khám phá những chuyện khác lạ đó. Có vài việc nên tránh, chẳng hạn:

- Như các bạn đã đề cặp, người Tây không có thói quen bàn chuyện chính trị, tôn giáo, chủng tộc và những chuyện tò mò đời tư của người khác vì những đề tài này dễ gây cải vả.
- Không bàn về sự béo phì và sự có nhiều lông lá của người Tây.
- Tránh chỉ trỏ ngón tay vào mặt người Tây.
- Há miệng xỉa răng.
- Ợ khi ăn uống.
- Dùng ngón tay ngoáy mũi hay dùng tay sờ lên mặt.
- Hỉ mũi thật mạnh.
- Ráng tránh gải đầu, gải tay..., dụi mắt, sờ hay nặn mụn.
- Cắt móng tay và móng chân khi có sự hiện diện của người Tây.
- Không nói lí nhí mà nên nói ít nhất là vừa đủ nghe (ráng nói hơi lớn hơn bình thường một bực sẽ giúp người nước ngoài dễ hiểu hơn từ ngữ tiếng Anh được bạn sử dụng);
- Khi đàm thoại phải ráng nhìn thẳng vào mắt người kia.
- Tại nơi công cộng đừng đứng, ngồi quá gần trừ trường hợp chổ chật; cũng đừng nắm tay hay quàng vai người đồng giới tính với mình ngay cả đối với bạn thân.
- Lúc nào cũng sẵn sàng nói xin lỗi để tạo sự thông cảm và để giảm sự hiểu lầm, có đầu óc cởi mở, vì vậy, nói xin lỗi ngay cả khi mình không có lỗi. Ví dụ, nói xin lỗi khi 2 người đụng nhau; khi một câu nói hay việc làm của bạn làm cho người kia buồn hay không vui; bạn ợ lớn, hắc xì lớn; vừa gây tiếng động lớn tại chỗ im lặng; phát hiện mình đang đứng cản trở tầm nhìn hay bước đi của người khác.
-Không quên nói cảm ơn, khi người ta tự ý làm một việc gì tốt cho bạn, đưa cho bạn bất cứ cái gì (kể cả khi cảnh sát đưa giấy phạt), trả lời một câu hỏi hay thắc mắc của bạn.
RANDOM_AVATAR
paulle
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 3 31/08/10 10:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Những điều không nên nói khi tiếp xúc với người Mỹ

Gửi bàigửi bởi paulle » Thứ 2 28/02/11 3:41

Ghi thêm vài ý mới.

- Như đa số đã trình bày, không nên hỏi tuổi của người nữ (ngay cả người nam) và tránh bàn về lý do tại sao chưa có chồng, chưa có con, dù trông họ đã quá lớn tuổi. Cũng không nên hỏi một tuần/tháng/năm làm được bao nhiêu tiền.

- Tại Âu Mỹ, người dân không có thói quen trả giá, bởi vậy họ muốn mọi thứ có ghi giá cả rõ ràng, chi tiết, để tránh trường hợp hiểu lầm hay bị lừa. Mọi thông tin, giải thích (nếu có) cũng nên được trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu.

- Do cách giáo dục, quảng cáo kêu gọi bỏ thuốc lá; và do những thống kê về hậu quả của sự hút thuốc và sự hít thở khói thuốc đối với sức khoẻ, mà đa số người Tây không còn hút thuốc và bây giờ đâm ra cảm thấy không chịu được mùi thuốc, cũng như xem những người còn thích hút thuốc là những người kém hiểu biết, lạc hậu. Vì vậy, khi giao thiệp với người Tây không hút thuốc thì bạn tránh để khói thuốc bay về phía khách (tốt nhất là không hút khi có mặt họ) và đừng nên hút trong bửa ăn (khói thuốc có thể rơi vào thức ăn hay bám vào thân thể và quần áo).

- Trong một bàn ăn đông người ( có người Tây, Việt kiều) nên có những đũa muỗng riêng cho mỗi đĩa, mỗi tô thức ăn để mọi người cùng dùng chung mỗi khi muốn gắp đồ ăn. Làm được điều này sẽ giúp cho người Tây an tâm thưởng thức món ăn mà không sợ mất vệ sinh, không thấy gớm. Tôi thấy hình như các tua du lịch ở Việt Nam cũng chưa chú ý lắm về việc này.

- Không nên tự động ghé mắt, chòm người để đọc ké khi người Tây đang cầm tờ báo, tờ rơi, hay bức hình,... để xem, dù là bạn đang ngồi ở cái ghế bên cạnh.

- Ở bên Tây đa số các cánh cửa lớn của cửa hàng, văn phòng,... tại nơi công cộng, đều là cửa tự kéo hay tự đẩy rồi cửa sẽ tự động bật mạnh lại lúc buông tay, nếu không để ý cửa có thể đập mạnh vào đầu người đi sau. Bởi vậy, người Tây có thói quen, trước khi buông tay phải quan sát xem phía sau mình trường hợp có người đang tiến tới cửa để quyết định buông tay hay giữ cửa lại cho tới khi người kia vươn tay tới trước chận lấy được cái cửa. Thường thường chỉ giữ cửa khi người kia còn cách cửa trong vòng 2-3 mét. Trường hợp bạn được người khác giữ cửa thì phải tăng tốc, bước vội hơn một tí và lúc vừa đụng tay vào cánh cửa phải nói liền "cảm ơn". Nên nhớ bạn chỉ giữ hờ cho cánh cửa khỏi bật lại chứ không phải là nhường cho người ta đi trước, trừ khi, người kia đang mang đồ nặng, đang tay xách nách mang.

- Xã hội Tây thường xuyên giáo dục con người yêu quí thiên nhiên và thú vật, vì vậy, người Tây rất ngứa mắt khi chứng kiến cảnh thoải mái vức rác trước nhà, ngoài đường và các nơi du lịch, công cộng .... Khi thấy những chuồng nhốt gấu, khỉ, ...và những cảnh người Việt dùng gậy đánh hay dùng chân đá mèo, chó, họ cũng cảm thấy bất mãn.

- Ngày xưa nguời Mỹ không chỉ kỳ thị người da đen mà người da vàng, da đỏ, da nâu, đều cũng chung số phận. Ngay nay họ không muốn nhắc tới vấn đề nô lệ xa xưa và tuyệt đối cấm dùng những từ ngữ khinh miệt người da đen như "Negro" và nhất là "Nigger". Vì vậy, dùng những từ này cũng giống như tự làm xấu hình ảnh của mình và sẽ bị người Tây xa lánh. Bình luận những xúc phạm nặng nề có tính kỳ thị đối với người Do Thái cũng là những việc nên tránh.

- Không hỉ mũi thật mạnh, tằng hắng (trừ khi bị cảm), hách xì.

- Chỉ khạc nhổ trong phòng vệ sinh.

- Tránh cắt móng tay và móng chân khi có sự hiện diện của người Tây (xin lỗi, tôi lặp lại). Và nếu người Tây đã thấy mình đang cắt thì phải đi rữa tay trước khi bắt tay hay buôn bán, giao thiệp, làm việc.

- Khi nói chuyện, người Tây nhìn thẳng vào mắt và quan sát kỷ khuôn mặt, bởi vậy những biểu hiện của sự không thành thật, sự bất thường, khó thoát được sự cảm nhận của họ.

- Người Tây có tính kỷ luật, tôn trọng luật lệ và sự trật tự. Họ có thói quen xếp hàng hay tôn trọng quyền của người đến trước. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ dẫn của các guidebook du lịch (hay nhờ kinh nghiệm sống lâu ngày tại Việt nam), mà nhiều người vừa ra khỏi cửa khẩu biên giới của Campuchia, Trung Quốc và Lào là họ bắt đầu học cách dùng sức để chen lấn với người Việt để nộp visa và passport cho hải quan (kể cả chen lấn để lấy lại lúc được kêu tên). Và sau đó là chen lấn mua vé xe, tàu, ... Vì vậy, nếu bạn thấy vậy cũng đừng nên cho người Tây là vậy.
RANDOM_AVATAR
paulle
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 3 31/08/10 10:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hóa Phương Tây

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron