"Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

"Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

Gửi bàigửi bởi ngungudainguyensoai » Thứ 4 24/10/07 13:01

[center]"Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

Mực tím[/center]

Danh từ “8X” và “9X” (từ dùng để gọi thế hệ sinh ra trong những năm 80 và 90 của thế kỷ) đã trở thành một “thương hiệu” được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đến bây giờ, những từ ngữ này đã có tính chất phổ cập toàn dân và trở thành “biểu tượng” cho giới trẻ Việt Nam với hình ảnh một lớp người năng động, cá tính, sành điệu và… chịu chơi.

1. Sản phẩm “sành điệu và chịu chơi” của truyền thông

Chúng ta luôn tự hào vì có những 8X, 9X đầy trí tuệ và bản lĩnh như - chàng trai đạt giải Nhất cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2006; Tổng Giám đốc Lenovo Trần Hải Linh - vị CEO trẻ nhất Việt Nam hiện nay; hay cậu bé thần đồng tin học Nguyễn Khánh Ánh Hoàng, kiện tướng cờ vua Nguyễn Ngọc Trường Sơn… cùng bao bạn trẻ đang lặng lẽ cống hiến tuổi thanh xuân và công sức của mình trên những miền đất xa xôi trong màu áo xanh tình nguyện; những tấm gương âm thầm vượt qua sự nghiệt ngã của số phận…

Nhưng buồn thay, hình ảnh của họ được giới truyền thông tôn vinh và đánh giá chưa đúng mức.

Trong khi một số báo chí đã khai thác đủ loại “dân chơi” với những đêm đốt tiền và lắc “hết mình” trong vũ trường, quán bar; các trò ăn chơi thác loạn, nghiện ngập, “khoe hàng”… Chương trình “Nhật ký Vàng Anh” của VTV3 — Đài THVN xây dựng một serie về các cô cậu học sinh thời đại @ lúc nào cũng “băn khoăn”, “lo lắng” với các tình huống đi chơi nên mặc bộ cánh nào, phụ huynh đòi đi kèm thì ứng xử ra sao, thích — không thích cô/cậu này nọ… Trong khi bài hát của phim nói về cô bé học trò áo trắng tung bay, “sách luôn giữ chặt trong tay” nhưng hầu hết các cảnh quay đều là Vàng Anh học bài… trên giường, rồi đi chơi nhóm với những suy nghĩ “ngây thơ” một cách giả tạo. Có thể nói, chương trình này rất giàu… tính kịch!

Một loạt các show của đài đều sử dụng… kỹ thuật số với tần suất từ ngữ “số hoá” chóng mặt: Hội tụ số, Hành tinh số, Chat với 8X, Giải trí @, Thú chơi @, Sự lựa chọn @, Café @... có khi còn xây dựng các “tượng đài” 8X, 9X ăn chơi sành điệu với… tuyên ngôn bất hủ họ tự “sắc phong”: “Chúng tôi là đại diện tiêu biểu của giới trẻ Việt Nam”!

Các báo thường tràn ngập thông tin về các ngôi sao âm nhạc - điện ảnh, phong cách style, hàng hiệu…, còn vấn đề giáo dục việc học hành, thi cử; định hướng nghề nghiệp cho các học sinh thì hơi... mờ nhạt!

Chúng ta không thể phủ nhận là hiện nay các phương tiện truyền thông đang chạy theo nhu cầu giải trí của một bộ phận độc giả rất nhỏ vẫn được quen gọi là “thế hệ @”. Thế hệ này chưa tự mình làm được ra tiền, nhưng lại rất rành để“ thể hiện “đẳng cấp @”.

Theo tôi, một số chương trình, chuyên đề báo chí vô tình đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa thanh thiếu niên thành thị với nông thôn; khiến xã hội Việt Nam cũng như người nước ngoài nhìn nhận thế hệ thanh niên nghiêng về ăn chơi, hưởng thụ (thời báo The Straight của Singapore ngày 26/03/2007 đã tung ra một loạt bài phóng sự có tiêu đề “Giới trẻ Việt Nam với cơn ghiền mua sắm”)…

Trong khi đó, các bạn trẻ đi tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, chăm sóc thương bệnh binh, trẻ em khuyết tật, người già neo đơn; các phong trào sinh viên tình nguyện dạy chữ, lao động giúp đồng bào vùng sâu vùng xa; những gương mặt ưu tú trong hầu hết các lĩnh vực học tập, kinh doanh, văn hoá - nghệ thuật… mới thực sự là “những đại diện của thế hệ trẻ, những đại diện cho trí tuệ của con người Việt Nam, những người phấn đấu cho một Việt Nam trí tuệ, sánh vai cùng các cường quốc năm châu” (Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng) thì theo tôi chưa tuyên truyền sâu đậm lắm!

2. Văn hóa của người Việt trẻ và bản sắc dân tộc

Tuy vậy, một thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá khách quan là thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay thiếu hụt rất nhiều kiến thức. Một số các 8X, 9X còn mắc bệnh thờ ơ, quay lưng lại với truyền thống dân tộc. Khi người già, phụ nữ có thai lên xe bus, các bạn nam tự giác đứng lên nhường chỗ chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1/10. Nhiều bạn không thể phân biệt nổi chức năng, các chức vụ trong hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước. Chuyên môn của SV khối tự nhiên, kỹ thuật thiếu hụt kiến thức văn hóa - xã hội trầm trọng. Còn các bạn SV chuyên ngành xã hội - nhân văn thì còn yếu về tư duy logic, khả năng khai thác Internet, tiếp cận CNTT…

Trong khi báo, đài ngày nào cũng ra sức tuyên truyền “giữ gìn nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” , nhưng có mấy khi các bác, các chú bên VHTT giảng giải cho lớp trẻ hiểu thế nào là “bản sắc dân tộc”? Để rồi, thịt gà KFC, trà sữa trân châu, mì spaghetti, các món ăn nhanh… ngày càng chiếm thị phần lớn ở Việt Nam.

Và..., nhiều 8X, 9X nữ thổi được cơm bằng nồi điện đã là một thành tích vẻ vang chứ chưa dám nói đến việc nấu nướng các món ăn truyền thống của nền ẩm thực dân tộc độc đáo và tinh túy!

Lý do chủ yếu có thể là vì giới trẻ Việt Nam hiện nay bị cuốn vào guồng quay và chịu áp lực học hành, thi cử nặng tính lý thuyết: Học chính, học thêm, học tại nhà để nỗ lực vào trường điểm, tìm học bổng, thực hiện mục tiêu đậu ĐH…

Mặt khác, tôi nghĩ, các kênh thông tin, các cơ quan chức năng cũng phải góp phần định hướng, quảng bá văn hóa dân tộc để tạo nên niềm đam mê, khát khao đền đáp - tiếp nối cho thế hệ trẻ. Thí dụ một chút, chúng ta có thể thấy ngay sự hiện đại, tính nhân văn của các Trung tâm Văn hóa Pháp, Mĩ, Hàn Quốc… tại Hà Nội thường xuyên tổ chức triển lãm, chiếu phim miễn phí, tuyên truyền phong tục, lễ hội… nước họ nhằm quảng bá, xây dựng hình ảnh dân tộc mình…

Không ai có thể phủ nhận được các 8X, 9X ngày càng thông minh, trí tuệ, bản lĩnh hơn, đầy hoài bão và niềm lạc quan hoà chung với nhịp thở sôi động của thế giới khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng, để có những bước tiến vững vàng, giới trẻ Việt Nam cần được trang bị hành trang văn hoá, kiến thức đầy đủ mà gia đình — nhà trường — xã hội, và đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng là nhịp nối vô cùng cần thiết.

Cái quan trọng là, mỗi người đứng ở vị trí “hậu phương” đó phải có trách nhiệm định hướng đúng đắn để xây dựng nên thương hiệu, hình ảnh thiết thực về giới trẻ như “ngọn đèn hướng thiện” cho những người trẻ mang trong tay mầm hy vọng của cả dân tộc.

Theo Mực tím, chungta.com
Tôi trang trọng thề rằng: Tôi vô tích sự !
(Trích: Harry Porter)
RANDOM_AVATAR
ngungudainguyensoai
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/07 21:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

Gửi bàigửi bởi TuyetNgan » Chủ nhật 28/10/07 10:44

Báo chí là sản phẩm của văn hoá công nghiệp và đô thị.

Đô thị với mật độ dân cư đông đúc, nhiều hoạt động, nhiều sự kiện, người dân không thể bao quát được và các nhà chức trách cũng không đủ khả năng thông tin nhanh và rộng khắp những quyết định, thông báo của mình tới mọi công dân, từ đây nảy sinh ra nhu cầu về một hình thức thông tin mới nhanh và rộng.

Đầu tiên các văn bản này có thể được sản xuất bằng cách in bằng bản khắc thô sơ và chập chạp.

Máy in ra đời ở phương Tây đã khắc phục khó khăn này và thúc đẩy nhanh ngành xuất bản, báo chí phát triển vượt bậc và đạt nhiều thành tựu mới.

Báo chí vốn sinh ra từ đô thị, cho tới nay cũng chủ yếu phục vụ bạn đọc ở đô thị nhiều hơn ở nông thôn. Các toà soạn với hệ thống phóng viên, cộng tác viên dày đặc cũng tập trung chủ yếu ở các đô thị. Chính điều này đã phản ánh đúng bản chất của báo chí là động (thông tin nhanh những sự kiện mới xảy ra). Ở đô thị có nhiều hoạt động thì mới có khả năng có nhiều sự kiện để đưa tin.

Trong khi đó nông thôn mật độ dân thưa hơn, cuộc sống lao động đơn giản đã thành nếp từ lâu, nên những hoạt động này khó có khả năng được đưa lên báo, vì biết rồi, hiểu rồi, có gì mới đâu! Báo không bán được, báo chết.

Vì vậy, đề tài của báo chí cũng chủ yếu tập trung vào các hiện tượng ở đô thị như bài báo Mực tím phản ánh.

Cũng ở khía cạnh này, nhưng nhưng xét về mặt tâm lý, ta thấy những sự việc đúng, tốt làm ta phấn khởi, nhưng cảm giác này qua nhanh bởi còn biết bao công việc khác cuốn hút ta. Nhưng nếu gặp chuyện không hay như kẹt xe, ngập nước làm chết máy xe chẳng hạn, ta sẽ nhớ lâu hơn và than phiền về nó lâu hơn. Về mặt này, có thể báo chí cũng phản ánh trung thực như vậy. Do vậy trên mặt báo, chúng ta thấy những chuyện buồn nhiều hơn vui, những vụ án tham nhũng, giết người, cướp của nhiều hơn những gương điển hình người tốt việc tốt. Lật lại vấn đề thì có thể thấy rằng những việc tốt đang diễn ra hàng ngày nhiều đến mức người ta cũng như giới báo chí cho là đương nhiên, không phải là sự kiện đáng thông tin. Như vậy thì báo chí đang là nơi xả những “ẩn ức của xã hội”, chủ yếu mang tính phê phán, răn đe.

Do một số nguyên nhân trên mà có tình trạng sinh hoạt của giới trẻ 8x, 9x như bài báo trên nêu ra. Các bạn lứa tuổi này còn trẻ, đang tuổi học tập để định hình nhân cách, hướng ngoại là chủ yếu, nên việc ham mê chạy theo những trào lưu mới và phần nào quay lưng với văn hoá dân tộc là dễ hiểu (chỉ một thời gian nữa khi kinh nghiệm đã đủ, tuổi đời già dặn hơn các bạn ấy sẽ quay lại với truyền thống của cha ông mình và sẽ lại than phiền như hiện nay chúng ta đang nói về các bạn ấy). Còn một bộ phận nhỏ quá trớn là do hoàn cảnh gia đình, thiếu sự quan tâm, giáo dục lệch lạc... Số này không đáng kể. Họ được lên mặt báo nhiều chính do tính sự kiện của những hành động bất thường mà thôi. (Chuyện liên quan đến “Nhật ký Vàng Anh” của VTV3 được báo giới khai thác khá triệt để, nhưng trên nhiều diễn đàn bị phản đối kịch liệt, phần đông cho rằng việc này chỉ là cá nhân, thiểu số, không đại diện cho giới trẻ hiện nay, kể cả giới trẻ ở các thành phố lớn.)

Tuy nhiên việc cảnh báo như trên là cần thiết và cần làm thường xuyên để một mặt kiến nghị với các cơ quan chức năng và báo giới về tình trạng ăn theo của các báo. Các báo đang làm mất dần bộ mặt và đặc trưng riêng của mình. Các anh chị nhà báo là những người có chức năng riêng, phải nhìn thấy cả phần chìm lẫn phần nổi của xã hội để phản ánh trung thực hơn cuộc sống xã hội. Việc cảnh báo này cũng giúp cho người dân cảm thấy xã hội tươi sáng hơn, đỡ bức bối hơn.

Cám ơn bạn ngungudainguyensoai đã đưa ra chủ đề này. Mời các bạn góp thêm ý kiến cho chủ đề của chúng ta đa dạng hơn.
RANDOM_AVATAR
TuyetNgan
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/07 22:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam - “Sợ Tây vãi linh hồn… k

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Chủ nhật 28/10/07 11:54

Đọc bài của bạn tuyetngan tôi rất khâm phục vì cách nhìn nhận một vấn đề hết sức tổng thể và sâu sắc. Tuy vậy, tôi cũng có một số ý kiến như sau:
1. Quả thật, bài viết "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam, như bạn tuyetngan nhận định, không thể bao trùm lên toàn bộ giới trẻ VN nhưng theo tôi cũng phải hơn 50% hướng theo những vấn đề như thế (đây là nhận định chủ quan của cá nhân tôi, không dựa trên số liệu điều tra nào. Tôi nhận định dựa trên kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên tìm việc cho vài công ty; tôi nhận định thông qua sự tiếp xúc với các bạn trẻ (8x, 9x) trên nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhiều nhất là khu vực miền tây; tôi nhận định qua sự giao lưu với các bạn SV của một vài trường DH tại Tp.HCM - vì vậy xin bro bỏ qua về tính chính xác của con số mà hãy đánh giá theo định tính)
2. Tôi không đồng ý với ý "Các bạn lứa tuổi này còn trẻ, đang tuổi học tập để định hình nhân cách, hướng ngoại là chủ yếu, nên việc ham mê chạy theo những trào lưu mới và phần nào quay lưng với văn hoá dân tộc là dễ hiểu (chỉ một thời gian nữa khi kinh nghiệm đã đủ, tuổi đời già dặn hơn các bạn ấy sẽ quay lại với truyền thống của cha ông mình và sẽ lại than phiền như hiện nay chúng ta đang nói về các bạn ấy)" của bạn tuyengan. Nguyên nhân của vấn đề này tôi sẽ cố gắng tìm cách lí giải ở bài sau khi có thể.
3. Tôi muốn dẫn một loạt bài viết của anh Vuong Quan Hoang để "minh chứng " cho mục 2. Mời bro thảo luận

“Sợ Tây vãi linh hồn… ký sự”
Vương Quân Hoàng

http://www.saga.vn

Phần 1

Là người Việt Nam chính cống, yêu nước Việt Nam từ con dế mèn, luống khoai ngứa, bọng trứng ếch sau mưa… cho tới những pho tượng La Hán ở Chùa Tây Phương, tôi luôn mong muốn hãnh diện nói rằng mình là người Việt Nam. Dĩ nhiên, một nước còn nghèo, trình độ kinh tế-văn hóa còn cần tiếp tục phấn đấu, học tập cho ngang bằng những quốc gia văn minh, chúng ta không ảo tưởng quá về bản thân mình.
Thế nhưng vì thế mà cái sự sợ Tây quá lố đang ngày càng trở thành một bệnh dịch thì cần được mổ xẻ cho kỹ. Thiết nghĩ cái món “Sợ Tây vãi linh hồn… ký sự” này biết đâu giúp chúng ta có dịp nhìn lại sự việc và cải thiện tình hình.
Với tinh thần khoan hòa và cân bằng, tôi không nhằm ám chỉ một ai. Nếu các bạn ngẫm có thấy nó hơi hơi giống mình thì đừng cá nhân hóa sự việc mà vội vã cho rằng tôi cố tình nói bạn. Chỉ đơn giản đó là một hiện trạng quan sát thấy. Còn nếu bạn không thấy đúng với bản thân mình thì cũng đừng vội quá hoan hỉ, có khi ngày mai nó đúng… Những lời chân tình thế này là để ký sự đi đến cái đích đang được đặt ra. Tôi hơi trào phúng chút, nhưng mong là các bạn đừng hiểu sai thiện ý.
Mời các bạn treo lên du thuyền. Thắt chặt dây an toàn, đề phòng chỗ có ghềnh thác hoặc nước xoáy. An toàn là bạn, tai nạn là thù!
Muôn mặt cái sự sợ hay nỗi lòng biết tỏ cùng ai
Bằng óc phân tích, các hoạt cảnh sau đây đóng vai trò gợi mở tư duy… Xin cung cấp 5 hoạt cảnh đầu tiên, đóng vai trò dinh dưỡng tư duy.
Hoạt cảnh 1. Rầu lòng tâm sự.
Một chủ doanh nghiệp rầu rầu tâm sự. “- Tại làm sao mà tăng lương, ngọt nhạt, chăm sóc… nhưng những nhân tài Việt cứ dứt khoát bỏ chúng tôi ra đi.” Người lãnh đạo này bật mí thêm thông số quan trọng: “- Trình độ như em quyết phải làm cho Tây. Cùng là làm việc, làm lãnh đạo Tây hãnh diện nhiều lần so với làm với các lãnh đạo Việt Nam.” Điều này đích tai tôi, VQH, nghe được từ một doanh nghiệp rất lớn rất có tiếng của TP.HCM, không thể sai lạc.
Hoạt cảnh 2. Những sải chân vĩ đại của đồng nghiệp.
Thời ấy, bọn chuyên môn chúng tôi vô cùng thắc mắc là làm mãi mà vẫn chưa được sếp sủng ái. Nhưng có một anh đồng nghiệp rất được yêu. Thành tựu xoàng xĩnh. Ngôn ngữ bình thường. Khả năng thuyết phục và làm việc nhóm có hạn. Thế nhưng anh bạn ấy mau chóng được mọi người nể vì, là do Tây quý anh đồng nghiệp. Sở dĩ có chuyện quý ấy, chính là vì nguyên lý: “Phải biết sợ Tây.”
“Cung kính không bằng sợ hãi,” anh luyện mãi, luyện mãi và cuối cùng đạt tới thượng thặng của môn võ công thuộc hàng thứ 73 trong số 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự; tôi đặt tên là “Sải chân run hồn chưởng.” Thoắt một cái, chỉ trong vòng 1/42 giây kể từ khi chiếc xe hơi công cán của cơ quan được anh tài xế phanh lại, chưởng lực toát ra từ tay anh đã khẽ khàng và êm ái mở cánh cửa phía sếp ngồi, với đôi mắt trìu mến đầy cảm kích. Tốc độ di hình ảo ảnh phải nói là dấy lên một phong trào kính phục trong đám cán bộ chuyên môn đang ngồi rãi rớt lòng thòng chờ sếp ban ân sủng chúng tôi hồi đó.
Hoạt cảnh 3. Trước… và trong khi họp.
Trước khi họp, những người làm việc trong văn phòng lên tiếng: “Xử với chúng mình thế là không công bằng.” “Phân việc thiên vị quá.” “Lương nó cao thế, sao không làm đi mà bắt mình làm việc khó.” “Sao sếp Tây cưng chiều mấy đứa học việc người nước ngoài, chẳng đoái hoài gì công sức anh em.” “Mấy tháng hè nó đi du hí, về lại hỏi việc mình làm xong chưa… Quá quắt!” “Các ý kiến chuyên môn của chú sếp Tây chả cái nào hợp lý, tại sao nói mãi nó không chịu thay đổi ý kiến…”
Và, đây là trong lúc họp thật. Sếp Tây: “- Ai có ý kiến gì góp ý không?”
Những cái nhìn bối rối. Những gương mặt kiêu hãnh lúc tranh luận ‘ngoài luồng’ ban nãy bây giờ bâng quơ lảng tránh. Những ‘nghị quyết mạnh mẽ’ bây giờ cũng bốc hơi mạnh mẽ. Bỗng vang lên thẽ thọt: “Ý tưởng đã bàn của sếp thật hay.” Lấy hết sự can trường và vốn liếng tiếng Anh, người đầu tiên phá băng. Rào rào sau đó là: “Nhất trí hoàn toàn.” “Đây là cách tốt nhất rồi.” “Rất công bằng.” “Tôi sẵn sàng rồi.”
Một sự nhất trí cao độ đem lại nỗi phấn khích mà cả những người qua đường cũng thấy vui sướng lây lan, râm ran, miên man, hân hoan…
Hoạt cảnh 4. Nỗi niềm nhậu với Tây.
Trong một bữa chiêu đãi đoàn khách thẩm định dự án đầu tư tại một tỉnh phía Bắc. Một số quan khách mời ăn trưa chúng tôi gồm 1 Tây và 2 Ta (tôi và anh tài xế). Những âm thanh quen thuộc là.
“Dạ, mời ông chuyên gia (ông Tây đấy) gắp rau, gắp thịt.”
“Dạ, mời ông chuyên gia uống bia.”
“Dạ, mời ông chuyên gia cho ý kiến để chúng tôi còn… nọ… kia…”
“Anh (VQH) phải dịch cho ông ấy để ông ấy còn hỗ trợ chúng tôi”
“Anh (VQH) phải chăm sóc tiếp đón chu đáo để ông ấy có cảm tình…”
Đến nước này thì VQH tôi hết cả cái sự nhịn trong lòng, giãi bày tâm tình với các bác quan khách. Các bác ơi, bố cháu này là do em bé bỏng đây thuê làm việc. Em phải ký duyệt vào cái hồ sơ của bố cháu, còn mà làm không đủ ngày thì em trừ tiền. Làm kém quá là em không duyệt chi. Thế là bố cháu đói, mẹ đốp và các cháu của bố cháu cũng đói… Chứ thân em vẫn no. Nãy giờ các bác chả gắp em miếng nào, em về em giận, em cho ông Tây của các bác đói theo em…
“Chết chết, sao nãy giờ cậu không nói chúng tớ biết. Thấy Tây cứ ngỡ là sếp… Khổ thế, bỏ qua nhé!”
Hoạt cảnh 5. Sách Tây có bao giờ nói sai…
Tranh luận khoa học tới hồi căng thẳng. Các ông giáo già (uy nghi và rất nhiều tước hiệu) bị truất quyền thi đấu bằng thẻ đỏ trong lập luận. Bằng chứng chống lại. Sự tán thành yếu ớt, và cũng không có căn cứ ủng hộ. Cán cân nghiêng về tay nghiên cứu trẻ đang có những kết quả khoa học khó chối cãi.
Một kết luận nặng ký đây. “Cậu dùng phương pháp Tây, đọc sách Tây, theo trường phái Tây chứ gì. Tôi lấy kết quả Tây đây, nó ủng hộ rõ ràng. Rành rành ra đây này. Cậu có cãi được không? Sách Tây nói có bao giờ sai?”
Hỡi ôi ngài giáo sư kính Tây, sách đó viết năm 1970 khi mà phương pháp đang tranh luận là của năm 2000, sau hàng trăm tiến bộ vượt bậc của khoa học. Mà kể từ sau khi Albert Einstein hứng chịu bùa rìu bằng lời lẽ và cả thi ca do cả gan kết luận tính bất hợp lý của cơ học Newton trong thuyết tương đối mở rộng, mà sau này được chứng minh là đúng, thì chả còn ông giáo sư Tây hay cuốn sách Tây nào còn dám mở mồm nói rằng “Tên tớ là chân lý” nữa cả. Thế nhưng, “sách Tây nói có bao giờ sai?”

Phần 2 và Phần 3

Muôn mặt cái sự sợ hay nỗi lòng biết tỏ cùng ai
(...tiếp theo)

Phần 2: Hoạt cảnh từ 6-11

Hoạt cảnh 6. Làm sao làm được…

Một ngày đẹp trời, chúng tôi được các quan chức “quản lý” chúng tôi triệu lên để họp. Đề tài quen thuộc, chúng tôi phải đóng thuế. Nào ai cãi, có thu nhập thì phải đóng thuế. Có hai thứ chúng ta trốn không được, mà lờ cũng không xong là “ngủm củ tỏi” khi đã già hoặc gặp “sự cố,” còn cái kia thì ai cũng biết nhờ cụ cố kinh tế học John Maynard Keynes chỉ bảo từ hồi năm 1940 gì đó: Thuế!

Sự đời nó trớ trêu ở chỗ cơ quan chúng tôi có cái lệnh của Thủ tướng chính phủ khi đó là miễn thuế, vì nó thuộc Liên hợp quốc (UN). Vì thế mà bàn, bàn nữa, bàn mãi…

Anh em Việt Nam chúng tôi yêu nước lắm. Thấy sắp được đóng thuế thu nhập là rất nức lòng. Tinh thần này còn nguyên tới giờ chưa hề phai nhạt, dù đã hơn 10 năm trôi qua. Một phần là trong hợp đồng lao động ghi rất rõ “Nếu có thuế thì bọn Tây đi mà lo trả…” Khà khà, đã thế thì đóng càng nhiều càng tốt, tăng GDP, tăng tiêu dùng, tăng cashflow. Cả một trời hạnh phúc khi được làm con người đóng thuế tử tế.

Thế nhưng, lại có chút tâm tình. Thú thực, tôi chả thích cái từ “thế nhưng” chút nào cả, mà suốt từ đầu ký sự tới giờ phải dùng tới nó vài lần rồi. Vẫn là thế nhưng. Thế nhưng, chúng tôi trong niềm phấn khởi tột độ về việc đóng thuế, đưa ra một ý kiến tuyệt hay: “Phải thu thuế bọn Tây nữa.” Cái lý rất đơn giản, mà những người hiểu biết kinh tế đều công nhận liền, rằng tụi Tây:

- Lương rất cao
- Thuộc nhóm thu nhập đánh quả
- Xưa giờ chưa ai hỏi han
- Sang đây chúng nó trở nên “hiền lành” hơn

Thế nhé, thu được nhiều, dễ thu, đáng phải thu, công bằng hơn. Anh “quản lý” suy nghĩ lung lắm, đăm chiêu như thể sắp ơ-rê-ka… rồi thủng thẳng trả lời: “Họ là chuyên gia Tây, làm sao thu được mà thu? Các cậu thật chẳng hiểu biết gì cả.”

Quý vị đã nhớ thuộc lòng chưa, đã là Tây thì đừng có hòng mà thu. Thu là thu thế nào. Không những là Tây mà lại là chuyên gia Tây. Quý vị tuyệt đối không có được mang cái tâm tưởng thu tiền của họ nhé. Mỗi khi sắp thu thì phải lẩm nhẩm lại câu này: “Họ là Tây, làm sao làm thế được!”

Hoạt cảnh 7. Quan quân nhà Nguyễn.

Cuối thế kỷ XIX, trong một sự kiện 7 tên lính Pháp xuống tàu từ một cảng miền Trung, huơ chân huơ tay, nghênh ngang với mấy khẩu súng trường gỉ hoèn mà ngày nay mang ra thì chưa chắc đã dọa được trẻ con. Phía trước là 200 quan quân nhà Nguyễn được sử sách ghi lại là chưa đánh chút nào đã chạy như vịt bị lùa đàn. Một bầy hổ dữ mắt xanh khiến cho một đoàn quan quân chạy thục mạng, sợ trối chết đi được. Mội nỗi sợ dâng lên trong mắt ai. Thế thì làm sao mà đánh được.

Hoạt cảnh 8. “Ông ấy nghĩ gì mà đăm chiêu thế?”

Trong một cuộc trao đổi tư vấn nghề nghiệp, đoạn đó diễn ra như sau.
* VQH: Doanh nghiệp ta có vấn đề thế này… (a,b,c,d…)
* Đối tác: Làm gì có chuyện. Chỉ có những cái lặt vặt, không trọng yếu… (cãi phăng)
* VQH: Nhưng các biểu hiện có thể thấy là… (a,b,c,d…)
* Đối tác: Anh không hiểu gì cả, vấn đề không phải như thế… (cãi phăng)
* VQH: blablabla…
* Đối tác: (cãi… cãi… cãi…)

* Đối tác: Này anh, anh hỏi giúp tôi cái ông Tây đồng nghiệp của anh suy nghĩ gì mà đăm chiêu thế? Tôi phải lắng nghe ý kiến ông ta mới được. Tây họ nhìn vấn đề tinh tường lắm.
* Ông Tây (trình độ cỡ học trò VQH, chức vụ cũng cỡ đó), mắt trợn to, mồ hôi toát ra ròng, ròng, lừng lững đứng lên phưỡn cái bụng rất phệ, từ từ rút khăn mùi xoa phát biểu từ cuống họng: “(a,b,c,d…)” Xin quý vị hiểu cho rằng (a,b,c,d…) chính là những gì gã VQH vừa trình bày.
* Đối tác: Thật là tinh tường, rất xác đáng. Chúng tôi sẽ ghi nhận. Tây họ làm việc có phương pháp thật. Người Việt mình còn phải học tập họ nhiều. Anh nhớ nhé, cần phải học tập họ nhiều nữa!

Hoạt cảnh 9. Tại nó là Tây.

Một chú học sinh Tây, thuở chưa lọt lòng thạc sỹ, đang lúi húi trong khách sạn 5-sao New World của TP.HCM hoa lệ. Mải miết hí hoáy tới mức tôi tới gần gã vẫn chưa biết. À, ra thế, hắn đang dở thói bố láo, tự điền vào một form điều tra thị trường mà đáng lẽ gã phải lang thang xin từng ý kiến rồi bắt tay cảm ơn người trả lời.

Tư cách người nghiên cứu trỗi dậy, tôi mắng hắn sao làm ăn như thế. Một thôi, một hồi, gã ngượng lắm, lảng lảng đi chỗ khác… Anh bạn đồng nghiệp tiến đến, nghe tôi giãi bày cái sự bực mình rồi bảo: “- Thôi đi cậu, nói được cái gì. Hắn là Tây. Viết thế nào chả được. Cậu nói chẳng ai tin, tại vì nó là Tây.”

Tôi quyết định đổi tên mình thành Tây (Tây gần Tây xa gì cũng là Tây), bây giờ các bạn gọi tôi là Wang nhé, bạn nào tử tế hơn gọi tôi là “Ngài Wang.” Đầy đủ là Wang Chun Huang, gớm ghiếc đấy!

Hoạt cảnh 10. Ngự trị trong tâm hồn.

Bài hát ngân vang, lời trữ tình như sau:
“Anh yêu em, hự… hự… khà… khà…
Chúng mình đi bên nhau, oáu oáu… hịch.. hịch
Tay trong tay… ú..ú..ú..ị..ị..”

Lời bài hát Tây nó làm thế được, Ta chưa sáng tạo thì cứ theo thôi. Lâu ngày sẽ thành thời thượng. Sao mà tụi Tây sáng tạo thế chứ. Dứt khoát phải đi du học tìm hiểu xem sao… Thế là giới nghệ nô nức sang Tây trảy kinh. Lần này thì không có Vua nhà Đường cầm khăn ra tiễn, nhưng nô nức và đi vé hạng C. Đi Tây chứ không phải Tây Trúc.

Hoạt cảnh 11. Thế mới là Tây chứ!

Một vụ lộn xộn ở một trung tâm buôn bán ở TP.HCM mà thiếu chút nữa thì tôi là nạn nhân. Xếp hàng trước cái máy ATM của Vietcombank. Một chiếc hỏng, tôi đứng sau một phụ nữ chờ tới lượt. Một chú Tây bặm trợn lượn tới lượn lui, hỏi tôi: “Máy này hỏng hả.” “Vâng, hỏng rồi.” Thêm 3 vòng lượn, gã Tây lại hỏi tôi: “Máy nảy hỏng hả.” “Vâng, hỏng rồi.” “Sao không thấy dán thông báo hỏng nhỉ.” Tôi nhún vai.

Gã lượn thêm một vòng, và thấy cái máy kia vẫn chạy, chị phụ nữ đang rút tiền dở dang, gã thò tay rút phăng cái dây điện nguồn của ATM, làm tắc cả tiền lẫn thẻ của chị. Rồi gã xông vào lấy chân đạp ầm ầm vào cái máy. Thật là những hành vi côn đồ thiếu kiềm chế.

Anh bảo vệ nhìn thấy lờ lớ lơ… Chị phụ nữ ú ớ… kêu gọi giúp đỡ. Tôi lên tiếng “Bảo vệ sao không bắt lấy gã.” Anh bảo vệ hô to: “Sao không ai bắt lấy nó.” Rồi anh lại chờ. Gã cũng ngang ngược không thèm đi mà đứng ưỡn ngực trước sảnh, có vẻ như trước đó gã cũng là nạn nhân của một chiếc ATM nào đó. Anh bảo vệ chạy vòng quanh gã một hồi, ngước lên nhìn, rồi lao đi tìm đồng đội. 4 đồng đội của anh tới “tiếp sức” và 4 đồng đội lại tiếp tục chiêm ngưỡng gã Tây bặm trợn…

Thấy việc chẳng đi tới đâu, tôi không đủ kiên nhẫn để đốt thời gian xem họ xử lý thế nào, nhưng có vẻ như chả làm gì được hắn.

Tôi chưa có kết luận gì cả, đây chỉ là những trình bày của tình huống thực tế, rất mang tính đời sống trước các hiện tượng chứa đựng "nhân tố Tây." Quan sát kỹ hơn các bạn sẽ có thêm hàng trăm, chứ không phải chỉ 11 cái như kiến thức và kinh nghiệm cỏn con của tôi đưa ra đâu.

Phần 3 -- Vì đâu nên nỗi sợ Tây.

Tôi quyết không sa vào cái mà văn học gọi là “Chủ nghĩa tự nhiên,” lan man theo cảm xúc cá nhân mà thiếu tôn trọng thời gian quý vị. Vậy thì việc cắt nghĩa cái sự sợ hãi cần lắm. Có lửa thì mới có khói. Tôi nghĩ rằng, cái việc sợ nó có căn nguyên cũng chẳng lấy gì làm khó hiểu.

Vì đâu nên nỗi

Thứ nhất, việc sợ bắt đầu từ sự lệ thuộc kinh tế. Thường Tây sang Ta là làm sếp. Chả hiểu vì cái “bối cảnh” địa kinh tế thế nào mà họ sang đây rất hay làm sếp, thông thái làm sếp mà dốt nát cũng làm sếp. Đã làm sếp, nó hay quyết cái sự lên lương xuống chức của người chúng ta. Động đến cái lợi ích, khó nói ghê lắm, dưng mà sợ, các bố cháu và mẹ đốp ạ. Sợ vãi linh hồn… Gì chứ đang tiêu tiền mà mai không còn hay đang có chỗ ngồi mát để làm việc, bỗng tháng sau nó đuổi ra đường… hãi chết!

Thứ hai, việc sợ hãi còn có nguồn gốc từ phép so sánh, một toán tử đại số quen thuộc với tất cả chúng ta kể từ lớp 1. So sánh làm nổi bật sự thua kém. Một, hai cá nhân thì có thể trội trội hơn họ, nhưng xét về tiêu chuẩn thống kê đám đông thì thật là rõ như ban ngày. Những thua kém này rất dễ thấy qua các góc cạnh.

Đầu tiên là kích thước vật lý của các chú Tây. Chúng nó thường to, chả thế mà hồi tôi nhỏ hay nghe truyện cười “Người bang Texas chỗ nào cũng to.” Riêng cái độ to, dày, choán không gian của nó cũng khiến chúng ta đôi lúc xây xẩm mặt mày. Đành rằng là cũng muốn đàng hoàng lắm, nhưng lắm khi ngửa mãi mặt chưa nhìn xuyên qua được lỗi mũi nó thì cũng kẹt ra phết. Rồi tiến đến cái văn hóa tranh luận. Tụi Tây được dạy trung thực và các kỹ năng phát biểu-thể hiện-biểu đạt từ lâu đời; những nét đặc trưng văn hóa. Các bố cháu nhà ta thì hết sức kém món này, làm tới các chức vụ cấp Tỉnh ở ta mà lên sóng truyền hình cứ mân mê say đắm cái mẩu giấy đánh máy do trợ lý soạn ra từ vài tuần trước… Bọn Tây không thế, chơi thẳng tưng, tự tin… Thế nên có dịp so sánh là trong lòng thấy hãi lắm. Rồi nữa là các thành tựu. Kính các cụ Saganor lục lại mấy bài về các phát minh lớn khoa học-kỹ thuật kể từ thế kỷ XVII trên SAGA, rặt là cái bọn mũi lõ nó nghĩ ra. Tôi có nghe anh em nói đã phải lọc bớt danh mục cho đỡ dài dòng, vậy mà cũng tới hàng vài trăm cái ghê rợn. Thế nên có việc phải lục tìm cái sự vinh quang quá khứ của mình để mà dẹp nỗi sợ thì lại càng thấy sợ thêm. Bực mà không làm sao cho hết bực.

Thứ ba, việc sợ Tây còn có chút ít nguồn gốc từ sự tự coi thường nhau và sự đố kỵ. Nói cách khác: Sợ Tây có chút ít nguồn gốc từ Lòng mong muốn được sợ Tây. Sẽ có nhiều người phản đối, nhưng là vòng vo tam quốc và chỉ đơn giản là tìm cách “cá nhân hóa” cái mệnh đề vừa nói, trên thực tế tôi quan sát 15 năm và có thừa bằng chứng. (Tôi là người nghiên cứu thống kê-toán rất bài bản và không mấy khi kết luận mà không có bằng chứng – chính xác là chẳng dại gì :D)

Số là thế này, thằng kia nó cũng da vàng, tóc đen… gốc gác nó ngày xửa ngày xưa có khi lìu tìu hơn ông cha mình nhiều lần. Ngày nay, bỗng nó giỏi hơn do gien trội va vào tia cực tím lúc ở nhà Hộ sinh, vậy là cái sự may. Những tay nào khá hơn “bản ngã” thì xét cho cùng đều là may mà thôi. Trên có Trời, dưới có Đất, ở giữa chỉ có cái Bản Ngã. Làm gì còn ai hơn mình đây?! Thế nhưng quay lại thì quả là thành tựu chú Việt hàng xóm có hơn mình thật. Lúng túng! À há, có cách xử. Tớ với cậu so với nhau không đáng, giờ phải đi so với lịch sử Tây, tráng lệ và hào hùng, dày dặn và uy nghi… Nó giống như định luật của Einstein, kiến thức của tất cả loài người mà đem so với sự ngu dốt của loài người thì luôn xấp xỉ tiến tới 0. Vì cái đã biết là hữu hạn, cái chưa biết là vô hạn. Trong các định lý về giới hạn học năm lớp 10 gì đó các bạn hẳn đã biết, tỷ lệ này hội tụ chắc chắn tới 0.

Sự thỏa mãn ích kỷ nằm ở chỗ, đằng nào cũng so bì thua kém, anh em chúng mình thua cả chú Tây luôn cho xong. Đi cạnh tranh so bì nhau, mất cả vui, khi bia lúc rượu lại vắng bóng bạn nhậu. Thế nhé, cậu với tớ chả ai hơn gì nhau, và chúng ta cùng một điểm chung: “Đều kém Tây cả.” Thật là một mẫu số chung rất hấp dẫn.

Thứ tư, là đặc tính văn hóa. Xã hội Đông Á có xu hướng đóng cửa trong hàng ngàn năm và không ủng hộ kinh doanh.

 Không kinh doanh
 Không giao tiếp
 Kém đường giao thiệp
 Ít thành tựu (kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa)
 Tự ti (kém tự tin)
 Sợ… (Hổng dám đâu).

Đặc tính văn hóa quan trọng bậc nhất (mà trong tài liệu khoa học tôi hay gọi là “kích thước”) của chúng ta là:

 Sợ hãi sự bất trắc
 Hầu như rất ít khả năng chấp nhận rủi ro.

Trong cuốn sách “Văn minh làm giàu & Nguồn gốc của cải” tôi có phát biểu rằng đây chính là đặc tính quan trọng bậc nhất giúp Kinh Doanh và Khoa Học hội tụ với nhau, và may mắn làm sao, hệ thống văn hóa Phương Tây có được cái này… Và họ bùng phát dữ dội, khiến chúng ta “ăn khói” hơn 4 thế kỷ nay!

Món này chắc chắn là đề tài hay. Nhưng lạm bàn sẽ rất dài dòng. Có lần tôi ở sân bay nước ngoài (tôi hay lang thang, nên cũng không còn nhớ chính xác sân bay nào, chỉ nhớ ở châu Âu) và thấy cảnh một đoàn khách Việt Nam đi bước chân “líu ríu anh thương” (vay lời nhạc sĩ Trần Tiến)… Sự sợ hãi bất trắc khiến đoàn di chuyển như một khối người giàu tính kỷ luật, cách nhau chừng 50 cm. Sự cảnh giác và lo âu cao độ hiện lên trong mắt các thành viên đoàn, xểnh ra cái mà lạc là chết! Mà chết là không ai cứu đâu, xứ lạ mà! Ôi cái nỗi thảng thốt khiến họ sợ, khiến họ đi mới gần nhau và đồng nhất làm sao! Dẫu sao có chừng gần 10 người đoàn kết thế này, lạc cả một đám đông cũng yên tâm lắm, các bạn ạ.

Cách đó chừng vài mét, tôi thấy một cu cậu trẻ con chừng chỉ lớp mấy. Cu cậu đi lại hiên ngang, ra quầy check-in nói cười tự tin, đưa cái vé và passport đúng cách, nhẹ nhàng… Đấy vấn đề không còn cá nhân nữa rồi. Cả đoàn kia sợ một cá nhân. Sau này nỗi sợ sẽ còn lớn hơn nữa khi một cá nhân gặp một cá nhân. Nỗi sợ này dần dần sẽ phân kỳ (chứ không hội tụ) và đi tới khái niệm “Sợ vãi linh hồn” như tiêu đề của xê-ri này.

Phần 4 - Các xu hướng sợ Tây hậu WTO

Cơn sợ hãi ngày một gia tăng, chứ không hề thuyên giảm. Sự việc đẩy nó tới đỉnh điểm là những “hoạt náo viên Tây” xa xứ ngày càng hoạt động tích cực trên các trận địa kinh doanh ở Việt Nam chúng ta. Chúng ta còn bé, GDP cả năm 2006 chỉ cỡ chừng 50 tỷ USD, đó là tính cả các khoản vay nợ sử dụng vào đầu tư. Ấy thế mà nghe đâu một cái công ty đa quốc gia như Cargill chuyên sản xuất các loại cám cho gà, bò, heo thôi mà cũng có doanh số lên tới cả 70 tỷ USD mỗi năm… Choáng!

Vẫn là chuyện kích thước, giống như khi trước ta nói cái chuyện kích thước vật lý của chú Tây mà chúng ta ngước mãi cổ nhìn chưa xuyên quá được lỗ mũi vậy! Nhưng lần này, đó là kích thước các doanh nghiệp. To đã đành, nó lại tiến tới gần, lừng lững trông phát khiếp. Thế nhưng (lại thế nhưng), khiếp hơn cả là lúc chú Corporate này vung tay vung chân. Thoáng cái thấy nó nuốt chửng vài ba loại “đại gia” nội, mà xưa kia khi chưa có Tây, lên võ đài cũng được xếp hạng võ sĩ hạng trâu, có thể khiến mấy võ sĩ “hạng ruồi, hạng gà” sợ mất mật. Bùm cái, Toàn-Cầu-Hóa, bỗng xuống hạng lông nhanh như chảo chớp.

Cái món mua bán ấy có tên cũng do họ đặt M&A. Việc họ điểm mặt, chỉ tên cũng khiến chúng ta hơi hoảng hốt, vì té ngửa ra, phần lớn cái gọi là “lực lượng lao động cao cấp” Việt Nam thời gian gần đây thì cũng ùn ùn ra lò từ các trường lớp phương Tây, Mỹ, Anh, Pháp, Úc… Ta đi học của họ từ ngôn ngữ tới bài giảng, không khiếp sợ mới lạ. Các chương trình Fulbright, AusAid, Chevening,… ngoài việc đào tạo kiến thức cũng góp sức tăng cường cái tính sợ Tây thời hậu WTO.

Rồi thị trường vốn đang tăng trưởng mạnh, tiếp tục khiến bà con đầu tư tha hồ mà phỏng đoán và ngắm nghía, ước lượng cái độ nặng nhẹ của túi tiền Tây. Tây mua thì Ta mua. Tây bán thì ta bán. Nhanh vào, nhanh thoăn thoắt, mà nhanh gì thì nhanh, nhớ để mắt tới mấy chú Tây đấy nhé! Cái “room” Tây là đề tài số một của báo chí viết về chứng khoán… Quanh quất đâu đây toàn thấy bóng dáng Tây.

Lại nữa, xu hướng Internet toàn cầu và nền kinh tế mới trên Net điểm qua toàn thấy Tây, mà lần này là Tây “bự nhất”: Mỹ. Google, Yahoo, eBay, Facebook, Youtube, MySpace, Amazon, … ái chà chà. Ngày nay sống thật khó mà thiếu họ. Mất có cái vụ chat của YIM có vài hôm do đứt cáp eo biển Đài Loan mà loạn hết cả lên, phóng viên không gửi được bài, giám đốc không ra được lệnh, đường truyền phập phù…

Thực ra chúng ta sợ cái gì của Tây? Tôi xin điểm mặt chỉ tên lại một lần nữa:


• Kích thước (vật lý, tiền bạc)
• Ảnh hưởng văn hóa-kinh tế-tri thức-giáo dục
• Thành tựu, bề dày
• Sức ép (chính trị, đa phương, toàn cầu hóa)
Có thể còn nhiều lắm, nhiều lắm nữa? Nhưng phải trả lời cho bằng được câu hỏi sau đây: “Thế thì tại sao lại có những thứ khác biệt lớn tới mức khiến chúng ta phải sợ đến vãi cả linh hồn?”

Xin tổng kết mấy khác biệt nguyên lý cơ bản, đủ để tạo ra tất thảy sự khác biệt lớn lao ngày nay, dẫn đến nỗi sợ ghê người. (Điều này trong sách "Văn minh làm giàu & Nguồn gốc của cải" phân tích hàng trăm trang.)

• Sự khao khát tìm kiếm hiểu biết và chân lý khoa học
• Sự khao khát làm giàu trải qua hàng chục ngàn năm lịch sử
• Tính chấp nhận bất trắc rủi ro cao độ
• Văn hóa kinh doanh-khoan hòa cao độ
• Óc phương pháp và Óc phân tích

Đó, có nhiều cái khác lặt vặt, nhưng những cái trên là các nguyên lý quan trọng nhất. Chúng đem lại tất cả, làm nên tất cả. Hóa ra là đơn giản vậy. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ bàn xem “Hết sợ thì có được cái lợi ích gì” đứng về cả nguyên lý lẫn thực hành đời sống. Giờ cho tôi nghỉ giải lao một chút.

(Còn nữa...)

Vương Quân Hoàng
Tôi dâng hiến đời tôi cho 3 việc
Trà ngon - Rượu quý - Sex
http://www.thegioinguoilon.info/diendan/
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

Gửi bàigửi bởi TATHUYTHANH » Thứ 2 29/10/07 11:57

Tôi đồng ý với bạn về vấn đề giới trẻ hiện nay hầu hết đều có xu hướng quay lưng lại với văn hóa dân tộc, song vấn đề có nên chỉ dừng lại ở việc chỉ trích nhận thức của họ? Tôi cũng lả một người thuộc giới trẻ, sự nhận thức của tôi cũng chưa được sâu sắc, nhưng có điều tôi cảm thấy rằng giới trẻ hiện nay đều có xu hướng như vậy là do xu hướng của xã hội cũng mang tính chất quay lưng lại với văn hóa dân tộc. Bạn nghĩ xem một đứa trẻ chỉ mới 5 tuổi mà được cha mẹ của chúng cho nhuộm tóc, cắt tóc theo một phong cách rất hợp thời, vậy thử hỏi đứa trẻ đó khi lớn lên chúng còn thay đổi như thế nào? Khả năng chúng hướng về những nét văn hóa của dân tộc là bao nhiêu phần trăm?
Sự thay đổi của giới trẻ như hiện nay là do sự tác động của xã hội quá lớn. Báo chí, internet, và nhiều loại truyền thông khác có thể bàn tán về vấn đề liên quan đến "nhật kí vàng anh" trong một thời gian khá dài, chúng ta đều nhận định rằng đó là vấn đề của một cá nhân, song tại sao lại bàn về vấn đề đó nhiều như vậy? Trong khi đó những việc như "sập cầu cần thơ", rồi những tấm gương hiến máu nhân đạo, hay những bạn trẻ đại diện cho cả đất nước đi thi trên trường quốc tế.... lại chỉ được nhắc đến trong vài phút đồng hồ trên truyền hình, và sau đó bị lãng quên. trên hầu hết các mặt báo chỉ thấy tại sao " nhật kí vàng anh" thế này, thế kia được đặt lên trang đầu chứ đâu thấy nói nhiều về những bạn đi hiến máu nhân đạo?
Chúng ta đều nói rằng sự nhận thức của giới trẻ mới chỉ đang hình thành chứ chưa thực sự đúng đắn, nó còn chịu ảnh hưởng của xã hội rất lớn. Vậy xã hội đã thực sự làm gì để giới trẻ quay về với văn hóa dân tộc? Sự hiểu biết của họ về văn hóa dân tộc đã thực sự đủ đề họ cảm thấy văn hóa dân tộc là cần thiết, hay chỉ dừng lại ở "bạn phải thế này, bạn nên thế kia"?
Xã hội chạy theo xu hướng lãng quên đi nét văn hóa vốn có của mình, điều này khiến cho nhận thức của giới trẻ bị lệch lạc.Chúng tôi, những người làm chủ đất nước, chỉ được nói rằng nên làm thế này, nên làm thế kia, nhưng lại không được nói tại sao lại phải làm như vậy? Liệu sự hiểu biết của chúng tôi có đủ để tự lí giải tất cả những điều đó? Chúng tôi được khuyên rằng không nên thế này, không nên thế kia, trong khi đó thì xã hội lại không có những việc làm thực sự phản đối những việc đó!
Có nên hay không khi mà chỉ đứng nhìn chúng tôi và chỉ trích chúng tôi về những điều chúng tôi đã sai? Chúng tôi cần có người dẫn dắt chúng tôi đi theo đúng con đường chúng tôi cần phải đi, đó phải chăng là việc cần làm hiện nay của những thế hệ đi trước, của xã hội hiện nay?
Cho mình khoảng trống trong lòng đề thấy cuộc sống này đầy...
RANDOM_AVATAR
TATHUYTHANH
 
Bài viết: 104
Ngày tham gia: Thứ 4 24/10/07 19:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

Gửi bàigửi bởi TuyetNgan » Thứ 3 30/10/07 1:00

TranHieu đã viết:Quả thật, bài viết "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam, như bạn tuyetngan nhận định, không thể bao trùm lên toàn bộ giới trẻ VN nhưng theo tôi cũng phải hơn 50% hướng theo những vấn đề như thế (đây là nhận định chủ quan của cá nhân tôi, không dựa trên số liệu điều tra nào. Tôi nhận định dựa trên kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên tìm việc cho vài công ty; tôi nhận định thông qua sự tiếp xúc với các bạn trẻ (8x, 9x) trên nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhiều nhất là khu vực miền tây; tôi nhận định qua sự giao lưu với các bạn SV của một vài trường DH tại Tp.HCM - vì vậy xin bro bỏ qua về tính chính xác của con số mà hãy đánh giá theo định tính)

Số này nhiều thế cơ hả bạn? Xã hội VN ta đã thực sự phát triển nhiều vậy, sao bên chủ đề về Quản trị kinh doanh ĐA, có bạn lại nói VN chậm phát triển? Nếu thực sự các hiện tượng đó nhiều đến như vậy thì đâu có là điển hình, đâu có mới mẻ gì mà báo chí khai thác? Chắc báo chí dành những bài đó cho những người già và ít hiểu biết về xã hội bên ngoài như chúng tôi, thế hệ 6x trở về trước.

TATHUYTHANH đã viết:Xã hội chạy theo xu hướng lãng quên đi nét văn hóa vốn có của mình, điều này khiến cho nhận thức của giới trẻ bị lệch lạc.

Nhận xét này của bạn có vẻ đúng với giới trẻ 8x, 9x hiện nay, bởi vì xã hội trong mắt các bạn là những gì nhìn thấy và báo chí đề cập. Mà báo chí, như tôi đã phân tích trên đây, do nhiều lý do, đã tạo ra một cái nhìn có phần lệch lạc.

Bạn nhìn nhận vấn đề như vậy có phần hơi già so với nhận thức chung của lứa tuổi thì phải. Nếu phần đông các bạn cùng lứa với bạn đều nhận thức như bạn thì có lẽ không có chủ đề này cho chúng ta bàn luận ở đây. Cám ơn bạn, chúng tôi đã nhìn thấy trong bạn tư chất của những người "dẫn dắt thế hệ trẻ theo đúng con đường cần phải đi".

Với kinh nghiệm cá nhân, tôi không bức xúc nhiều như bạn TATHUYTHANH. Bởi vì hình như những vĩ nhân của chúng ta cũng đều có thời trẻ “oanh liệt” cả. Không tin các bạn cứ đọc các giai thoại về những người nổi tiếng mà xem.

Và bản thân tôi, khi các bạn 8x ra đời thì tôi tốt nghiệp PTTH và đại học, ở lứa tuổi như các bạn ấy hiện nay. Lúc đó, chúng tôi, một lũ tốt nghiệp ngành ngoại ngữ và tốt nghiệp đại học ở nước ngoài về sinh hoạt thành nhóm khiến cho cha mẹ bao phen khốn đốn vì cách ăn mặc, cư xử cũng như những ý kiến phát biểu loạn xạ của chúng tôi. Tóm lại thì là một lũ ngông nghênh và ngốc nghếch. Nhóm chúng tôi còn tệ nữa là không có ai mảy may có được một phần suy nghĩ đến văn hoá dân tộc như bạn TATHUYTHANH. Ấy nhưng mà lần lượt, lần lượt từng đứa lập gia đình, bỏ cuộc chơi, chú tâm vào công việc và chăm lo cho gia đình. Hiện nay lũ đó hầu hết đã ổn định sự nghiệp, ở khối kinh tế thì có các giám đốc kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, trưởng văn phòng đại diện, ở khối trường học đã có phó hiệu trưởng, phó giáo sư, còn tiến sĩ thì nhiều không đếm được trên cả tay lẫn chân, chỉ có mình tôi chậm chạp nhất thì lại chọn học VHH. Hầu hết chúng tôi hiện nay đều đang có trách nhiệm nuôi dạy con, cháu mình thuộc thế hệ 8x, 9x. Với xu hướng phát triển và nhận thức xã hội của giới trẻ hiện nay, chúng tôi có cách nào để hướng các bạn về nguồn ngoài cách là phải tự mình làm gương. Nếu chúng tôi áp dụng biện pháp mạnh thì lập tức xảy ra xung đột thế hệ và hệ luỵ của nó thì khó lường. Nhiều lúc chúng tôi cũng phải nhẫn nhịn lắm. Những lúc khó chịu quá thì đành nghĩ lại chuyện mình ngày xưa để tự an ủi mình.

Thêm nữa là tôi cũng tham gia vào một diễn đàn của các bậc cha mẹ về các vấn đề nuôi dạy con cái. Tôi khá yên tâm khi nhìn những bạn thế hệ 8x đã lập gia đình và có con rồi thì trở nên chín chắn hơn, quan tâm chăm lo cho gia đình, con cái, khác hẳn với chính họ mấy năm trước đó và khác hẳn với những nhận xét trong bài báo của ngungudainguyensoai. Trong mục tâm sự trên diễn đàn này thì chủ đề “Đơn giản nhưng đó là hạnh phúc...” có số bài post cũng như số người đọc nhiều hơn hẳn chủ đề “Nhật ký ngày... tháng... năm...” (phần nhiều là những than phiền, bức bối).

Trong tổng thể phát triển hiện nay có nhiều điều đáng lo lắng hơn nhiều, ví dụ như môi trường (cái mất đi không thể lấy lại được), vấn đề đạo đức không theo kịp phát triển khoa học kỹ thuật (có thể đưa đến giết người hàng loạt...). Vấn đề chúng ta đang bàn ở đây là một phần nhỏ và mang tính cục bộ. Theo suy xét của tôi thì cũng đáng báo động nhưng không đến nỗi bi quan như ý kiến của bạn TranHieu và bạn TATHUYTHANH.

Mong các bạn có ý kiến thêm.
RANDOM_AVATAR
TuyetNgan
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/07 22:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 5 13/12/07 0:06

Tại sao giới trẻ thế hệ 8x, 9x lại như vậy?
Có nhiều câu trả lời khác nhau. NHưng theo triết học Mac-Lê : Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng , nên tôi thiết nghĩ, hiện tượng này là do nền kinh tế thị trường chi phối.
Nền kinh tế thị trường "đẻ" ra 1 xã hội thị trường cũng như"văn hoá thị trường" (có thể cách dùng từ ngữ của tôi chưa chính xác lắm,mong mọi người chỉ thêm)
Như ta đã biết, kinh tế thị trường nhăm mục đích phát triển kinh tế,tạo điều kiện cho các hoá phẩm được trao đổi và tiêu thụ nhanh chọng Từ đó , mục đích hướng tới là làm sao để mọi người mua sắm, tiêu xài, kiếm tiền thật nhiều để thoả mãn nhu cầu vật chất. và để làm được đều đó, các nhà sản xuất phải cố gắng làm sao tạo sức hấp dẫn, tạo động lực thu hút người ta mua hàng hoá của mình.
Con người muốn được thỏa mãn tất cả những gì mình có được, thậm chí tham lam, thèm muốn những cái mình không có, không thuộc về mình. Xã hội này cần những con người cảm thấy mình hoàn toàn tự do và độc lập, nhưng sẵn sàng chịu điều khiển, sẵn sàng làm những gì mà người khác đặt ra yêu sách, miễn sao mình được đổi lại cái gì đó mà mình cảm thấy vừa lòng.Vì vậy, con người ngày nay không cần sức mạnh của cơ bắp, không cần kẻ lãnh đạo ngoại trừ là khả năng khéo léo, luôn luôn họat động, chuyển vận, tiến tới, mà quên đi “định hướng bên trong”, thế giới nội tâm của mình.
Thế thì cái gì xảy ra? Con người thời mới bị tách ra khỏi chính mình, với đồng loại mình, và thiên nhiên. Nó bị biến đổi thành 1 hóa phẩm, cảm nghiệm cuộc sống của mình như 1 sự đầu tư nhằm đem lại cho mình lợi nhuận tối đa. Mọi người đặt vận mệnh và cuộc sống của mình trên những nền tảng bấp bênh. Trong khi mỗi người cố gắng quan hệ rộng rãi càng nhiều càng tốt, nhưng luôn giữ trong mình tình trạng cô độc hoàn toàn, bị xâm chiếm sâu xa bởi tình trạng bất ổn, ưu tư và tội lỗi.
Văn minh của chúng ta cung cấp cho chúng ta nhiều thứ trấn tĩnh giúp mọi người làm ngơ một cách cố ý về tình trạng cô độc này : thời gian làm việc không ngưng nghĩ, bận rộn suốt ngày, máy móc tiện nghi giúp mọi người duy trì tình trạng làm ngơ và những ham muốn căn bản chất người nhất của họ bỏ lơ khát vọng siêu việt và nhất tính. Vì vậy, con người vượt qua sự ly cách, sự cô đơn, tuyệt vọng vô thức của mình bằng thói quen tiêu khiển, bằng sự tiêu thụ, những âm thanh và màu sắc do kỹ nghệ tiêu khiển cung cấp (shopping, quần áo, thời trang, chat, tán gẫu qua điện thoại, tivi, âm nhạc thời thượng mau thay đổi) thêm nữa bằng sự thỏa thích trong việc mua những đồ vật mới mẻ, và đổi chác ngay để mua những cái khác. Con người tự bằng lòng và thỏa mãn với: ăn ngon, mặc đẹp, thỏa mãn tình dục, không có mình; không có cái gì cả ngoại trừ sự tiếp xúc hời hợt nhất với những người thân thuộc. Bạn không bao giờ kéo dài mãi niềm vui mà bạn có ngày hôm nay. Hạnh phúc của con người ngày nay là “được vui vẻ”. Được vui vẻ chính là thỏa mãn những tiêu thụ và ôm đồm những hóa phẩm, những dấu hiệu, đồ ăn, thức uống, thuốc lá, quần chúng, diễn giảng, phim ảnh - tất cả điều được tiêu thụ, điều được nuốt chửng. Thế giới là một đối tượng cho sự thèm khát của chúng ta, 1 trái táo vĩ đại, 1 ve rượu vĩ đại, 1 lồng ngực vĩ đại, chúng ta là những thực khách, những kẻ không yêu sách, những kẻ mong chờ- và là những kẻ bất mãn vĩnh viễn. Cá tính chúng ta được sửa soạn để trao đổi và thâu nhận, để giao dịch và tiêu thụ, mỗi vật, những vật thể tinh thần cũng như vật chất đều trở thành một vật thể của trao đổi và tiêu thụ.

Và trong mọi lứa tuổi , giai đoạn tuổi mới lớn là độ tuổi dễ dàng bị chi phối từ cái bên ngoài nhiều hơn. Từ đó , quảng cáo , báo chí rầm rộ phát triển tạo nên sự thu hút quan tâm của giới trẻ , họ hướng giới trẻ vào 1 thế giới của đam mê vật chất, của tiêu thụ, và để làm giàu
Và từ đó , nhân cách con người không của thời đại ngày nay là giàu có, xinh đẹp , xài hàng hiệu, điện thoại đắt tiền ,còn lòng nhân hậu , biết sẻ chia, thông cảm, biết tha thứ, yêu người, yêu đời, sống hoà hợp với mọi người, với thiên nhiên và đồng looại không còn được xem trọng nữa.
Nhưng khi họ được thoả mãn khát khao chiếm hữu thế giới vật chất, thì những cái đó lại tuột qua kẻ tay họ như cát mà thôi, họ lại cố gắng đua đòi có những thứ mắc tiền hơn. Họ theo đuổi niềm vui và hạnh phúc trên những nên tảng bấp bênh và ảo vọng.
Vậy đâu là lối thoát cho những vấn đề đó.
Tôi tìm thấy câu trả lời trong nền tảng văn hoá Việt Nam, và văn hoá phương Đông.
Trong phạm vi diễn đàn có hạn, tạm thời đưa ý kiến thế thội Mong mọi người tham gia để tìm ra lời giải đạp
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Đi tìm lời giải đáp cho thế hệ trẻ 8x, 9x của chúng ta

Gửi bàigửi bởi TrangTrinh » Thứ 4 19/12/07 0:39

Bản thân tối cũng thuộc thế hệ 8x nhưng lại rất băn khoăn và luôn đi tìm câu trả lời cho tất cả các "khuyết tật" mà thế hệ tôi mắc phải đó là
thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay thiếu hụt rất nhiều kiến thức. Một số các 8X, 9X còn mắc bệnh thờ ơ, quay lưng lại với truyền thống dân tộc.

Chuyên môn của SV khối tự nhiên, kỹ thuật thiếu hụt kiến thức văn hóa - xã hội trầm trọng. Còn các bạn SV chuyên ngành xã hội - nhân văn thì còn yếu về tư duy logic, khả năng khai thác Internet, tiếp cận CNTT…

nhiều 8X, 9X nữ thổi được cơm bằng nồi điện đã là một thành tích vẻ vang

... và... còn hơn thế nữa.
Trước nhất tôi xin trình bày lý do tại sao tôi rất băn khoăn về vấn đề này? Tôi sinh năm 1984, dù muốn dù không tôi đã được thiên mệnh đặt vào thế hệ 8x - nhiều sôi đông. Thế nhưng tôi luôn cảm thấy rất khó khăn để tìm một điểm chung với thế hệ 8x và 9x Việt Nam. Các bạn trẻ 8x và 9x thì cho rằng tôi " cổ điển", giáo viên trẻ dạy Pháp văn ( thuộc nhóm 7x hay 6x gì đó ) thì bảo "Tại sao em cứ như ông cụ trong khi em đang ở vào cái tuổi đẹp thế kia?" :D. Trái lại, một điều như là "nghịch lý" : với những người lớn tuổi, tôi lại tìm được vô số những điểm chung nhất là về tư tưởng, quan niệm sống...
Sau một thời gian dài tự hỏi, đến nay khi bước vào giảng đường Cao học, dường như câu trả lời đã được gợi mở và định hình nhờ quá trình tiếp thu thông tin, tri thức và vốn sống. Hôm nay tôi tự tin phát biểu về vấn đề này.

Có hai yếu tố lớn cần xét, đó là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan :
Về yếu tố khách quan, thế hệ trẻ không riêng gì Việt Nam là một lớp người được sinh ra là đã hội đủ tất cả những ưu thế :
Ưu thế về sức trẻ dẫn đến ưu thế về sức khoẻ và ngoại hình ( trẻ - đẹp là cụm từ luôn đi dôi với nhau, cho dù bạn có đẹp mà không được trẻ thì đó là điều đáng buồn , sinh -lão - bệnh - tử là nỗi khổ của kiếp người mà ) :).
Còn nữa, người trẻ có ưu thế về thời gian và ưu thế về trí tuệ và tâm hồn. Có người cho rằng người già tâm hồn sâu sắc, già dặn và trầm tĩnh do đó tâm hồn người già bao quát hơn nhưng theo tôi người trẻ bằng sự trong sáng của tâm hồn họ sẽ linh hoạt, thông minh và năng động hơn. Lão Tử khuyên mọi người dù ở tuổi 90, hãy gìn giữ tâm hồn của một đứa trẻ thơ. Sức sống con người là ở đấy.
Và trên hết, người trẻ là người của thời đại mới, có đủ cơ hội tiếp cận tri thức và thành đạt nhanh nhất. Ngày nay, quan niệm "sống lâu mới lên lão làng" là tư tưởng quản lý lỗi thời rồi. Một khi, công nghệ thông tin là thành quả của giới trẻ thì người giàu nhất, người lãnh đạo cao nhất của cơ quan là người bị chê "mặt búng ra sữa, vắt mũi chưa sạch" cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Như một quy luật, " người ta sẽ đòi hỏi rất nhiều ở một người đã nhận quá nhiều" bà Rose Kennedy đã khuyên các con mình như vậy. Nếu thế hệ trẻ được ban tặng nhiều ưu đãi thì xã hội cũng đặt ra rất nhiều trách nhiệm cho họ gánh vác. Trong đó có cả những rào cản để thử thách họ. Vấn đề giáo dục giới trẻ là vấn đề luôn được quan tâm ở các nước phát triển.

Vậy thì giới trẻ Việt Nam đã hội đủ tất cả những điều lý tưởng ấy chưa? Và họ đã làm gì được những gì với những ưu thế trời cho ấy? Đây là yếu tố chủ quan ta cần quan tâm.
Phải kể đến tác dụng của hệ thống giáo dục theo "đáp án", bệnh thành tích đã góp phần làm giới trẻ thiếu kiến thức văn hoá xã hội lại mơ hồ về tư duy logic và công nghê. Tôi tâm đắc ý kiến của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, người mở rộng thêm luận điểm của GS Trần Ngọc Thêm về tính duy tình của người Việt. Vương Trí Nhàn trả lời trên Vietnam net rằng : "Dân tộc Việt là khối tự phát khổng lồ... Người Việt duy tình, cạn nghĩ, ăn xổi..."
Theo tôi thế hệ trẻ Việt Nam không ngoại lệ. Họ ham mê hào nhoáng danh vọng và cạn nghĩ , nông cạn và dễ bị kích đông, lôi kéo. Các phong trào thi đua với danh hiệu này nọ, các giải thưởng "ngôi sao" đã khiến họ dốc hết sức lực và tiền của gia đình để lao vào như những con thiêu thân. Các phong cách - styl mới về thể hình, cách phô diễn khiến giới trẻ "quay lưng với truyền thống dân tộc" là "xứ sở trọng văn, người vai u thịt bắp bị xem là kẻ vũ phu" ( Vương Hồng Sển - Phong lưu cũ mới ).
Bên cạnh đó, tính "linh hoạt" trong mô hình làng xã Việt Nam còn có mặt trái nữa là tính tùy tiện, tinh vặt, giỏi chống chế "hay giấu dốt".
Có thể nói trình độ quản lý giáo dục thấp kém cộng với những thói tật trên đã dẫn giới trẻ Việt Nam sai lạc về nhận thức, tôn thờ những giá trị mà người khác thì cho là quái dị không thể hiểu nổi :
Sự cẩu thả, bất cần lại được tụng ca là hào phóng, sống theo phong cách hiện đại, mua hàng không trả giá, sự cẩn trọng và tiết kiệm thì bị quy kết thành chi ly, kèn cựa. Tôi cảm thấy buồn cười khi nghe câu chuyện của các cô giáo trẻ PTTH tán ngẫu với nhau rằng : " Nhà em đông người, em dạy Anh văn mà quan tâm chi đến chuyện bếp núc, em mua hai chục trứng vịt về luộc cho cả nhà ăn. Và em quên tắt bếp gas, đến nỗi cháy đỏ cả nồi, trứng cháy văng đầy cả bếp. Em chả cần quan tâm, mua hai chục trứng khác về nữa là xong". Mọi người vỗ tay tán thưởng, trong đó có cả các bà đứng tuổi. Dường như họ cho rằng vậy là "không tiếc của" tức là "giàu", "trẻ mà, họ kiếm nhiều tiền thì lo gì". Thế là những đức hạnh của phụ nữ về tài vén khéo nội trợ đã phải nhường chỗ cho cô gái hư danh hiệu " phụ nữ đảm đang" nhất trường. Đơn giản vì cô ta hiện đại, sự dễ dãi, vụng về là thói thường của thế hệ trẻ hiện đại.

Sau là áp lực của việc đòi hỏi phải thể hiện cá tính , giới trẻ Việt Nam luôn tỏ ra nông nổi, thiếu khả năng lắng nghe, họ thích thổi phồng về mình. Văn hoá người Việt rất trọng cái tôi, " một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp", nên việc chứng tỏ mình có giá trị với mọi người quan trọng hơn việc mình đã có những gì. Ta không lạ gì khi nghiên cứu tiếng Việt, ngôi thứ nhất rất đa dang. Chứng tỏ người Việt thích nhắc đến mình hơn trong khi người Tây phương lại có xu hướng đơn giản hoá và ẩn đi "cái Tôi khả ố" của mình. Trong giao tiếp, thói quen "cả vú lấp miệng em" là cách nói chuyện đặc trưng của người Việt. Thói xấu này ảnh hưởng lớn với giới trẻ. Người lớn tuổi không biết lắng nghe để thấu hiểu giới trẻ muốn gì, giới trẻ lại không lắng nghe xem điều gì là đáng để học hỏi. Như vậy thiên hướng của giới trẻ tự phát một cách tuỳ tiện . Ấy vậy mà một số đối tượng lại ca ngợi là có cá tính. Điều này càng khiến thế hệ trẻ xa rời với văn hoá truyền thống.

Còn rất nhiều vấn đề tôi sẽ tiếp tục trình bày trong thời gian sắp tới.
Anh Tuan NGUYEN HOANG - Nghien cuu sinh khoa 5
RANDOM_AVATAR
TrangTrinh
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 2 24/09/07 14:15
Đến từ: Tp Hochiminh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách