BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi Nguyen Van Hieu » Thứ 3 03/03/09 9:47

Gởi các bạn học viên CH VHH K9,

Trong buổi học đầu tiên (20/2/09), tôi đã giới thiệu đề cương môn học và tài liệu cần đọc. Như các bạn đã biết, 30 tiết trên lớp (= 6 buổi học) là không nhiều. Vì vậy, trang diễn đàn này là một sự bổ sung rất cần thiết. Nhờ diễn đàn gánh bớt, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những vấn đề cơ bản ở trên lớp.

Qua phát biểu của các bạn trong Hội thảo khoa học Trẻ 2008, tôi rất ấn tượng với học viên khóa 9. Hy vọng rằng các bạn sẽ thể hiện tinh thần ấy trên diễn đàn và trong từng buổi học. Dân chủ trong khoa học thể hiện trước hết ở tinh thần trao đổi, thảo luận, nói chung là thể hiện trong đối thoại khoa học. Hy vọng rằng các bạn cũng đã chuẩn bị cho thảo luận một số vấn đề trên lớp trong các buổi học sắp tới.

Tôi post lên đây ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC theo dạng chủ điểm để các bạn tiện theo dõi và chọn vấn đề thảo luận:

I. Về BẢN SẮC VĂN HÓA

1. Thuật ngữ - khái niệm:

+ Khái niệm BSVH từ góc độ Văn hóa học ?
+ Khái niệm BSVH trong so sánh với một số khái niệm khác ?

2. Cơ sở hình thành bản sắc văn hóa:

+ BSVH là vấn đề bản thể luận hay điều kiện luận ?

+ Quan điểm Văn hóa học về giá trị và hệ giá trị trong nghiên cứu BSVH ?

3. Cấp độ, cấu trúc, chức năng:

+ BSVH có nhiều cấp độ. Ở đây tập trung vào cấp độ BSVH dân tộc
+ Cấu trúc và chức năng của BSVH dân tộc ?

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:

+ BSVH có vận động và biến đổi ?
+ Mối quan hệ giữa văn hóa & văn minh và vấn đề BSVH ?

+ Quan điểm hệ thống và quan điểm xuyên văn hóa (transculture) trong nghiên cứu BSVH ?
+ Phương pháp so sánh xuyên văn hóa (cross-cutural comparison) trong nghiên cứu BSVH dân tộc ?

II. Về VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Lược sử quan niệm về bản sắc và tiếp cận BSVHVN

+ Một số quan niệm

+ Phân tích nhận định một số cách tiếp cận BSVH Việt Nam: của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2001, 2004) và của PGS. Phan Ngọc trong Bản sắc văn hóa Việt Nam (1998, và…)

2. Bản sắc văn hóa Việt Nam: tiếp cận tổng thể

+ Ý nghĩa của việc tiếp cận từ hệ thống – loại hình ?

+ Những đặc trưng cơ bản của văn hóa trong so sánh với văn hóa Đông Bắc Á và trong khu vực văn hóa Đông Nam Á ?

3. Bản sắc văn hóa Việt Nam: tiếp cận thành tố, hiện tượng:

+ Chọn một thành tố của văn hóa Việt Nam để phân tích, qua đó góp phần làm rõ BSVH Việt Nam ?
+ Chọn một hiện tượng văn hóa Việt Nam phân tích theo hướng nhận diện BSVH dân tộc ?

Lưu ý: Cần vận dụng phương pháp hệ thống – cấu trúc và phương pháp so sánh khi phân tích thành tố, hiện tượng.

III. TÀI LIỆU CẦN ĐỌC:

+ Theo danh mục sách đã cung cấp
+ Website vanhoahoc.edu.vn (tập trung ở phần Lý luận văn hóa và phần Văn hóa Việt Nam).


GV phụ trách môn học

TS. Nguyễn Văn Hiệu
RANDOM_AVATAR
Nguyen Van Hieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 20:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi huynhvanthong » Thứ 4 04/03/09 19:23

Thầy Hiệu lộ thêm chút bí mật để các thành viên khác tham gia chút chút cho vui! Nghe chủ đề bản sắc văn hoá muốn "nhào vô" quá! :)
Người ngoại đạo
RANDOM_AVATAR
huynhvanthong
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 20:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi SongBiec » Thứ 5 05/03/09 8:09

Trước hết, lớp k9 chúng em rất vui vì những tình cảm tốt đẹp thầy đã dành cho chúng em.

Chúng em cám ơn thầy.

Cá nhân em, em xin khất nợ thầy, vì đến bây giờ em vẫn còn đang bị hành hạ bởi môn "kinh khủng" :x

huynhvanthong đã viết:Thầy Hiệu lộ thêm chút bí mật để các thành viên khác tham gia chút chút cho vui! Nghe chủ đề bản sắc văn hoá muốn "nhào vô" quá!


Mời bạn cùng nhào vô. Thầy đã nói rồi, có thể thảo luận theo những gợi ý thầy đã đưa ra, cũng có thể tự mình viết về bất cứ vấn đề gì mà mình quan tâm, tâm đắc. Chủ đề của trang này là "BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM". Cũng khá rộng để bạn và mọi người thả sức tung hoành.
LÁ SÂN TRƯỜNG một thời áo trắng
SÓNG NGÀN KHƠI gửi đến muôn nơi
SongBiec
 
Bài viết: 156
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 12:14
Đến từ: Gia đình văn hóa K9
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi huynhvanthong » Thứ 5 05/03/09 15:23

Xin lỗi, tại vì mình là người "ngoại đạo" nên không biết bàn gì viết gì, nếu thấy có ai bàn gì đó cụ thể mới dám "nhào vô". :)
Chuyện "bản sắc văn hoá" chỉ bàn đến nét đẹp thôi hay bàn cả đến nét xấu. Muốn nói một chuyện này mà ngại quá! Tại tính mình hay xấu hổ ... ;) Mình muốn nói chuyện "tè bậy" í mà! Có liên quan gì đến cái món "bản sắc văn hoá" không? Nếu tại hạ lỡ mạo phạm sự cao quý của văn hoá thì xin thứ lỗi cho! Mình thì cho rằng, nếu bàn chuyện này theo hướng critical thinking thì thú vị lắm!
RANDOM_AVATAR
huynhvanthong
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 20:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi kieu phong » Thứ 5 05/03/09 20:45

Thân chào các bạn K.9. Cá nhân tôi có cùng quan điểm với tác giả Lê Thành Khôi và Zdzislaw Mach.
-Lê Thành Khôi: "Tôi cho rằng ý niệm 'bản sắc văn hoá' không phải là một ý niệm khoa học, hay là một ý niệm ít khoa học mà nhiều chính trị. Người ta nói đến bản sắc dân tộc để khẳng định ý chí độc lập của mình đối với nước ngoài".
-Zdzislaw Mach: "Bản sắc là một chỉnh thể phức hợp, đại diện cho tính cách hợp nhất, đa chiều kích và không thể giản hóa về những vai trò riêng lẻ mà một cá nhân đóng vai trò trong những nhóm xã hội và những hoàn cảnh xã hội khác nhau".
'Bản sắc văn hoá là một ý niệm ít khoa học mà nhiều chính trị'. Chúng ta có thể nhận biết điều này qua những nghiên cứu văn hoá từ đầu thế kỷ XX đến nay. Người ta nói nhiều đến văn hoá từ sau đệ nhất và đệ nhị thế chiến, đến bản sắc văn hoá từ sau chiến tranh lạnh. Nó trùng hợp với thời kỳ các nước nhỏ bị các cường quốc thôn tính, đi cùng nó là sự tiêu diệt nhiều nền văn hoá. Thời kỳ toàn cầu hoá đã làm cho các dân tộc phải nhìn lại bản sắc văn hoá, để không bị hoà tan (hay đồng hoá), mà mục đích sau cùng của những tư tưởng này là giữ được sự độc lập tương đối về kinh tế và chính trị của quốc gia. Việc Lê Thành Khôi xem bản sắc văn hoá là một ý niệm ít khoa học có thể gây tranh cãi, nhưng việc ông cho rằng ý niệm này 'nhiều chính trị' là một nhận xét chính xác cho đến thời điểm này.
Tôi cũng đồng ý với Mach khi ông cho rằng bản sắc văn hoá chỉ là 'đại diện cho tính hợp nhất'. Bản sắc văn hoá chỉ có tính tương đối và mang tính lịch sử.
Tôi xin đưa ra một luận cứ cho quan điểm của mình. Đó là trường hợp chiếc áo dài truyền thống của phụ nữ VN hiện nay. Nó ra đời chưa đầy một thế kỷ và được xem như một biểu tượng đại diện cho văn hoá Việt. Do đó, nó đương nhiên được nhìn nhận là một trang phục mang bản sắc văn hoá Việt. Nếu nó không được cách tân dựa theo sự tiếp thu văn hoá phương Tây và nếu không có những biến động chính trị của dân tộc cũng như trên thế giới, thì liệu nó có được xem là một trang phục mang bản sắc dân tộc? Nếu như nó không hấp dẫn được mọi dân tộc khác trên thế giới và được thế giới thừa nhận thì liệu chúng ta vẫn còn xem nó là một niềm tự hào dân tộc? và xin nhớ rằng nó chỉ mới ra đời trong những năm 30 của TK XX, dựa trên nền tảng là áo tứ thân.
Đây chỉ là những quan điểm khi vừa bắt đầu được học môn của thầy Hiệu. Tất nhiên, đến giữa kỳ học hoặc đến cuối môn, tôi cũng phải thay đổi quan điểm do sẽ được tiếp thu nhiều kiến thức hơn hoặc nhận ra những sai lầm trong tư duy. Mong được trao đổi thêm với các bạn trên diễn đàn.
RANDOM_AVATAR
kieu phong
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 2 09/02/09 14:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi huynhvanthong » Thứ 6 06/03/09 18:35

Đối lập “khoa học” và “chính trị” ở đây rất kỳ cục. Chẳng lẽ “chính trị” không được phép sử dụng các thành tựu của “khoa học” để phục vụ cho nó hay sao? Và chẳng lẽ, một thành tựu khoa học nào đó được giới chính trị khai thác để phục vụ cho mục đích chính trị đường hoàng thì sẽ trở nên “ít khoa học mà nhiều chính trị”?
Người ngoại đạo
RANDOM_AVATAR
huynhvanthong
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 20:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi SongBiec » Thứ 6 06/03/09 21:08

Sau đây là sáu đề tài thảo luận và tài liệu thầy Hiệu đưa ra cho lớp trong buổi học đầu tiên. Vì bạn huynhvanthong thắc mắc, và cũng để lớp mình tiện thảo luận, trao đổi nên hôm nay mình post lên diễn đàn
1. Quan điểm về bản sắc văn hóa và cách tiếp cận
Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm)
Bản sắc văn hóa Việt Nam (Phan Ngọc)

2. Bản sắc văn hóa trong quan hệ với văn hóa
+ Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa
+ Quan hệ giữa tính đa dạng và bản sắc
+ Bản sắc văn hóa: bản thể luận hay điều kiện luận?
Culturology và cultural studies (M.Epstein - Nguyễn Văn Hiệu dịch)
Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm (Trần Quốc Vượng)

3. Cấu trúc, đặc trưng, chức năng và cấp độ
Tập bài giảng
Cá tính tập thể của các dân tộc (P.Claret)

4. Bản sắc văn hóa trong trục quan hệ văn hóa và văn minh
+ Bản sắc văn hóa là bất biến?
+ Bản sắc văn hóa và văn minh
Văn hóa học và văn hóa thế kỷ XX (Viện TT KHXH)
Sự va chạm của các nền văn minh (S.Hungtinton)

5. Bản sắc văn hóa trong trục quan hệ truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế
+Giao lưu văn hóa và bản sắc văn hóa
+ Bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa văn hóa (D.Woton)
6. Tiếp cận văn hóa Việt Nam
+ Hướng tiếp cận: hướng tâm và ly tâm
+ Hướng tiếp cận hệ thống: tổng thể
+ Hướng tiếp cận hệ thống: thành tố, lĩnh vực
Trần Ngọc Thêm, Phan Ngọc, Trần Quốc Vượng
Văn hóa học và xuyên văn hóa (M.Epstrin - Nguyễn Văn Hiệu)


Nếu có chỗ nào sai, thiếu sót, nhờ mọi người bổ sung dùm nhé.
LÁ SÂN TRƯỜNG một thời áo trắng
SÓNG NGÀN KHƠI gửi đến muôn nơi
SongBiec
 
Bài viết: 156
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 12:14
Đến từ: Gia đình văn hóa K9
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 6 06/03/09 21:58

Theo quan niệm của tôi: Bản sắc chính là văn hoá, song không phải bất cứ yếu tố văn hoá nào cũng là bản sắc, chỉ những yếu tố văn hoá nào giúp phân biệt cộng đồng người này với cộng đồng người khác mới được gọi là bản sắc.
Như vậy theo tôi Bản sắc văn hoá là: Những giá trị vật chất và tinh thần riêng có, do một cộng đồng người tạo ra trong hoạt động thực tiễn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường giáo dục.
Bản sắc có 2 quan hệ cơ bản: thứ nhất là dấu hiệu để phân biệt cộng đồng người này với cộng đồng người khác; thứ 2 chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong cộng đồng đều có. Bên cạnh đó cũng như văn hóa bản sắc chỉ có thể tồn tại và lưu truyền thông qua con đường giáo dục và nhờ thế bản sắc có tính bền vững.
Cái "Cộng đồng" được đề cập đến ở đây có thể là sắc tộc, dân tộc, khu vực (phương Đông, phương tây)...tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu cụ thể.
Tuy nhiên muốn tìm hiểu khái niệm bản sắc mà cụ thể là bản sắc văn hóa phải làm rõ được khái niệm văn hóa, không phải bất cứ cái gì cũng là văn hóa vì nếu cái gì cũng là văn hóa lúc đó sẽ không còn tồn tại khái niệm văn hóa (cái đẹp chỉ tồn tại bên cạnh cái xấu) đó là sự tồn tại thống nhất giữa hai mặt đối lập, mất mặt đối lập này thì mặt đối lập kia không có lý do gì để tồn tại
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi Nguyen Van Hieu » Thứ 7 07/03/09 10:46

Thân chào bạn huynhvanthong,
Rất cảm ơn bạn tham gia diễn đàn, lại là người đầu tiên, góp phần giúp diễn đàn thêm sôi nổi, chất lượng.
Tôi, và chắc chắn học viên cao học VHH khóa 9, rất hoan nghênh đề xuất của bạn về tinh thần CRITICAL THINKING. Mong tất cả chúng ta đều thể hiện tinh thần như vậy.
Việc nên hay không nên thảo luận về những điều "tế nhị" như bạn có nêu, tất nhiên lại càng phải critical thinking, tôi nghĩ là rất nên, nếu thật sự gắn với chủ đề chúng ta thảo luận. Điều cơ bản ở chỗ chưa phải ta thảo luận về điều gì, mặt tốt hay mặt xấu, mà là tinh thần, tâm ý, cách tiếp cận vấn đề và cách thức thảo luận.

Tôi cũng cảm ơn bạn songbiec đã đưa lên diễn đàn các chủ điểm để chúng ta tiện chọn/nêu vấn đề thảo luận.

Hiện nay trên Vietnamnet cũng đang có chủ đề thảo luận về bản sắc văn hóa Việt Nam. Mời các bạn đọc bài viết theo link dưới đây và có thể thảo luận thêm trên diễn đàn của chúng ta một số vấn đề hữu quan:
http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuy ... index.aspx
RANDOM_AVATAR
Nguyen Van Hieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 20:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi huynhvanthong » Thứ 7 07/03/09 21:10

SongBiec đã viết:Vì bạn huynhvanthong thắc mắc ...

@SongBiec: Mình đâu có “thắc mắc” gì đâu?
@Thầy Hiệu: Cảm ơn thầy đã khích lệ. Nhưng vì thấy chuỗi chủ đề do bạn SongBiec post lên diễn đàn thấm đẫm tính hàn lâm nên ý định viết về chuyện “tè bậy” trở thành … spam mất.
Người ngoại đạo
RANDOM_AVATAR
huynhvanthong
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 20:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến33 khách