Văn hóa sử dụng tiếng Việt

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Văn hóa sử dụng tiếng Việt

Gửi bàigửi bởi SongBiec » Chủ nhật 18/01/09 22:37

Ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng trong văn hóa của một dân tộc, quốc gia. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không thể quên việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Vậy mà hiện nay, từ phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài) đến một số luận văn tốt nghiệp, ta bắt gặp không hiếm lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp. Đáng buồn thay. Ngay cả việc dùng tiếng mẹ đẻ cho đúng chuẩn mà ta còn chưa thể thực hiện được thì nói gì đến những việc khác.
Mỗi ngày xem báo, nghe tivi (kể cả bản tin của đài Trung ương), tôi thấy nhan nhản các lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ. Cơ quan thông tin đại chúng mà còn sử dụng tiếng Việt cẩu thả, vô trách nhiệm như thế, làm sao tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực đến người dân.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - phải bắt nguồn từ đâu?
Tôi nghĩ trách nhiệm này không chỉ thuộc về giáo dục trong nhà trường mà thuộc về toàn xã hội, tất cả mọi người.

(Nói nhỏ: một số bài viết trên diễn đàn này sai lỗi chính tả trầm trọng. Mong các tác giả rà soát lại cẩn thận trước khi tải lên diễn đàn)
LÁ SÂN TRƯỜNG một thời áo trắng
SÓNG NGÀN KHƠI gửi đến muôn nơi
SongBiec
 
Bài viết: 156
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 12:14
Đến từ: Gia đình văn hóa K9
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa sử dụng tiếng Việt

Gửi bàigửi bởi xixon1 » Thứ 2 19/01/09 17:32

Mình hoàn toàn đồng ý với các ý kiến của bạn.
Còn về vấn đề một số bài viết trên diễn đàn thì mình cũng đề nghị các bạn hãy kiểm tra trước khi gửi bài lên đê tránh những lỗi sai không cố ý.
Ngồi trên đá , phải 3 năm mới nóng..
tục ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
xixon1
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 3 08/01/08 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa sử dụng tiếng Việt

Gửi bàigửi bởi SongBiec » Thứ 5 22/01/09 8:57

Để tránh viết sai chính tả (dấu hỏi, dấu ngã), ta có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ

Sau đây, xin giới thiệu đến các bạn mẹo "bổng trầm trong láy âm"

Mẹo này được áp dụng cho những từ láy âm tiếng Việt.
Trong một từ láy song tiết thì các tiếng (âm tiết) của nó bao giờ cũng mang dấu trong cùng hệ bổng trầm
Hệ bổng: thanh không, thanh hỏi, thanh sắc
Hệ trầm: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng
Ta có thể dễ dàng nhớ sự phân bố các thanh trong hai hệ này qua câu lục bát sau:
[center]Chị Huyền mang nặng ngã đau
Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành[/center]

Theo mẹo này, chẳng hạn trong "vẩn vơ" thì "" thuộc hệ bổng (thanh không) nên "vẩn" phải mang dấu hỏi cùng hệ. Ngược lại, trong "nghĩ ngợi" thì "ngợi" thuộc hệ trầm nên "nghĩ" phải mang dấu ngã cùng hệ.

Mẹo này có mấy ngoại lệ cần nhớ: vỏn vẹn, ngoan ngoãn, khe khẽ, bền bỉ,...

(Trích "Tiếng Việt thực hành", Đặng Ngọc Lệ chủ biên - NXB Giáo dục, 1998)
LÁ SÂN TRƯỜNG một thời áo trắng
SÓNG NGÀN KHƠI gửi đến muôn nơi
SongBiec
 
Bài viết: 156
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 12:14
Đến từ: Gia đình văn hóa K9
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa sử dụng tiếng Việt

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 4 04/02/09 17:21

Cái này có lẽ cũng là vấn đề nóng bỏng bây giờ, tôi thì băn khoăn mấy điều sau.
1) Việc viết đúng chính tả thì tất yếu rồi, thế nhưng viết đúng ngữ pháp thì quả thật khó. Tôi xin xấu hổ mà thú thật rằng, tôi chả biết thế nào là đúng ngữ pháp, thậm chí, tôi còn không biết lúc nào phải dùng châm hay chấm phảy, hay là, lúc nào thì tên phiên âm có gạch hay không. Mà cũng chưa ai dạy tôi điều đó cả suốt thời PTTH, thậm chí cũng chưa ai bắt lỗi tôi là viết thế này là không được, phải thế này...Văn của tôi vẫn cứ được chấm 8 9 điểm. Vậy đấy. Tôi nghĩ, có lẽ con cái tôi nên được dạy thật chuẩn Ngữ Pháp và chính tả.
2) Cháu họ tôi đi học về, nó nhất quyết không chịu nghe tôi dạy vì tôi đọc là "lênh đênh" chứ không đọc là "lên đên" như cô giáo nó. Và rồi thì cô giáo nó viết đề bài tập thế này:" Hảy suy nghỉ để tìm cách sếp ba que diêm ..." Tôi không thể hiểu nổi... Đến cô giáo mà như thế thì thế hệ sau sai chính tả, dốt ngữ pháp là dễ hiểu thôi. Thời tôi, nước nhà vừa qua thời bao cấp, đời sống khó khăn, các Giáo viên toàn là những người "biết chữ" mà không có sức để đi cày ruộng trong Xứ đạo đứng ra dạy, nên phải thông cảm cho họ, dù sao cũng là nỗ lực lớn. Thời nay thì tôi không thể hiểu tại sao các trường Đại Học có thể cho họ ra trường?
3) Phong cách gọi là xì-tin ngày nay tràn ngập. Cứ thử chat một lúc đi vô số từ ngữ: hem, hôk, mừh, chj , eng, ank, mìng, zậy ừa, kon kái, bi jờ, xông ôỳ ... thậm chí con em chúng ta viết như thế mà không ai bảo cho chúng biết vậy là không nên. Chưa kể một số tờ báo, chương trình truyền hình cũng bắt chước như thế, còn cổ vũ mạnh cho cái chuyện sai quấy ấy. Cho ấy là đẳng cấp "prồ"!
4) Phong cách nhại giọng quả là vấn nạn. Luôn có cái khuynh hướng giả giọng Nam Bộ hay Bắc Bộ nơi một bộ phận các em. Người Bắc thì cố mà nói cho được cái giọng Nam bộ: Moộc, zậy, trìu, kím, sút chai... Người Nam thì cố ra vẻ Bắc: nàm, chít, no nắng ... Và thế là từ nói đến viết "rất gần". Ông cha ta nói: "chửi cha không bằng pha tiếng" cái hành động pha tiếng là không thể chấp nhận. Người Nam Bộ hay Bắc Bộ có giọng riêng, khi họ nói thì rất thú vị vì nó phù hợp, còn pha giọng thì chỉ là kệch cỡm. vậy cho nên, sự bắt chước này còn gây hại cả về mặt chính tả.
Đấy là những điều tôi rất băn khoăn và tôi đề nghị chỉnh sửa ngay cái cách giáo dục tiểu học của vài cô giáo cũng như cách truyền thông kiệu bây giờ đi, đừng kêu gọi cái gì đậm đà bản sắc dân tộc khi mà cái tiếng của mình còn nói không xong, cái chữ của mình còn viết không được! :evil:
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Văn hóa sử dụng tiếng Việt

Gửi bàigửi bởi SongBiec » Chủ nhật 08/02/09 0:43

thienphuong đã viết:đừng kêu gọi cái gì đậm đà bản sắc dân tộc khi mà cái tiếng của mình còn nói không xong, cái chữ của mình còn viết không được!

Cám ơn Phương đã đồng cảm và chia sẻ.

Thật ra thì những quy định về chính tả, ngữ pháp đều được giới thiệu trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn các cấp học. Nhưng có thể vì một lý do nào đó mà ta chưa chú ý, quan tâm. Cũng có thể ta biết, nhưng ta không đủ can đảm đi ngược lại với mọi người. Đó là trường hợp của bản thân tôi.

Cách viết các âm tiết tiếng Việt
(về cơ bản, theo như trong Từ điển chính tả phổ thông).

Riêng trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy như: duy, tuy, quy,...; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị.
Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen như cữ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im yêu.

(Một số quy định về chính tả, Phạm Huy Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam ký ngày 30 tháng 11 năm 1980)

Ở trường phổ thông và trường đại học, tôi đã được biết đến quy định này và đã rèn luyện được thói quen viết đúng như yêu cầu trong quy định trên. Nhưng sau đó, ra trường, cách viết của tôi không giống mọi người, và tôi bị mọi người chê viết gì mà kỳ cục, nhìn thấy cụt lủn, xấu xí. Thêm vào đó, báo chí cũng lên tiếng bài bác, châm biếm cái chuyện iy này (ta thấy vai trò của báo chí rất quan trọng). Vậy là dù biết là mình viết không chính xác nhưng bây giờ hầu như tôi đã đổi sang dùng chữ y, trong hầu hết các trường hợp có thể lựa chọn giữa yi.
LÁ SÂN TRƯỜNG một thời áo trắng
SÓNG NGÀN KHƠI gửi đến muôn nơi
SongBiec
 
Bài viết: 156
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 12:14
Đến từ: Gia đình văn hóa K9
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa sử dụng tiếng Việt

Gửi bàigửi bởi SongBiec » Chủ nhật 08/02/09 1:16

thienphuong đã viết:tôi còn không biết lúc nào phải dùng châm hay chấm phảy, hay là, lúc nào thì tên phiên âm có gạch hay không. Mà cũng chưa ai dạy tôi điều đó cả suốt thời PTTH


[center]QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT
VÀ VỀ THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT[/center]
[right](Ban hành theo Quyết định số 240/QĐ
ngày 5-3-1984 của Bộ giáo dục)[/right]

Ngày 30 tháng 11 năm 1980, Bộ giáo dục và Ủy ban khoa học xã hội đã ban hành một số quy định về chính tả tiếng Việt. Nay, căn cứ quyết định ngày 1-7-1983 của Hội đồng chuẩn hóa thuật ngữ, Bộ giáo dục ban hành những quy định mới. Những quy định này phần lớn là sự khẳng định lại những quy định năm 1980 nói trên, nhưng cũng có phần, về chi tiết, là sự điều chỉnh lại những quy định đó.


[center]I. QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT[/center]

Chính tả tiếng Việt cần được chuẩn hóa và thống nhất. Để cho công việc này đạt được hiệu quả tốt, phải khẩn trương biên soạn lại các từ điển chính tả. Trong khi chờ xuất bản những sách công cụ cần thiết đó, bản quy định này đề ra những nguyên tắc chung và một số quy định chủ yếu. Việc biên soạn các từ điển tất nhiên phải dựa trên những nguyên tắc và quy định này.
Bản quy định này đề cập đến hai trường hợp về chính tả: những từ tiếng Việt mà hiện nay chuẩn chính tả chưa rõ, những tên riêng không phải tiếng Việt.

A-Nguyên tắc chung
1. Đối với những từ tiếng Việt mà hiện nay chuẩn chính tả chưa rõ, nên chọn giải pháp chuẩn hóa theo nguyên tắc chung sau đây:
a) Tiêu chí của giải pháp chuẩn hóa cần được cân nhắc cho thích hợp với các trường hợp khác nhau (tùy trường hợp, có thể là tiêu chí về phát âm hay tiêu chí về từ nguyên).
b) Khi chuẩn hóa chính tả đã được xác định, phải nghiêm túc tuân theo; tuy việc chuẩn hóa và thống nhất phát âm chưa đặt thành yêu cầu cao nhưng cũng nên dựa vào chuẩn chính tả mà phát âm.
c) Ở trường hợp chưa xác định được chuẩn hóa chính tả thì nên chấp nhận biến thể.

2. Đối với tên riêng không phải tiếng Việt thì nguyên tắc chung là:
a) Về chính tả, cần tôn trọng nguyên hình theo chữ viết Latin hay chuyển tự Latin trong nguyên ngữ.
b) Về phát âm, phải hướng dẫn để dần dần có được cách phát âm thích hợp, thống nhất.

B-Quy định cụ thể
1. Về những từ tiếng Việt mà chuẩn hóa chính tả hiện nay chưa rõ, có thể nhận thấy những trường hợp chủ yếu sau đây, và đối với mỗi trường hợp, nên dùng tiêu chí thích hợp. Cụ thể là:
a) Dùng tiêu chí thói quen phát âm của đa số người trong xã hội, mặc dù thói quen này khác với từ nguyên gốc (gốc Việt hay gốc Hán).
Thí dụ: chỏng gọng (tuy là chổng gọng theo từ nguyên), đại bàng (tuy là đại bằng theo từ nguyên).
b) Dùng tiêu chí từ nguyên khi thói quen phát âm chưa rõ một hình thức ngữ âm ổn định.
Thí dụ: trí mạng (tuy cũng có gặp hình thức phát âm chí mạng).
c) Khi trong thực tế đang tồn tại hai hình thức chính tả mà chưa xác định được một chuẩn duy nhất, thì có thể tạm thời chấp nhận cả hai hình thức ấy, cho đến khi nào thói quen sử dụng nghiêng hẳn về một hình thức.
Thí dụ: eo sèo và eo xèo; sứ mạng và sứ mệnh.
Trong khi chờ đời có từ điểnn chính tả, tạm dùng cuốn Từ điển chính tả phổ thông do Viện văn học xuất bản năm 1963 (Ghi chú: hiện nay đã có từ điển tiếng Việt - 1997)


(còn tiếp)
LÁ SÂN TRƯỜNG một thời áo trắng
SÓNG NGÀN KHƠI gửi đến muôn nơi
SongBiec
 
Bài viết: 156
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 12:14
Đến từ: Gia đình văn hóa K9
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa sử dụng tiếng Việt

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Chủ nhật 08/02/09 21:50

Vấn đề này phải nói rằng mình bức xúc lắm. Mình vô cùng khó chịu khi ngày nay khá nhiều người sử dụng những từ khó nghe. Nó trở thành phong trào, đặc biệt nó lan rộng trong lứa tuổi "teen", nhất là trong các trường phổ thông. Các bạn cứ thử đến một trường phổ thông nào đấy mà xem, nghe các em trò chuyện với nhau vào giờ giải lao, các bạn sẽ có cảm giác giống mình. Thậm chí có cả Thầy Cô cũng bị "lây" trong một môi trường như thế. Mình không hiểu sao nói cái gì rồi họ cũng quy về chữ ói, mửa: ăn mặc xấu thấy muốn ói, nhìn cái mặt thấy muốn mửa, nói chuyện sạo thấy mắc ói...Rồi khá nhiều người rất thích dùng chữ "tởm": xấu phát tởm, nói chuyện nghe thấy tởm...Vậy chẳng lẽ họ thiếu từ ngữ đến mức nói trong bất kỳ tình huống nào cũng phải dùng những từ ngữ thiếu văn hóa vậy sao?
Ôi, ngôn ngữ Việt nam vốn dĩ phong phú lắm mà! Chẳng hạn chỉ một từ "chết" thôi mà bao nhiêu là từ ngữ đồng nghĩa, đủ để sử dụng trong mọi hoàn cảnh khác nhau: hy sinh, từ trần, qua đời, mất, khuất, theo tổ tiên, băng hà, đi, về, thôi, xuống suối vàng, về bên kia thế giới, ngủm củ tỏi, chầu ông bà ông vải, đi bán muối.v.v...như trong một số bài thơ đã sử dụng:
"Bác Dương thôi đã thôi rồi"
"Bà về năm đói làng treo lưới"

"Bác đã lên đường theo tổ tiên"
Lúc sinh thời, Bác Hồ luôn căn dặn: phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Than ôi, nếu Bác mà nghe được những từ ngữ con cháu của Bác sử dụng, hẳn Bác sẽ đau lòng lắm!
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa sử dụng tiếng Việt

Gửi bàigửi bởi chuonchuonkim » Chủ nhật 08/02/09 22:12

Hồi học đại học, Thầy của mình có dạy mẹo nhớ một nguyên tắc bỏ dấu trong từ Hán Việt mà mình chẳng bao giờ quên:
Những từ Hán Việt bắt đầu bằng: D, L, V, M, N thì ta viết dấu ngã ( Cách ghi nhớ: "Dân Là Vận Mệnh Nước" ) Ví dụ: nhũ mẫu, lữ hành, viễn xứ...
Chuồn chuồn kim bé nhỏ, lặng lẽ bay trong chiều vàng...
Hình đại diện của thành viên
chuonchuonkim
 
Bài viết: 110
Ngày tham gia: Thứ 6 20/06/08 14:05
Đến từ: Bờ ao nhà mình
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa sử dụng tiếng Việt

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 6 24/04/09 12:47

[justify]… “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - phải bắt nguồn từ đâu? Tôi nghĩ trách nhiệm này không chỉ thuộc về giáo dục trong nhà trường mà thuộc về toàn xã hội, tất cả mọi người…”

Sóng Biếc đặt vấn đề như vậy, mình rất tán đồng. Cám ơn bạn đã mở topic này. Nhân đây, cho mình gửi một thắc mắc: Vừa qua, trong đợt Lễ kỷ niệm Ngày Giỗ tổ Hùng Vương – một ngày Quốc Lễ thiêng liêng của toàn thể dân tộc, ngang qua nhiều con đường lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, mình đọc được trên các băng rôn, khẩu hiệu đỏ rực một dòng chữ:Nhiệt liệt chào mừng Giỗ tổ Hùng Vương!..(Ví dụ điển hình, một băng rôn lớn đặt tại Nhà văn hóa Phụ Nữ, đường Lý Chính Thắng, Quận 3). Dẫu biết, Giỗ Tổ Hùng Vương, về ý nghĩa văn hóa – lịch sử rất quan trọng, nên cần phải được lưu giữ, bảo tồn và phát triển, đúng trên tinh thần chủ thể lãnh đạo và quản lý đất nước ta đã xác định: Cần phải biết nhìn lại và trân trọng quá khứ, vì đó là cách chuẩn bị tốt nhất cho tương lai! Song, nếu biến những Lễ hội linh thiêng ấy thành một hoạt động mang tính phong trào, “đậm đà” mầu sắc “chủ nghĩa hình thức”, nặng về hô hào theo kiểu mitting Nhiệt liệt chào mừng…” như trên e rằng chiều sâu nhận thức và giáo dục văn hóa đã không đạt được như chúng ta mong đợi. Có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau, thể hiện tình cảm chân thành và ngưỡng vọng tâm linh về những Lễ hội văn hóa như thế, tại sao cứ nhất thiết “mượn” lối nói sáo mòn, hình thức đến vậy? Thậm chí, về nội hàm, câu này có gì đó không ổn? ( Nhắc tới Giỗ, nghĩa là một hoạt động văn hóa nhằm tưởng nhớ người đã mất, đã khuất. Theo cách hiểu thông thường, sơ đẳng nhất, không ai lại nói : Chào mừng ngày Giỗ, thậm chí một cách nồng nhiệt, “Nhiệt liệt chào mừng” ngày Giỗ = ngày mất cả!).

Các bạn nghĩ sao về điều này??? Nếu được, trên tinh thần xây dựng, hãy góp bàn và đề xuất một số cách diễn đạt phù hợp hơn trong trường hợp trên bạn nhé! Tks.[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa sử dụng tiếng Việt

Gửi bàigửi bởi huynhvanthong » Chủ nhật 26/04/09 17:05

Giỗ Tổ được nghỉ nên "nhiệt liệt chào mừng" là đúng rùi! No comment!!! 8O
Hay là viết "Linh thiêng chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương"?
Hay là viết "Linh thiêng thành kính chờ ngày Giỗ Tổ Hùng vương"?
Hay là ...?
Rồi mới thấy vấn đề nằm ở chỗ "văn hoá khẩu hiệu" của ta.
Người ngoại đạo
RANDOM_AVATAR
huynhvanthong
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 20:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron