Bạn đang xem trang 2 / 2 trang

Re: lớp học thụ động và sôi nổi: khác biệt văn hóa Đông- Tây

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 16/11/09 20:13
gửi bởi cuncon2410
Trong thời đại hội nhập thì mọi thứ đều phải thay đổi. Cái nào hay thì giữ (gọi là bản sắc), cái nào dở thì phải đổi. Con người cũng thế, đâu thể cứ khư khư giữ mãi cái tôi của mình mà thích ứng được với cuộc sống nhiều đổi thay chứ!
Đồng ý với bạn nêu chủ đề là Phương Đông trọng tĩnh, lớp học trầm lắng, thụ động là không khí chung. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ trong lịch sử Giáo học pháp thì thấy không phải thế. Phương Tây gần đây cũng mới thoát khỏi tình trạng thụ động trong lớp học. Vì thế ta thử xét lớp học trong quan hệ xã hội thì dễ giải thích như sau: Phương Đông, người thầy đóng vai trò người truyền đạt kiến thức, người cho, còn trò đóng vai trò thụ hưởng, người nhận. Do đó dễ dẫn đến trường hợp chờ đợi, bị động, chờ "đút cho ăn". Ngược lại Phương Tây, người thầy đóng vai trò người cùng học, cùng làm việc, người hướng dẫn, vì thế vai trò là ngang nhau. Nếu trò không chủ động thì chẳng học được gì. Hơn thế, cách đánh giá dựa trên kết quả của phương Tây cũng góp phần buộc học trò phải "tự thân vận động", tự chuẩn bị bài, tìm tư liệu và lên lớp thảo luận. Những kết quả đó có được sau cuộc cách mạng giáo dục về phương pháp giảng dạy sau Đại Nhị thế chiến và thay đổi hệ thống niên chế sang tín chỉ, thay đổi cách đánh giá người học vào những năm 80 ở các nước phương Tây. Sau này từ thập niên 90 trở đi cùng với công nghệ thông tin thì bên cạnh người thầy truyền thống còn có cả người thầy online và các lớp học online. Như vậy ta cần phải xét hoàn cảnh lịch sử - xã hội để nhìn nhận vấn đề này chính xác hơn.