Chào nhau

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi về những vấn đề chung liên quan cùng lúc đến nhiều nền văn hóa thế giới

Chào nhau

Gửi bàigửi bởi DMai » Thứ 7 03/05/08 14:51

Không rõ từ bao giờ, dân ta có câu nói rất hay, rất văn hóa "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Câu nói này được lưu truyền từ đời này qua đời khác và trở thành nề nếp, một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
"Lời chào cao hơn mâm cỗ" hàm ý câu chào hỏi rất quan trọng, rất tình nghĩa, còn quý hơn cả việc mời nhau đến ăn uống tiệc tùng. Chẳng thế mà ở làng quê trước kia cũng như hiện nay mọi người ra đường ra ngõ, đi chợ, đi làm đồng hoặc đi đâu đó gặp nhau là chào hỏi rất vui. Cả xóm chào nhau, cả làng chào nhau, rất thân mật, cởi mở, thân tình .Vì vậy mà ta thử xét lời chào là một biểu tượng văn hoá trong những đặc trưng của văn hoá như sau:
Việc chào hỏi rất sinh động, phong phú nhưng có thể hiểu tóm lược và đơn giản như thế này: Đó là dù thân hay sơ, là họ mạc ruột thịt hay chỉ là hàng xóm láng giềng quen biết, khi gặp nhau đều cần có lời chào. Con cháu từ nhà đi đâu hoặc đi đâu về nhà đều phải thưa chào ông bà cha mẹ và các bậc bề trên. Ở trường lớp hay tại bất cứ đâu, gặp các thày cô giáo, học trò phải chào. Đến cơ quan, công sở, nhà máy… cũng vậy. Đó là lời chào nên đi đôi với câu hỏi ngắn gọn. Lời chào không cũng tốt nhưng đôi khi chỉ mang tính xã giao, thủ tục. Lời chào kèm theo câu thăm hỏi lại thể hiện sự quan tâm đến nhau. Cũng có thể dùng câu hỏi thay cho lời chào, đại loại: "Ông (bà) hồi này có khỏe không ạ?", "Ông (bà) đi đâu mà tay xách nách mang thế này?", "Hè này ông (bà) có đi nghỉ ở đâu không?"… Người Trung Quốc gặp nhau thường dùng hai câu cửa miệng "Khỏe không?", "Ăn cơm chưa?" để thay cho lời chào. Kể cũng hay, cũng là một nét văn hóa phương Đông độc đáo.
Đã là lời chào hỏi thì phải thật lòng, tự nguyện, xuất phát từ đạo lý chứ không phải vì bị bắt buộc. Phải tránh các câu chào lấy lệ, chào để khỏi mang tiếng là không chào hoặc chào cộc lốc, cợt nhả, thiếu nghiêm túc, đại loại: "Hê lô đại ca", "Chào người đẹp", "Chào em cô gái Lam Hồng"… Khi cất tiếng chào, nét mặt phải tươi vui, cởi mở cùng nụ cười thân mật trên môi.
Những người quen biết nhau ,khi gặp gỡ nhau,chào nhau, đó là nét văn hoá biểu trung cho con người. Ở trình độ nhận thức thấp,con vật chưa có được.
Và,lời chào đã có từ bao giờ ???Ngay từ xưa,con người đã biết chào hỏi nhau,dần dần ,nó trở thành thói quen,thành biểu hiện của sự lịch sự,nhả nhặn,và cả sự tôn trọng lẫn nhau. Đó là tính lịch sử,tính nhân sinh,tính giá trị của văn hoá
Còn ngày nay ,việc chào hỏi dường như không được chú trọng lắm nhất là ở thành thị, cùng chung cư mà gặp nhau cứ tỉnh bơ như không. Thanh thiếu niên, nhi đồng gặp người lớn rõ ràng là quen biết, đáng tuổi ông bà cha mẹ mình mà cứ "giương mắt ếch" không chào hỏi gì. Điều này trách lớp trẻ thì ít mà trách bố mẹ chúng thì nhiều. Thực tế cho thấy, cũng cùng chung cư, ngõ phố lại có nhiều em rất ngoan, lễ phép, gặp người lớn đều chào tử tế. Thì ra những người nhà có các cháu này đã rất chú ý dạy bảo, nhắc nhở con cháu khi ra đường, khi lên xuống cầu thang gặp người lớn phải làm gì. Và bản thân các ông, các bà chủ gia đình này cũng rất niềm nở chào hỏi mọi người, nêu gương tốt cho con cháu làm theo.
Văn hóa chào hỏi là một lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Qua văn hóa chào hỏi, người ta có thể nhận xét, đánh giá trình độ dân trí, văn minh của một cộng đồng dân cư, một quốc gia, một dân tộc.
Vài cách chao nhau của một số dân tộc:Người Nhật Bản khi chào nhau cũng cúi xuống vài lần, sau đó mới hỏi han chúc sức khoẻ và làm ăn thịnh vượng. Còn người Ấn Độ thì sau khi cúi gập mình xuống lại đưa hai tay đặt vào ngực để tỏ lòng thành kính với khách. Cũng người Ấn Độ nhưng có nơi không cúi mà chỉ nghiêng mình và ngửa hai lòng bàn tay lên trên.

Người Malaysia khi chào nhau vào dịp đầu năm mới, học chỉ chạm nhẹ vào bàn tay người đối diện, sau đó thì thu tay lại rồi áp sát vào tim chừng vài giây để chứng tỏ sự chào mừng đã được tiếp nhận. Khi hai người gặp nhau, người nào cảm thấy mình lớn tuổi hơn thì chào trước. Còn nếu nam gặp nữ thì người nam không được chủ động chạm tay vào người nữ mà phải chờ người nữ chìa tay ra trước. Còn nếu người nữ không chìa tay ra thì thôi.

Các dân tộc sống trên vùng rừng núi Hymalaya có tục khi gặp nhau vào đầu năm mới, người ta phải thè lưỡi ra, dùng hai hàm răng cắn chặt lưỡi lại rồi lắc đầu mấy cái để chào nhau, sau đó mới nói chuyện.

Ở Myanmar ngày đầu năm, già trẻ gái trai đều té nước lẫn nhau. Người nào áo quần càng ướt nhiều thì lại càng vui vì cho rằng càng ướt là càng có nhiều may mắn. Trên các đường phố lớn, trai gái luôn túc trực chờ khách qua đường để té nước mừng tuổi. Ở Lào, Thái Lan, Slovakia, Czech cũng có tục té nước vào ngày đầu xuân mới hoặc trong các dịp lễ hội.

Ở Bắc Mỹ có một số vùng, bạn bè khi gặp nhau liền cởi áo trao đổi nhau để tỏ tình thân mật. Còn ở Nam Mỹ lại có những bộ lạc khi gặp nhau liền quay lưng lại rồi mới chào hỏi.

Ở Marốc, Algieria, Tuynidi khi gặp nhau trong dịp đầu năm mới, người ta ngồi xuống đất, cởi giày ra rồi mới trò chuyện, chúc tụng.



Các nước phương tây, khi bạn bè thân thuộc gặp nhau vào đầu năm mới, người ta chào nhau bằng những nụ hôn nồng nàn. Tuy nhiên, không phải hôn chỗ nào cũng được mà là có những “luật bất thành văn”: cha mẹ hôn con ở trán, bạn bè hôn nhau ở má, trai gái yêu nhau thì hôn môiHình ảnh
Im lặng còn tốt hơn là nói một cách vô ích
RANDOM_AVATAR
DMai
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 8:58
Đến từ: Tien Giang
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chào nhau

Gửi bàigửi bởi babykiss » Thứ 7 03/05/08 20:59

Các kiểu chào hỏi đầu năm ::

Sự chào hỏi đầu năm mới là cách thể hiện sự vui mừng, thân thiện với nhau. Tuy nhiên, cách chào hỏi của các dân tộc trên thế giới mỗi nước mỗi khác và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Cửa sổ văn hoá xin giới thiệu cùng bạn đọc một số "kiểu" chào độc đáo của các dân tộc trên thế giới.
Cọ mũi, cụng trán

Ở vùng núi phía bắc Ấn Độ, tục gặp nhau vào ngày đầu năm, hay để chúc tụng lẫn nhau người ta thường cọ mũi vào nhau. Cọ mũi càng mạnh thì làm ăn mới gặp nhiều may mắn, suôn sẻ... Còn thổ dân Maori ở New Zealand thì lại cụng trán để tỏ thiện chí. Cụng càng đau càng "hên" trong năm mới.

Cúi gập mình

Người lsrael (Do Thái) lúc gặp nhau vào ngày lễ tết thì họ cúi gập mình xuống, vừa đưa bàn tay lên ngang tai rồi chúc nhau bằng từ "shalom", có nghĩa là "hòa bình". Người Nhật Bản cũng duy trì tục lệ khi chào nhau họ đứng lại rồi cúi gập người xuống vài ba lần, sau đó mới hỏi han về sức khỏe, về công ăn việc làm. Còn người Ấn Độ thì sau khi cúi gập mình xuống lại đưa hai tay đặt vào ngực để tỏ lòng thành kính với khách.

Xối nước

Ở Tiệp Khắc cũ (nay là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia) có tục té nước vào đầu năm. Các chàng trai té nước vào mình cô gái mà anh ta để ý đến. Tất nhiên, các cô không hề phản đối mà còn khoái chí nữa!

Ở Myanmar ngày đầu năm, già trẻ, gái trai đều té nước lẫn nhau. Họ cho rằng, quần áo càng ướt bao nhiêu càng may mắn bấy nhiêu. Ở các thành phố lớn như Răngun, Manđalây đều có các thùng đựng nước để dọc các đường phố, trai gái luôn túc trực chờ khách qua đường để té nước mừng tuổi.

Tại Thái Lan và Lào cũng có tục té nước vào đầu năm vì họ cho rằng, nước là nguồn hạnh phúc cho nên đầu năm gặp nhau mừng vài xô nước vào mình để tẩy hết mọi điều xúi quẩy trong năm cũ là tốt nhất !

Cởi giày ngồi xuống đất

Ở miền bắc Phi châu, một số bộ tộc sinh sống tại Ma-rốc, An-giê-ri và Tuy-ni-di khi gặp nhau vào dịp đầu năm mới, họ liền ngồi xuống đất, cởi giày ra, rồi mới thăm hỏi, chúc tụng lẫn nhau... Chạm nhẹ vào lòng bàn tay Người Malaixia khi chào nhau vào dịp đầu năm mới chỉ chạm nhẹ bàn tay mình vào lòng bàn tay người đối diện, sau đó thì thu tay lại rồi áp sát vào tim chừng vài giây đồng hồ để chứng tỏ sự chào mừng đã được tiếp nhận một cách chân tình. Lúc hai người chào nhau, người nào lớn tuổi hơn thì lãnh phần chào hỏi trước.

Nếu gặp phụ nữ nên nhớ ở Malaixia là nước Hồi giáo, việc chạm tay vào phụ nữ hết sức bị cấm kỵ, cho nên người đàn ông phải chờ cho người phụ nữ chìa tay ra trước. Nếu chờ mãi mà không thấy người phụ nữ chìa tay thì đành chịu ! Bạn đừng bao giờ chìa tay ra trước, nếu không muốn bị "hớ" ! Một số dân tộc theo đạo Hồi như người lnđônêxia, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ... cũng có lời chào đầu năm giống như người Malaixia.

Đưa đấm tay, chìa ngón trỏ

Ở Triều Tiên, khi gặp nhau vào ngày tết người ta thường nắm tay lại thành nắm đấm, giơ nắm đấm ra đồng thời chìa ra một ngón trỏ để chào hỏi nhau.

Thè lưỡi lắc đầu

Các dân tộc sống trên vùng rừng núi có tục, khi gặp nhau vào đầu năm mới, người ta phải thè lưỡi rồi dùng hai hàm răng cắn chặt lưỡi lại rồi lắc đầu mấy cái để chào nhau sau đó mới hàn huyên tâm sự...

Cắn vai nhau

Ở một số đảo thuộc nước Philippines lại có tục khi gặp nhau vào dịp tết thì điều trước tiên là phải cắn vào vai nhau, cắn càng đau càng biểu lộ tình cảm nồng nàn, gắn bó, thiết tha... Thật đúng với câu tục ngữ: "Yêu nhau lắm, cắn nhau đau !".

Ôm hôn ở các nước phương Tây

Khi bạn bè thân thuộc gặp nhau vào dịp đầu năm mới, người ta chúc nhau bằng những nụ hôn nồng nàn.Tuy nhiên, nụ hôn lúc nào cũng phải đặt đúng chỗ, không phải hôn ở đâu cũng được. Cha mẹ hôn con cái trên trán, bạn bè hôn nhau ở hai bên má, trai gái yêu nhau thì hôn môi...

Ở Pháp, giới thượng lưu chào nhau, quý ông thường hôn tay quý bà. Tuy là hôn tay nhưng không phải hôn thật sự mà chỉ có tính cách tượng trưng thôi, để mũi quý ông chạm vào da tay quý bà là... bất lịch sự đấy !


Sưu Tầm
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
babykiss
 
Bài viết: 102
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 19:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chào nhau

Gửi bàigửi bởi luna » Thứ 3 06/05/08 14:40

theo tập tục của người châu Á thì việc cúi đầu thể hiện sự tôn trọng người đối diện, đầu ở vị trí cao nhất trong các bộ phận động tác cúi đầu là phép lịch sự với nguòi châu Á 8O
Nó thể hiện sự tôn trọng với người được chào. Càng cúi thấp càng tôn trọng. Việt Nam cúi vừa. Còn Nhật Bản cúi 45 độ. 1 số nước còn có tục quỳ xuống hôn chân người bề trên. Cách chào hay bái lạy tôn kính nhất phải kể đến "ngũ thể đầu địa" của Phật giáo. Không phải chỉ là chắp tay cúi đầu Adiđà Phật đâu. Ngũ thể đầu địa là 5 bộ phận cơ thể chạm đất. Bao gồm 2 tay, 2 chân, và trán. Tóm lại là nằm thẳng cẳng xuống đất. Không nói phét đâu. Phật tử ở Tây Tạng ai cũng vậy hết. Họ còn quy định 1 đời người ít nhất phải làm động tác này 10.000 lần. Tức là nhanh thì vài tháng, chậm thì làm vài năm mới hết. Ai mộ đạo thì làm vòng 2. Con số 10.000 lần ứng với số lá trên cây Bồ đề nơi mà Phật Thích Ca ngộ đạo.(st)
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
luna
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 3 06/05/08 11:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chào nhau

Gửi bàigửi bởi sanpham » Thứ 4 08/06/11 14:59

Các cụ ta thường có câu "Lời chào cao hơn mâm cỗ" như thế cũng đúng và lời chào đã trở thành một phong cách văn hoá từ bao giờ không ai hay
Chào hỏi chúng ta có nhiều cách thể hiện không chỉ chào băng tiếng mà có thể chào bằng các cử chỉ, hành động của cơ thể. Ở Việt Nam thông thường không chỉ là lời chào. Một số nước trên Thế Giới thường chào nhau bằmg lời chào như nước Anh: hello, Pháp: bonjour…tất cả dịch ra đều là xin chào. Còn đối với Việt Nam câu chào có thể là câu hỏi, câu mời. Câu chào hỏi thường dùng: “Ông khoẻ không?” “Bà đi đâu đấy?”, “Cô làm gì đấy?”… Hay như những lời chào mời trong trường hợp khách đến chơi nhà gặp lúc gia đình đang ăn cơm thay vì lời chào thì thường là lời chào mời: “Mời bác xơi cơm”…

Trong chào hỏi cũng cần phải chào hỏi đúng phong cách nếu không sẽ gây ra phản tác dụng. Đối với những người già khi chào khúm núm kính cẩn đứng lại “bẩm cụ ạ” thì đó là một cách chào gây được tình cảm cho người được chào. Ngược lại đối với trung niên tân tiến nếu cũng chào với phong cách trên thì sẽ gây ra phản cảm khiến người được chào hiểu nhầm dễ tưởng là chế giễu. Tuỳ từng trường hợp, hoàn cảnh, đối tượng mà có phong cách chào hỏi khác nhau.

Có khi chào không thành tiếng đó là những cử chỉ gật đầu, cười, hay chào bằng ánh mắt, bằng những hành động khác. Cách chào này cũng tuỳ vào từng đối tượng hoàn cảnh. Thông thường đây là cách chào của những người đồng trang lứa. Còn đối với những người cao tuổi hơn thì phải chào lễ phép có thưa, có gửi đàng hoàng. Trẻ con khi gặp những người lớn, cụ già, bà lão thường khoanh tay trước ngực và chào lớn thành tiếng: “cháu chào cụ ạ!”, “cháu chào bác ạ!”…

Có trường hợp: “Đi qua nghiêng nón không chào” đừng lầm tưởng “nghiêng nón không chào” là ghét nhau mà không chào nhau, hờ hững với nhau. Mà là vì quá yêu nhau nên người ta chỉ cần dựa vào hành động cử chỉ cũng đủ hiểu ý nhau rồi. Hành động “nghiêng nón” đó chính là hành động chào hỏi. Người ta chào nhau bằng hành động nhưng đều ngầm hiểu đó là lời chào yêu thương thân thiết, có trường hợp mắt nói rõ hơn miệng.

Ngưòi Việt Nam phân biệt kĩ các lời chào theo quan hệ xã hội, theo sắc thái tình cảm. Phong tục chào hỏi là mỹ tục của người Việt Nam. Hễ ra đường gặp nhau là chào hỏi nhau lời chào có thể là lời hỏi thăm không đơn thuần chỉ dừng lại ở lời chào. Chào hỏi gắn bó tình cảm con người hơn vì người Việt Nam mang tính cộng đồng cao. Khi chào hỏi nhau thì cảm thấy thân thiết hơn. Ra đường cho dù gặp người già trẻ nhỏ mọi người đều chào hỏi nhau. Người trẻ chào người già, người dưới chào người trên. Mỗi khi nhận được lời chào từ người khác thi luôn luôn được đáp lại bằng một câu trả lời hay một cử chỉ hành động nào đó, có thể là cái gật đẩu hay nụ cười kèm theo là một câu hỏi lại vừa mang tính chất hỏi vừa mang tình chất chào. Câu hỏi đưa ra khi gặp nhau cũng là câu chào vì vậy những câu chào hỏi kiểu này thường không cần câu trả lời. Có thể người chào đã biết rồi nhưng vẫn hỏi vì đó là phong cách chào hỏi của người Việt Nam. Đó không phài là điều lạ kì vì nêu không chào hỏi thì ra điều lạnh nhạt, khinh người. Những câu như vậy nghe qua có vẻ thừa nhưng lại là nhịp cầu tình cảm nối mọi người với nhau. Chào hỏi thể hiện tình cảm giữa người với người. Gắn bó con người với nhau trong cộng đồng dân tộc. Không chỉ ngưòi được chào mới cảm nhận được tình cảm, cảm thấy vui vẻ có khi người chào còn thấy vui hơn khi mình chào người khác.
RANDOM_AVATAR
sanpham
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 4 08/06/11 14:31
Đến từ: dong anh ha noi
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa bốn phương

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron