Tản mạn về các món ăn Việt Nam

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Re: Tản mạn về các món ăn Việt Nam

Gửi bàigửi bởi the yun » Thứ 2 13/04/09 13:56

hic hic... nhắc đến đồ ăn thì không khỏi nhớ nhà!
Mình chính gốc dân miền Tây, gắn bó với mình là những món ăn dân dã. Món mà mình nhớ nhất trong những ngày xa nhà chính là món canh chua rau muống và cá kho tộ. Ngon lắm đấy các bạn ơi!
Canh chua là món mình thấy khó nhất trong các món canh. Nó phải vừa chua, vừa ngọt, phật thật đậm đà. Nếu không khéo, có thể bận sẽ làm hỏng nồi canh đấy! (Thú thật là đến giờ mình vẫn chưa nấu được món canh ấy!)
Còn cá kho tộ thì hết chỗ chê. được đặt trong một cái tộ nhỏ, các gia vị được thêm vào rồi bắc lửa mà chờ đợi. sau vài lần cho nước sắc lên thì nhấc xuống rẫi tiêu lên mấy con cá thì hết xẩy, cá đã được đặt vào mâm.
thật là nhớ nhà quá đi...
nếu bạn thích cầu vồng thì hãy kiên nhẫn trước những cơn mưa
Hình đại diện của thành viên
the yun
 
Bài viết: 66
Ngày tham gia: Chủ nhật 18/01/09 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tản mạn về các món ăn Việt Nam

Gửi bàigửi bởi huongphank2 » Thứ 7 30/05/09 10:50

Các món ăn từ "bông" - nét dân dã nam bộ
[center]Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh
(Ca dao miền Nam)[/center]
Người miền Nam gọi hoa là bông, và có thói quen dùng bông làm thức ăn, thể hiện cái triết lý ăn uống "thực tế - có gì ăn nấy", không câu nệ, nguyên tắc.
Cây điên điển là loại cây có thân xốp, nhẹ, thường dùng để làm đế giày, nút chai, mọc hoang ở ven vùng sông miệt Đồng Bằng Sông Cửu Long. Người dân ở đây đã khá hơn xưa, sống biết lo trước lo sau, biết tận dụng mùa bông điên điển để kiếm tiền. Người ở đây sáng sớm bơi ghe cặp bờ sông vớt bông điên điển đem về làm chua, bán lại cho thương lái. Bông điên điển vớt đem về rửa sạch, lựa bỏ lá úa, bông hư, để ráo nước và ngâm nước muối, hai ngày là thành dưa chua bông điên điển ăn được rồi. Có người còn ngâm giá sống chung với bông điên điển làm ra món dưa chua, Bông điên điển còn dùng để ăn sống như ta ăn rau ghém, rau thơm, rất ngon, hấp
Mùa bông điên điển là mùa nước nổi cũng là mùa cá linh. Con cá linh trời cho, mùa này theo con nước đổ về nhiều vô kể. Chọn con cá linh vừa phải, cỡ bằng ngón tay, nấu một lẩu nước me chua, nêm nếm vừa chua, vừa cay, vừa ngọt, cho cá linh vào. Thế là ta có một nồi lẩu cá linh đầu mùa hết sẩy luôn! Trên bàn bày sẵn một thau bông điên điển vàng tươi, tha hồ bạn nhúng lẩu... Chỉ độc nhứt bông điên điển thôi, nếu kèm theo thêm loại rau sống khác sẽ làm mất mùi ngon của bông điên điển. Gắp con cá linh, chấm nước mắm trong, loại ngon, cắn thêm trái ớt cay... đó là món ngon tổ tiên thời khai hoang, truyền lại cho ta.
Bông bí, bông bầu, bông mướp được dùng nấu canh với tôm rất ngon. Có người dùng để "um" với mỡ hay với hột vịt. Nhiều thì luộc để chấm với món kho, món mặn, như rau luộc, ăn rất ngọt và rất bùi.
Bông cải trắng, cải ngọt, cải xanh là món ngon và cao cấp, dùng để xào tôm, xào thịt. Nay thời buổi văn minh người ta đã chuyên trồng cải lấy bông - gọi là ngồng cải. Bông cải bẹ xanh cho vị cai, thơm dùng để chế món bột cải, bờ tạt (mustard). Người ở vườn còn dùng bông chuối - bắp chuối - để luộc nấu canh chua ngon độc đáo.
Còn bông vạn thọ cũng được dùng như loại rau thơm, phụ gia cho các món gỏi tôm, gỏi cua, cũng không kém phần hấp dẫn.
Riêng bông so đũa thì cũng trổ vào mùa nước nổi, nước lên, nhưng ở vùng nào cũng có, dễ trồng, mau lớn. Bông so đũa dùng để luộc ăn với mắm tôm chà Gò Công thì mới biết! Còn món bông so đũa nấu canh chua thì từ lâu đã có mặt trong danh mục ẩm thực của ta rồi.
RANDOM_AVATAR
huongphank2
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 17/11/08 12:58
Đến từ: vietnam
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến33 khách