Đi tu - một tập tục của người Khmer ở miền Tây Nam bộ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Đi tu - một tập tục của người Khmer ở miền Tây Nam bộ

Gửi bàigửi bởi katsumi_k2 » Thứ 5 15/01/09 18:05

Người Khmer ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thường sống thành từng vùng, có nơi chiếm tới 70% dân số, tập trung nhiều ở các tỉnh giáp biên giới Campuchia như vùng Bảy Núi (Tịnh Biên, Tri Tôn), Hà Tiên (Kiên Giang), Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Dân tộc Khmer thuần theo đạo Phật tiểu thừa. ở đồng bằng sông Cửu Long có hơn 440 ngôi chùa lớn nhỏ của người Khmer, mỗi chùa có ít nhất 5 -10 ông lục, nhiều khi đến 60 - 70 ông ăn ở, học tập tu hành. Các ông lục, còn gọi là sư sãi, là con em người bổn sóc. Gia đình nào có con trai từ 12 tuổi trở lên đều cho vào chùa tu, có thể 3 tháng hoặc 3-4 năm hay trọn đời tuỳ ý, để học kinh, học chữ, rèn luyện thành người có trí thức và đức hạnh.

Ngày xưa, nếu người con trai nào không qua giai đoạn tu trong chùa thì bị xã hội và gia đình cho là bất hiếu và lớn lên rất khó lấy vợ. Bởi vì người con gái Khmer đến tuổi lấy chồng, thường chọn những chàng trai đã qua tu luyện trong chùa, đã hoàn tục. Theo họ, đó là người đã hoàn thành nghĩa vụ và học được cách làm người, nhất là biết chữ nghĩa, được mọi người trọng vọng.

Lễ đi tu thường được tổ chức vào ngày đầu tết Chôl Chnâm Thmây. Vào ngày này, gia đình nào muốn đưa con vào chùa tu (vài tháng trước đó, người con trai này phải vào chùa học thuộc vài bài kinh cơ bản) sẽ tổ chức một lễ gọi là Bank-Bom-Buôn để người đi tu từ giã họ hàng, bạn bè và được mọi người cầu chúc sức khoẻ. Khi vào lễ, anh ta cạo đầu, thay quần bằng chiếc xà rông, thay áo bằng một khăn vải trắng đắp lên vai từ trái sang phải gọi là Pênexo, chứng tỏ rằng anh ta từ bỏ thế tục. Lúc đó người ta gọi anh là Nec (rồng).

Theo truyền thuyết từ kinh điển Phật giáo, ngày xưa có một con rồng tu luyện thành người và xin được vào tu theo đức Phật. Một hôm, khi ngủ trưa rồng hiện nguyên hình. Môn đệ khác của đức Phật phát hiện ra liền báo ngay. Đức Phật trục xuất rồng khỏi hàng môn đệ, vì không phải người thì không được tu. Rồng khóc van xin, nhưng không lay chuyển được lòng đức Phật. Cuối cùng rồng xin đức Phật ban cho một ý nguyện là sau này, những ai bước chân vào tu cũng phải gọi bằng tên tộc là Nec. Từ đó đến nay, từ "nec" dùng để gọi nhà sư tương lai và cũng để nhớ đến truyền thuyết trên.

Để vào lễ, buổi tối họ mời sư sãi đến tụng kinh, cúng tam bảo và thọ giới theo Phật. Sáng hôm sau, khi cơm nước xong, họ đưa anh con trai lên chùa, có bạn bè thân quyến mang lễ vật cùng đi theo. Đến chùa, họ đi vòng quanh chánh điện ba vòng rồi mới vào trong làm lễ. ở đây có một nhà sư ngồi gọi là Uppachhe giảng dạy, hỏi và đọc các điều của luật tu hành cho các nec nghe. Sau đó nec mới cầm áo cà sa đi vào hàng giữa sư sãi và đọc lời xin tu. Khi vị thượng toạ chấp thuận thì nec mới đi thay xà rông và khăn trắng bằng áo cà sa. Tiếp theo là lễ thọ giới 10 điều của Phật giáo: 1. Không sát sinh; 2. Không trộm cắp; 3. Không tà dâm; 4. Không nói láo; 5. Không uống rượu; 6. Không ăn ngoài bữa; 7. Không xem múa hát; 8. Không dùng đồ trang sức; 9. Không chiếm ghế cao và giường êm; 10. Không đụng đến vàng bạc.

Cuối cùng các nhà sư cùng Phật tử tụng kinh cầu phước cho người mới tu hành và chúng sinh để chấm dứt buổi lễ.

Ngày nay, tục đi tu vẫn còn phổ biến trong người Khmer ở miền Tây Nam bộ. Bởi vì tu không phải để thành Phật mà để thành người, chuẩn bị cho cuộc sống tốt đẹp ở ngày mai, là một cơ hội tốt để cho họ được học chữ nghĩa, đạo lý và rèn luyện đức hạnh.

Đi tu đồng thời theo nếp nghĩ truyền thống cũng là một cách tích phước cho cha mẹ, gia đình và chính bản thân. Tuy nhiên, ngày nay người con trai Khmer vì theo học ở một trường nào đó hoặc có những gia đình quá khó khăn, thiếu lao động thì không phải đi tu và luật tu hành cũng không quá khắt khe như xưa nữa.
Hình đại diện của thành viên
katsumi_k2
 
Bài viết: 80
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 19:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Đi tu - một tập tục của người Khmer ở miền Tây Nam bộ

Gửi bàigửi bởi Dao Vu Hoang » Thứ 4 11/02/09 21:52

Mỗi người con trai Khmer, bất kể thuộc tầng lớp xã hội nào đều có thể đi tu. Về nguyên tắc thì phải trên mười hai tuổi trở lên, nhưng trên thực tế cũng có các vị Sadi (chức phẩm thấp nhất trong Phật giáo Nam Tông) nhỏ tuổi hơn đã đi tu, hoặc có những người đã có gia đình, có con cháu mới bắt đầu đi tu. Nói đúng hơn trong cuộc đời người, bất kỳ ở độ tuổi nào, thời gian nào thì người con trai Khmer hay những người đàn ông Khmer đều có thể vào chùa tu.
Tu từ mười hai tuổi đến hai mươi tuổi gọi là để trả ơn mẹ và từ hai mươi mốt tuổi trở lên để trả hiếu cha. Tuy nhiên không phải muốn tu là được ngay, người con trai Khmer phải vào chùa làm Giới Tử một giai đoạn, nếu vị Trụ Trì thấy người Giới Tử này có đạo đức tốt, có duyên với phật pháp thì mới cho tu. Do phong tục hay nhu cầu xã hội, điều đó thật khó xác định, nhưng tất cả đã trở thành truyền thống, bất cứ thanh niên nào trong cuộc đời mình đều muốn đi tu. Họ xem đó như là nghĩa vụ, như là vinh dự của cuộc đời. Đi tu còn là cơ hội để tích đức, là việc làm nhằm giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc, nhưng cơ hội tốt đẹp đó không dành cho người phụ nữ.
RANDOM_AVATAR
Dao Vu Hoang
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 15/01/09 21:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đi tu - một tập tục của người Khmer ở miền Tây Nam bộ

Gửi bàigửi bởi quananh » Thứ 3 12/05/09 20:19

Theo mình được biết, không chỉ có người dân tộc Khmer mới đi tu khi còn trẻ, mà ở đại đa số các quốc gia thuộc khu vực văn hóa Đông Nam Á, đặc biệt là khu vực chịu ảnh hưởng của Phật Giáo Tiểu Thừa như Thái Lan, Campuchia, miền Tây Nam Bộ của Việt Nam đều có tập tục như thế. Điển hình ở xứ sở chùa tháp Thái Lan, có một tập tục ở đây là các bé trai khi đến 8 tuổi, người cha sẽ dẫn bé trai đến tu nội trú ở một ngôi chùa. Mục đích đi tu thì có lẽ katsumi_k2 và Dao Vu Hoang đã đề cập khá rõ ràng. Mình chỉ xin bổ sung thêm 1 ý kiến bên lề. Việc đi tu đối với người dân của các quốc gia này cũng quan trọng giống như việc các nam thanh niên Hàn Quốc khi đến tuổi trưởng thành phải them gia nghĩa vụ quân sự vậy.
Học, học nữa, học mãi, hộc máu!!!!!!!
Hình đại diện của thành viên
quananh
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 2 06/10/08 13:20
Đến từ: Giengel, Bayern, Deustchland
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến15 khách

cron