Tục cưới hỏi bốn phương

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi về những vấn đề chung liên quan cùng lúc đến nhiều nền văn hóa thế giới

Tục cưới hỏi bốn phương

Gửi bàigửi bởi kim_chinh » Thứ 3 25/03/08 15:37

Cưới là hoạt động xã hội phổ biến và vui vẻ nhất. Tại mọi nơi trên thế giới, đám cưới luôn được coi là một sự kiện quan trọng trong đời sống vĂn hoá xã hội. Mỗi một nơi trên thế giới đám cưới mang một sắc thái riêng không thể trộn lẫn và mang đậm bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia. Hơn nữa, hôn nhân không đơn giản chỉ là sự kết hợp của hai tâm hồn, của hai con người, hai cá nhân riêng biệt mà là sự kết hợp của cả hai gia đình, hai dòng họ và là sự tồn tại của một dân tộc.

Đám cưới tại Hàn Quốc

Đám cưới ở Hàn Quốc diễn ra theo truyền thống được người Hàn Quốc gọi là Taerye. Lễ cưới được tổ chức linh đình trong thời gian khá dài với nhiều thủ tục, lễ nghi cầu kỳ. Nhìn chung, phong tục cưới hỏi của Hàn Quốc gần giống phong tục cưới của người Việt Nam.

Hôn lễ truyền thống Hàn Quốc cũng thường có các bước:

+ Nhà trai sửa lễ vật để đặt vấn đề hôn nhân với nhà gái
+ Chọn ngày lành tháng tốt hai bên gia đình gặp nhau bàn chuyện hôn nhân
+ Nhà trai thông qua bà mối hỏi nhà gái ấn định ngày cử hành hôn lễ
+ Nhà trai mang sính lễ tới nhà gái
+ Chú rể tới nhà gái đón cô dâu về

Trong quá khứ, nam nữ kết hôn khi còn rất trẻ và tuổi của cô dâu thường lớn hơn so với chú rể. Lễ cưới diễn ra với nhiều nghi thức, phong tục theo truyền thống từ cung cách cúi chào cho đến cách đi đứng cũng đều rất lễ nghi. Sau khi chú rể đến, đại lễ chưa tiến hành, chú rể chưa được vào nhà, trước tiên phải nghỉ tạm tại một ngôi nhà hàng xóm gần nhà cô dâu. Khi giờ tốt đến chú rể đầu đội khăn sa, mình mặc lễ phục, lưng buộc dải đai bước vào sân nhà cô dâu. Trong sân nhà gái đã trải sẵn một chiếc chiếu trên đó có đặt bàn thờ. Một đôi gà, hai đài nến, hai vò rượu cùng xôi, bánh trứng, táo là những thứ đã được bày sẵn trên bàn thờ. Chú rể mang theo một con nhạn có màu sắc sặc sỡ tiến lên trước bàn thờ và đặt con nhạn lên đó, sau đó quỳ vái. Nghi lễ này ý chỉ chú rể và cô dâu cùng yêu thương kính trọng nhau và không bao giờ chia lìa giống như những con nhạn vậy. Sau đó cô dâu chú rể vái nhau, uống rượu trao chén và nghi thức vào tiệc mừng.

Sau lễ cưới chú rể sẽ phải đến nhà cô dâu và ở lại đó ba ngày trước khi đón cô dâu về nhà mình.

Mặc dù, người Hàn Quốc luôn có ý thức giữ gìn phong tục cưới xin theo truyền thống của mình nhưng hầu hết các đám cưới hiện nay đều bị ảnh hưởng của phương Tây. Các đám cưới đã mất đi nhiều tính lễ nghi và đã cắt bỏ đi những thủ tục bị cho là rườm rà.

Đám cưới Ba Lan

Người chủ trì đám cưới giới thiệu bố mẹ hai bên, họ hàng hai bên và sau đó là cô dâu chú rể. Khi bố mẹ hai bên được giới thiệu họ đi thẳng tới bàn tiệc chính và đợi cặp vợ chồng sắp cưới.

Nhạc nổi lên khi cô dâu và chú rể được giới thiệu. Cô dâu chú rể lần lượt đi chào khách và sau đó tiến tới bàn tiệc chính nơi bố mẹ hai bên đã đợi sẵn để chúc phúc. Họ hàng hai bên có thể ngồi tại bàn tiệc chính hoặc tụ tập hai bên bố mẹ cô dâu chú rể.

Trên bàn nhỏ trước bàn chính có một khay đựng một ít muối, một vài lát nhỏ bánh mỳ và một ly rượu. Khi mọi người sẵn sàng, chủ trì tiệc cưới sẽ đọc diễn văn tuyên bố hôn lễ bắt đầu. Sau đó bố mẹ của cô dâu chú rể chào đón cặp uyên ương bằng cách tung một ít bánh mỳ, muối và rượu lên người họ. Rắc bánh mỳ muối và rượu là một truyền thống cổ trong đám cưới của người Ba Lan và là một hình thức chúc phúc cho cuộc sống sau này của hai vợ chồng tương lai.

Bánh mỳ tượng trưng cho hi vọng rằng cặp uyên ương sẽ không bao giờ bị đói. Muối tượng trưng cho sự nhắc nhở cô dâu chú rể là cuộc sống tương lai của họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và họ phải học cách đối mặt và đấu tranh trong cuộc sống. Rượu tượng trưng cho hi vọng của cha mẹ rằng đôi vợ chồng tương lai sẽ không bao giờ bị khát và sẽ có sức khoẻ tốt và nhiều bạn tốt.

Sau đó, bố mẹ hai bên hôn cô dâu chú rể. Nụ hôn đó được coi như một dấu hiệu của sự đón mừng việc kết hôn, sự đoàn kết và tình yêu.
Vào cuối nghi thức cô dâu và chú rể cùng bố mẹ tiến tới bàn của họ và chờ tới khi bữa ăn bắt đầu

Đám cưới Italia

Đến Italia nếu bạn thấy tại các nhà thờ có treo những dải ruban lớn nhiều màu sắc thì bạn hãy hiểu rằng vào thời điểm đó trong nhà thờ đang có một lễ cưới . Đây là cách báo hỉ truyền thống tại Italia.

Cũng tại đám cưới Italian truyền thống, cặp vợ chồng mới cưới khi bước ra khỏi nhà thờ và đi tới quảng trường của thị trấn thì thường được tung hoa giấy và gạo lên người. Hoa giấy tượng trưng cho tiền bạc và một tương lai tốt lành vì vậy mà càng được rắc nhiều hoa giấy thì cặp vợ chồng mới cưới càng gặp nhiều điều tốt lành.

Sau khi làm lễ tại nhà thờ cô dâu chú rể tới nơi tổ chức ăn mừng đám cưới.

Trong đám cưới Italia bánh cưới thường có nhiều tầng với hai bức tượng nhỏ ở trên tượng trưng cho cô dâu chú rể. Mặt của hai bức tượng nhỏ này phải hướng ra phía quan khách tham dự đám cưới.

Một điều không thể thiếu trong những đám cưới Italia truyền thống là khi một vị khách nam nào đó đứng lên với cốc rượu trong tay hô to "chúc mừng cặp vợ chồng mới cưới". Ngay lập tức mọi người cùng vỗ tay và hàng trǎm lời chúc mừng được tuôn ra. Và khi buổi lễ có vẻ giảm bớt không khí thì một người nào đó lại đứng lên và hô to "chúc mừng cặp vợ chồng mới cưới' và đám đông sẽ đáp lại bằng những tràng pháo tay và những lời chúc tụng. Tiếp đó khi một người bất kỳ nào trong đám cưới (thường là nam) đứng lên nói "hôn nhau đi, chúng tôi muốn được thấy các bạn hôn". Thì sau đó cô dâu chú rể từ từ đứng dậy và hôn nhau. Các đám cưới Italia thường diễn ra rất náo nhiệt, linh đình và các thực khách chỉ ra về khi họ cảm thấy không thể tự đi về nhà được và cần một người nào đó đưa họ về. Cô dâu và chú rể đi tới mỗi bàn của khách chào đón khách và sau đó nhẹ nhàng kín đáo rời bữa tiệc để đi hưởng tuần trăng mật và thậm chí không hề mở một gói quà nào. Họ hàng người thân của cô dâu chú rể vui vẻ chấp nhận điều đó và tiếp tục tiệc cưới.
NGUYEN THI KIM CHINH HVCH 2006
Hình đại diện của thành viên
kim_chinh
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 25/10/07 11:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tục cưới hỏi bốn phương

Gửi bàigửi bởi dangkhoa » Thứ 3 25/03/08 20:08

còn đám cưới ở VN thì có đặc điểm là xài "giờ dây thun" mời 5 giờ mà 5 giờ đến là chẳng thấy cô dâu chú rể đâu, 6 giờ ngồi chong ngóc mốc meo trong xó cùng mấy cái chén, ly rỗng. 7 giờ bụng đánh trống loạn xạ mà vẫn "chưa thấy gì"....
RANDOM_AVATAR
dangkhoa
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/03/08 0:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tục cưới hỏi bốn phương

Gửi bàigửi bởi ha noi » Thứ 4 02/04/08 18:02

Nhưng mà bạn ơi, chúng ta đi dự đám cưới là chính chứ có phải ăn là chính đâu, cho nên nếu đi dự đám cưới VN thì bạn cứ nên ăn thật no rồi hãy đi. Chúc bạn không bị bụng kêu, đánh trống ở đám cưới lần sau nhé !
(NGUYỄN THỊ CÔNG DUNG - HVCH NNH 2006)
RANDOM_AVATAR
ha noi
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 3 18/03/08 19:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tục cưới hỏi bốn phương

Gửi bàigửi bởi nguoikhohieu_emdo102 » Thứ 7 20/03/10 20:30

hihi nói đến đám cưới việt nam thì zui biết mấy,người ta cưới nhau được vợ được chồng là vui lắm chứ,thế nhưng ở việt nam mình bên cạnh cái vui ấy lại đi kèm cái lo:''héy không biết lỗ hay lời đây nữa,cầu trời cầu phật đừng có mưa để khách đến để chúng con còn có tiền mà trả nợ nữa.."trhie6t5 là thương tâm biết bao nhiêu,đám cưới nhà giàu thì không nói gì còn những đôi trẻ yêu nhau nhưng gia cảnh khó khăn thì thật tội nghiệp,vui buồn lẫn lộn nhưng tôi thấy rằng họ lo nhiều hơn vui,1 số báo cũng đã nói lên cái vấn đề này rùi...thiệt là buồn làm sao,tôi cảm thấy xót xa
RANDOM_AVATAR
nguoikhohieu_emdo102
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 6 12/12/08 20:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa bốn phương

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron