Phong tục kỳ quái ở Lục địa đen

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá thế giới còn lại (văn hóa châu Mỹ, châu Phi, v.v.)

Phong tục kỳ quái ở Lục địa đen

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 2 09/11/09 22:09

Đối với giới nghiên cứu văn hóa, châu Phi là lục địa tồn tại nhiều sắc dân quái lạ, nơi có đến 1.300 ngôn ngữ mà mỗi ngôn ngữ đại diện cho một sắc dân với niềm tin tôn giáo khác biệt, phong tục khác biệt và lễ hội cũng khác biệt. Trong vài thập niên qua, nhiều nét truyền thống châu Phi đã biến mất hoặc thay đổi ít nhiều. Mặc dù vậy cho đến nay, châu Phi vẫn còn không ít tập tục không giống bất cứ đâu trên trái đất...

Tại Ethiopia , vào mỗi mùa gặt, đàn ông thuộc bộ tộc Surma bỏ ra hàng giờ để bôi mặt và thân thể trước khi tham gia một loạt cuộc tranh tài để chứng tỏ lòng can đảm và giành các cô gái. Kẻ thắng trận hãnh diện đứng ra hỏi cưới cô gái mình thích và trước khi "đưa nàng về dinh" chàng phải dâng lễ cưới cho gia đình cô dâu gồm một số súc vật, được định đoạt bằng kích thước khối đất sét và cái đĩa gỗ độn dưới hàm dưới của nàng.
Ở Kenya và Tanzania, cứ 7 năm một lần, khoảng 700 chiến binh Maasai tập trung lại, tham gia lễ hội kéo dài một tuần, đánh dấu giai đoạn bước sang tuổi già - thời kỳ xếp giáo cất cung để chuẩn bị hưởng an nhàn. Tại Namibia, tục chữa bệnh bằng phép thuật vẫn còn được áp dụng. Ca bệnh được chữa trị trông không khác gì một buổi lên đồng.

Ở Mali, khi có người trong bộ tộc Dogon của mình chết, các thành viên trong bộ tộc quấn thi thể bằng nhiều lớp vải rồi cột vào dây thừng và sau đó kéo lên vách núi đá cao hơn 90m để đến hang chôn tập thể. 12 năm một lần, dân Dogon tổ chức lễ hội Dama kéo dài 6 tuần để đưa những vong hồn còn vất vưởng quanh làng trở về thế giới bên kia...

...Và kỳ quái

Tại Ghana, Ashanti là bộ tộc lớn nhất và mạnh nhất, hình thành như một vương quốc thống trị tại nước này cách đây hơn 300 năm. Đến nay, bộ tộc Ashanti vẫn duy trì ngôi vua và 10 năm lại tổ chức một lễ hội linh đình để tái khẳng định sức mạnh của bộ tộc mình. Tại lễ hội này, vua Ghana đeo vàng khắp người, mà chỉ riêng hai cánh tay đã phải cần nhóm tùy tùng nâng hộ bởi nặng trĩu toàn vàng... Nhưng nếu chỉ có mỗi lễ hội này thì vẫn chưa có gì đặc biệt, bởi Ghana còn là xứ sở của một phong tục kỳ quái khác: trokosi.

Trokosi (nô lệ tế thần) là tục dâng nạp gái trinh để phục vụ cho các tù trưởng hoặc giáo sĩ. Đó là cái giá phải trả cho những gia đình mang các tội như trộm cắp, ngộ sát... bởi người ta tin rằng chỉ khi cống nộp thể xác một cô gái trinh nguyên trong gia đình mình cho thần linh thì tội lỗi mới có thể được gột rửa, tránh khỏi sự trừng phạt của các lời nguyền bí hiểm.

Tục này được áp dụng tại ít nhất 12 ngôi đền ở Ghana và hàng chục ngôi đền khác tại Togo và Benin với số nạn nhân tế thần tổng cộng khoảng 10.000 cô gái. Tuy có vài nét khác biệt ở từng nơi nhưng các trokosi đều chịu nỗi thống khổ như nhau. Vài bé gái khi được dâng cho thần linh lúc mới chỉ 2 tuổi, đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên thì thực sự trở thành nô lệ tế thần đúng nghĩa với buổi lễ công nhận chính thức rồi sau đó - như tập tục lâu đời - vị giáo sĩ (được xem là hiện thân của thần) bắt đầu có quyền ăn nằm với nạn nhân bất cứ lúc nào ông ta muốn.

Khi trokosi chết, thân nhân phải tự lo ma chay chôn cất và trong nhiều trường hợp còn phải dâng nộp một cô gái trinh khác trong gia đình mình để thay thế cho trokosi vừa chết. Vài phụ nữ tế thần trong một số ngôi đền ở Ghana hiện nay đã là thế hệ trokosi thứ năm, vẫn câm lặng làm lụng và cống nộp thân xác để trả giácho một sai lầm hay tội lỗi duy nhất gì đó mà gia đình đã phạm phải. Bất cứ trokosi nào bị bắt khi trốn thoát đều hứng chịu những trận đòn kinh khủng nhất trong đời.

Hiện nay, tại vài nơi ở Ghana, Thiên Chúa giáo của các giáo sĩ Bồ Đào Nha đã in đậm, tập tục trokosi đang gặp phản ứng gay gắt. Những chiến dịch chống đối được phát động và nhiều trường học dành riêng cho trokosi được lập ra. Nhưng khuôn mặt những cô gái nô lệ của thần linh đã hằn sâu sự bi ai và thống khổ tột cùng mà không liệu pháp tinh thần nào có thể xóa đi được...

Trong khi ở Ghana và một số nơi khác, trokosi chưa bị xóa sạch thì ở Sierra Leone, Kenya, Liberia... phụ nữ lại chịu tập tục cắt bỏ âm vật (teõfoos). Tập tục này bám rễ rất lâu đời ở nhiều nước châu Phi và đặc biệt được áp dụng tại Sierra Leone, nơi đang tồn tại Bundo - một hội toàn nữ giới chiếm đến 90% phụ nữ xứ này.

Theo ghi nhận của các tổ chức y tế thế giới, hiện có khoảng 130 triệu phụ nữ ở ít nhất 22 nước châu Phi đã bị cắt âm vật và mỗi năm chừng 2 triệu trẻ gái phải chịu hình thức "phẫu thuật" dã man này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức xem teõfoos là hành động vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, cho đến nay, Bundo ở Sierra Leone và nhiều tổ chức phụ nữ khác tại châu Phi vẫn chống đối quyết liệt trước sự can thiệp nhằm xóa bỏ tập tục teõfoos do phương Tây đã và đang khởi xướng mạnh từ đầu thập niên 1990.
Nguồn: VnMedia

Mình đọc bài này thấy có cái hay nên coppy từ http://www.chudu24.com/tin-du-lich/van- ... a-den.html qua, mời các bạn cùng tham khảo.
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phong tục kỳ quái ở Lục địa đen

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 5 18/03/10 8:47

Quả thật châu Phi luôn làm cho những ai tìm hiểu về lục địa này phải kinh ngạc, không chỉ sở hữu những cái nhất từ: lục địa đông nhất, đen nhất, nghèo nhất..mà có thể nói châu Phi còn là nơi có những phong tục lạ nhất trên thế giới.
Tại đất nước Ethiopia, có bộ lạc Mursi hiện đang sinh sống tại vùng thung lũng Omo thuộc phần lãnh thổ phía nam Ethiopia:
Hình ảnh
Vị trí của Ethiopia (nước giáp với Sudan, Somali, Kenya...)
Là một trong những bộ lạc còn giữ được nét văn hoá nguyên thuỷ sơ khai. Bộ lạc này còn có tên gọi khác là "bộ lạc môi đĩa". Tục lệ khoét môi, khoét tai đeo đĩa đã có từ thời nguyên thuỷ của bộ lạc, được xem như một trong những trang sức thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ Mursi
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Việc khoét vành tai, vành môi được thực hiện khi các thiếu nữ bộ lạc Mursi còn rất trẻ, và theo năm tháng thì vành tai, vành môi ngày càng dài ra.
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Người phụ nữ nào có vành tai, vành môi càng rộng, được xem là những người đẹp nhất!
Bài viết và hình ảnh được tham khảo từ:
http://www.cuocsongviet.com.vn/index.as ... -Mursi.csv
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Phong tục kỳ quái ở Lục địa đen

Gửi bàigửi bởi haolam » Thứ 4 08/06/11 14:17

Tôi xin giới thiệu các bạn thêm một phong tục kỳ bí nữa:
Vào trung tuần tháng 6 hằng năm, hễ nhìn thấy màu nước sông Nile ngả màu xanh (dấu hiệu sắp có lũ lụt) là người ta hào hứng tập trung đến bờ sông Nile để tổ chức “đêm rơi lệ”. Khi ấy, trên mặt sông, người ta ca hát nhảy múa trên những con thuyền đang ngang dọc ngược xuôi dày đặc. Ở trên bờ người ta đặt một bức tượng thần sông Nile tạc bằng gỗ để mọi người lần lượt cúi đầu tỏ lòng kính trọng trong tiếng tụng niệm của vị chủ tế.

Đến tháng 8, khi nước sông Nile tràn qua hai bờ đê dâng ngập cả một vùng đất mênh mông thì người ta lại thêm một lần tưng bừng chào đón nữa. Lúc này cả pháp quan, quần thần văn võ và thủ lĩnh của giáo phái cũng đến tham gia. Cùng với việc tổ chức ca hát và nghi thức chúc mừng, người ta còn tạc một cô gái đẹp kính dâng lên thần sông Nile để họ kết thành vợ chồng.

Ngày hội sông Nile bắt nguồn từ một truyền thuyết rất sinh động: một hôm, chồng của nữ thần Aixirong đi chơi gặp nạn và bị chết. Nữ thần vô cùng đau đớn, khóc lóc thảm thiết, nước mắt của bà trút xuống như mưa. Như lũ làm dâng ngập cả hai bên bờ của dòng sông Nile. Để làm giảm bớt nỗi đau thương của nữ thần, người ta đã ca hát vỗ về rất nhiều và cuối cùng thì nữ thần cũng đã đổi buồn thành vui, nụ cười lại trở về nơi khoé miệng. Người ta còn nói rằng, vì nước tràn dâng qua hai bên bờ sông là nước mắt của nữ thần nên tất cả những nơi có nước sông tràn qua đều rộ hé mầm non, làm xuất hiện các cây lương thực. Và từ đó, mỗi khi nước sông Nile dâng tràn là người ta lại mừng vui ca hát.

Thực ra, ngày hội sông Nile ngập tràn trở thành ngày hội truyền thống của người Ai Cập chính là do mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống và nền văn minh của họ với sông Nile. Hàng nghìn năm nay, cư dân hai bờ sông Nile vì đã biết tận dụng đất đai màu mỡ để phát triển nông nghiệp. Và cũng chính vì vậy mà nơi đây đã trở thành khu vực tập trung dân cư đông đúc với nền kinh tế phát triển nhất trong lịch sử các nước châu Phi. Uống nước nhớ nguồn, cư dân ở đây từ đời này qua đời khác không ai quên được ơn sâu của dòng sông Nile. Họ coi sông Nile như là thần cho nên cứ mỗi năm một lần, họ lại tổ chức chào mừng ngày sông Nile dâng nước để tỏ rõ tình cảm.
Những phong tục kỳ lạ thực ra ở đâu cũng có do đặc trưng văn hóa riêng của mỗi vùng. Tuy nhiên châu Phi là một điều kỳ lạ nhất mà tôi từng biết đến
RANDOM_AVATAR
haolam
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 4 08/06/11 14:06
Đến từ: Ha noi
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Các nền văn hóa thế giới còn lại

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron