Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Ngo Thanh An » Thứ 5 01/01/09 17:58

2.Trong công trình Man and the land - a cultural geography (1968, trang 10), tác giả George F. Carter cho rằng "môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX". [/b]
Tôi xin có ý kiến về nhận định này như sau:
Trước tiên là tôi đồng ý với tác giả về phần thứ nhất của nhận định. " Môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất". Đây là một điều hiển nhiên, không cần phải bàn luận nhiều. Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến lối sống, tính cách, phong tục, tập quán và văn hóa của con người. Một số bạn đã nêu những ví dụ cụ thể để chứng minh cho điều này. Tôi cho rằng cần phải thảo luận về phần thứ 2 của nhận định. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với con người có giảm thiểu hay không?
Ai cũng biết rằng ngày nay con người phần nào đã có thể làm chủ được thiên nhiên. Con người có thể dự báo được thời tiết. Con người có thể trồng rừng, đào núi, lấp biển. Thậm chí con người có thể tạo ra mưa. Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi thì môi trường tự nhiên vẫn chi phối cuộc sống của con người. Sa mạc vẫn đầy cát và biển thì không thể cạn.
Hình đại diện của thành viên
Ngo Thanh An
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 3 15/04/08 14:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi caotheanh » Thứ 4 07/01/09 20:49

Chào cả nhà, hôm nay lớp CH K9 đã có một khoảng thời gian trao đổi rất sôi nổi về chủ đề Chợ Phiên vùng Tây Bắc dưới góc nhìn Địa Văn Hóa. Và một câu hỏi mình đã đặt ra, tại sao vùng văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên lại không có những chợ phiên như vùng Tây Bắc?
Nay mình xin đưa ra để chúng ta tiếp tục trao đổi.
RANDOM_AVATAR
caotheanh
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 4 03/12/08 19:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi nguyenga » Thứ 5 08/01/09 9:16

:D
Tác giả George F. Carter gợi lên nhiều điều về mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên đồng thời khoa học kỹ thuật cũng tác động trở lại môi trường tự nhiên. Chúng ta hãy thử xem vấn đề này như thề nào?
Trước hết cho phép tôi giới thiệu sơ về vùng văn hóa miền Trung của Việt Nam vì tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê hiền hòa bên dòng Lại Giang và núi Bình Chương của miền Trung Nam Bộ. Khí hậu vùng này chia ra bốn mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Đông thời tiết khắc nghiệt thường xuyên có mưa bão lũ lụt nên người dân quê tôi luôn sống trong tình trạng "ăn hôm nay lo đến ngày mốt" chứ không phải lo chỉ hôm nay hay ngày mai thôi. Vì vậy có thể nói rằng địa lý miền trung đã hình thành nên tính tiết kiệm chặt chẽ trong chi tiêu.
Hiện nay, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp đỡ và cải tạo tự nhiên làm cho người dân quê tôi giàu có và tiêu sà có phần toải mái hơn xưa.
Tóm lại, tôi suy nghĩ và nhất trí với George F. Carter về mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên đồng thời khoa học kỹ thuật cũng tác động trở lại môi trường tự nhiên.
RANDOM_AVATAR
nguyenga
 
Bài viết: 218
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi kimanh » Thứ 6 09/01/09 12:20

thưa cô va cac ban mình xin đóng góp thêm một ý nhỏ trên quan niệm của mình
Con người sống trong môi trường tự nhiên, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên , nên có quan hệ mật thiết với tự nhiên . Tự nhiên là một phẩm vật mà thượng đế ban cho loài người . Con người trồng cấy, ăn uống sinh họat đều bắt nguồn từ tự nhiên . Thời nguyên thủy khi còn là vượn người con người đã biết hái lượm ăn những trái cây rừng có trong tự nhiên , dần dần biết săn bắn và tận dụng tự nhiên để tạo ra những bộ "quần áo " từ những lá cây, da thú. Con người tôn trọng tự nhiên, xem tự nhiên như cha mẹ " cha trời, mẹ đất" . Môi trường tự nhiên là nguồn nuôi sống con người vừa đem lại cho con người biết bao hạnh phúc , môi trường tự nhiên cho con người không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại khoáng sản , cung cấp cho con người cảnh đẹp để giải trí , làm cuộc sống con người trở nên phong phú. Nhưng môi trường tự nhiên cũng mang đến cho con người biết bao lo sợ về thiên tai . Vì vậy để không còn bị lo sợ , con người thấy những gì có lợi cho mình từ môi trường tự nhiên thì hết sức tận dụng và những gì có hại cho mình thì ứng phó. Với sự tiến bộ trong cuộc sống Con người ngày càng không lệ thuộc vào tự nhiên nhiều hơn , làm chủ tự nhiên , làm giảm thiểu những mất mát do thiên tai gây ra cho con người. Nhưng dù tiến bộ đến nhường nào đi nữa con vẫn phải song hành với những quy luật của tự nhiên . Vẫn chịu tác động của tự nhiên như một quy luật tất yếu
RANDOM_AVATAR
kimanh
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 22/11/08 15:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Dieu Hien » Chủ nhật 11/01/09 15:23

[justify]Kính chào cô và các bạn!
Tôi tên là Hồ Thị Diệu Hiền, HVCH khóa 9. Sau khi học xong chuyên đề môn Địa Văn Hóa, tôi có thể nắm bắt được một phương pháp nghiên cứu mới trong Văn hóa học, đó là phương pháp tiếp cận Đia-Văn Hóa. Với số kiến thức mà tôi đã hoạch đắc được sau chuyên đề, tôi xin phép đưa ra quan điểm riêng của mình về những vấn đề thảo luận ở trên.
Vấn đề 1: Mối quan hệ giữa cách tiếp cận hệ thống - loại hình của tác giả Trần Ngọc Thêm với cách tiếp cận Địa - Văn hóa. Có thể nói đây là hai cách tiếp cận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tác giả Trần Ngọc Thêm trong “Tìm về bản sắc Việt Nam” đã quan niệm “ Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi dưới tác động của con người”; là “phần giao giữa con người với tự nhiên”. Như vậy, tác giả Trần Ngọc Thêm đã đi từ việc nghiên cứu các điều kiện tự nhiên mà chúng bị tác động và biến đổi bởi con người, thông qua nhận thấy được đặc điểm của văn hóa. Với hướng tiếp cận hệ thống - loại hình, Tác giả Trần Ngọc Thêm đã lý giải những đặc điểm gốc của loại hình VH gốc nông nghiệp và VH gốc du mục bằng việc nghiên cứu cácc điều kiện tự nhiên (tận dụng và ứng phó môi trường tự nhiên). Nhìn chung đó là sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên. Con người biến đổi tự nhiên để tự nhiên phù hợp với con người và con người thích nghi với tự nhiên. Như vậy có thể nói, Tác giả Trần Ngọc Thêm đã chọn cách tiếp cận Địa - Văn hóa như điểm xuất phát cho quá trính nghiên cứu của mình và đã vận dụng triệt để cách tiếp cận này. Bởi xét cho cùng, Địa - Văn hóa là một trong những hướng tiếp cận về Văn hóa, mà chú ý đến mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên, đến khả năng lựa chọn và thích nghi, biến đổi tự nhiên.
Vấn đề 2: Khi nói môi trường tự nhiên là tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất thì có thể nói Carter là người theo thuyết quyết định luận địa lý. Nhìn chung quan điểm này của ông là đúng vì môi trường tự nhiên đã tác động và ảnh hưởng lớn đến lối sống của nhân loại. Trong môi trường tự nhiên ấy, con người biến đổi nó và thích nghi với nó. Chúng ta thấy rất rõ điều này khi đưa ra ví dụ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với lối sống của người Miền Bắc và Miền Nam. Chính vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên đã làm cho người dân Miền Bắc lối sống tiết kiệm, chịu khó; ngược lại, ở miền Nam với sự ưu đãi của thiên nhiên đã hình thành ở họ lối sống rộng mở, phóng khoán, chỉ biết hôm nay mà không lo ngày mai.
Quả thật mội trường tự nhiên là tác nhân đối với việc hình thành lối sống của con người nhưng nó không phải là tác nhân quyết định. Con người có thể biến đổi môi trường phù hợp vời cuộc sống của con người. Vì vậy, còn người có vai trò chủ động. Ngoài môi trường tự nhiên còn có các mội trường khác cũng ảnh hưởng đến lối sống của con người như môi trường xã hội, mội trường lao động...
Và liệu vai trò của môi trường cò bị giảm thiểu từ thời kỳ cổ đại dến TK XIX không? Theo tôi thì không có sự giảm thiểu vai trò của tự nhiên. Dù trải qua thời gian, môi trường tự nhiên vẫn là môi trường tự nhiên, và vẫn ảnh hưởng đến lối sống con người. Nếu có sự khác biệt về lối sống của con người theo thời gian đi chăng nữa thì đó là sự khác biệt do sự phát triển của khoa học, sự phát triển của trình độ. Ví dụ, biển vẫn cung cấp cho người Việt chúng ta một nét văn hóa ẩm thực rất đặc sắc chẳng hạn như ẩm thực “mắm”. Vai trò của biển vẫn không thay đổi, “mắm” vẫn là nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Nếu có sự khác biệt về nét văn hóa này chẳng qua chỉ là do sự phong phú trong cách chế biến các loại mắm và cách ăn mắm mà thôi. Và theo tôi, cólẽ quan điểm của Carter về sự giảm thiểu vai trò của môi trường tự nhiên chẳng qua chỉ là sự giảm thiểu vai trò của thuyết quyết định luận địa lý
RANDOM_AVATAR
Dieu Hien
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 20/11/08 15:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi thuyan09 » Thứ 5 15/01/09 14:44

Theo tác giả George F.Carter cho rằng:" môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống cả nhân loại trên trái đất nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỉ XIX
Ý kiến của tôi về nhận định này như sau:
Theo tôi thì môi trường tự nhiên chỉ "ảnh hưởng" đến việc hình thành lối sống con người chứ không phải "quyết định". Tính cách và lối sống con người bị chi phối bởi hoàn cảnh địa lí, khí hậu nơi đó. Hoàn cảnh sống khó khăn sẽ hình thành lối sống mạnh mẽ để chống chọi với những khó khăn khắc nghiệt do thiên nhiên mang lại. Tuy nhiên đó chỉ là ảnh hưởng chứ không là nhân tố quyết định. Nhân tố quyết định đến con người chính là xã hội. Và điều đó đúng khi xã hội càng phát triển, khoa học kĩ thật càng hiện đại thì vai trò của tự nhiên càng giảm thiểu. Việc giảm thiểu vai trò của tự nhiên từ thời cổ đại đến thế kỉ XIX chứng minh rằng tự nhiên không đóng vai trò quyết định[center][/center]
RANDOM_AVATAR
thuyan09
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 2 03/11/08 22:29
Đến từ: hokbato
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Ngoc » Thứ 5 05/03/09 14:40

Với luận điểm của George F. Carter "môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX".

Tôi cũng đồng ý với ý kiến của Hường, Thiện Phương, Thanh Tùng. Con người ngày nay đã nhận biết khá sâu sắc về thế giới tự nhiên, đã đạt tới trình độ chinh phục, cải tạo thiên nhiên (dĩ nhiên không phải là tất cả)chính vì thế con người ngày nay đang cố sống hòa hợp với tự nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên (thay vì lệ thuộc thiên nhiên như trước). Tuy nhiên theo tôi, cùng với sự phát triển như vũ bão của truyền thông và công nghệ thông tin, lối sống của nhân loại ngày nay chịu tác động lớn từ sự giao lưu, giao thoa giữa các nền văn hóa song không vì thế mà không còn vai trò tác động của môi trường tự nhiên.
Ví dụ: trong lĩnh vực thời trang, thế giới có những trung tâm thời trang: Paris, Milan, Newyork vốn là nơi khởi xướng các trào lưu mốt quần áo thời trang vào từng thời điểm trong năm, tuy nhiên sự ưa chuộng ở mỗi quốc gia, vùng văn hoá đối với các loại mode này khác nhau. Vùng khí hậu nhiệt đới như chúng ta chẳng thể nào ưa chuộng những bộ cánh áo lông, áo da dày và nóng bức dù chúng rất đẹp rất sang - để đi đến được tư duy tổng hợp này chính là vì con người đã hiểu rõ thiên nhiên nơi mình sống, hiểu như thế nào là phù hợp và không phù hợp với điều kiện tự nhiên đó hòng tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho mình.
Nếu tạm so sánh sự phát triển của lịch sử loài người từ cổ đại đến nay như quá trình phát triển của 1 con người từ ấu thơ đến trưởng thành đến tuổi "tri thiên mệnh" thì ta sẽ thấy rõ; trẻ em chưa hiểu biết nhiều, kinh nghiệm non nớt sẽ sợ hãi trời mưa, sấm chớp, sẽ quấy khóc khi trời nóng... càng lớn hơn hiểu biết nhiều hơn càng biết cách thích ứng hơn: mưa phải làm gì? nắng phải làm gì? Lớn hơn chút nữa sẽ biết khi nào và tại sao các hiện tượng đó xảy ra, tận dụng các hiện tượng đó sẽ mang lại lợii ích gì, cách nào giảm thiểu tác hại ... chính là quá trình con người đi từ chỗ sợ hãi, lệ thuộc tự nhiên đến chỗ hiểu quy luật và làm chủ tự nhiên.
Kết lại vấn đề theo tôi luân điểm của Carter "môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất" là đúng
"nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX" thì theo tôi là chưa ổn vì không phải đến thế kỷ XIX là hết mà quá trình đó nó vẫn còn tiếp diễn chỉ là mức độ ít nhiều mà thôi (không còn rõ nét lắm ở phần lớn các vùng lãnh thổ song ở 1 vài nơi như Châu Phi, các tộc người thiểu số trong rừng sâu thì sự tác động đó vẫn còn).
RANDOM_AVATAR
Ngoc
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 6 12/12/08 9:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi huong0205 » Thứ 6 06/03/09 21:58

[justify]Theo tôi, cách tiếp cận hệ thống - loại hình mà GS Trần Ngọc Thêm sử dụng trong công trình " Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam" có mối tương quan chặt chẽ.

Ngay trong phần xác định khái niệm "văn hóa", tác giả đã đề cập " văn hóa là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người, là "phần giao" giữa tự nhiên và con người" (trang 23). Do vậy, có thể nói cách tiếp cận Địa - văn hóa như là điểm xuất phát.

Trong cách tiếp cận hệ thống - loại hình, tác giả cũng đã phân loại đống thời lý giải những điểm gốc của 2 loại hình văn hóa gốc du mục và gốc nông nghiệp. Trong đó, những khác biệt tạo nên sự khác biệt về văn hóa của 2 loại hình gốc này có điểm xuất phát ban đầu là khác nhau về điều kiện tự nhiên.

Tóm lại, trong công trình này tác giả sử dụng cách tiếp cận hệ thống - loại hình nhưng dựa trên nền tảng cách tiếp cận Địa - Văn hóa. Cới cách tiếp cận này, công trình góp phần làm rõ hơn nữa những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam - nền văn hóa gốc nông nghiệp.

Trong số những tài liệu tham khảo mà cô Dung đưa ra, có công trình Việt Nam văn hóa sử cương của tác giả Đào Duy Anh. Mình thấy đây là công trình rất thú vị, ngoài việc đọc nó để thấy rõ cách tiếp cận Địa - Văn hóa của tác giả. Đây còn là tác phẩm cung cấp cho các bạn rất nhiều những tri thức có liên quan.

" chính vì những điều kiện tự nhiên về địa lí khiến mỗi dân tộc sinh hoạt ở trên cơ sở kinh tế khác nhau, cho nên cách sinh hoạt cũng thành khác nhau vậy. Bởi thế muốn nghiên cứu văn hóa của một dân tộc, trước hết phải xem xét dân tộc ấy sinh trưởng ở trong những điều kiện địa lí như thế nào" (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB. Văn hóa thông tin, 2002, Tr.11).

"Sự đa dạng cả môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng văn hoá"

Xuyên suốt tác phẩm đều dựa trên cách tiếp cận Địa - văn hóa từ đó tìm ra những tương đồng, khác biệt của Văn hóa Việt Nam - Trung Hoa - Phương Tây.

Mình nghĩ các bạn nên bỏ chút thời gian đọc công trình này, sẽ có nhiều điều bổ ích và biết đâu có thể có ý tưởng để làm tiểu luận môn này luôn đấy.
Thân!
Dương Thị Hường (K8)[/justify]
Hình đại diện của thành viên
huong0205
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 6 07/12/07 22:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi nguyenga » Chủ nhật 08/03/09 11:54

Càng xem các bạn trong lớp thảo luận càng thấy môn học Địa-Văn Hoá tuyệt vời thú vị, đặc biệt vừa rồi có đọc bài viết mới nhất của chị Hường khoá đàn chị K8. Cảm ơn chị đã giới thiệu cuốn sách của Đào Duy Anh. Tôi sẽ cố gắng đi mua về đọc. Thật tiếc là lâu nay tôi không được học nhiều về môn Địa cũng như nghiên cứu môn học thú vị này.
RANDOM_AVATAR
nguyenga
 
Bài viết: 218
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi minhphuc » Thứ 5 23/04/09 7:59

Trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt nam, tác giả Trần Ngọc Thêm đã vận dụng cách tiếp cách tiếp cận hệ thống- loại hình để lý giải những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam, trong đó cách tiếp cận địa văn hóa là một trong những nền tảng quan trọng. Theo tác giả thì trong việc hình thành các loại hình văn hóa thì các điều kiện tự nhiên giữ vai trò chi phối chủ đạo, còn ở những biểu hiện cụ thể của chúng trong thực tế thì cả các điều kiện và xã hội đều đóng vai trò quan trọng.( Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trang 48).
Chính những điều kiện tự nhiên của phương Đông và phương Tây khác nhau đã dẫn đến việc hình thành hai loại hình văn hóa khác nhau: Văn hóa phương Đông trọng tĩnh( gốc nông nghiệp) và văn hóa phương Tây trọng động ( gốc du mục) tạo ra một chùm đặc trưng khác nhau trong nhận thức, tổ chức đời sống, ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội.
Chính vì lẽ đó, tôi cho rằng giữa cách tiếp cận hệ thống loại hình của tác giả Trần Ngọc Thêm trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam với cách tiếp cận địa văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính cách tiếp cận địa văn hóa là một trong những nền tảng quan trọng để tác giả lý giải việc hình thành hai loại hình văn hóa ở phương Đông và phương Tây. Cách tiếp cận này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trong đối với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam hiện nay.
RANDOM_AVATAR
minhphuc
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 03/12/08 20:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách