Văn hóa rượu

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Văn hóa rượu

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Thứ 2 08/12/08 16:18

Tôi là người mê rượu, đặc biệt là rượu Việt Nam. Nhưng do trải nghiệm còn ít nên kiến thức về rượu còn nông cạn. Nay muốn tìm hiểu sâu về rượu dân tộc (rượu Việt Nam ở tất cả vùng miền, của tất cả các dân tộc). Vậy kính mong các bậc uyên bác chỉ dẫn.
Xin hậu tạ!
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa rượu

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 7 27/12/08 14:45

Xin chào
Tôi cũng là người rất thích uống rượu nhưng ko sưu tầm được rượu vì có bao nhiêu uống hết :P Tôi xin mạn phép liệt kê một số lạoi rượu mình biết
Tất cả các loại rượu trên thế giới đều thuộc 3 dòng chính: 1- Cô - nhắc dòng này phải qua chưng cất từ ngũ cốc; 2- Brandy, dòng này cũng qua chưng cất từ trái cây, 3- Dòng vang, dòng này không qua chưng cất. Nếu xét về giá trị dinh dưỡng có thể xếp theo thứ tự: vang đỏ tốt hơn vang trắng, văng trắng tốt hơn bia, bia tốt hơn rượu. Còn các loại ruợu ở Việt Nam xin liệt kê một số:
1. Bến Tre có rượu Phú lễ, độ cồn rất cao, nồng, gắt uống rất sốt nhưng không gây nhứt đầu, thường được ngâm với chuối hột
2. Rượu Kim Long là tên gọi một loại rượu có nguồn gốc từ huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Là loại rượu đế nổi tiếng từ lâu. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí đã viết rượu Kim Long ở Hải Lăng, Quảng Trị là ngon hơn hết. Sau khi thành phẩm và đóng chai được ngâm trong nước lạnh với thời gian nhất định khoảng 10 ngày. Đây là loại rượu được dùng tiến vua và ngày xưa Thực dân Pháp đã nhập khẩu loại rượu này.
3. Rượu Kim Sơn là tên gọi một loại rượu có thương hiệu được sản xuất từ huyện miền biển Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình.
Rượu Kim Sơn thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Ngày trước rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, rượu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của rượu là càng để lâu càng ngon. Đặc biệt rượu Kim Sơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi được ngâm với rắn, tắc kè, sao biển, bìm bịp .v.v. Cùng với những người Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã đi đến nhiều vùng của Việt Nam. Ngày nay rượu Kim Sơn đã được đóng chai và bán trên thị trường.
4. Trà Vinh nổi thiếng vời rượu xuân thạnh vời 2 loại trắng và đỏ, loại đỏ độ cồn nhẹ hơn được làm từ nếp thường pha lẫn nếp than tạo màu tím. Loại này độ cồn ngang Phú Lễ và Bàu đá.
5. Rượu Bàu đá, loại này nổi tiếng nhất ở huyện Tây sơn với truyền thống võ học lâu đời cũng chính vì vậy đây là loại rượu rất nặng, được nấu từ nước của suối ở huyện Tây Sơn. Rượu này được nấu từ gạo, nếp, ngô, hoặc khoai mì. Nhưng nặng nhất là loại rượu được kháp từ khoai mì.
6. Rượu Bó Nặm là một loại rượu trắng nổi tiếng của Bắc Kạn, được lên men từ ngô và thảo dược, sau đó chưng cất theo phương pháp truyền thống của các dân tộc thiểu số địa phương. Rượu Bó Nặm có đặc trưng là hương thơm, vị hơi ngọt. Rượu Bó Nặm có nhiều loại với các độ cồn và dùng men khác nhau và được sử dụng tùy theo từng dịp. Những loại có độ cồn cao thường được chưng cất hơn một lần. Rượu Bó Nặm nấu theo phương pháp thủ công truyền thống có màu hơi đục do quá trình chưng cất thủ công không loại trừ hết được các hạt tinh bột siêu nhẹ và các chất đường.
7. Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu.
Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách.
8. Rượu thuốc hay rượu dân tộc là tên gọi chỉ các loại rượu ngâm rất phổ biến trong hệ thống đồ uống của ẩm thực Việt Nam truyền thống, thường được quảng cáo là các loại rượu cường dương hay bổ âm. Rượu thường làm bằng rượu trắng nồng độ cao ngâm các nguyên liệu thảo dược hoặc động vật có dược tính theo các phương pháp cổ truyền, với ý nghĩa không chỉ để cho thực khách thưởng thức hương vị của rượu mà hầu hết sử dụng như một loại thuốc. Hầu như gia đình nào ở Việt Nam cũng đều có một vài bình rượu thuốc trong nhà và có những bình được để rất lâu.
Thảo dược (thuốc Nam, thuốc Bắc) được sơ chế và ngâm trong rượu. Có rất nhiều loại rượu ngâm với các loại thảo dược, thường theo hai phương thức: hoặc ngâm rượu riêng từng loại hoặc ngâm hỗn hợp theo các bài thuốc cổ truyền. Trong thực tế, tùy địa phương, vùng miền có nhiều bí quyết ngâm rượu riêng, tuy nhiên người ta thường thấy rượu được ngâm với dâm dương hoắc, sâm các loại, kỷ tử, táo tàu, cùi nhãn, cùi vải, củ và rễ đinh lăng, cây mật gấu, thục, ba kích, chuối hột, mơ, tầm gửi (đặc biệt tầm gửi gỗ nghiến), quế chi, xuyên khung, nhục thung dung, hà thủ ô v.v.
Các loại động vật hoặc một phần của động vật được ngâm rượu, ngoại trừ những loại đã được kiểm nghiệm là có dược tính cao độ (rắn, tắc kè, bìm bịp, hổ cốt, cá ngựa...), nhiều loại chỉ được ngâm theo kinh nghiệm với nguyên tắc y học cổ truyền "đồng tạng trị liệu" (phương thức chữa bệnh dựa trên cơ sở dùng phần nào của cơ thể động vật làm thuốc hay thức ăn sẽ bổ cho phần cơ thể đó của con người), chẳng hạn dương vật hổ, tinh hoàn dê) được ngâm rượu với ý nghĩa dùng để bổ dương.
9. Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam. Mặc dù cây sim có ở nhiều nơi, nhưng sim ở Phú Quốc có những đặc điểm riêng. Ví dụ, sim ở Phú Quốc chín rộ vào dịp tháng giêng âm lịch, còn sim ở miền Bắc Việt Nam thì chín vào dịp tháng bảy. Cây sim có 2 loại, đó là Hồng sim và tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, trái khi chín có màu tím đen. Trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là Hồng sim.
10. Rượu Gò Đen là tên một loại rượu trắng, nấu từ gạo theo phương pháp cổ truyền, có nồng độ rất cao, có thể lên đến 50 độ cồn. Loại rượu dân tộc nổi tiếng Việt Nam này được nấu ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An. Đây là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Được nấu bằng nếp mỡ, nếp than hoặc gạo.
11. Rượu làng Vân: còn gọi là Vân hương mĩ tửu, trước kia thường dùng sắn tươi, sắn khô, nay chủ yếu dùng gạo, là loại rượu nổi danh miền Bắc.
12. Rượu San Lùng: ở một số vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, thường dùng gạo nương và một số loại lá thuốc. Có hai loại màu trắng trong hoặc màu nâu đen nhạt.
13. Rượu ngô Bắc Hà: nấu bằng ngô, màu trắng hơi ngả vàng.
14. Rượu Thanh Kim: thuộc xã Thanh Kim, Sapa, dùng mầm thóc nếp.
15. Rượu Mẫu Sơn: rượu nấu bằng nguồn nước suối của vùng núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn v.v.
16. Rượu Đá Bạc: Thừa Thiên Huế
17. Rượu Hồng Đào: Quảng Nam
Mình chỉ biết bấy nhiêu, hôm nào có dịp mình lai rai vài ly đối ẩm
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa rượu

Gửi bàigửi bởi trungphien » Thứ 7 27/12/08 22:14

Trời ạ, trong lớp ta có một "chiên da" về rượu mà chúng ta không biết ta. Khâm phục, khâm phục
When the road ahead is not so easy, OUR LOVE will lead the way for us, like a guiding star ...
Hình đại diện của thành viên
trungphien
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: Chủ nhật 02/11/08 12:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa rượu

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Thứ 7 27/12/08 22:48

Cam on dokhoa.
dokhoa trai nghiem can ay loai ruou rui thi cung dang xung danh la anh hung de nhat ... tốn tửu. hehhhe
Tui thi chua duoc thuong thuc het cac loai ruou ma dokhoa vua neu nen that ... thèm
dokhoa co the danh chut thoi gian gioi thieu cho tui hieu sau ve cai loai ruou do k? nhu tai sao ruou do ngon? nguoi nau co bi quyet gi? tung loai ruou do uong kem voi cai gi?
Rat mong co dip duoc doi ẩm.
email: tranhoaihieu@gmail.com
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa rượu

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Chủ nhật 28/12/08 18:33

chào các chiến hữu
Nước mình đi đến đâu cũng có rượu quê loại ngon; nhưng chúng chỉ co cụm quẩn quanh trong một diện hẹp; và, với những tên tuổi rượu đã nổi danh như Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen, Phú Lễ…, ngày nay để tìm được 1 chai rượu ngon đúng nghĩa không phải chuyện dễ.
Rượu ngon phải được nấu bằng tất cả cái tâm của con người, họ chăm chút từng hạt nếp, cục men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại rượu ngon nhất. Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên. Muốn được rượu trong thì nếp phải ''rặt'', tuyệt đối không được lộn hạt gạo nào. Và điều quan trọng nữa rượu phải được nấu bởi chính thứ nước ở địa phương ấy, trong không khí ấy, con người ấy...thì những tinh hoa trời đất hội tụ lại tạo nên mỹ tửu. Trong quá trình ăn nhậu mình cũng xin phép các đệ tử lưu linh mạn bàn đôi chút về rượu,
Rượu san lùng, theo mình đây là loại rượu ngon nhất, đây là một sản phẩm của người Dao mang âm hưởng núi rừng là rượu của trời. Rượu ngon bởi khâu chế biến rất công phu, nguyên liệu phải là lúa non đem ngâm cho nẩy mầm và đem ủ cùng cao lương, thảo mộc, men nấu rượu được kết hợp từ rất nhiều loại men, làm từ thảo dược của núi rừng, nó đóng vai trò như những vị thuốc (mỗi loại men là 1 vị thuốc) vì thế rất tốt cho sức khoẻ. Khâu kháp rượu phải được chưng cất đến 2 lần, lần đầu khử tạp chất và lọc cốt, lần 2 làm lạnh bằng lá thơm và nước suối Pò Sèn. Rượu San Lùng hương thơm, vị đậm đà mau làm lan toả sự đê mê tới lục phủ ngũ tạng, tới chân tơ kẽ tóc. Rượu này dùng kèm thịt nướng là tuyệt vời, còn tui thích nhâm nhi với cái đùi chó nướng. Tuy nhiên để có 1 chai San Lung đúng nghĩa không phải chuyện dễ, phải là loại rượu sản xuất thủ công chứ sản xuất theo lối công nghiệp thì vứt.
Rượu Phú lễ, cái ngon của Phú Lễ nằm trong bài hồ men (có thời gian tưởng như thất truyền, nhưng ngày nay đã phục chế lại được, nhưng theo Tía của tui nó không ngon bằng khi xưa), gạo lức xay thành bột, phối trộn với nhiều vị thuốc như trần bì, quế khâu, đinh hương, đại hồi, quế chi... cộng thêm các loại lá rau răm, nhãn lồng, tai vị, tiêu sọ, muồng, trầu lương... theo liều lượng thích hợp. Các vị thuốc trên được xay nhuyễn, trộn bột gạo lức, nhồi chung với cám, vo thành viên hồ men. Công đoạn ủ men cũng được chuẩn hóa trong 3 ngày, phủ trấu lên bề mặt nguyên liệu, đậy chiếu cói rồi phơi khô trong bóng râm. Từ bài hồ men người ta trộn theo tỷ lệ với 18 lít nếp mùa Ba Tri chánh hiệu, khi đưa vào lò kháp sẽ cho ra đúng 9 lít đế nếp nguyên chất từ 40 độ đến 62 độ. Rượu này khá nặng (nhưng theo tui nhẹ hơn Bàu Đá), uống có phần sốt thích hợp dân miền Tây Nam bộ lai rai cả ngày chỉ hết 1 xị, rượu này uống theo kiểu nã Na - Phan là tiêu
Rượu Bàu đá, Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 2,5 - 3 lít rượu) phải mất 6 tiếng đồng hồ. Dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua. Rượu này rất nặng, nước trong như nước suối, uống vào là thấy phừng phừng như võ sĩ, tợp ngụm rượu cắn miếng gà luộc chấm muối tiêu chanh là hết ý. Nhưng phải coi chừng ở Bình Định có 1 số gia đình dùng khoai mì kháp rượu lấy hèm nuôi heo, loại rượu này uống vào 3 ngày sau còn say vật vã, tui bị 1 lần nhớ đời.
Rượu làng Vân từ xưa đã nổi tiếng là thơm ngon nhờ hương liệu của nếp cái hoa vàng - thứ nếp đặc biệt thơm ngon hòa cùng men rượu bí truyền của làng Vân sau 72 giờ ngâm ủ mới cho ra rượu nếp như một thứ tinh túy nhất của trời đất ban tặng cho con người. Rượu này mùi thơm dìu dịu, sâu sắc, vị hơi ngọt, nhấp 1 ngụm nuốt vào bụng, hít 1 hơi thấy ngọt ngọt, tê tê nơi đầu lưỡi mới đúng rượu ngon, còn nếp làng vân đóng chai giá 5 ngàn thì vứt. Rượu Làng vân, Bàu Đá, Phú lễ đều có nét đặc trưng riêng. Nếu rượu Làng Vân đầm, sâu theo cánh văn thì Bàu Đá mạnh, rộng theo cánh võ, trong khi đó Phú Lễ vừa đậm đà lại thoáng, phóng khoáng. Đặt một chai Làng Vân lên bữa tiệc đón tiếp một chính khách, một nhà văn hoá; một chai Bàu Đá cho một tướng lĩnh, một nhân vật có khí chất mạnh; và những chai Phú Lễ trong những dạ tiệc phóng khoáng đông người
Rượu Gò đen, tên gọi chính xác là đế gò đen, đế đây không phải hiểu là vua, mà là ngày xưa Thực dân pháp cấm dân ta nấu rượu, nên người dân Gò Đen xứ Long An đành phải nấu rượu lậu, các lò rượu lậu được xây dựng trong các đám đế (một loại cỏ thân cao), nên mới ra đời từ Đế Gò Đen. Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu. Nếp được ngâm đến ngày thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Nếu rượu để thưởng thức sẽ được cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết bằng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, chậm tan.Rượu trong như nước mưa. Mỗi khi rót rượu vào ly, tiếng rượu chảy, vị cay nồng đã đủ làm say, làm khao khát lòng người uống. Ngày nay về miền Tây ngang Gò Đen mua vài lít đế Gò Đen mang về Sài Gòn lai rai có ngày nhiễm độc mêthanol
Rượu Hồng Đào theo truyền thuyết dân gian: vùng quê đất Quảng, ngày xưa, tại Gò Nổi, Điện Bàn, Quảng Nam, trong một gia đình nọ chỉ có hai cha con. Người cha luống tuổi rất thạo trồng dâu, trồng lúa và nấu rượu. Người con gái tuổi độ mười tám, đôi mươi theo cha trồng dâu, chăn tằm, dệt lụa. Cô con gái họ Nguyễn, tên Hồng Đào. Cô không chỉ được bà con cô bác thương yêu về tính tình hiền thục, đoan trang mà còn nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng. Nhờ người cha cần cù chịu khó, vừa làm ruộng, trồng dâu vừa nấu rượu để bán cho bà con hàng xóm, nên hai cha con tuy không giàu có nhưng cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Ngày ngày, vào mỗi chiều khi xong việc đồng áng, Hồng Đào vẫn chăn tằm, dệt lụa và phụ giúp cha bán rượu cho dân lành. Rượu của người cha được nấu từ gạo mới, ướp hương từ những quả đào chín mọng và được ủ trong chum sành chôn dưới đất nên rất thơm ngon. Túp lều tranh dựa vào khóm tre bên cạnh hồ nước chiều nào cũng có khách uống rượu, đặc biệt là đám trai làng. Cánh trai làng, kể cả các làng bên đến đây vì cô Hồng Đào, một thôn nữ xinh đẹp nhất vùng... Và cứ như vậy quán nhỏ được gọi tên là Hồng Đào, và rượu Hồng Đào cũng có từ đó.Rượu Hồng Đào có thật hay không xin thưa có thật, tui đã thử 1 lần say bí tuỷ. Rượu được nấu từ nếp hồng Bà Rén (1 loại đặc sản địa phương)mới gặt chưa quá 100 ngày, được xay trong các cối xay bằng tre để bóc vỏ trấu, hạt gạo còn màu trắng đục ngà xanh của vỏ cám. Hạt cơm nấu từ gạo này để làm rượu phải đảm bảo không được nở to, bề mặt hạt cơm trơn bóng. Sau khi để nguội, trộn với một ít men lá - người vùng cao hiện nay vẫn dùng sản xuất rượu cần - và ủ trong những chum sành khoảng một tuần sau mới đem chưng cất. Men rượu tự nhiên trong lá sẽ chuyển cơm thành rượu có mùi thơm nồng đượm, đặc trưng của mùi gạo lúa mới còn nguyên cám.Sau đó ủ tiếp rượu mới cất (có khi với quả đào chín thái mỏng) trong các chum sành và chôn cả chum rượu dưới đất. Sau hơn 100 ngày mới đào lên, rượu Hồng Đào lúc này có màu hồng đỏ óng ánh và mùi thơm rất quyến rũ. Thông thường, hũ rượu này chỉ dùng trong các dịp lễ lạt, đình đám". Hiện nay có 4 loại Hồng Đào Tằm Công Tử, Hồng Đào Tứ Quý, Hồng Đào Linh Chi. Tui còn 1 chai Hồng đào linh chi nguyên vẹn đợi chiến hữu khai đao.
Rượu Xuân Thạnh Loại rượu nổi tiếng nặng độ mà "có hậu" này được một người Hoa kiều cách nay trên 60 năm công phu chế biến và truyền nghề lại cho bà con Trà Vinh (có hai loại trắng và đỏ, loại đỏ nhẹ hơn) Nguyên liệu cất rượu chọn lọc từ các giống nếp dẻo nước ngọt ở Cần Thơ, Đông Nam bộ... như: nếp mỡ, nếp ruồi, nếp mường, nếp sáp, nếp thơm, nếp bông chát... Thường kháp rượu với 15 lít nếp cất được 6 lít rượu là trúng, trung bình là 5 lít với nồng độ từ... 58 đến 60 độ. Bây giờ theo yêu cầu của khách hàng, các lò có thể cất nhẹ độ hơn. bài men để kháp rượu rất phức tạp gồm nhiều loại men Nam, men Bắc.. Cái này mà nhắm với thịt trâu nhúng mẽ thì còn gì bằng, hay tôm đất luộc cuốn bánh tráng (đặc sản Trà Vinh)
Thôi hôm nay viết đến đây thôi, đi nhậu đây làm ít lòng lợn tiết canh kẻo mấy chiến hữu đang chờ. Hôm sau sẽ viết về rượu thuốc. Xin các chiến hữu nhớ cho điều này, trong thời buổi kinh tế thị trường này phải kể đến lợi nhuận, do đó ai sử dụng tư liệu này để làm tiểu luận, báo cáo hay đại loại gì đó phải cống nạp cho tác giả 1 chai rượu Tây :lol:
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa rượu

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Thứ 3 30/12/08 13:00

Ok. 1 chai ruou tay. Tui doc de biet, khong su dung lam tieu luan, lam luan van. Vi vay mong tac gia ...chia lai cho nua chai :D
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa rượu

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 4 31/12/08 9:28

chào Tranhieu!!!
Một chai hay nửa chai rượu thì cũng chẳng có ý nghĩa gì vì "rượu ngon không có bạn hiền vẫn... ngon như thường" :lol: Nói thế chứ khi nao tranhieu rãnh mình lai rai vài ly. Tui cũng thích rượu nhưng uống không nhiều lắm, người ta uống lít mốt mình cố uống lít hai thui :D
Hôm nay xin mạn phép bàn về rượu thuốc, loại này mình không thích lắm, nhưng cũng mong chia sẽ cùng các chiến hữu
Ngay cả tên rượu thuốc cũng đã nói lên thành phần của nó là rượu và thuốc, 2 thành phần này đan xen hoà quyện vào nhau thống nhất với nhau. Rượu thuốc thường được ngâm theo 3 dạng: dạng 1 rượu với thuốc, chủ yếu là thực vật theo nguyên lý quân bình âm dương để chữa bệnh, tăng cường sinh lực cho con người, ở dạng 1 này người Việt có 2 loại ngâm một là ngân từ các vị thuốc Bắc của Tàu (thập toàn đại bổ, lục vị bồ đào...), hai là ngâm từ các cây lá bản địa theo lối "nam dược trị nam nhân" (amkông, chuối hột, trái nhào...). Dạng 2: ngâm rượu với các con vật hay bộ phận của các con vật (rượu bìm bịp, bím cọp, mật gấu, tai gấu, rượu rắn...) loại này chiếm số lượng khá nhiều. Những con vật đem ngâm rượu thường có các tiêu chí:có chất độc (rắn, bò cạp, ong...), dân gian quan niệm lấy độc trị độc nên những con vật càng độc càng có dược tính; đó là các con vật theo dân gian có sức mạnh, hoặc khả năng nào đó (cọp, dê, gấu, tê giác...); loại thứ 3 là những con vật hiếm, theo lối càng hiếm càng quí. Dạng 3: là hỗn hợp cả động vật và thực vật (loại này tốt nhất).
Rượu dùng ngâm thuốc phài là rượu mạnh, để các dược liệu tiết ra dược tính của nó và cũng là để các dược liệu không bị ôi, thiêu, hỏng...Nếu ngâm theo dạng 1: thì các loại dược liệu phải được phời khô, hoặc sao trên lửa lớn cho mất hết lượng nước trong thuốc để thuốc không bị hư khi ngâm rượu, khi ngâm thấy các vị thuốc đã đổi màu sẫm hoặc đen là uống được, nếu uống sớm rượu chưa trung hoà hết các vị thuốc nên rất chát và rượu chưa dậy mùi. Nếu ngâm theo dang 2, thì phải làm sạch nguyên liệu, dùng rượu mạnh (rượu gốc hoặc cồn thực phẩm) gâm nguyên liệu khoảng 3 đến 5 ngày sau đó đổ bỏ và thêm rượu có nồng độ từ 40 độ trở lên để ngâm tiếp. Loại này đòi hỏi thời gian ngâm lâu, nếu uống quá sớm rượu chưa kịp trung hoà hết nguyên liệu nên tanh, cá biệt có thể gây ngộ độc và tử vong vì các loại nọc độc chưa được trung hoà hết (cách này không dùng cho ngâm cao và ngâm mật). Loại 3 hỗn hợp cả thực vật và động vật, loại này tốt nhất vì rượu và các vị thuốc từ thức vật sẽ đóng vai trò là những chất "dẫn" đưa các dược tính có nguồn gốc từ động vật vào cơ thể, do đó phải dùng đúng bài thuốc nếu không vào cơ thể sẽ bài tiết hết ra ngoài. Loại này nên ngâm riêng thực vật và động vật, đừng ngâm chung vì như thế các loại rễ lá sẽ hút hết chất thuốc từ động vật.
Rượu thuốc thể hiện khát vọng của con người vươn tới cái hoàn thiện hơn, thể hiện sự ngưỡng mộ tự nhiên, ước vọng vương lên nắm bắt được các sức mạnh của tự nhiên, khát vọng trường tồn với thời gian. Dân gian quan niệm thuốc dùng để uống thì đã tốt rùi, nhưng có một số loại bệnh phải điều trị lâu dài, thì ngâm với rượu uống dần sẽ tốt hợn, rượu đóng vai trò là chất dẫn, dẫn các vị thuốc vào cơ thể. Theo quan niệm y học phương Nam thì tạng thận là quan trong nhất, là mệnh môn (cánh cửa sinh mệnh) chủ về tinh là nơi trong coi sự phát dục của con người, nên hầu hết các loại rượu thuốc đều tập trung bổ thận
Khi nhắc đến rượu thuốc, các chiến hữu thường quan tâm đến các loại ông uống bà khen, nhưng theo kinh nghiệm bản thân, tui uống rượu cũng nhiều nhưng chưa thấy loại nào như trên (có thể chưa có bà để khen hoặc là lần nào cũng uống đến hết biết sớ quân :lol: ). Theo tui đó là do tâm lý của các chiến hữu thui, trong dân gian vẫn có những vị thuốc cường dương, bổ thận nhưng để kiểm chứng một cách khoa học thì chưa
Một vài khuyến cáo: thứ 1: rượu thuốc phải dùng đúng cách nếu thuốc mà không được dùng đúng cách sẽ thành độc, tâm lý chung là nghe đâu có rượu hay, lạ là đem về ngâm dùng rất nguy hiểm, thứ 2: các vị thuốc ngâm phải được những người có chuyên môn lựa chọn, có trường hợp vào rừng lấy lá cây về ngâm rượu vô tình cắt cả lá ngón về ngâm ->toi, thứ 3: không nên uống 1 lúc quá nhiều, đa phần các loại rượu thuốc đều rất nóng uống nhiều có thể ngộ độc, người nóng bức, cồn cào bao tử, mát đổ ghèn, miệng nổi nhiệt..., thứ 4 khi mua rượu phải biết rõ nguồn gốc xuất xứ tránh trường hợp tiền mất tật mang, tui có 1 chiến hữu mang về 1 bình rượu hổ mang chúa giá 15 triệu đồng, hàng ngày ăn cơm xong đều dùng 1 ly, một hôm vô tình làm đổ bể, bắt con rắn lên ai dè rắn cao su :lol: , thứ 5 khi được mời đi uống rượu thuốc phải "chọn mặt gửi vàng" (là các đại gia, hay thầy thuốc đông y, nếu được kiểm lâm, công an, sĩ quan quân đội càng tốt...). Có 2 cách dùng phổ biến, cách 1 mỗi bữa cơm uống 1 ly, cách này nếu dùng ko đúng cách sẽ rất nguy hiểm vì theo dạng mưa dầm thấm lâu, khi phát hiện sai lầm đã muộn; cách 2 khi được rũ nhậu làm 1 lúc cả lít loại này ít nguy hiểm hơn cao lắm là nhập viện giải độc :lol: . Tuy nhiên cách nào cũng hết sức cẩn thận
Đôi đều chia sẽ cùng chiến hữu
------------------------------------------
Rượu bia vô hạn, sức người có hạn
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa rượu

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 2 09/03/09 9:46

Chào quý anh, mặc dù tui đây chẳng phải là đệ tử của “thần men”, nhưng hồi nhỏ vì hơi bị nhanh nhẹn nên hay được các bậc cha chú biểu đi mua ruợu, và vì vậy nghe lõm được một vị thuốc dùng để ngâm rượu mà người lớn trao truyền nhau rằng “ông uống - bà khen”, nghe nói là hay lắm đâu các anh nhà mình thử làm xem sao!

Thế này nhé, rượu đế loại ngon (rượu nấu từ gạo nếp thì tốt hơn) có nồng độ trên 45 độ cho vào hủ sành, bỏ vào đấy con “bửa củi” (một loại côn trùng nhỏ khoảng đầu ngón tay út, có cái đầu cứ gật lên gật xuống như cái búa chẻ củi nên có tên gọi là con bửa củi, bán rất nhiều ở khu du lịch sinh thái thuộc các tỉnh miền Tây Nam bộ, đặc biệt là tại Trại rắn Đồng Tâm, Tiền Giang; giá thành không đắt lắm, khoảng vài ba ngàn đồng /con). Tỷ lệ 20 con/ lít rượu. Ngâm trong khoang thời gian từ 3 tháng trở đi là có thể chén chú chén anh với nhau xả láng.

Lưu ý: nghe thiên hạ đồn đãi với nhau rằng, sau khi uống rượu đế ngâm con bửa củi này vào thì dân số tăng lên vùn vụt, tình cảm vợ chồng ngày càng mặn nồng, các ông chồng càng được vợ yêu quý, các bà vợ thì ngày càng trẻ trung ra vì được chồng thường xuyên đoái hoài. Tui nói thiệt đó, các bạn cứ thử đi, riêng gia đình tui thì rất tiếc không thể thử nghiệm được vì ông xã nhà mình không biết uống rượu. Đó là cái hay nhưng cũng là cái dở trong trường hợp này có phải không? Vì không trải nghiệm được để có kinh nghiệm thực tế. Tiếc thật!

Chúc các anh thành công mỹ mãn. Hihihi.
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa rượu

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 3 21/04/09 10:15

Chất “nhậu” Nam Bộ
Người Nam Bộ tính tình hào phóng, phần đông không coi trọng hình thức, ăn uống miễn sao có được nhiều chất. Mọi thứ đều được coi là phương tiện phục vụ sinh hoạt, chỉ cốt hiệu quả và thuận lợi. Cái tính ăn chơi cũng lịch lãm nhưng lại kèm theo chất giang hồ vô tư. Giang hồ theo nghĩa đụng chạm nhiều biết nhiều, chán rồi lại quay sang thứ khác. Vô tư theo nghĩa “thích thì chiều” không so đo tính toán. Điều này dễ minh chứng nhất trong việc nhậu nhẹt. Người Nam Bộ, đặc biệt Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng thích nhậu và nhậu nhiều, cũng chính vì thế “từ điển nhậu” của họ cũng vô cùng phong phú. Nhậu để nói chuyện, tâm sự chuyện đời là “lai rai”, thời gian và điều kiện không cho phép nhậu nhiều thì nhậu “lớt lớt”, nhậu “sương sương”, nhưng cũng có khi cao hứng nhậu đến “quắc cần câu”, “cho chó ăn chè” sáng ra lại nhậu tiếp gọi là “lấy ngót”…
“Chất nhậu” Nam Bộ, bắt nguồn từ văn minh sông nước. Đồng lúa bát ngát, sông nước mênh mông với những công việc không phải lo quá xa, lấy nguồn cảm hứng từ hương lúa dạt dào cho những điệu lý, câu vọng cổ lanh lảnh nên chất nhậu của người Nam Bộ cũng nhẽ nhàng, dai dẵng. Họ có thể lai rai, nhâm nhi vừa uống vừa bàn luận đủ mọi việc từ sáng đến tối, từ ngày này qua ngày khác. Ngược lại, người Miền Bắc uống rượu rất nhanh, ly rượu to, nhậu nhanh, say nhanh và kết thúc sớm, họ không có thói quen ngồi lai rai và “cù cưa” như người Nam Bộ. Dân Nam Bộ vốn là những cư dân khẩn hoang từ xưa, vì là những lưu dân đi khẩn hoang nên điều kiện sinh hoạt trong buổi đầu không mấy đầy đủ; chính vì thế người Nam Bộ nhậu rất đơn giản. Họ có thể nhậu ngoài bờ ruộng, trong vườn cây ăn trái, nhậu ngay ngoài sân, hiên nhà hay trên chiếc xuồng câu. Mồi nhậu cũng đơn giản không cầu kỳ phức tạp, thường là một món duy nhất. Đi làm đồng bắt được con cá lóc, con chuột đồng đắp rơm nướng vàng thêm ít muối ớt đựng trong tàu lá chuối, vài cọng rau dại, một chai rượu là có thể thành bữa nhậu. Giữa đồng ruộng bao la, hương lúa dào dạt đủ để con người quên đi cái mệt nhọc của đồng áng. Đôi khi trái bần non, trái cóc cũng đủ làm cuộc nhậu. Chất nhậu Nam Bộ có phần vô tư, lãng tử, tềnh toàng khác với Miền Bắc. Là cái nội của văn hoá nông nghiệp trọng tình, trọng lễ nghĩa, người Miền Bắc khi hội hè, lễ hội khi ăn nhậu thường phân biệt theo lứa tuổi, chức sắc, có chiếu trên, chiếu dưới, khi khách đến nhà “không gà thì gỏi”. Họ nhậu phải có mâm có, bàn, khi nhậu từ tốn, lịch thiệp.
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa rượu

Gửi bàigửi bởi kieu phong » Thứ 3 05/05/09 14:22

Rượu hoa cúc
Rượu hoa cúc rất dễ làm. Hoa cúc Tàu (có thể mua ở các tiệm thuốc bắc, có hai loại: hoàng cúc và bạch cúc) hoặc cúc chi (kim cúc) đem ngâm với rượu trắng có nồng độ cao (khoảng 40 độ). Sau 1-2 tuần là có thể dùng được. Nếu rượu được ngâm với hoàng cúc thì sẽ có tên khá hay là hoàng hoa tửu.
Rượu hoa cúc uống mát (không quá lạnh). Sau khi ngâm 1-2 tuần, để vào ngăn mát của tủ lạnh. Khi thưởng rượu thì dùng chung loại nhỏ. Bình đựng rượu bằng sứ cũng nhỏ. Uống rượu hoa cúc vào mùa thu là hợp nhất. Khí trời lành lạnh, rượu cũng vậy, nhưng khi uống vào cái nóng lan nhẹ khắp người, hương cúc thoang thoảng trong khí trời mùa thu.
Miền nam không có mùa thu như đất bắc. Nhưng miền nam có những ngày mưa dầm dề. Khi trời chiều vừa tạnh cơn mưa, bạn hãy mang bình hoàng hoa tửu ra hiên nhà, nhìn cây cối sau nhà ướt dẫm nước mưa trong trời chiều lành lạnh, và tự rót cho mình một chung hoàng hoa tửu. Chẳng cần bạn tri kỷ ngồi đối ẩm, tự mình ngồi thưởng thức sự bình an và nhớ mấy câu thơ của Nguyễn Tất Nhiên “…thu miền nam không có lá vàng bay, anh phải nói buồn chúng ta màu trắng…”.
Rượu hoa cúc không uống với mồi và chỉ dùng khi tâm hồn mình thanh thản.

Rượu trà
Cách làm rượu trà cũng đơn giản như rượu hoa cúc. Trà móc câu loại ngon đem ngâm với rượu trắng nồng độ cao (khoảng 40 độ). Sau 1-2 tuần là có thể dùng được. Rượu trà dùng nguội, mát hay lạnh đều được, nhưng ngon nhất là dùng nóng. Ngâm bình rượu trong nước nóng khoảng 5 phút trước khi dùng. Rượu thoảng hương trà. Rượu này thì cần bạn tri kỷ cùng ngồi thưởng rượu, chơi đàn, hát xướng hoặc làm thơ.

Cái thú thưởng rượu quả thật là quà tặng vô giá của trời đất. “Cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ…”
RANDOM_AVATAR
kieu phong
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 2 09/02/09 14:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến24 khách