PHẢI XẾP HÀNG THÌ MỚI THÀNH CÔNG: Phương Đông và Phương Tây

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về quan hệ văn hóa Đông - Tây

PHẢI XẾP HÀNG THÌ MỚI THÀNH CÔNG: Phương Đông và Phương Tây

Gửi bàigửi bởi nguyen truc dung » Thứ 5 18/12/08 23:20

Ngày nay, trong cuộc sống, chúng ta hay nhắc nhiều đến "văn hoá xếp hàng". Trong bài viết này, "xếp hàng" không đơn giản là sự sắp xếp thứ tự theo thời gian mà còn là tôn ti trật tự, mối quan hệ giữa người với người, giữa người với công việc. Ở đây, tôi xin phép được lấy một trường hợp cụ thể là Hàn Quốc, để so sánh với phương Tây.
Ở Hàn Quốc, sự khác nhau về cấp bậc giữa cái tối quan trọng và cái thứ yếu là rất lớn. Khi phân định điều này, người ta thường dựa vào học vấn hoặc danh dự cũng như những quy tắc tôn ti của Nho giáo chính thống để phân biệt, rồi cũng theo sự cho phép của chính quyền Nho giáo trung ương mà quyết định. Về vị trí cũng vậy, cái chính yếu bao giờ cũng ở vị trí trung tâm, còn cái thứ yếu thì phải đứng về hai phí như bên trái hoặc bên phải. Khoảng cách giữa chính và thứ chỉ là một gang tay nhưng như một hiện tượng, đó lại chính là đặc điểm của người Hàn Quốc.
Ở phương Tây cũng có sự phân biệt về thứ bậc nhưng dường như nó không qua khắt khe như ở Hàn Quốc. Ví dụ một tư tưởng đã ảnh hưởng đến người Hàn Quốc, đó là tư tưởng bình đẳng. Với sự tác động của tư tưởng bình đẳng, trong gia đình hay trong sự quan tâm của hàng xóm, người dưới có thể nói với người trên, tầng lớp thấp có thể nói với tầng lớp quyền quý, có thể coi như cùng 1 giai cấp, và thực sự đây là một khuynh hướng rất tuyệt vời.
Tuy nhiên tôn ti trật tự chính là phưong thức tồn tại của ngưòi Hàn Quốc, là tư tưởng chủ đạo chính của người Hàn Quốc. Do đó, ngay cả những người Hàn Quốc hiện đại vẫn chưa được cởi bỏ quan niệm tôn ti trật tự này, và sự duy trì ý thức tôn ti của người Hàn Quốc hiện đại trong thời đại mới hiên rất mạnh.
Hạy xem một mối quan hệ trong công việc.
Ở Hàn Quốc, cấu hình khoảng cách quyết định vị trí của người đó trong công việc. không có luật lệ nào công khai rõ ràng ranh giới giữa ngưòi với người nhưng lại có ngụ ý cho rằng ai đứng ở cuối hàng sẽ giống như sợi dây treo đồng hồ quả lắc.Dựa vào mối quan hệ gia tộc, đàn anh chị - đàn em, quan hệ đồng hương mà có thể qua được kì thi tuyển vào công ty thì không có gì đáng bàn cãi. Thế nhưng khi đã vào được công ty làm và theo thời gian, sợi dây tôn ti dần dần sẽ được hình thành nhưng mờ nhạt. Khi đã trở thành nhân viên chính thức hay quản lí ở cấp bậc thấp thì sợi dây mờ nhạt trước đây sẽ từ từ trở nên rõ ràng hơn.
Nếu như sợi dây nối đó không hình thành được thì người nhân viên sẽ cố gắng bằng cách nào đó tự bản thân mình tìm tòi và tạo ra nó. Nếu không thể nắm bắt sợi dây liên hệ đó nền kinh tế Hàn Quốc sẽ xem như bị thụt lùi. Vì vậy có thể gọi cấu trúc kinh tế như trên là là cấu trúc mạng lưới tiện lợi. Bởi vì những mắc lưới ở cuối cùng luôn là những sợi dây đan xen vào nhau, rồi lại xả ra, rồi lại đan xen vào nhau.
Một trò chơi mang tính tập thể đó là trò chơi vòng tròn dưới trăng. Tất cả các thành viên chơi trò này đều nắm tay nhau. Trò chơi này nếu một thành viên của đội bị rời khỏi vòng tròn là không được, tất cả cá thành viên đều rất quan trọng. Và tất nhiên các thành viên để được phép chơi đều có một quy định rõ ràng như :về học lưc, tôn giáo, kĩ năng, năng lực có được đều phải phu hợp với yêu cầu của cả đội. Vì thế mỗi cá nhân người chơi đều phải tuân theo quy tắc của cả đội hơn là trung thành với các mối quan hệ của cá nhân.
Trong công sở ở phương Tây chỉ cần giữ đúng nguyên tắc và hoàn thành xong hết trách nhiệm của mình là xong, không cần quan tâm đến ánh mắt của đồng nghiệp hay cấp trên, hay đối với cấp trên cũng không cần cố gắng tỏ ra giỏi giang. Giống như một điểm quyết định trong trò chơi vòng tròn dưới trăng là chỉ cần trung thành với cả đội là được.
Nếu chúng ta đi làm trể thì sẽ bị trừ lương đúng với thời gian mà mình đi làm trể, nếu làm việc chăm chỉ thì ta sẽ nhận được số tiền thưởng đúng với sự chăm chỉ đó. trong công ty dù có việc gì bận đi nữa thì đên hết giờ làm thì cũng gấp hồ sơ lại và ra về mà không cần quan tâm đến ánh mắt của mọi người . Ngoại trừ có mối quan hệ với nhau thì cũng không cần ra sân bay để đón tiếp, hay đến sinh nhật cũng không cần mua quà tặng hay hỏi thăm. Bởi vì chỉ cần làm tròn bổn phận của mình thôi cũng có thể nhận được sự khen thưởng hay sự thăng tiến.
Vậy sự khác nhau trong cách thức quản lý là ở điểm nào? "Văn hoá xếp hàng" liệu có ảnh hưởng gì hay không?
RANDOM_AVATAR
nguyen truc dung
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 13:25
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Quan hệ văn hóa Đông - Tây

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron