HOA BÁCH HỢP TRONG CÁC NỀN VĂN HOÁ KHÁC NHAU

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi về những vấn đề chung liên quan cùng lúc đến nhiều nền văn hóa thế giới

HOA BÁCH HỢP TRONG CÁC NỀN VĂN HOÁ KHÁC NHAU

Gửi bàigửi bởi truc_tq » Thứ 5 06/03/08 9:15

HOA BÁCH HỢP TRONG CÁC NỀN VĂN HÓA
KHÁC NHAU
Hình ảnh hoa bách hợp nói chung tuy không là biểu tượng văn hóa của tất cả mọi nền văn hóa mà nó tồn tại trong đó. Tuy nhiên, ở mỗi nền văn hóa khác nhau, người ta có thái độ nhìn nhận và gán ghép cho nó một ý nghĩa đặc trưng riêng. Bài viết tổng hợp một số quan điểm phổ biến nhất nhằm góp phần đem đến cho mọi người cái nhìn tổng quát về loài hoa nhiều thú vị này.
Trong văn hóa phương Tây, hoa bách hợp thường đại diện cho sự trong sạch và hoàn mỹ, cũng là biểu tượng của hòa bình, đức hạnh cao cả và sự trong sáng, ngây thơ.
Cho đến tận ngày hôm nay, hoa bách hợp màu trắng chính là biểu tượng cho sự trong sạch, thuần khiết và trinh trắng. Chính vì vậy, hoa bách hợp là loài hoa được mọi người ưa thích trong hôn lễ lẫn tang lễ. Trong lễ tang, hoa bách hợp tượng trưng cho các linh hồn đã sám hối, không còn vết nhơ tội ác nào.
Trong thần thoại Hy Lạp, La Mã, người ta cho rằng hoa bách hợp sinh ra nhờ sữa của Thiên hậu Hera. Có những giọt sữa nhỏ xuống thành sông Ngân trên trời, những giọt khác thì rơi xuống đất mọc thành hoa bách hợp.
Trong Cơ Đốc giáo, hoa bách hợp có liên quan đến Đức mẹ Maria. Sự trong sạch, không chút tì vết của hoa tượng trưng cho sự thuần khiết, không ố bẩn của Đức mẹ.
Hoa bách hợp cũng là hoa của mùa Phục sinh. Trong “Cuộc phán xét cuối cùng”, hoa bách hợp và kiếm tượng trưng cho sự vô tội và tội ác. Và trong thánh kinh, chúa Jesus đã xem hoa bách hợp ngòi đồng như dấu hiệu của sự mộc mạc và thuần khiết.
Hoa bách hợp Pháp là quốc huy của nước Pháp. Truyền thuyết kể rằng vào một đêm nọ, một ông lão nhìn thấy một vầng ánh sáng vàng rực chiếu vào căn nhà nhỏ của ông, một vị thiên sứ đã xuất hiện trước mặt ông, trong tay cầm một lá chắn màu xanh, mặt trên có trang trí ba đoá hoa bách hợp bằng vàng, sáng lấp lánh như sao. Ông lão nhận được lệnh giao tấm lá chắn đó cho nhà vua, từ đó quân đội nhà vua đánh đâu thắng đó. Vì vậy, tấm lá chắn hoa bách hợp bằng vàng đã trở thành quốc huy của nước Pháp. Ngày nay, ở Pháp, hoa bách hợp còn được xem là hoa của người lao động, là vật kỉ niệm truyền thống trong ngày Quốc tế lao động 1-5.
Trong văn hóa Hán, hoa bách hợp được xem là loài hoa may mắn. Chữ “bách” trong “bách hợp” có nghĩa là “trăm” (tức con số), ý chỉ trăm sự hòa hợp, cho nên được xem là vận tốt. Trong khiến trúc, hội họa và nghệ thuật dệt Trung Hoa, hoa bách hợp khi kết hợp với những vật mang ý nghĩa may mắn khác sẽ tạo thành những hình ảnh may mắn rất được ưa chuộng. Ví dụ: hai đóa hoa bách hợp và vạn niên thanh vẽ chung với nhau gọi là “hoà hợp vạn niên” (mười ngàn năm hòa hợp: hạnh phúc lâu bền); một đứa bé trai, tay trái cầm một cành hoa bách hợp, tay phải cầm một cành hồng, miệng nở nụ cười mang ý “bách hợp khả lạc” (trăm việc đều vui vẻ).
Ngoài ra, hoa bách hợp còn là tín vật để các cô gái bày tỏ tình yêu. Họ cho hoa vào những túi thêu, may thành túi thơm hình trái tim, làm quà tình yêu gởi cho ý trung nhân.
Hoa bách hợp còn được gọi là “tống tử tiên”. Vào ngày hôn lễ của các cô gái, người ta thường dùng hoa bách hợp làm quà tặng, cô gái nào nhận được quà tặng là hoa bách hợp nhất định sẽ sinh một bé trai kháu khỉnh. Mặt khác, hoa bách hợp làm quà tặng trong hôn lễ còn tượng trưng cho ý “bách niên hòa hợp” (Trăm năm hoà hợp, hạnh phúc).
Người ta còn cho rằng hoa bách hợp có thể xua đuội tà ma. Ở nông thôn miền Nam Trung Quốc, mội khi vào tiết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5, người ta thường treo hoa bách hợp trên cửa sổ hoặc treo trong màn ở đầu giường để tránh tà ma. Có người còn thích thêu hoa bách hợp trên khăn tay, bao gối và khăn trải giường, để cầu mong cuộc sống sẽ được tốt lành, như ý.
Người Việt Nam đa phần vẫn chưa quan tâm nhiều đến loài hoa này. Tại các thành phố lớn, do ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây, chúng ta bắt đầu có thói quen tặng nhau những lẵng hoa bách hợp trong những dịp sinh nhật, khai trương hay thăm viếng người thân, bạn bè, phần vì thích vẻ đẹp của hoa, chứ không chú trọng lắm đến ý nghĩa của nó.
RANDOM_AVATAR
truc_tq
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 3 27/11/07 17:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HOA BÁCH HỢP TRONG CÁC NỀN VĂN HOÁ KHÁC NHAU

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 5 06/03/08 10:17

Đọc bài của bạn bỗng dưng chợt nhớ đến một truyện ngắn của Kawabata Yasunari cũng mang tên là "Hoa bách hợp" (Yuri)

Mọi người thử đọc nhé....

HOA BÁCH HỢP (1927)
Kawabata Yasunari
Nhật Chiêu dịch

Khi còn ở trường tiểu học, có lần Yuriko tự nhủ: tội nghiệp bạn Umeko quá. Bạn dùng cây bút chì nhỏ hơn cả ngón tay cái và phải đi học với chiếc cặp cũ mèm của anh mình.

Và để có những món đồ giống với cô bạn thân nhất ấy, Yuriko đã cắt cây bút chì của mình ra nhiều mẩu ngắn bằng chiếc cưa nhỏ vẫn gắn liền với con dao bỏ túi. Vì không có anh, nàng khóc lóc đòi mua chiếc cặp của con trai cho bằng được.

Khi đã vào trường nữ sinh, có lần Yuriko tự nhủ: Matsuko sao mà đẹp quá. Khi trái tai và các ngón tay của nàng đỏ lên vì sương giá, nàng trông thật khả ái.

Để có thể giống với người bạn thân yêu ấy, nàng ngâm bàn tay của mình thật lâu trong chậu nước lạnh. Nàng còn thấm ướt đôi tai và cứ thế đến trường trong ban mai gió lộng.

Khi nàng tốt nghiệp và kết hôn, không cần phải nói, Yuriko yêu chồng say đắm. Vì thế, để bắt chước người nàng yêu thương nhất đời đó, nàng cắt tóc ngắn, đeo cặp kính dày cộm, gày râu mép, bập ống vố như thủy thủ. Nàng nói lớn với chồng: “Ê, này!”, đi đứng mạnh bạo và còn tính đến chuyện đầu quân.

Rất ngạc nhiên, chồng nàng cấm nàng làm tất cả những điều ấy. Anh ta cũng phiền trách cả chuyện nàng bắt chước mặc quần áo lót giống hệt anh ta. Cả việc nàng không dùng son phấn để được giống như anh ta cũng làm anh ta khó chịu.

Vì thế tình yêu của nàng như thể bị trói buộc chân tay, không thể cởi mở, như chồi nụ bị cắt đi, nó dần dần khô héo.

Người sao mà khó chịu! Tại sao không để mình làm giống như anh ấy? Nàng tự nhủ - Người tôi yêu và tôi khác nhau quả là cô đơn.

Và Yuriko đâm ra yêu Thượng đế - nàng cầu nguyện: Thượng đế ơi, làm ơn hiện hình ra với em. Làm sao cho em được nhìn thấy người. Em muốn được giống như Thượng đế mà em yêu, muốn làm những điều như người.

Từ trời vang xuống giọng nói trong suốt của Thượng đế: Nàng sẽ trở thành hoa bách hợp – cũng như hoa bách hợp nàng chẳng yêu gì. Cũng như hoa bách hợp, nàng sẽ yêu mọi thứ.

Vâng! – Yuriko dịu dàng đáp lời, và rồi nàng hóa thành một đóa hoa bách hợp.
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HOA BÁCH HỢP TRONG CÁC NỀN VĂN HOÁ KHÁC NHAU

Gửi bàigửi bởi HienDam » Thứ 5 13/03/08 11:35

Nói đến hoa bách hợp mà không có ảnh thì làm sao mà hinh dung được?
Xin giới thiệu một tấm ảnh:
Hình ảnh

Và một bài viết về hoa bách hợp với tư cách là một biểu tượng trong văn hoá phương tây:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_b%C3%A1ch_h%E1%BB%A3p
RANDOM_AVATAR
HienDam
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 23/05/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: HOA BÁCH HỢP TRONG CÁC NỀN VĂN HOÁ KHÁC NHAU

Gửi bàigửi bởi dakota » Thứ 2 17/03/08 22:33

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
dakota
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 2 28/01/08 13:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HOA BÁCH HỢP TRONG CÁC NỀN VĂN HOÁ KHÁC NHAU

Gửi bàigửi bởi binbinbas » Thứ 5 07/05/09 15:04

Hoa Bách Hợp còn được gọi là Lyly,hay Huệ Tây.Nó đẹp và thanh khiết,mùi hương quyến rũ cực kỳ nhưng thân Bách Hợp cứng cáp chứ không hề yếu ớt,mỏng manh.Khi một người phụ nữ yêu thích hoa này thì cũng hiểu cô ta là người như thế nào.Cô ta sẽ là người phụ nữ sắc sảo,cứng cỏi,quyễn rũ....Em nói thế có sai nhỉ không nhỉ???
" " Fear no bitch,trust no dick" "
Hình đại diện của thành viên
binbinbas
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa bốn phương

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron