[Thảo luận: VH trang phục TG] Đặc điểm vùng qua trang phục

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi về những vấn đề chung liên quan cùng lúc đến nhiều nền văn hóa thế giới

[Thảo luận: VH trang phục TG] Đặc điểm vùng qua trang phục

Gửi bàigửi bởi HCNandChocolate » Thứ 5 25/03/10 22:09

Đây là topic thứ hai của môn VH trang phục TG. Trong phần này, chúng ta cùng thảo luận về ảnh hưởng của môi trường sống, nghề nghiệp của một vùng... đối với trang phục của vùng đó.
Nhìn xa thì cuộc đời là hài kịch. Nhìn gần thì cuộc đời là bi kịch (Charlie Chaplin)
Hình đại diện của thành viên
HCNandChocolate
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 27/02/08 13:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [Thảo luận: VH trang phục TG] Đặc điểm vùng qua trang ph

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 6 02/04/10 0:43

ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ HẬU ĐẾN TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI CHĂM THEO ĐẠO HỒI TẠI VIỆT NAM

Tìm hiểu về trang phục Đạo Hồi ở khu vực Trung Đông, mới thấy là hầu hết phụ nữ theo đạo Hồi ở đây ăn mặc rất kín đáo, thậm chỉ chỉ để lộ 2 mắt, hoặc có trang phục che đầu vẫn lộ mặt nhưng các phần khác thì vẫn rất kín .Với những người theo Đạo Hồi, phụ nữ che mặt để bảo vệ danh dự uy tín cho người chồng và cho gia đình. Để được đàn ông coi trọng và bảo vệ thì phải không cho mọi người thấy mặt của mình ở nơi công cộng. Phụ nữ muslimate (phụ nữ Muslim có đức tin) khi đến tuổi trưởng thành thì bắt buộc họ phải dùng khăn che phủ toàn đầu tóc (gồm cả hai lỗ tai phũ xuống cần cổ trước và sau, và bộ ngực) mỗi khi ra đường hoặc đối diện với những người nam nào có thể cưới họ làm vợ được...”

Hình ảnhHình ảnhHình ảnh

Ở Việt Nam, đạo Hồi thật sự ảnh hưởng đến người Chăm thế kỉ XVII ở khu vực Ninh Thuận , Bình Thuận
Dân tộc Chăm phân bổ theo những nhóm địa phương khác nhau. Chủ yếu họ sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác như­ An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân c­ư là người Chăm. Người Chăm theo đạo Hồi gọi là Chăm Bà ni. Trang phục dân tộc Chăm có lối tạo dáng và trang trí riêng khó lẫn lộn với các tộc người trong nhóm ngôn ngữ hoặc khu vực.

Trong bài viết này, ngoc_nu sẽ so sánh trang phục của người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam, và người theo đạo Hồi tại các nước Hồi giáo Trung Đông

Hình ảnh
trang phục Chăm Bà ni
Hình ảnh
Màn trình diễn trang phục truyền thống của dân tộc Chăm, (Ninh Thuận)
Hình ảnh

Có thể thấy, trang phục Chăm Bà ni và trang phục Đạo Hồi tương đối khác xa nhau, một bên nặng về hình thức kín đáo, nghiêm khắc, và đôi khi có phần cực đoan trang phục. Bên kia thì thoải mái hơn, chú ý đến đường nét, kiểu dáng, hoa văn nhiều hơn.

Điều gì đã làm nên sự thay đổi lớn đến như vậy? Dù tất cả họ đều theo Đạo Hồi, và trong kinh Cô ran có nói về trang phục của phụ nữ?

Lí do rất nhiều song có thể thấy cơ bản là vì đạo càng đi xa trung tâm thì tính bảo tồn càng thấp vì phải hòa hợp với các đặc điểm của cư dân, tín ngưỡng bản địa. Một phần khác: khí hậu Việt Nam, nóng ẩm không thể mặc quá kín như vùng Trung Đông quanh năm phải đối ,mặt với nắng nóng, bão cát sa mạc,...

bài tham khảo trên:
http://maxreading.com/?chapter=3897
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E ... _Ch%C4%83m
http://www.chudu24.com/tin-du-lich/tin- ... -viet.html
GS Lương Ninh, Vương Quốc Champa, Nxb ĐaHQG Hà Nội, Hà Nội, 2006
Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch), Lịch sử văn minh Ả Rập, nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, năm 2004
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: [Thảo luận: VH trang phục TG] Đặc điểm vùng qua trang ph

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 3 13/04/10 16:10

Hôm nay tớ post thêm hình cho mọi người, Sẽ thấy được sự khác biệt trong trang phục giữa người Chăm theo Đạo Hồi với người theo Đạo Hồi tại các nước Trung Đông

Hình ảnh
Vũ điệu Apsara say đắm của các nghệ sỹ Chăm (Ninh Thuận).
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
http://ngoisao.net/News/Hau-truong/2009 ... 16/pa9.jpg
trang phục đám cưới người theo đạo Hồi tại Việt Nam
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: [Thảo luận: VH trang phục TG] Đặc điểm vùng qua trang ph

Gửi bàigửi bởi hoaaanhdao » Chủ nhật 18/04/10 23:36

Mình cũng muốn đưa ra một thí dụ về trang phục và tính cách con người phương Tây thông qua quần Jean:
Quần Jean và nét tính cách của người phương Tây.
Quần Jean (quần bò) là một loại quần xuất xứ từ các nước phương Tây vào khoảng thế kỷ XX. Trong xã hội,nó đã từng là biểu tượng cho tuổi trẻ, sự phản kháng, tự do và chủ nghĩa cá nhân của mọi tầng lớp nhân dân phương Tây. Đây cũng là nét tính cách của người phương Tây. Ngày nay, quần Jean là loại trang phục được bán nhiều nhất trên thế giới bởi nó phù hợp cho cả hai giới tính, mọi tầng lớp trong xã hội và con người ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhưng ít có ai biết rằng nó ra đời từ nhu cầu mặc của những người đi đào vàng ở Châu Mỹ.
Levi Strauss được xem là cha đẻ của quần Jean. Levi sản xuất những chiếc quần đầu tiên bằng vải Canvas – một loại vải dày cho những người thợ đào vàng ở Califonia khi ông cùng họ trong những cuộc hành trình tìm vàng. Sau đó, nhờ bán được nhiều quần may bằng vải Canvas nên ông đã cải tiến những chiếc quần bằng một loại vải tốt hơn. Đây là loại vải chéo, mềm hơn nhưng có độ bền tương tự có nguồn gốc từ Nimes – Pháp. Những người đào vàng có vẻ thích loại vải này và gọi nó là Denim. Tuy nhiên nó có một nhược điểm là loại vải này không có màu nhìn không hấp dẫn và dễ bám bẩn gây bất tiện cho công việc đào mỏ. Chính vì vậy Levi đã nhuộm vải này thành màu xanh. Những chiếc quần Jean được chính thức ra đời vào ngày 20 tháng 05 năm 1873 khi Levi nhận được bằng sáng chế của phòng bằng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ.
Quần Jean rất phù hợp với công việc của những người đào vàng bởi hầu hết những người đào vàng trước kia đều ăn mặc rách rưới với những bộ quần áo may bằng chất liệu mỏng trong khi họ sử dụng nhiều loại vải thô dày để dựng lều che nắng mưa. Từ đó Levi đã cắt những mảnh vải may lều may quần cho những người đi đào mỏ. Để quần được chắc chắn hơn và đảm bảo ở những mối chỉ may ông cho đóng những chiếc đinh tán. Những chiếc quần này được những người thợ mỏ vàng yêu chuộng vì nó không dễ dàng sờn rách như những bộ quần áo trước đây.
Hình ảnh
Một chiếc quần Jean xưa của Levi

Loại quần này xuất hiện ở Châu Âu muộn hơn do lính Mỹ đã du nhập loại quần này vào châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ II. Châu Âu dần dần bị Mỹ hóa đầu tiên qua áo quần, quần Jean thể hiện nét tính cách của người Mỹ thích tự do, sống cá nhân,…. Vào thập niên 1960, thời gian của hippies và phản kháng, chiếc quần jean trở thành bộ đồng phục cho những người muốn sống tự do không ràng buộc. Thời gian này khi nói đến tự do, nói đến phản kháng, đến chối từ thì phải nói đến quần jean. Chỉ với quần jean, tuổi trẻ cảm nhận mình đã hơn người, mình "đã sống, đang sống và biết sống" hơn người.
Nhưng sau đó "quần jean" bị tàn lụi, Jean trở thành loại quần áo cho tầng nhóm xã hội bình thường. Từ biểu tượng cho "tự do", nay Jeans trở thành chiếc quần của thời gian rảnh rỗi không thể hiện được sự sôi nổi như trước đây nữa. Để chặn đứng tình trạng xuống dốc của quần Jeans, các nhà tạo mode đã thay đổi nhiều kiểu mẫu: lúc quần ống rộng, khi thì bó mông. Nhờ vào hóa chất acid và đá bọt, chiếc quần Jeans mới được bỏ vào trong máy giặt để trở thành loại quần Jean washed bạc. Ai mà thích quần rách rưới thì vải quần được bắn nát với đạn. Trong giới thanh niên nam nữ thời bấy giờ cho rằng quần càng hư hỏng rách rưới người mặc mới thể hiện được phong cách của mình.

Hình ảnh
Quần Jean được washed
Hình ảnh
Quần Jean được làm rách

Ngày nay thật sự quần Jean đã lan tỏa mạnh mẽ qua các nước châu Phi và Châu Á, quần Jean là sự lựa chọn hàng đầu bởi sự tiện dụng và thỏa mái khi mặc của nó. Bên cạnh đó, quần Jean cũng được thiêt kế theo nhiều kiểu dáng khác nhau để phù hợp với phong cách của người mặc
RANDOM_AVATAR
hoaaanhdao
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 6 29/02/08 10:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: [Thảo luận: VH trang phục TG] Đặc điểm vùng qua trang ph

Gửi bàigửi bởi HCNandChocolate » Thứ 2 19/04/10 16:06

Theo những gì ngoc_nu đã trình bày, có thể thấy trang phục của người Chăm theo đạo Hồi ở VN và trên thế giới có sự khác biệt về trang phục là do những khác biệt về mặt địa lý là chủ yếu. Nhưng bên cạnh những ảnh hưởng của tự nhiên, có hay không những ảnh hưởng tiếp nhận do quá trình giao lưu văn hóa ? Trong loạt hình của ngoc_nu có hình một người Chăm VN mặc áo sơ-mi, mình thắc mắc là người theo đạo Hồi ở những nơi khác có sự thay đổi này hay không, hay kiểu trang phục của họ vẫn là trùm kín khắp người ?
Nhìn xa thì cuộc đời là hài kịch. Nhìn gần thì cuộc đời là bi kịch (Charlie Chaplin)
Hình đại diện của thành viên
HCNandChocolate
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 27/02/08 13:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [Thảo luận: VH trang phục TG] Đặc điểm vùng qua trang ph

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 3 20/04/10 8:23

Cái áo mà cô gái mặc sơ mi nhưng đội khăn đó, tớ thấy không có chú thích nhưng tớ nghĩ đó có thể là một cô gái Chăm theo đạo Hồi còn đang đi học!

Chuyện các nước khác có thế không thì tớ nghĩ thế này: những người mà theo Đạo Hồi còn đi học í, thì họ cũng là trí thức, đã đến trường có thể họ phải ăn mặc cho hợp với hòan cảnh đến trường, nên trang phục chắc chắn sẽ có những thay đổi. Ví như: hoàn toàn không mặc đồ Hồi giáo mặc Âu phục, hoặc như mặc áo sơ mi, hay đồng phục của trường bắt buộc nhưng vẫn cố gắng giữ lại nét gì đó của đạo Hồi (ví như khăn đội đầu), hay có thể họ vẫn mặc đồ đạo Hồi nhưng sẽ cố gắng làm cho gọn gàng bớt để phù hợp với hoàn cảnh học tập
Hình ảnh

Còn vấn đề về trang phục Đạo Hồi khi sang Việt Nam bị biến đổi nhiều, mà lí do khí hậu thì là khá rõ: người Chăm theo đạo Hồi chủ yếu sinh sống ở khu vực Nam Bộ, mà khu vực này thì khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với 2 mùa khô và mưa, quanh năm nhiệt độ cao (trung bình > 24 độ/năm)--> không thể mặc đồ kín như đạo Hồi vùng trung Đông

Còn về ảnh hưởng giao lưu văn hóa trong quá trình truyền đạo chắc chắn là có, và những nét giao lưu đó cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của trang phục. Ví như , Việt Nam chúng ta là văn hóa gốc nông nghiệp, mà đã làm nông thì chuộng đồ đạc tiện lợi giản dị, có thể lội bùn xuống ruộng cày cấy, và đã làm nông thì hoạt động khá nhiều: trồng trọt , chăn nuôi...vì thế càng không thể mặc những cái váy dài phủ kín từ đầu tới chân...Thêm một nét nữa, là đời sống cộng đồng của người Việt, ra đường gặp người hàng xóm thì chào hỏi nhau, dăm ba câu chuyện nhà cửa, ruộng vườn, con cái...lối sống làng xóm gắn bó bên cạnh nhau, người Việt nam có câu "lời chào cao hơn mâm cỗ"...nên càng không thể trùm khuôn mặt kín mít, không cho ai thấy mặt...

Có thể xem đó là một rong những lí do giải thích cho việc biến đổi trang phục đạo Hồi khi sang đến Việt Nam
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: CHẤT LIỆU TRANG PHỤC VÀ LOẠI HÌNH VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi duckling » Thứ 7 24/04/10 6:01

Sự phân chia 2 loại hình văn hóa Đông Tây được hình thành trên cơ sở những khác biệt chủ yếu về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Và trên cơ sở của sự khác nhau gần như đối lập này dẫn đến sự khác nhau trong chất liệu trang phục.

Phương Đông mà điển hình là khu vực Đông Nam là nới có nóng, ẩm, mưa nhiều…nên trồng trọt là chủ yếu. Từ đó, chất liệu mà ta chọn để tạo ra trang phục cũng là sản phẩm cùa ngành trồng trọt. Người phương Đông dùng lụa, tơ tằm, đay, gay và bông…những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, đặc điểm những loại này là mỏng, mềm, thoáng mát nên rất phù hợp với điều kiện tự nhiên và sản xuất nơi đây. Trung Quốc là nơi nổi tiếng nhất về các loại tơ, lụa với đường nét, cách thức dệt thủ công truyền thống, ngoài ra Ấn độ và khu vực Đông Nam Á cũng nổi tiếng về ngành nghề này….sản phẩm ngành dệt may của người phương Đông nổi tiếng thông qua con đường tơ lụa.

Ngược lại, người phương tây mà đặc biệt là vùng tây Bắc là nơi khí hậu lạnh, khô, khắc nghiệt, đồng cỏ phát triển, nên chăn nuôi là chủ yếu. Người phương Tây sử dụng lông thú hoặc các chất liệu dày thô để may trang phục. Có thể nhắc đến các loại da thú lớn, lông cừu, hay các loại jean, kaki…đặc đểm của chúng là dày, thô, bền chắc có thể giữ ấm và thích hợp với lối sống du mục phải di chuyển thường xuyên. Trong lịch sử phương tây đã có những cuộc tranh chấp về vấn đề nuôi cừu để lấy lông cho ngành dệt…rất nhiều đồn điền bị cướp để lấy đất làm nông tại nuô cừu trông cuộc CM Công Nghiệp Anh.

Chất liệu trang phục là sự lựa chọn của con người trên cơ sở tận dụng tự nhiên, những điều kiện sẵn có để tạo ra trang phục phù hợp, đối phó với những tác động của môi trường. Khi được chọn lựa và sử dụng thì chúng không còn là sản phẩm của tự nhiên nữa mà đã trở thành một yếu tố văn hóa. Vì trên thực tế, thông qua nó, ta cũng dễ dàng nhận thấy những khác biệt, những đặc điểm chủ yếu của hai nền văn hóa trên thế giới: một phương Đông mềm mại, nữ tính và một phương Tây cứng rắn, mạnh mẽ.
Hình đại diện của thành viên
duckling
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 6 21/03/08 21:25
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [Thảo luận: VH trang phục TG] Đặc điểm vùng qua trang ph

Gửi bàigửi bởi HCNandChocolate » Thứ 7 24/04/10 7:08

ngoc_nu đã viết: Còn về ảnh hưởng giao lưu văn hóa trong quá trình truyền đạo chắc chắn là có, và những nét giao lưu đó cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của trang phục. Ví như , Việt Nam chúng ta là văn hóa gốc nông nghiệp, mà đã làm nông thì chuộng đồ đạc tiện lợi giản dị, có thể lội bùn xuống ruộng cày cấy, và đã làm nông thì hoạt động khá nhiều: trồng trọt , chăn nuôi...vì thế càng không thể mặc những cái váy dài phủ kín từ đầu tới chân...Thêm một nét nữa, là đời sống cộng đồng của người Việt, ra đường gặp người hàng xóm thì chào hỏi nhau, dăm ba câu chuyện nhà cửa, ruộng vườn, con cái...lối sống làng xóm gắn bó bên cạnh nhau, người Việt nam có câu "lời chào cao hơn mâm cỗ"...nên càng không thể trùm khuôn mặt kín mít, không cho ai thấy mặt...

Có thể xem đó là một rong những lí do giải thích cho việc biến đổi trang phục đạo Hồi khi sang đến Việt Nam


Thật ra, theo như ngoc_nu nói thì đây chỉ mới là sự biến đổi của trang phục Hồi giáo khi gặp văn hóa bản địa Việt Nam thôi, còn ý mình thắc mắc chính là có hay không ảnh hưởng của quá trình giao lưu với VH phương Tây đến trang phục của người theo Hồi giáo ở Việt Nam, vì văn hóa Việt Nam không chỉ có lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với khu vực, mà còn có lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.
Nhìn xa thì cuộc đời là hài kịch. Nhìn gần thì cuộc đời là bi kịch (Charlie Chaplin)
Hình đại diện của thành viên
HCNandChocolate
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 27/02/08 13:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [Thảo luận: VH trang phục TG] Đặc điểm vùng qua trang ph

Gửi bàigửi bởi nguyenthikieuoanh » Thứ 4 28/04/10 17:52

Thế giới cổ đại gắn liền với một số nền văn minh của một số quốc gia sớm phát triển từ thiên niên kỷ thứ 4 trước công nguyên đến TK thứ 5 sau công nguyên. Đó là các quốc gia: Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa, La Lã, Roman..., các quốc gia này đều nằm trên các con sông lớn màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp: sông Nil (Ai Cập), sông Hằng (Ấn Độ), sông Hoàng Hà (Trung Quốc).

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thảo luận nhiều về vấn đề: “Trong quá trình tiến hóa của mình, con người đã bắt đầu biết tạo ra và sư dụng quần áo từ thời gian nào?” Rõ ràng, đây không phải là một câu hỏi, một vẫn đề đơn giản để có thể dễ dàng có được một câu trả lời, tuy nhiên, thông qua bài viết này mình hy vọng có thể giúp các bạn có được những thông tin và cái nhìn tổng quan nhất về nguồn gốc của trang phục (quần áo) và trang phục thế giới thời cổ đại.

Ngay từ khi thoát khỏi loài vượn, con người đã tiến hóa lên một bước cao hơn, vượt qua những hạn chế của loài vật và bắt đầu hình thành ý thức cộng đồng (tuy là cộng đồng còn nguyên sơ). Thời tiền sử, tổ tiên loài người sống tập trung trong các vách hoang, hốc núi tạo thành những cộng đồng người nguyên thủy. Họ săn bắn, hái lượm, tồn tại với những vũ khí rất thô sơ: chiếc gậy đập bẹp 1 đầu và trở thành nhưng người thợ săn du mục, lang thang trên khắp hành tinh. Đến thời cổ đại, kéo dài khoảng 100000 năm từ 30000 năm đến 130000 năm trước, hình thái chính trị chiếm hữu nô lệ ra đời, đã bắt đầu kéo con người vào guồng quay của sự phát triển: cả sinh lý và trí tuệ. Khả năng làm việc với công cụ bằng đá cùng với phát minh ra lửa đã mang lại sự thay đổi và dịch chuyển của XH thời kỳ này, người thượng cổ dần hoàn thiện: Thông minh và nhanh nhạy hơn. Tuy nhiên, sự biến đổi đó vẫn còn chậm chạp.

Nhưng vấn đề mà chúng ta quan tâm:”Trong quá trình tiến hóa đó, con người đã bắt đầu biết tạo ra và sử dụng quần áo từ thời kỳ nào?” Các nhà khoa học, bao gồm cả các nhà nhân chủng học và khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu, suy luận và boăn khoăn từ rất lâu, nhưng tất cả cũng chưa thể đưa ra một câu trả lời với một mốc thời gian chính xác.

Từ những bằng chứng ít ỏi thu thập được và từ sự suy luận logic về quá trình tiến hóa của con người: Con người muốn tồn tại và phát triển cần tìm ra cách chống chọi lại với thiên nhiên và kẻ thù, mà trong thời tiền sử, thiên nhiên cực kỳ khắc nghiệt: lạnh và rét, con người sẽ làm gì đây để có thể chống chọi với điều kiện này ? Hầu hết các nhận định đều cho rằng:”Quần áo đầu tiên mà con người tạo ra và sử dụng đó là da và lông thú – một nguồn sẵn có và có khả nẳng giúp con người chống lại giá lạnh” – đó là một nhận định rất có căn cứ khoa học, nhưng đặc thù của chất liệu này: dễ thối rữa và phân hủy đã không để lại 1 dấu tích nào cho các nhà khoa học có thể tìm hiểu và đưa ra 1 mốc thời gian chính xác. Một số nhà nghiên cứu cho rằng:”Khoảng 100.000 năm trước, trong thời kỳ cổ đại, da và lông thú đã được con người bắt đầu sử dụng.” Nhưng đó cũng chỉ là phỏng đoán mà thôi.

Một số khác qua căn cứ vào các dấu tích tìm thấy ở vùng sa mạc Trung Đông nhận định:”Quần áo con người được sử dụng có thể bắt đầu ít nhất 25.000 – 40.000 năm về trước.” Đó là các nhận định của các nhà khảo cổ học qua quá trình lần tìm dấu tích còn lại.

Nhưng dưới khía cạnh khác, các nhà nhân chủng học , ngài Mark Stone King cùng các đồng nghiệp ở Học Viện Mark Plank, Đức, qua quá trình nghiên cứu về loài ký sinh trùng: chấy và rận, lại cho rằng:”Quần áo con người được bắt đầu sử dụng cùng với quá trình chấy và rận bắt đầu ký sinh trên cơ thể con người. Như vậy, có thể con người bắt đầu biết tạo ra và sử dụng quần áo vào khoảng 42.000 – 72.000 năm trước.”
Một nhận định khác, khi tim hiểu về nghệ thuật qua các bức tranh còn để lại, một số nhà khoa học lại khẳng định: Thông tin đầu tiên về quần áo có từ 20.000 về trước. Đó là những gì tìm thấy từ các bức họa trên các vách hoang ở núi Pyrene, biên giới Pháp và Tây Ban Nha.

Nhìn chung, để có thể nói chính xác: Con người bắt đầu tạo ra và sử dụng quần áo từ khi nào thì thật là khó. Nhưng chúng ta có thể khẳng định: Quá trình tiến hóa của con người, sự xuất hiện của quần áo là một trong những sự phát triển quan trọng: Vừa là công cụ cùng với sự phát minh ra lửa, đồ đá, đồng, gốm..., vừa là yếu tố cấu thành XH cùng với sự ra đời của tôn giáo, chữ viết và lòng tôn thờ. Sự phát triển của quần áo chính là giai đoạn mang tính chất quyết định trong quá trình tiến hóa về văn hóa, sinh lý của con người.
file:///D:/documentary/New%20Folder/Qu%E1%BA%A7n%20%C3%A1o%20xu%E1%BA%A5t%20hi%E1%BB%87n%20khi%20n%C3%A0o%20%20%20Dien%20dan%20thoi%20trang.htm
RANDOM_AVATAR
nguyenthikieuoanh
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 3 21/10/08 20:47
Đến từ: Việt Nam
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [Thảo luận: VH trang phục TG] Đặc điểm vùng qua trang ph

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 6 30/04/10 7:28

Theo ngoc-nu thì cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi tại Việt nam cũng giống những cộng đồng dân tộc khác thôi, cũng xảy ra hiện tượng giao lưu ảnh hưởng văn hóa.Nói như vậy cũng có nghĩa là, người Chăm theo đạo Hồi tại Việt nam cũng chịu những ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây. Ví dụ như ảnh cô gái mặc áo sơ mi ấy!

Tùy theo từng hoàn cảnh họ sẽ có trang phục phù hợp, bên cạnh trang phục truyền thống của mình. Như người Chăm theo đạo Hồi còn đi học thì cũng mặc đồng phục áo sơ mi như người Việt mình. Mà áo sơ mi, là một ảnh hưởng trang phục từ phương Tây rồi, hoặc là với từng công việc họ sẽ mặc trang phục phù hợp, như cũng có người Chăm theo đạo Hồi làm doanh nhân, họ cũng mặc vest thắt caravat...

Bên cạnh trang phục truyền thống họ vẫn mặc các trang phục như áo sơ mi, quần tây...

Hình ảnh
Một Bí thư xã đòa người dân tộc Chăm theo đạo Hồi (Bình Thuận)
Hình ảnh
Cô dâu Phương Anh và chú rể Muhammad Khan- Một người theo đạo Hồi
Hình ảnh
Những người theo đạo Hồi sinh sống tại Việt Nam , vẫn mặc vest, áo sơ mi... (trong ảnh có 2 người theo đạo Hồi)
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa bốn phương

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron