Ngôn ngữ trong các nền văn hoá

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi về những vấn đề chung liên quan cùng lúc đến nhiều nền văn hóa thế giới

Ngôn ngữ trong các nền văn hoá

Gửi bàigửi bởi kduy000 » Thứ 6 09/11/07 9:03

Dạy từ " chào" và " xin chào" cho người nước ngoài

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, khi bắt đầu câu chuyện người Việt có bao giờ nói "chào"? Hay đây là ảnh hưởng của văn hóa Phương tây?
RANDOM_AVATAR
kduy000
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 4 10/10/07 17:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Văn hoá trong tiếng Anh

Gửi bàigửi bởi Vuongthidao » Thứ 7 10/11/07 13:36

Trong văn hoá ứng xử của người Anh, họ không thích những câu hỏi riêng tư ( personel questions ). Thế nhưng mình thấy những câu hỏi này vẫn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của họ. Vậy tại sao người Anh lại không loại bỏ dần chúng đi để đến một lúc nào đó những dạng câu hỏi này không còn trong ngôn ngữ tiếng Anh nữa ?
( Vương Thị Đào - HVCH ngôn ngữ học 2006 )
RANDOM_AVATAR
Vuongthidao
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/07 20:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Về "văn hoá trong tiếng Anh"

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 7 10/11/07 16:50

Bàn về "văn hoá trong tiếng Anh" (đúng hơn là "văn hoá và ngôn ngữ")

Theo mình, ngôn ngữ ra đời để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Thực tế cần gì thì con người sẽ sáng tạo ra cái ấy để giao tiếp cho tiện. Những gì không cần dùng nữa thì nó dần rơi vào dĩ vãng và có khi mất hẳn trong cuộc sống hàng ngày.

Nhưng các nhà ngôn ngữ học thì không cho nó chết hẳn, họ có một chuyên ngành hẹp là ngôn ngữ học lịch sử trong đó người ta nghiên cứu cụ thể lịch sử tiếng, lôi tuốt luốt từ gốc, những quá trình biến đổi trung gian... cho đến hiện tại, mối quan hệ của ngôn ngữ trong từng thời kỳ với những yếu tố văn hoá - lịch sử liên quan.

Vuongthidao đã viết:Trong văn hoá ứng xử của người Anh, họ không thích những câu hỏi riêng tư ( personel questions ). Thế nhưng mình thấy những câu hỏi này vẫn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Họ không thích không có nghĩa là không dùng. Nếu có dùng thì phải có trong ngôn ngữ của họ. Theo mình nghĩ, những gì liên quan trực tiếp đến cuộc sống con người thì ngôn ngữ nào cũng có. Còn việc tần số sử dụng nhiều ít thì phụ thuộc vào văn hoá riêng của từng dân tộc.

Cám ơn bạn chủ đề tài Vuongthidao đã đưa ra vấn đề rất hay về mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ.
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Dạy từ " chào" và " xin chào" cho người nước ngoài

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 7 10/11/07 17:14

Trong tiếng Việt có từ chào, có nghĩa là người Việt Nam cũng chào. Nhưng chỉ chào bằng từ "chào" khi gặp người lạ, người trên, và những trường hợp trịnh trọng, khách sáo. Ở nhà, cha mẹ thường dạy con nhỏ bằng cách gợi ý "con chào bác/cô/chú... đi" và bé nói theo mẫu "chào bác/cô/chú... ạ".

Bình thường, khi gặp người quen, người ta chỉ chào bằng câu hỏi thăm bâng quơ nào đó. Điều này cũng có thể dạy cho người nước ngoài. Tuy nhiên, với tư duy của họ, người nước ngoài sẽ không chào bằng câu hỏi như người Việt. Do vậy, giáo viên thường đơn giản hoá dạy người nước ngoài chào hỏi nhau bằng từ "chào" và "xin chào".
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Ngôn ngữ trong các nền văn hoá

Gửi bàigửi bởi Vuongthidao » Thứ 7 10/11/07 20:23

" chào " hay " Xin chào" là do người Việt mình nói đấy chứ. Người Phương Tây , nói riêng là người Anh gặp nhau người ta nói " Hi " , " hello " , "Good morning ", " Good afternoon " hay " Good evening " là phụ thuộc vào độ thân quen hay thời gian của sự gặp gỡ.Như vậy thì là do người Phương Tây chịu ảnh hưởng của mình chứ bạn Kduy000!
RANDOM_AVATAR
Vuongthidao
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/07 20:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Ngôn ngữ trong các nền văn hoá

Gửi bàigửi bởi kduy000 » Thứ 5 15/11/07 10:55

có 1 số sinh viên nước ngoài học tiếng việt và có thể nói rất lưu loát, hiểu về văn hóa việt nam. Họ sẽ thắc mắc tại sao người Việt lại hỏi những câu như : đi làm hả?
sáng nay học hả?
đi chợ hả chị Hai?.............
RANDOM_AVATAR
kduy000
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 4 10/10/07 17:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Ngôn ngữ trong các nền văn hoá

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 5 15/11/07 20:19

Bạn kduy000 thân mến,
Bạn có hay nghe những câu như: " Thò tay mà bứt cọng ngò, thương em đứt ruột giả đò ngó lơ"...
Tôi nghĩ rằng người Việt chúng ta thường không có lối nói chuyện trực tiếp , gọi là nói thẳng thừng mà hay mượn những câu nói ngoài đề để dẫn về một vấn đề nào đó .Cho nên thông thường trong cuộc sống, chúng ta thường tỏ ý quan tâm hay chào hỏi người khác bằng những câu "thăm hỏi" chứ không có thói quen "chào anh" hay "Chào chi.", và càng không có chào buổi sáng, chào buổi trưa.v.v..nhưng lối nói này đòi hỏi người sử dụng phải thật nhuần nhuyễn và biết đặt vào những trường hợp cụ thể , mà nếu cứ bê nguyên xi dạy cho người nước ngoài thì e họ sẽ "tẩu hoả nhập ma" mất. Thế nên bạn cứ dạy "chào Bác, cô, hay chào chi"...là tốt nhất, bất cứ tình huống nào cũng có thể sử dụng đươc.
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Ngôn ngữ trong các nền văn hoá

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 5 15/11/07 22:38

Bạn Haiphuong69 giải thích rất hay, rất đúng về cách nói vòng vo, gián tiếp của tiếng Việt.

Nhưng tôi lại không đồng ý với giải pháp:
haiphuong69 đã viết:Thế nên bạn cứ dạy "chào Bác, cô, hay chào chị"...là tốt nhất, bất cứ tình huống nào cũng có thể sử dụng đươc.
Nếu dạy kiểu này cho người nước ngoài, chỉ trong thời gian đầu, khi họ mới làm quen với tiếng Việt thì tạm chấp nhận được. Các cách đơn giản hoá tiếng Việt cho dễ dạy vô hình chung làm mất hồn của tiếng Việt. Chúng ta thử tưởng tượng một người nước ngoài nói tiếng Việt mà như đọc một bài diễn văn, tất cả các câu đều rất đúng, rất chuẩn, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ... Có lẽ chúng ta sẽ nghĩ rằng anh ta đang cố gắng dịch các câu nói từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, và bản dịch vô cùng tồi.

Nếu phải dạy người nước ngoài chào hỏi bằng tiếng Việt, chúng ta có thể giải thích cho họ về các cách chào hỏi của người Việt để họ có khái niệm chung, sau đó dạy cách đơn giản nhất là "chào..." kèm với một câu hỏi tình huống. Sau đó quen nhau rồi, thân thiết rồi thì có thể không cần chào, mà chỉ hỏi thôi cũng được. Trường hợp này câu chào bị lược bỏ bớt do tình huống quen, thân, chứ không phải người Việt bất lịch sự, không chào.

Đây là cách của tôi. Còn các bạn, các bạn đã từng dạy như thế nào? Và các bạn nghĩ cách nào là tốt nhất để dạy chào hỏi tiếng Việt cho người nước ngoài? Có bạn nào học ngôn ngữ hoặc chuyên nghiên cứu về tiếng Việt chỉ giáo thêm.
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA NGÔN NGỮ TRONG CÁCH CHÀO HỎI

Gửi bàigửi bởi huynhcamthuy » Thứ 5 21/02/08 22:46

Vì ngôn ngữ là một bộ phận của văn hoá, do đó, dạy ngôn ngữ tức là quá trình truyền tải văn hóa một cách gián tiếp và khá hiệu quả; tuy nhiên, nó còn tuỳ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên và quá trình thụ đắc ngôn ngữ của học viên.

Về chủ đề chào hỏi, vốn thường xuất hiện như bài đầu tiên trong quá trính dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như một ngoại ngữ. Tôi đồng ý với ý kiến của bạn binhan va haiphuong69, chúng ta không nên giải thích quá nhiều về văn hóa “hỏi để chào” ngay ngày đầu tiên, ở trình độ vỡ lòng, khiến người học dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”, nhưng cũng không phải chỉ dừng lại ở câu “chào anh/ chị/cô/ ông/ bà… trong “bất cứ tình huống nào” như bạn haiphuong69 nói. Theo tôi, giáo viên nên dạy về đại từ nhân xưng (personal pronoun) ngay ngày đầu tiên của buổi học và đó cũng là một cách gián tiếp giới thiệu văn hóa mang tính cộng đồng của người Việt hay nói đơn giản đó là văn hóa “gia đình”, văn hóa “làng xã”. Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh, trong đó có tuổi tác để lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp, và nguồn gốc của những từ xưng hô đó chính là xuất phát từ cách xưng hô giữa những người trong gia đình với nhau, tức là đối với người Việt xã hội là một đại gia đình, mà ở đó người ta vẫn thể hiện trách nhiệm, tình cảm với nhau tùy theo mối quan hệ thân – sơ, tùy theo tính cách và hoàn cảnh xã hội của người giao tiếp. Chúng ta chỉ giải thích ngắn gọn cho họ hiểu một chút gì đó về đại từ nhân xưng để có thể vui vẻ gật đầu, cười nói với tất cả những người Việt mà họ gặp và không còn thấy e ngại nữa.
Không chỉ dừng lại ở đó, sau khi họ học nhiều bài học hơn, biết được nhiều cấu trúc trong tiếng Việt, thì giáo viên lại nhắc lại và giải thích rõ hơn ở từng câu nói và đặt ra những tình huống để họ có thể sử dụng nó một cách hợp lý nhất. Chẳng hạn: khi học câu hỏi “anh đi đâu đó (đấy)?” thì giáo viên nên nói là đó cũng được xem là một lời chào trong tiếng Việt, mặc dù nó có cấu trúc của một câu hỏi nhưng chúng ta không cần nghe và đợi chờ câu trả lời, mà chỉ “chào xã giao” lại thôi. Tương tự như vậy với những trường hợp khác, nên dàn trải kiến thức và giải thích ngắn gọn, dễ hiểu tùy theo trình độ và khả năng tiếp thu cũng như mục tiêu học của học viên. Nếu đó là một nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, chắc chắn họ sẽ hỏi giáo viên nhiều tình huống hơn và có thể mong được biết điều này sớm hơn những học viên khác.

Xét về phía người học ngoại ngữ, hiện tượng bạn kduy000 nói, tôi cho rằng đây là một điều khá bình thường trong môi trường ngôn ngữ, trong quá trình thụ đắc ngoại ngữ. Các bạn thử tưởng tượng, chúng ta đã học tiếng Anh từ rất lâu, có thể nói hơn 10 năm (nếu tính cả ở Đại học); nhưng liệu chúng ta có thật sự hiểu rõ văn hóa của người Anh, người Mỹ hay người Úc không?Và không ít người trong chúng ta còn chưa phân biệt được tiếng Anh xuất phát từ nước nào, chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây ra sao? Chẳng hạn, khi chào “good morning”, good night”, hoặc nói “have a good day”, “have a good time”, người phương Tây thật sự muốn gửi gắm điều gì, hay chỉ là một câu chúc, một câu chào cửa miệng mà chúng ta thường học rồi quy đổi theo thời gian và không gian để ứng dụng nó. Hoặc vô số các từ vựng như “suck” thay cho “boring” khi nói chán; “buddy” thay cho “best friend” khi chào một người bạn thân (Ex: hi, buddy). Chúng ta có được biết điều đó ngay từ ngày đầu tiên học về chào hỏi không? Thật sự nếu người học đã học khá nhiều trong một thời gian dài về ngoại ngữ và có thể đạt đến trình độ cao cấp nhưng họ không “tự thân vận động”, không xác định được mục tiêu khi học hoặc không hòa mình vào môi trường giao tiếp thực sự với người bản xứ thì khó mà hiểu hết được bản chất ngôn ngữ hay đặc trưng văn hóa của quốc gia nói ngôn ngữ ấy. Đó có thể quy trách nhiệm từ cả hai phía, không chỉ riêng giáo viên dạy.
RANDOM_AVATAR
huynhcamthuy
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 4 24/10/07 17:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Ngôn ngữ trong các nền văn hoá

Gửi bàigửi bởi hoangna » Chủ nhật 17/05/09 21:24

Người Việt Nam nói "chào" là do ảnh hưởng của tiếng Anh. Các bạn có thắc mắc vậy người Việt Nam nói chào như thế nào không?
Câu chào của người Việt Nam đó chính là "Anh (chị/em/cô...) đi đâu đấy?". Thật vậy, bạn có bao giờ nói "xin chào" khi gặp bạn mình chưa? Chắc chằn là không. Vì khi gặp nhau câu đầu tiên mà bạn nói sẽ là "Mày đi đâu đó?".
"Chào" hay "xin chào" thường chỉ được dùng trong những trường hợp mang tính nghi thức, giữa những người mới quen, hay mới gặp lần đầu.
RANDOM_AVATAR
hoangna
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/11/08 22:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa bốn phương

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron