Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Dinh Thi Dung » Thứ 2 01/12/08 15:09

Đây là diễn đàn dành cho học viên cao học Văn hóa học khóa 9 và những người quan tâm.
Như đã trao đổi trên lớp, các bạn học viên khóa 9 đang học chuyên đề Địa văn hóa và văn hóa Việt Nam cần tạo ra những đề tài thảo luận và nêu những ý kiến trao đổi về những vấn đề được gợi mở từ chuyên đề thực hiện trên lớp.
Trước khi các bạn nêu vấn đề và tạo ra những topic mới, đề nghị các bạn thảo luận hai vấn đề sau:
1. Mối quan hệ giữa cách tiếp cận hệ thống - loại hình của tác giả Trần Ngọc Thêm trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2001, 2004...) với cách tiếp cận địa - văn hóa.
2. Trong công trình Man and the land - a cultural geography (1968, trang 10), tác giả George F. Carter cho rằng "môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX". Ý kiến của anh/chị về nhận định này?
GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: TS. Đinh Thị Dung
RANDOM_AVATAR
Dinh Thi Dung
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 3 29/01/08 11:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi huong0205 » Thứ 4 03/12/08 10:15

[justify]Em xin có ý kiến về vấn đề thứ 2 cô nêu ra,

Trong công trình Man and the land - a cultural geography (1968, trang 10), tác giả George F. Carter cho rằng "môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX".

Em đồng ý với nhận định mà G.F Carter đã đưa ra trong tác phẩm của ông.

Em đồng ý rằng môi trường tự nhiên là mốt tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó khi phân tích lối sống và tính cách của 2 vùng văn hóa Bắc Bộ và Nam Bộ ở Việt Nam

Bắc Bộ có lịch sử lâu đời, khí hậu khắc nghiệt,điều kiện tự nhiên có hạn, dân số đông đúc, thiên tai rình rập ....nên ông cha day ta cách đắp đê ngăn lũ, dạy cách phải chịu khó, cần cù tiết kiêm, kiến duoc 10 đồng chỉ tiêu 2 đồng, còn lại 8 đồng kia đẻ dành phòng khi tai ương, thiên tai... từ đó hình thành nên lối sống tiết kiệm , cần cù chịu thương chịu khó...đồng thời họ thường xuyên phải liên kết với nhau để đối phó với thiên nhiên nên chú trọng lối sống cộng đồng...từ đó hình thành nên tính cách : khách sáo, sâu sắc và rất chặt chẽ trong các mối quan hệ...

Nam Bộ có lịch sử chưa lâu dài, chính thức là hơn 300 năm,1698 tới nay, khi người Miền Bắc vào khai khẩn, thế hệ đầu vẫn mang nhũng lối sống của họ, nhưng lối sống đó đã dần thay đổi. Nam Bộ, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, rau ngoài đòng cá dưới nước, mọi thứ có sẵn và ko phải lo lắng, từ đó hình thành lối sống thoáng đạt, thoải mái của người Nam Bộ...

Từ đó cho thấy, yếu tố không gian sống và môi trường tự nhiên đã hình thành nên lối sống và không gian văn hóa riêng. Vì vậy, mỗi vùng đất có những yếu tố văn hóa rieng, lối sống riêng. Điều đó tạo nên tính khác biệt văn hóa giữa các vùng. Chẳng hạn, ở Việt Nam phân chia 3 vùng địa lý rõ rệt Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thì cả 3 vùng ngoài việc đều mang những nét chung của nền văn hóa Việt Nam nhưng vẫn có những nét riêng do yếu tố địa lý tạo nên. Một ví dụ nhỏ trong lĩnh vực ẩm thực, chúng ta dễ dàng nhận thấy những khác biệt

Bắc Bộ ăn mặn, do thiên nhiên khắc nghiệt, thức ăn không có nhiều, ăn hạn chế.
Trung Bộ, vừa mặn lại vừa cay,là do thiên nhiên khắc nghiệt hơn, và do miền trung có biển, cư dân đi biển nhiều nên họ ăn cay để chịu lạnh...
Nam Bộ, thức ăn phong phú, đa dạng, đủ vị ngọt, cay...(món lẩu)

Rõ ràng là yếu tố tự nhiên quyết định đến sự hình thành lối sống.

Tuy nhiên sự ảnh hưởng đó đã giảm dần trong thời đại ngày nay, nhất là từ khi các cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ 18 diễn ra ở Anh, pháp và các nước châu Âu, kinh tế thế giới phát triển một cách chóng mặt.Chỉ tính trong thế kỉ 19, kinh tê thế giới đã phat triển bằng tất cả các năm trước cộng lại...kinh tế phát triển cùng với những thành tựu, phát minh khoa học ra đời ngày càng nhiều. Cuộc sống của con người không còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nữa, họ có thể chinh phục tự nhiên.

KHKT phát triển đồng nghĩa với khoảng cách không còn là vấn đề qúa lớn như trước kia nữa,do vậy di chuyển dẽ dàng, dẫn đến sự giao lưu văn hóa, giao thoa văn hóa phát triển. Và yếu tố tự nhiên ko còn mang tính quyết định nữa.

Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, nó cũng góp phần tạo nên một lối sống - một lối sống năng động, hiện đại do yếu tố Kinh tế quyết định và chi phối. Chẳng hạn, bây giờ với phương tiện giao thông thuận lợi người ta có thể sống ở Việt Nam, an sáng ở Hồng Kông, ăn tối ở Thái Lan...

DƯƠNG THỊ HƯỜNG (K8)[/justify]
Hình đại diện của thành viên
huong0205
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 6 07/12/07 22:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 4 03/12/08 21:50

Em cũng tán đồng quan điểm trên. Có thể lý giải theo góc nhìn cụ thể hơn thế này: Ngày xưa, khi phương tiện Kỹ thuật và Khoa học chưa phát triển thì người ta phải lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố thiên nhiên, chính vì thế, Địa văn hóa đóng vai trò quyết định. đến Thế kỷ 19, do cuộc cách Mạng Khoa Học Kỹ thuật diễn ra, người ta không còn lệ thuộc vào thiên nhiên nữa. Ngoài ra, các phương tiện vận chuyển cũng hiện đại hơn, khoảng cách địa lý bị rút ngắn lại thì việc thúc đẩy giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ. Từ hai yếu tố trên, có thể nói như tác giả, từ thế kỷ 19 đến nay không còn ảnh hưởng nhiều nữa.
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Pham Thi Van Phuong » Thứ 5 04/12/08 14:31

Tiếp cận hệ thống – loại hình trong văn hóa của GS. Trần Ngọc Thêm là một sự vận dụng triệt để địa lý vào sự giải thích các nền văn hóa. Theo tôi, cách tiếp cận như thế là một cách tiếp cận có sự phân chia mạch lạc, rõ ràng. Điều đó giúp chúng ta khi tiếp xúc với bất cứ nền văn hóa nào khi đặt nó vào hai loại hình văn hóa – du mục và nông nghiệp, chúng ta sẽ dễ dàng giải thích cho bất kỳ hiện tượng văn hóa nào. Cách tiếp cận như thế là đề cao vai trò của địa lý nhưng không tuyệt đối hóa nó như thuyết định luận địa lý bởi vì GS cũng đã nói ngoài địa lý ra thì một quốc gia còn chịu ảnh hưởng của vô số những yếu tố khác tác động tới chúng. Qủa thực từ khi học được cách tiếp cận như thế từ GS, khi tiếp xúc với các hiện tượng văn hóa tôi đều ít nhiều có thể giải thích được nó dựa vào địa lý. Tuy địa lý không giữ vai trò tuyệt đối nhưng theo tôi nó chiếm 70% quan trọng trong quá trình hình thành tính cách, đặc điểm của một nền văn hóa nào đó.
Hình đại diện của thành viên
Pham Thi Van Phuong
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/11/07 9:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi thanh tung » Thứ 5 04/12/08 14:41

Kính thưa cô,

Em xin trình bày ý kiến của mình về vấn đề thứ 2 mà cô nêu ra

2.Trong công trình Man and the land - a cultural geography (1968, trang 10), tác giả George F. Carter cho rằng "môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX".

Em đồng ý với nhận định G.F.Carter chỉ ở vế thứ nhất “"môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất”. Môi trường tự nhiên đóng vai trò chi phối, góp phần tạo ra sự tương đồng hay khác biệt về lối sống. Con người sống trong môi trường tự nhiên. Mọi hoạt động của con người, xét ở một khía cạnh nào đó, là cách thức ứng xử với môi trường tự nhiên. Sự tương đồng hay khác biệt trong việc ứng xử với tự nhiên sẽ dẫn đến sự tương đồng hay khác biệt trong lối sống của nhân loại.

Ở vế thứ hai “nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX", em không cùng quan điểm với tác giả. Em cho rằng lối sống của nhân loại bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Trong giai đoạn hình thành các nền văn hóa, chúng ta dễ dàng nhìn thấy yếu tố tự nhiên đóng vai trò quyết định do các yếu tố khác chưa hình thành rõ nét hoặc chưa tác động mạnh mẽ đến lối sống của con người. Từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX, lối sống con người chịu thêm nhiều tác động của sự phát triển khoa học kỹ thuật, những phát kiến địa lý, những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội… Như vậy, không phải vai trò của yếu tố môi trường tự nhiên bị giảm thiểu, mà là trong những điều kiện nhất định, những yếu tố tự nhiên có thể dễ dàng nhận diện, nhưng ở trong những điều kiện khác, yếu tố tự nhiên bị che phủ bởi những yếu tố khác. Chúng ta có thể dẫn chứng chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai trong lịch sử hiện đại, xét cho cùng là sự tranh giành nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoặc những cuộc chiến giành nguồn nước, dầu hỏa ẩn dưới vỏ bọc tôn giáo tại khu vực Trung Đông . Hoặc chúng ta cũng có thể thấy người Việt tại Hoa Kỳ sinh sống đông đúc nhất vẫn là ở vùng tiểu bang Cali vì nơi này khí hậu tương đối hiền hòa, tương đồng với cái nôi văn hóa Việt. Nét sinh hoạt văn hóa Việt ở Cali vẫn mạnh mẽ hơn tất cả các vùng khác tại Hoa Kỳ có một phần ảnh hưởng ít nhiều ở điều kiện địa lý của Cali.

Như vậy, vai trò của tự nhiên không hề giảm thiểu đối với việc hình thành lối sống của con người trên trái đất, chỉ có điều nó không phải là nguyên nhân có thể được nhận diện một cách trực tiếp và dễ dàng như thời con người mới xuất hiện trên trái đất và hình thành lối sống.

Thanh Tùng (K.9)
"Đường chân lý, này con đã chọn" (Tv.119,30)
RANDOM_AVATAR
thanh tung
 
Bài viết: 59
Ngày tham gia: Thứ 7 01/11/08 18:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi dominic » Thứ 5 04/12/08 17:59

Kính thưa cô,
Về vấn đề thứ nhất,
theo em, cách tiếp cận hệ thống - loại hình của tác giả Trần Ngọc Thêm trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2001, 2004...) có quan hệ với cách tiếp cận địa - văn hóa. Trong đó, cách tiếp cận hệ thống - loại hình rộng hơn, nó bao trùm cả cách tiếp cận địa- văn hoá. Hay nói cách khác, cách tiếp cận địa -vh chỉ là một phần của cách tiếp cận hệ thống-loại hình.

Cả hai cách tiếp cận đều đề cập đến điều kiện tự nhiên: xem xét mối tương tác giữa môi trường tự nhiên và con người. Từ đó, nghiên cứu văn hoá với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất trong đa dạng.
Cách tiếp cận hệ thống-loại hình rộng hơn ở chỗ nó còn đề cập đến điều kiện xã hội (lịch sử-kinh tế).


Về vấn đề thứ 2,
em đồng ý với quan điểm của Carter về vế thứ nhất: "môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất...".

Tuy nhiên, em không đồng ý với ông về vế thứ hai: "...nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX".
Theo quan điểm của Carter thì trong tương lai (một trăm năm, hay một ngàn năm tới...), với đà tiến của xã hội như ngày nay, môi trường tự nhiên sẽ chẳng còn ảnh hưởng gì đến lối sống của con người, vì sẽ đến lúc không còn nấc thang để giảm nữa.
Đành rằng ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật, với sự giao thoa văn hoá, cộng đồng nhân loại ngày càng xích lại gần nhau, nhưng những điểm tương đồng ấy chỉ thể hiện ở lãnh vực khoa học, xã hội. Còn về tự nhiên, làm sao con người có thể thoát khỏi ảnh hưởng của nó?
Theo suy nghĩ của Carter, thì trong tương lai,lý thuyết về địa- văn hoá sẽ không còn giá trị, sẽ không còn cách tiếp cận địa văn hoá khi nghiên cứu văn hoá!
RANDOM_AVATAR
dominic
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 2 17/11/08 16:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 7 06/12/08 15:39

Mối quan hệ giữa cách tiếp cận hệ thống - loại hình với cách tiếp cận địa - văn hoá
Tác phẩm Tìm về bản sắc văn hoá của GS Trần Ngọc Thêm, xuất bản năm 1995 đã tạo một tiếng vang lớn, mở ra một hướng tiếp cận văn hoá mới. Trong tác phẩm của mình, giáo sư Thêm đã tiếp cận văn hoá dưới góc độ hệ thống - loại hình, và trong cách tiếp cận ấy tác giả đã vận dụng triệt để những những điểm ưu việt của cách tiếp cận địa - văn hoá. Thật vậy, trong phần phân định các loại hình văn hoá GS đã đi từ những yếu tố môi trường tự nhiên đến phương thức sản xuất rồi đến lượt mình các phương thức sản xuất quyết định nên các loại hình văn hoá với những đặc trưng tương đồng và dị biệt của chúng (Phương Đông khí hậu nóng ẩm -> mưa nhiều -> đồng bằng -> nghề nông nghiệp ->Văn hoá gốc nông nghiệp). Cũng từ cơ sở đó, GS đã dựa trên loại hình văn hoá gốc nông nghiệp và gốc du mục để lý giải, so sánh các hiện tượng văn hoá của các nền văn hoá khác nhau
Trong cách tiếp cận Địa - văn hoá, các tác giả chú ý đến sự tương tác giữa môi trường tự nhiên đến văn hoá. GS Thêm đã vận dụng rất xuất sắc góc nhìn này và còn hoàn thiện nó hơn khi đề cập đến tính nhân sinh của văn hoá. Văn hoá là sản phẩm do con người tạo ra trên cơ sở tác động vào môi trường tự nhiên, tự nhiên là chất liệu tạo nên văn hoá nhưng đến mình tự nhiên lại qui định cách thức mà con người tạo nên văn hoá (tự nhiên qui định phương thức sản xuất)
Trong cách tiếp cận dưới góc độ địa - văn hoá, các tác giả thường xuất phát từ điều kiện tự nhiên -> văn hoá và áp đặt cái văn hoá ấy cho các cá nhân trong một cộng đồng cụ thể. Trong tác phầm Việt Nam văn hoá sử cương tác giả Đào Duy Anh viết" về tính chất tinh thần thì người Việt nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít thấy người nào có trí tuệ phi thường...ở miền Bắc cảm giác chậm chạp, giỏi chịu đau đớn...ưa hư danh và thích chơi cờ bạc". Thật ra như thế đã vô tình cào bằng, phiến diện. GS Thêm tiếp cận văn hoá dưới góc độ hệ thống - loại hình đã hạn chế được điểm đó vì nó mang tính phổ quát chung nhất.
Chỉ có trong cách tiếp cận hệ thống - Loại hình chúng ta mới trả lời được câu hỏi "văn hoá là gi?" và "tại sao?"
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 7 06/12/08 16:24

"môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX"
"Lối sống của nhân loại", phong tục tập quán, hệ tư tưởng....có thể gộp chung là Hình thái ý thức xã hội, Hình thái ý thức xã hội chịu sự qui định trực tiếp của tồn tại xã hội mà một trong những điều kiện quan trọng nhất của tồn tại xã hội là điều kiện Kinh tế - Xã hội, đến lược mình yếu tố kinh tế - xã hội ấy lại chịu sự qui định của điều kiện tự nhiên. (Phương Tây khí hậu lạnh khô, tạo đều kiện cho đồng cỏ phát triển, hình thành nền kinh tế chăn nuôi du mục; tâm lý, thói quen, văn hoá của người Phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố kinh tế này)
Một cách gián tiếp, tự nhiên qui định lối sống con người thông qua hoạt động kinh tế, tự nhiên quyết định đến những cách thức và biện pháp mà con người tác động vào tự nhiên để tạo ra sản phẩm cho con người. Những cách thức, biện pháp ấy lại là nhân tố quyết định sự hình thành lối sống của con người.
Ví dụ: Điều kiện tự nhiên Việt Nam nóng ẩm, với nhiều đồng bằng, do đó kinh tế nông nghiệp trồng lúa là một sự lựa chọn tất yếu. Từ phương thức sản xuất trồng lúa ấy đã qui định sự hình thành lối sống định cư, trọng tình nghĩa, đời sống cộng đồng bền chặt của người Việt...
Lực lượng sản xuất của loài người không ngừng phát triển từ công cụ đá thô sơ đến công cụ kim loại, máy hơi nước và công nghệ thông tin...cùng với sự phát triển ấy, sự lệ thuộc của con người vào tự nhiên cũng giảm dần, và vai trò của tự nhiên trong việc quyết định lối sống của con người cũng vì thế mà giảm đi
Từ thế kỷ XIX với sự bùng nổ của khoa học kỷ thuật mà nền tảng của nó là từ cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng khoa học kỹ thuật đã giải phóng sức lao động của con người tạo ra khối lượng của cải vật chất không lồ cho xã hội. Sự phát triển của công cụ đã nối dài cánh tay của con người trong việc cải tạo tự nhiên. Con người ngày càng không chịu ảnh hưởng nhiều, trực tiếp của tự nhiên, mà ngày càng phụ thuộc vào máy móc, công nghệ. Nói như thế không có nghĩa lối sống của con người không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên, vì máy móc, công nghệ có phát triển đến đâu nó vẫn bắt nguồn từ tự nhiên, vẫn là những sản phẩm do con người khai thác từ tự nhiên, nhưng tự nhiên không còn ảnh hưởng đến lối sống con người một cách trực tiếp mà là gián tiếp thông qua máy móc, công nghệ.
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi SongBiec » Thứ 7 06/12/08 17:14

Kính thưa cô,
Chào cả nhà,
Tôi là Trần Thị Tuyết Thanh, học viên lớp Cao học K9
Sau đây, tôi xin có một vài ý kiến về vấn đề thứ 2 của cô Dung
1. Em đồng ý với nhận định "môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX". Từ góc độ kinh tế nông nghiệp, ta dễ dàng thấy rằng con người càng ngày càng ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

Chắc chắn một điều rằng, trong các ngành kinh tế, kinh tế nông nghiệp là ngành phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện, môi trường tự nhiên. Hơn nữa, yếu tố tự nhiên (đất đai) là thành phần không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy thế, sản xuất nông nghiệp của ta ngày nay không hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên như trước kia. Ngày trước, khi thời tiết khô hạn, con người chỉ biết dùng sức mình mang nước tưới cho đồng ruộng. Nhưng sức người không đủ tưới mát đồng ruộng khô cằn. Cây lúa héo úa, và con người chỉ biết ngồi nhìn nó chết dần. Sau đó, con người biết đào kênh mương, làm thủy lợi để cây lúa vẫn có thể sống qua mùa khô hạn. Như vậy, bằng trí tuệ của mình, con những đã nghĩ ra biện pháp để cuộc sống của mình không bị lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.

Một ví dụ khác về việc con người càng ngày càng ít chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh trong sản xuất nông nghiệp, đó là việc năng suất trồng trọt ngày càng tăng. Năm 1980, năng suất lúa bình quân ở nước ta là 21 tạ/ha/năm. Năm 1990 là 31,8 tạ/ ha/ năm, hiện nay (2005) con số đó là 49 tạ/ha/năm (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí PTTH). Như vậy, vào thời điểm năm 1980, để có được 42 tạ lúa một năm, ta cần đến 2 ha đất; giờ đây, ta cần chưa tới một ha đất. Vậy, sự phụ thuộc tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp đã giảm đi một nửa.

2. Tuy hiện nay, cuộc sống con người không phải phụ thuộc vào tự nhiên nhưng không thể vì thế mà ta xử sự một cách tàn nhẫn với môi trường tự nhiên, làm những việc đi ngược lại quy luật tự nhiên. Vì nếu không, ta phải trả bằng một giá rất đắt, đắt hơn rất nhiều lần những gì ta đã lấy từ tự nhiên.

Chẳng hạn như hiện tượng El Nino (hiện tượng thời tiết khô hạn). El Nino khiến đất đai khô cằn, sông ngòi cạn kiệt. Chẳng phải đến bây giờ mới có hiện tượng El Nino trên trái đất. Tuy nhiên, trước kia tám năm mới xảy ra hiện tượng này. Bây giờ thì hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn, bốn năm một lần, và ngày càng khắc nghiệt hơn. Đó là hậu quả của việc xây dựng rất nhiều nhà máy thủy điện, tàn phá môi trường thiên nhiên.
LÁ SÂN TRƯỜNG một thời áo trắng
SÓNG NGÀN KHƠI gửi đến muôn nơi
SongBiec
 
Bài viết: 156
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 12:14
Đến từ: Gia đình văn hóa K9
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi karma_nirvana » Thứ 7 06/12/08 19:24

Em xin kính chào cô! Chào tất cả các anh chị!
Em là Phan Thị Mai Anh, HVCH K9!
Em cũng xin mạo muội có một vài ý kiến về vấn đề thứ 2 mà cô nêu lên!
Theo bản thân em nghĩ, em hoàn toàn đồng ý với nhận định của G.F.Carter khi cho rằng: "Môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất".
Trước hết, cần nhận thấy, tự nhiên là một yếu tố tối quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Con người dù là ở bất cứ thời nào đi nữa đều không thể sống thiếu tự nhiên và cũng không thể tách mình ra khỏi tự nhiên mà luôn bị tự nhiên chi phối. Dù là giờ đây, với những sự phát triển vượt bậc, con người đã có thể phần nào hạn chế bớt, nhưng việc kiểm soát tự nhiên là chuyện viễn tưởng. Không ai có thể bắt biển đừng dậy sóng và thôi bão tố. Thế nên, từ đó có thể khẳng định: con người không thể thoát khỏi ảnh hưởng của tự nhiên, và hiển nhiên môi trường tự nhiên có sự tác động đối với việc hình thành lối sống của con người.
Một minh chứng rõ ràng cho quan điểm này, chính là sự khác nhau giữa lối sống của dân nông nghiệp và dân du mục. Người nông nghiệp trồng lúa nước, họ cần đất đai, nước, mưa... nên rất lệ thuộc tự nhiên, từ đó mà họ trở nên khiếp sợ tự nhiên, từ thời xa xưa cho đến tận bây giờ, và trong tính cách của họ thiên về âm tính, tức là tính "tĩnh". Con người nông nghiệp cũng hiền hoà, nhẹ nhàng hơn! Còn người du mục họ sống lang thang, rong ruổi, họ không lệ thuộc quá nhiều tự nhiên, và vì thế, tính cách của họ là dương tính, tính "động", mạnh mẽ, phóng khoáng, hiếu thắng và thích chinh phục!
Còn ở nhận định thứ 2, rằng "vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX" thì em lại không nhất trí. Em cũng đồng quan điểm với anh Tùng, là "không phải vai trò của yếu tố môi trường tự nhiên bị giảm thiểu, mà là trong những điều kiện nhất định, những yếu tố tự nhiên có thể dễ dàng nhận diện, nhưng ở trong những điều kiện khác, yếu tố tự nhiên bị che phủ bởi những yếu tố khác", và "vai trò của tự nhiên không hề giảm thiểu đối với việc hình thành lối sống của con người trên trái đất, chỉ có điều nó không phải là nguyên nhân có thể được nhận diện một cách trực tiếp và dễ dàng như thời con người mới xuất hiện trên trái đất và hình thành lối sống". Tự nhiên vẫn có những tác động nhất định đến việc hình thành lối sống của con người, có điều nó không còn rõ ràng nữa, và chúng ta cũng chưa nhận ra dễ dàng như trước. Có thể vài trăm năm sau, khi các nhà khoa học nghiên cứu về thời chúng ta đang sống, họ sẽ có những kết luận chứng tỏ rằng ở thời của chúng ta, tính cách, lối sống của chúng ta vẫn bị ảnh hưởng bởi tự nhiên - như chúng ta nhận ra ở tính cách, lối sống của con người thời đại trước.
Và trước khi kết thúc phần thảo luận của mình, em xin đưa ra một ví dụ để cho thấy, dù là bây giờ chúng ta có thể sáng ở Việt Nam, trưa ở Đài Loan, tối ở Thái, thì môi trường vẫn cứ có vai trò quyết định đến lối sống của chúng ta. Đó là: rõ ràng, dù khoa học đã phát triển, thì chúng ta vẫn không thể điều khiển được thiên nhiên. Như trận rét đậm, rét hại năm ngoái ở miền Bắc nước ta, làm nguời nông dân mất mùa, hoặc như những trận bão lụt, hạn hán, làm mùa màng thất thu..., từ đó, con người nông nghiệp vẫn cứ nơm nớp lo sợ tự nhiên, và vẫn phải chịu thương chịu khó, vẫn phải để dành tiết kiệm phòng khi rủi ro. Ngay cả như hôm nay, chúng ta ở Việt Nam, trời đang nóng bức và chúng ta phải mặc áo thun, quần đùi, nhưng 3 ngày sau, khi qua Nga, chúng ta phải mặc những chiếc áo bông dày cộp, thì như thế nghĩa là môi trường tự nhiên vẫn đang tác động rất nhiều đến lối sống của chúng ta chứ không hề giảm thiểu, chỉ là tác động bằng cách này hay cách khác mà thôi.
Vài nhận định thiển cận của em, kính mong cô và các anh chị góp ý! Em xin chân thành cám ơn!
RANDOM_AVATAR
karma_nirvana
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 4 12/11/08 21:22
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách

cron