Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi phanthimaianh_hvchk9 » Chủ nhật 07/12/08 9:16

Em xin kính chào cô!
Em là Phan Thị Mai Anh - HCVH K9!
Hôm qua em đã có post phần thảo luận của mình dưới nick karma_nirvana, nhưng theo yêu cầu của Khoa là phải sử dụng nick chính danh, thế nên em xin up lại bài viết của mình (nội dung tương tự) bằng nick chính danh để cô tiện theo dõi và đánh giá.
Em cũng xin mạo muội có một vài ý kiến về vấn đề thứ 2 mà cô nêu lên!
Theo bản thân em nghĩ, em hoàn toàn đồng ý với nhận định của G.F.Carter khi cho rằng: "Môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất".
Trước hết, cần nhận thấy, tự nhiên là một yếu tố tối quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Con người dù là ở bất cứ thời nào đi nữa đều không thể sống thiếu tự nhiên và cũng không thể tách mình ra khỏi tự nhiên mà luôn bị tự nhiên chi phối. Dù là giờ đây, với những sự phát triển vượt bậc, con người đã có thể phần nào hạn chế bớt, nhưng việc kiểm soát tự nhiên là chuyện viễn tưởng. Không ai có thể bắt biển đừng dậy sóng và thôi bão tố. Thế nên, từ đó có thể khẳng định: con người không thể thoát khỏi ảnh hưởng của tự nhiên, và hiển nhiên môi trường tự nhiên có sự tác động đối với việc hình thành lối sống của con người.
Một minh chứng rõ ràng cho quan điểm này, chính là sự khác nhau giữa lối sống của dân nông nghiệp và dân du mục. Người nông nghiệp trồng lúa nước, họ cần đất đai, nước, mưa... nên rất lệ thuộc tự nhiên, từ đó mà họ trở nên khiếp sợ tự nhiên, từ thời xa xưa cho đến tận bây giờ, và trong tính cách của họ thiên về âm tính, tức là tính "tĩnh". Con người nông nghiệp cũng hiền hoà, nhẹ nhàng hơn! Còn người du mục họ sống lang thang, rong ruổi, họ không lệ thuộc quá nhiều tự nhiên, và vì thế, tính cách của họ là dương tính, tính "động", mạnh mẽ, phóng khoáng, hiếu thắng và thích chinh phục!
Còn ở nhận định thứ 2, rằng "vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX" thì em lại không nhất trí. Em cũng đồng quan điểm với anh Tùng, là "không phải vai trò của yếu tố môi trường tự nhiên bị giảm thiểu, mà là trong những điều kiện nhất định, những yếu tố tự nhiên có thể dễ dàng nhận diện, nhưng ở trong những điều kiện khác, yếu tố tự nhiên bị che phủ bởi những yếu tố khác", và "vai trò của tự nhiên không hề giảm thiểu đối với việc hình thành lối sống của con người trên trái đất, chỉ có điều nó không phải là nguyên nhân có thể được nhận diện một cách trực tiếp và dễ dàng như thời con người mới xuất hiện trên trái đất và hình thành lối sống". Tự nhiên vẫn có những tác động nhất định đến việc hình thành lối sống của con người, có điều nó không còn rõ ràng nữa, và chúng ta cũng chưa nhận ra dễ dàng như trước. Có thể vài trăm năm sau, khi các nhà khoa học nghiên cứu về thời chúng ta đang sống, họ sẽ có những kết luận chứng tỏ rằng ở thời của chúng ta, tính cách, lối sống của chúng ta vẫn bị ảnh hưởng bởi tự nhiên - như chúng ta nhận ra ở tính cách, lối sống của con người thời đại trước.
Và trước khi kết thúc phần thảo luận của mình, em xin đưa ra một ví dụ để cho thấy, dù là bây giờ chúng ta có thể sáng ở Việt Nam, trưa ở Đài Loan, tối ở Thái, thì môi trường vẫn cứ có vai trò quyết định đến lối sống của chúng ta. Đó là: rõ ràng, dù khoa học đã phát triển, thì chúng ta vẫn không thể điều khiển được thiên nhiên. Như trận rét đậm, rét hại năm ngoái ở miền Bắc nước ta, làm nguời nông dân mất mùa, hoặc như những trận bão lụt, hạn hán, làm mùa màng thất thu..., từ đó, con người nông nghiệp vẫn cứ nơm nớp lo sợ tự nhiên, và vẫn phải chịu thương chịu khó, vẫn phải để dành tiết kiệm phòng khi rủi ro. Ngay cả như hôm nay, chúng ta ở Việt Nam, trời đang nóng bức và chúng ta phải mặc áo thun, quần đùi, nhưng 3 ngày sau, khi qua Nga, chúng ta phải mặc những chiếc áo bông dày cộp, thì như thế nghĩa là môi trường tự nhiên vẫn đang tác động rất nhiều đến lối sống của chúng ta chứ không hề giảm thiểu, chỉ là tác động bằng cách này hay cách khác mà thôi.
Vài nhận định thiển cận của em, kính mong cô và các anh chị góp ý! Em xin chân thành cám ơn!
RANDOM_AVATAR
phanthimaianh_hvchk9
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 7 06/12/08 21:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi CamTu » Chủ nhật 07/12/08 9:52

Xin chào đại gia đình Văn hóa cùng các thành viên gia đình văn hóa k9!
Em có vài ý kiến nhỏ đối với vấn đề thứ 2 :"môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX" của cô đưa ra.
Vế thứ nhất : "môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất ".Đây là đều mà chúng ta thấy nó thể hiện khá rõ trong lối sống của người dân trong việc ăn, mặc, tính cách... Không cần nói chi xa đến các nước trên thế giới mà chỉ tại Việt Nam chúng ta cũng đã thấy khá rõ vấn đề này ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong cùng một đất nước mà môi trường tự nhiên(nhất là địa lý và khí hậu) đã ảnh hưởng khá nhiều đến tính cách của những người dân ở 3 miền : tính cách phóng khoáng của người Nam, tính cần kiệm của người miền Bắc và người miền Trung. Ví dụ ta để một người Trung hoặc Bắc vào sống ở miền Nam thì lâu dần tính cách của họ cũng từ từ khoáng đạt hơn so với tính cách trước kia khi ở miền Bắc hay miền Trung và ngược lại với một người miền Nam vốn tính phóng khoáng ra sinh sống ở miền Trung hoặc miền Bắc thì họ cũng sẽ dần dần hình thành nên tính cần kiệm,biết tích trữ phòng thân để ứng phó với những cơn bão,những trận lũ lụt mà hằng năm thường xảy ra. Chỉ trong 3 miền của nước ta đã thấy được sự ảnh hưởng của tự nhiên đến lối sống của con người như thế nào nói chi đến các nước trên thế giới. Như dân gian ta có câu:"Cha mẹ sinh con trời sinh tính". Có lẽ nó cũng phần nào có giá trị với quan điểm "môi trường tự nhiên" ảnh hưởng và hình thành nên lối sống của con người. Vì vậy em có đồng quan điểm với vế này của tác giả.
Vế thứ 2: "vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX"Đối với ý của vế này em có đồng quan điểm với anh Tùng. Tuy khoa học kỹ thuật, trình độ công nghệ tiên tiến đến mức nào thì môi trường tự nhiên tự thân nó cũng vẫn có sự ảnh hưởng đến con người, có thể việc nhận diện sự ảnh hưởng của nó không bộc lộ rõ như lúc trước nhưng tự nhiên bản thân nó cũng đã tự khẳng định sức ảnh hưỏng của mình đến con người. Công nghiệp càng phát triển không có nghĩa là môi trường tự nhiên không ảnh hưởng đến cuộc sống con người mà ngược lại nó càng tác động mạnh mẽ hơn. Bởi chính sự đối xử không êm dịu đối với tự nhiên mà con người nhận lãnh nhiều hậu quả từ tự nhiên mang lại cho chính mình.Đặc biệt ứng cử là vấn đề khí hậu ngày nay, các nhà khoa học đang phải chung tay tìm ra phương án khắc phục sự ấm dần của khí hậu lên. Hiện tưởng này khiến cho cuộc sống của con người chịu nhiều ảnh hưởng từ nó. Từ đó ta thấy rằng không phải khoa học tiên tiến, kỹ thuật cao là con người thoát ra khỏi ảnh hưởng của tự nhiên mà ngược lại đôi khi chính những cái đó lại phục vụ ngược lại cho tự nhiên. Nếu không thế thì tự nhiên còn có sự tác động mạnh hơn nữa đến lối sống của con người chứ không phải vai trò của nó bị "giảm thiểu" đi sự nhận định của tác giả.
Xin chúc sức khỏe đến cô cùng toàn thể gia đình văn hóa của chúng ta!
Hình đại diện của thành viên
CamTu
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 21/11/08 21:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Dinh Thi Dung » Chủ nhật 07/12/08 16:45

Các bạn học viên thân mến,
Như vậy là diễn đàn của chúng ta rất sôi nổi. Các bạn đã tham gia nghiêm túc và có nhiều ý kiến thảo luận sâu sắc. Tuy vậy, tôi xin nêu vài ý "có tính định hướng" sau:
- Là diễn đàn thảo luận chứ không phải "trả bài", quan trọng nhất là các bạn thảo luận, trao đổi với nhau, vì vậy các bạn không nên xưng "em" trong thảo luận.
- Ý kiến của George F. Carter gợi lên nhiều điều về mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên, về mối quan hệ giữa sự tiến bộ kỹ thuật với việc làm chủ điểu kiện tự nhiên/tác động trở lại môi trường tự nhiên. Các bạn có thể bàn thêm về vấn đề này.
- Các bạn nêu thêm chủ đề hoặc nêu những vấn đề các bạn quan tâm để cùng nhau trao đổi thảo luận, về vùng văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam chẳng hạn.
TS. Đinh Thị Dung
RANDOM_AVATAR
Dinh Thi Dung
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 3 29/01/08 11:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi nguyenthihanh » Thứ 2 08/12/08 11:49

Về nhận định của Carter:

Theo tôi, khi Carter cho rằng vai trò của tự nhiên giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX, ý ông muốn nhấn mạnh khả năng cải biến tự nhiên của con người. Đúng là dùng từ "giảm thiểu" thì có vẻ không chính xác.

Ngày nay, con người không phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nữa. Với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, con người thoát khỏi sự lệ thuộc của tự nhiên, chinh phục nó và cải tạo nó phù hợp với nhu cầu ngày càng lớn của mình. Không chỉ đắp đê ngăn lũ hay làm hệ thống tưới tiêu đồng ruộng, con người đã làm được nhiều việc mà trước đây ngỡ là không tưởng. Con người sáng tạo một hệ thống dự báo tiên tiến và ngày càng hoàn thiện, giúp dự đoán thời tiết và đoán trước thiên tai, giảm thiểu thiệt hại tối đa. Những khoảng cách về địa lý không còn khiến con người ta khó chịu, mệt mỏi, vất vả một khi truyền thông, thông tin và giao thông vận tải phát triển.

Thiên nhiên không thôi ảnh hưởng đến chúng ta dưới hình thức này hay hình thức khác, song chúng ta có quyền tự hào rằng mình có thể chinh phục được nó. Từ Việt Nam ấm áp sang xứ lạnh, bạn không phải băn khoăn, sợ hãi sẽ bị chết cóng vì rét bởi bạn sẽ có đủ điều kiện tốt nhất để thích ứng với điều kiện tự nhiên ở đó. Thiên nhiên không còn quá đáng sợ với chúng ta như cái thời con người còn phụ thuộc hoàn toàn vào nó.

Điều kỳ diệu nhất cho thấy khả năng vô biên của con người là họ đã vươn rất xa, đã vượt hẳn phạm vi trái đất, bay vào thám hiểm vũ trụ và tìm sự sống ở các hành tinh khác.

Tất nhiên, sự lạm dụng quá đối với môi trường sẽ làm cho thiên nhiên "nổi giận". Chính vì vậy mà điều quan tâm nhất hiện nay là sống hòa thuận với môi trường. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là con người chịu khuất phục trước tự nhiên mà nó càng chứng tỏ bản lĩnh của con người trong công cuộc chinh phục tự nhiên. Để thiên nhiên trở lại hiền hòa và sẵn sàng ban tặng cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất của nó quả thật không dễ dàng chút nào, một phần cũng bởi lòng tham con người là vô đáy. Họ đã tước đoạt của thiên nhiên quá nhiều, bây giờ họ phải trả giá. Vì vậy có thể nói trong công cuộc chinh phục tự nhiên, làm sao để thiên nhiên không lấn át con người và con người không lấn át thiên nhiên, làm sao để hai bên "chung sống" hòa thuận mới là điều quan trọng. Làm được điều đó, con người mới thực sự là kẻ chiến thắng và đó là chiến thắng vĩ đại nhất.
Hình đại diện của thành viên
nguyenthihanh
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi lena » Chủ nhật 14/12/08 17:03

[justify]Mọi người cùng thảo luận câu 1 của cô nhé! Mình xin góp một chút ý kiến: :lol:
Trong Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam của GS. Trần Ngọc Thêm ta thấy rõ mối quan hệ giữa cách tiếp cận hệ thống thống - loại hình - một cách tiếp cận logic, chặt chẽ và khoa học với cách tiếp cận - địa văn hóa. “Bởi văn hóa là sản phẩm của con người và tự nhiên nên nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt về văn hóa chính là do những khác biệt về điều kiện tự nhiện (địa lý – khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) quy định.” (Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam - NXB Tổng hợp tp.HCM 2006, tr.36). Từ đó ta thấy, cách phân chia thành 2 loại hình văn hóa (chúng ta vốn quen thuộc) nông nghiệp và du mục chính là một cách tiếp cận địa – văn hóa rõ nhất. Văn hóa phương Đông gắn với môi trường sống là xứ nóng ẩm, mưa nhiều bên cạnh các con sông lớn và các vùng đồng bằng màu mỡ, trù phú. Còn phương Tây lại là xứ lạnh với khí hậu khô chỉ có những vùng đồng cỏ mênh mông. Hai loại địa hình đồng bằng và đồng cỏ dẫn đến 2 nghề hoàn toàn khác nhau ở 2 khu vực: trồng trọt và chăn nuôi. Nghề trồng trọt của cư dân phương Đông bắt buộc phải sống định cư, phụ thuộc vào thiên nhiên nên dẫn đến ý thức tôn trọng và ước vọng sống hoà hợp với thiên nhiên; hình thành lối tư duy tổng hợp, trọng tình, trọng nghĩa…. Nghề chăn nuôi của cư dân phương Tây với lối sống nay đây mai đó, ít phụ thuộc thiên nhiên nên coi thường tự nhiên, có ước vọng chinh phục tự nhiên mạnh mẽ, hình thành lối tư duy phân tích, trọng sức mạnh và trọng vai trò cá nhân... Như vậy ta thấy ứng với 2 điều kiện môi trường tự nhiên khác nhau đã sinh ra 2 loại hình văn hóa khách nhau: văn hóa nông nghiệp (trọng tĩnh) và văn hóa du mục (trọng động).
“ Các nền văn minh hiện đại dù đang thuộc giai đoạn văn minh nào… cũng đều không thoát ra ngoài hai loại hình cơ bản là TRỌNG TĨNH và TRỌNG ĐỘNG mà căn cứ theo nguồn gốc thì có thể gọi chúng là các loại hình văn hóa gốc NÔNG NGHIỆP và gốc DU MỤC” (Trích từ Tìm về Bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, tr.38)Lê Thị Mỹ Hạnh – k7[/justify]
RANDOM_AVATAR
lena
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 4 25/07/07 10:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi trungphien » Thứ 3 16/12/08 14:20

Chào cả nhà

Tôi xin có ý kiến về nhận định của George F. Carter cho rằng "môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX".

Đầu tiên phải khẳng định rằng, cuộc sống của con người chúng ta bị chi phối rất nhiều bởi môi trường ( tự nhiên và xã hội ). Môi trường tự nhiên thiên về chi phối phần “con”, môi trường xã hội nghiêng về chi phối phần “người” của con người. Xét từ góc độ này, tôi tán đồng với nhận định của George F. Carter là "môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất”. Tuy nhiên, tác giả có thể do đề cao vai trò của môi trừơng tự nhiên trong việc hình thành tính cách, lối sống của con người mà quên đi vai trò của môi trường xã hội. Từ lúc có con người thì bắt đầu có xã hội. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng xã hội lòai người thuở xưa còn sơ khai, đơn giản, vai trò của nó rất yếu. Chính vì thế, con nguời trong thời đại đó có cuộc sống nghiêng về phần ‘con” nhiều hơn (quần hôn, man dã, ăn thịt sống…) và bị chi phối rất nhiều vào tự nhiên. Do trình độ còn non kém, con người thuở xưa chưa thể tác động và chế ngự tự nhiên, con người sống hòan tòan phụ thuộc vào tự nhiên. Vì vậy, người xưa theo bản năng của động vật nói chung cũng ăn theo mùa (mùa nào thức ấy), giao phối theo mùa (mùa động đực, mùa sinh sản)…

Điều kiện tự nhiên chi phối đến sự phát triển tộc người. Ở những nơi điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào, giao thông thuận tiện thì tộc người đó có trình độ phát triển nhanh; ngược lại, ở những vùng điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, điều kiện đi lại khó khăn, sống biệt lập (do địa hình ) thì dân tộc đó có lối sống lạc hậu, chậm phát triển.

Ở vế thứ hai, tác giả nhận định “vai trò của môi trường tự nhiên giảm dần từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX” không phải là không có lý nếu xét trong sự tương quan giữa môi trừong tự nhiên và môi trường xã hội. Theo thời gian, trình độ con người được nâng lên, con người dần dần đã nhận biết các quy luật vận hành của tự nhiên và biết cách chế ngự chúng theo hướng có lợi cho cuộc sống, năng suất lao động tăng, xã hội phát triển không ngừng. Từ đó kéo theo sự giảm dần vai trò chi phối của môi trường tự nhiên, sự tăng dần vai trò chi phối của môi trường xã hội. Sự điều chỉnh, thay đổi lối sống của con người do có sự giao thoa giữa các nền văn hóa, các hệ tư tưởng … đôi khi diễn ra còn nhanh hơn quá trình hình thành của chính lối sống đó dưới tác động của điều kiện tự nhiên. Ngày nay, con người có thể “yêu nhau” quanh năm, sinh sản quanh năm, nhiều nước có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt vẫn có thể vươn lên thành cường quốc, lối sống và thành quả lao động sáng tạo của những dân tộc phát triển hơn có sức lan tỏa mạnh mẽ và được tiếp nhận dễ dàng. Con người quan tâm nhiều hơn đến phần “người” và không ngừng hòan thiện chúng (những vấn đề như “văn hóa”, “nhân bản”, “phong cách sống” … được chú trọng ).

Mặc dù ngày nay con người gần như đã khám phá và chế ngự được tự nhiên, nhưng con người sẽ không bao giờ thóat ly hòan toàn khỏi sự chi phối của chúng. Mặt trái của sự phát triển, do chế ngụ được tự nhiên, con người ngày nay đang có thái độ coi thường tự nhiên, và hậu quả nó là những hiện tượng thay đổi khí hậu thất thường ở nhiều nơi, hiệu ứng nhà kính, tan băng… Triết lý sống hòa hợp với thiên nhiên, tôn trọng tự nhiên của người xưa xem ra vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi ...
When the road ahead is not so easy, OUR LOVE will lead the way for us, like a guiding star ...
Hình đại diện của thành viên
trungphien
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: Chủ nhật 02/11/08 12:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi ltthuthuy » Thứ 3 16/12/08 19:13

Xin chào các anh chị và các bạn,
Thấy mọi người bàn tán trên diễn đàn sôi nổi quá, tôi cũng muốn đóng góp một vài ý kiến về câu 2 (nhận định của Carter) :D :
Về vai trò của tự nhiên đối với việc hình thành lối sống của nhân loại, tôi hoàn toàn đồng ý với Carter và các bạn tham gia trên diễn đàn. Chỉ xin được trao đổi thêm về ý kiến “…vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX”.
Thời cổ đại, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của con người còn chưa cao. Con người sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm thì đương nhiên sự lệ thuộc vào tự nhiên là rất lớn. Khi các hình thái ý thức xã hội cao hơn ra đời, cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sản xuất công nghiệp, đời sống con người được cải thiện và nâng cao đáng kể. Họ không còn lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nữa. Như vậy mức độ lệ thuộc của con người vào tự nhiên ngày càng “giảm thiểu”. Tuy nhiên vai trò của tự nhiên thì không hề “giảm thiểu” đi. Bởi nếu cho rằng vai trò của tự nhiên ngày càng giảm đi thì ở những thế kỷ sau, chẳng hạn đến thế kỷ 30, vai trò của nó chắc chỉ còn lại con số 0.
Theo tôi thì dù ở thời đại nào, tự nhiên cũng luôn đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Con người chính là một thực thể tự nhiên sống. Con người không thể tồn tại bên ngoài tự nhiên hay thiếu những tiền đề tự nhiên. Để tồn tại và phát triển, con người phải dựa vào tự nhiên, chung sống hài hòa với tự nhiên. Và ngay cả khi con người sử dụng lao động để cải tạo tự nhiên thì vẫn phải tuân theo sự hài hòa đó trong mối quan hệ. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên có tính thống nhất, không thể tách rời.
Chúng ta biết rằng việc con người tác động vào tự nhiên, biến đổi tự nhiên vì mục đích sống của con người có ý nghĩa rất lớn. Bởi có như thế thì con người mới có thể duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Nhưng nếu sự tác động ấy vượt quá giới hạn cho phép sẽ làm ảnh hưởng đến quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên, đồng nghĩa với sự hủy hoại cuộc sống của bản thân con người.
Theo đà phát triển của khoa học công nghệ, nhất là từ giữa thế kỷ 20 đến nay, tốc độ tác động của con người vào tự nhiên ngày càng gia tăng và đã vượt qua giới hạn cho phép, khiến cho thế giới loài người phải đương đầu với nguy cơ môi trường sống bị hủy hoại và phải hứng chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của tự nhiên. (Chẳng hạn, nạn chặt cây phá rừng làm giảm rừng phòng hộ chống lũ nên khi lũ tràn về gây thiệt hại không nhỏ.)
Như vậy, để duy trì tính hài hòa vốn có trong mối quan hệ con người – tự nhiên, con người cần phải nâng cao nhận thức của mình về chính bản thân mình và về vai trò của tự nhiên. Trong quá trình cải tạo tự nhiên, con người cũng phải tự giác điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp với quy luật tự nhiên, tác động vào tự nhiên một cách có ý thức.
RANDOM_AVATAR
ltthuthuy
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 06/12/08 9:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi binhbinhk9 » Thứ 7 27/12/08 16:03

Tôi xin có ý kiến về nhận định của Carter:"môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX":
Trước hết, tôi đồng ý với nhận định này của Carter. Quả thật, môi trường tự nhiên đóng vai trò quyết định đối với việc hình thành lồi sống của con người. Trong cuốn "Văn hóa nguyên thủy" của E. Tylor, ta có thể nhận ra vai trò của nó đối với đời sống con người thông qua việc con người chế tạo công cụ. Tôi thật sự thích thú và bất ngờ trước cách ứng phó của con người trước tự nhiên, từ việc chế tạo các công cụ lao động đến chế tạo vũ khí.
Nhưng có thể thấy, sau thế kỷ XIX, vai trò của tự nhiên ngày càng giảm sút. Với các phát minh khoa học của mình, con người đã dần dần chế ngự và làm chủ được tự nhiên. Từ việc sùng bái tự nhiên, con người chuyển qua khai thác, tận dụng sức mạnh của tự nhiên để phục vụ cho những mục đích của mình. Tôi xin lấy ví dụ về việc trị thuỷ của con người. Nếu ngày xưa, con người luôn khiếp sợ trước các dòng chảy thì ngày nay, dù chưa chế ngự hoàn toàn nhưng con người đã biết tận dụng nó để làm thủy điện. Con người đã có thể vượt được đại dương bằng việc đóng những con tàu lớn, chinh phục không gian bằng những con tàu vũ trụ. Tuy ngày nay, tự nhiên vẫn còn ảnh hưởng đến con người nhưng vai trò của nó không mang tính quyết định như trước đây.
Và vì đó thế, ta có thể khẳng định rằng, từ cuối thế kỷ XIX, vai trò của tự nhiên đối với việc hình thành lối sống của con người ngày càng giảm thiểu.
Chiều nay ta nghe biển xôn xao bờ cát
Có người đi tìm câu hát dã tràng xưa...!
RANDOM_AVATAR
binhbinhk9
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 5 04/12/08 15:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 2 29/12/08 19:32

Trong công trình Man and the land - a cultural geography (1968, trang 10), tác giả George F. Carter cho rằng "môi trường tự nhiên là một tác nhân có tính quyết định đối với việc hình thành lối sống của nhân loại trên trái đất nhưng vai trò của nó giảm thiểu từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX.
Theo tôi câu nhận định trên chưa xác đáng lắm. CHưa rõ ràng vì thế nào là quyết định lối sống? Lối sống là gì? Có thể hiểu lối sống ở đây (way of life) là văn hóa được chăng?
Mà đã là lối sống (văn hóa) thì nó mang tính lịch sử, tính bảo tồn qua thời gian, hay có thể nói nó duy truyền qua vô thức tập thể. Thì dù có trải qua thời gian, nó vẫn tương đối ổn định.
CÒn nếu hiểu lối sống ở đây là môi trường tự nhiên quyết định đời sống con người thì từ khi con người bước vào ngưỡng cửa văn minh, đời sống tự nhiên giảm bớt vai trò của nó, nhưng phải đặt trong bối cảnh ở đâu nữa
có thể nói, môi trường tự nhiên phương Đông khắc nghiệt hơn phương Tây, nên con người phương Đông vẫn chịu sự tác động của thiên nhiên khá nhiều, nên dẫn đến tính cách sống hòa hợp với thiên nhiên hơn là chinh phục thiên nhiên.
Nhưng dù sao đi nữa cũng không thể nói như thế được.
Vì con người sinh ra trên mặt đất, sống nhờ vào đó. Mặt đất nuôi dưỡng con người, nếu không có môi trường tự nhiên thì con người không thể tồn tại được.
Sự giảm thiểu mà tác giả muốn đề cập ở đây là giảm thiểu về mặt gì?
Trở lại câu 1
Cách tiếp cận của giáo sư Thêm 1 phần cũng dựa trên cách tiếp cận địa văn hóa. VÌ chẳng phải văn hóa loại hình cũng dựa trên địa văn hóa đó sao?
Nhưng cách tiếp cận của GS Thêm mang tính logic hơn, nên dễ tiếp nhận hơn
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Địa văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 3 30/12/08 14:22

Tôi nhận thấy cách tiếp cận của Giáo sư Trần Ngọc Thêm là rất mới lạ. Hệ thống - Loại hình là cách tiếp cận phổ quát và toàn diện hơn Địa Văn Hóa. Địa Văn Hóa ngày nay đã bộc lộ những hạn chế riêng của nó. Tương tự như vậy, một số nhà nghiên cứu Văn Hóa theo phong cách Nhân - Văn Hóa (tiêu biểu có GS Chu Xuân Diên) hay Sử - Văn Hóa (tiêu biểu GS Nguyễn Khắc Thuần) thường tập trung nhiều đến việc phân tích yếu tố Sử hoặc Nhân trong Văn Hóa, tôi nói điều này không có nghĩa là chê bai gì các vị ấy, bởi lẽ so với các vị ấy, tôi chẳng là gì, và cũng bởi vì, các vị ấy là các nhà Sử học, Nhân loại học chứ không phải nhà Văn Hóa học chính tông, do đó, công việc của các vị ấy tất nhiên là phải nhìn cái chất chuyên biệt của mình trong Văn Hóa. Và như thế, Văn Hóa vẫn chỉ là "sống tạm" trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, chưa có "đất riêng".
Với hướng tiếp cận mới, GS Trần Ngọc Thêm đóng vai trò tiên phong mở ra một phương pháp mới trong nghiên cứu Văn Hóa, nói cách khác, là đã : "Trả Văn Hóa về đúng chỗ của Văn Hóa". Trước GS Trần Ngọc Thêm, cũng có một vài người đã mơ hồ nhìn được cái Hệ thống - Loại hình ấy, tuy nhiên, GS Trần Ngọc Thêm đã trở thành người đặt nền móng cho trường phái riêng của Văn hóa học vì ông đã có công phát triển thành một hệ thống Khoa học chặt chẽ và hợp lý. Cách tiếp cận này có thể khái quát toàn bộ và bổ khuyết những hạn chế của các trường phái khác, trong đó có Địa - Văn Hóa.
Trong tương lai, rất có thể sẽ có người tìm ra một cách tiếp cận nào hay hơn, tiến bộ hơn thì sao? Hướng tiếp cận của GS Trần Ngọc Thêm là hay nhất? Điều ấy không thể khẳng định được, nhưng theo tôi, cách tiếp cận ấy là tiến bộ và duy nhất cho đến nay, nếu xét việc nghiên cứu Văn Hóa trong phạm trù Văn Hóa riêng biệt, trong một góc nhìn thuần Văn Hóa mà thôi!
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến31 khách

cron