BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi nguyenga » Thứ 6 27/03/09 4:56

Vừa đọc xong tất cả các bài viết , tôi thấy mọi người thảo luận sôi nổi hay quá. Sóng Biếc đúng là xứng đáng với chức danh lớp phó học tập của k9, Bạn đã post lên những chủ đề của thầy và có mặt trên từng cây số. Thật phục Đỗ Khoa với những lý luận sâu sắc, và rất ngạc nhiên thích thú với huynhvanthong năng nổ nhiệt tình dù không phải là thành viên k9. Thiện Phương đã có cách đặt ngược vấn đề trông thật là thú vị, còn Hạnh thì phân tích theo tọa độ C-K-T. Thầy Hiệu đã luôn luôn có mặt để hướng dẫn thảo luận và ngoài việc hướng dẫn các tài liệu tham khảo trên lớp, thầy còn giới thiệu đường link để các sinh viên của thầy đọc thêm về bản sắc văn hóa. Tôi đã link về đọc và thấy ông Võ Đoàn Kết cho rằng giữ gìn bản sắc văn hóa không phải là làm bảo tàng. Theo ông, bản sắc văn hóa phải va chạm, hỗn dung để tồn tại và phát triển. Tôi tâm đắc với suy nghĩ này. Thật vậy, văn hóa dân tộc như ly sữa, ta cho thêm ít đường vào thì sữa ngọt hơn, đường tan trong ly sữa nhưng sữa thì vẫn là sữa, giống như ta hội nhập với các nước trên thế giới nhưng bản sắc văn hóa ta vẫn là ta nhưng không phải là ta ban đầu, nghĩa là đã có sự dung hợp. Ly sữa có thêm đường, ly sữa sẽ ngọt ngào hơn, nhưng đường tan chứ sữa không tan. Ta không còn búi tóc, nhuộm răng đen... nhưng vẫn là người Việt Nam có những bản sắc riêng, khu biệt ta với các dân tộc khác.
RANDOM_AVATAR
nguyenga
 
Bài viết: 218
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi SongBiec » Thứ 6 27/03/09 23:06

Cám ơn chị Nga đã khen (khen thêm nữa càng tốt :lol: )
Em không nghĩ rằng huynhvanthong là một người xa lạ với K9 ta đâu, chị Nga ơi. Chắc chắn là người chúng ta quen biết, nhưng đang chơi trò "bí mật" thôi. Để bữa nào em làm thám tử nhé.
Hóa ra hôm nay chị Nga không đi học được nhưng cũng không bỏ phí thời gian, tranh thủ thời gian lên diễn đàn nghiên cứu kỹ càng ý kiến mọi người. Chị mau hết đau chân để tuần sau gặp lại k9 nhé
LÁ SÂN TRƯỜNG một thời áo trắng
SÓNG NGÀN KHƠI gửi đến muôn nơi
SongBiec
 
Bài viết: 156
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 12:14
Đến từ: Gia đình văn hóa K9
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi huynhvanthong » Thứ 7 28/03/09 11:37

Có chút khác biệt về giới trong chuyện "tè bậy". Đàn ông "phạm tội" là chính. Bạn nào giải thích luôn khía cạnh này rồi bàn tiếp sẽ rạch ròi hơn. Thiệt tình, tui lúng túng về hiện tượng này nên không giải thích được. Muốn nghe ý kiến của các bạn.
Người ngoại đạo
RANDOM_AVATAR
huynhvanthong
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 20:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi xanhnguyen » Thứ 7 28/03/09 20:52

[justify]Chủ đề này thú vị quá, có lẽ vì phương pháp tiếp cận của chúng ta về một vấn đề lý luận, không phải bằng lý luận "mầu xám" mà từ chính thực tiễn "tỉ mỉ", cụ thể, muôn mầu muôn vẻ của cuộc sống quanh ta. Mình cũng đang nôn nao mong ước được nghe các nhà Văn hóa học tương lai giải thích hiện tượng "tè bậy" theo như gợi ý của bác huynhvanthong. Sau hiện tượng này, còn rất nhiều hiện tượng khác đang "xếp hàng" chờ được K9 và các thành viên GĐVHH phanh phui, mổ xẻ, "xử lý" tới nơi tới chốn. Tớ xin cung cấp thông tin nhé, bằng những ví dụ so sánh được phản ánh trong bài viết sau:

NHỮNG “BẢN SẮC” CÓ NÊN PHÁT HUY?

Mỗi dân tộc có một bản sắc riêng, nếu có dịp sống một thời gian dài trong các xã hội khác nhau, chúng ta sẽ có dịp chứng kiến những sự so sánh thú vị nhưng cũng rất đáng suy nghĩ.

Hút thuốc

Ở các nước phát triển: Khi vào phòng (hoặc một nơi công cộng) trước khi rút điếu thuốc ra hút bạn cần hỏi người bên cạnh: “Tôi có thể hút thuốc ở đây không?”. Nếu được phép bạn mới được hút và bạn cần cảm ơn người đó.
Ở ta: Bạn cứ điềm nhiên hút, nếu người bên cạnh không chịu được, anh/chị ta phải nói: “Xin lỗi, anh làm ơn có thể không hút thuốc ở đây được không, chỗ này đông người, có cả phụ nữ và trẻ em?”.
Bạn có thể trả lời: “Đợi chút, hút nốt điếu này cái đã” hoặc chẳng trả lời gì cả, đợi hết điếu thuốc hẵng dập, vứt ra sàn. Anh/chị ta phải cảm ơn bạn!!!

Trên xe buýt

Ở các nước phát triển: Bạn đang ngồi, nếu có phụ nữ hoặc người đứng tuổi lên xe, nếu bạn nhường chỗ, sẽ chẳng có ai thèm chú ý đến bạn ngoài người được nhường chỗ sẽ nói: “Cảm ơn” gần như xã giao, còn nếu bạn không nhường, sẽ có nhiều người tròn mắt nhìn bạn ngạc nhiên rồi quay đi khó chịu.
Ở ta: Nếu bạn không nhường sẽ chẳng ai thèm chú ý đến bạn, nếu bạn nhường, người xung quanh sẽ nhìn bạn, còn người được nhường sẽ rối rít cảm ơn bạn!!!

Đến muộn

Ở các nước phát triển: Đến muộn hơn 3 phút, bạn cần xin lỗi và nêu lý do xác đáng để làm vừa lòng đối tác nếu không muốn bị coi là kẻ vô tổ chức.
Ở ta: Đến muộn 30 phút, chẳng cần nói gì cả hoặc chỉ cần nêu qua loa lý do, bạn đã tạo ấn tượng là người quan trọng!!!

Khi có vụ việc xảy ra trên đường phố

Ở các nước phát triển: Một người kêu lên: “Đàn ông đâu rồi, lại giúp với”. Sẽ có nhiều người xúm lại giúp đỡ người bị nạn hoặc gô cổ kẻ phạm tội.
Ở ta: Bạn có thể kêu khản cổ: “Có ai giúp với!”. Sẽ có nhiều người xúm lại… để xem, rồi đi,.. nhưng chẳng ai giúp cả.

Xếp hàng

Ở các nước phát triển: Tại quầy hàng bán lẻ ngoài chợ, mọi người lần lượt ai đến trước đứng trước, ai đến sau đứng sau, nếu bạn chen ngang, người ta sẽ nhìn bạn như “con ghẻ”.
Ở ta: Trong trụ sở tôn nghiêm như UBND quận, khi thấy có nhân viên tiếp dân ra làm việc, tất cả sẽ nhao nhao lên tranh nhau nhét hồ sơ của mình vào trước, nếu bạn đến sau mà đứng trật tự vào cuối hàng sẽ chỉ nhận những cú hích bằng cùi tay và những cái nhìn như muốn nói: “Đồ đần!!”.

Xem TV

Ở các nước phát triển: Tất cả đang ngồi xem TV, nếu bạn cần phải đi ngang qua tầm nhìn của mọi người, bạn phải nói: “Xin lỗi, tôi qua nhờ chút nhé” và đi nhanh qua.
Ở ta: Thay vì thưởng thức một pha gay cấn trên màn hình, người xem cứ việc chiêm ngưỡng lâu tùy ý cái lưng kiều diễm đầy mồ hôi của bạn cùng pha chào - hỏi thăm đầy ngoạn mục với ông bạn cùng cơ quan mà bạn chưa gặp mặt từ tận... hôm qua! Còn đứa nào muốn xem tiếp TV ấy hả: Cứ việc tự chuyển chỗ hay phải mở mồm ra mà nhờ: “Xin lỗi, nhờ hai anh chiếu cố tránh một chút cho em xem nhờ TV tí!”.

Điện thoại

Ở các nước phát triển: Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vẫn cắm điện thoại vào ban đêm từ 22 giờ tới 7giờ sáng và ngủ yên lành mà chẳng có ai dám quấy rầy vào giờ này.
Còn người gọi đến bao giờ cũng tự giới thiệu mình trước, nêu yêu cầu sau. Mà giả dụ có kẻ nào dám khuấy động giấc ngủ của bạn trong giờ này đi nữa, bạn hoàn toàn có quyền “cho nó biết điều hơn” bằng các câu hỏi khiêu khích dạng như: “Đang đứng hay đang ngồi đấy?”. Kẻ quấy rối sẽ phải hiểu ra vấn đề và rối rít xin lỗi bạn ngay.
Ở ta: Đừng có chờ đợi cái gì đó tương tự. Bạn có thể bị dựng dậy khỏi giấc mộng say nồng lúc nửa đêm hay 5 giờ sáng bởi tiếng chuông điện thoại. Nhấc lên, chưa kịp trút cơn giận, bạn đã nhận được câu hỏi: “Ai đấy?”.
Chớ có áp dụng phương thức tương tự như bên Tây. Đầu dây kia rất có thể là một ông bác hay giận dỗi hoặc vị tộc trưởng đáng kính trong quê gọi ra, hay khủng khiếp hơn là ông bố vợ tương lai đấy! Đành ngậm bồ hòn mà.. hứa tìm cho ông bác cái thắt lưng để quên hôm nọ để mau mau cố mà ngủ tiếp vậy!

Trong tiệm ăn

Ở các nước phát triển: Nếu bạn nhai để người bên cạnh nghe thấy, uống bia rượu trào ra mép, người ta sẽ nhìn bạn với đôi chút khó chịu.
Ở ta: Bạn có thể nhai rau ráu, nâng cốc bia hét to: Dzo-Dzo, uống ừng ực trào ra áo, toàn thể các bàn bên cạnh sẽ nhìn bạn tán thưởng!

J.C.Dat
Nguồn: Trích Người Việt (phẩm chất và thói hư tật xấu) 2008, NXB Thanh niên, Hà Nội, trg 118-122.[/justify]
RANDOM_AVATAR
xanhnguyen
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 4 04/03/09 20:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi lena » Thứ 3 31/03/09 9:28

[justify]Thấy các bạn đang bàn sôi nổi về vấn đề "đái bậy", mình xin gửi đến các bạn một bài báo nhỏ (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=306287&ChannelID=118). Đây là ý kiến của một người nước ngoài về "chuyện vệ sinh" ở nước ta,hi vọng được mọi người chia sẻ.

Sao làm nhà vệ sinh cẩu thả như vậy?

TT - Tôi sống ở VN được mười tháng, vùng đất này đã để lại trong tôi quá nhiều kỷ niệm và ấn tượng đẹp. Chính vì vậy tôi quyết định sống và làm việc ở đây thêm vài năm nữa, thậm chí tôi còn thuyết phục bạn trai (người Hà Lan) từ một nơi xa xôi tới đây để tổ chức lễ cưới của mình tại Hà Nội vào tuần trước.


Nói là vậy, nhưng vẫn còn đó một vài điều tôi mong muốn sẽ có sự thay đổi tại nơi đây. Điều tôi muốn nói tới nhiều nhất là nhà vệ sinh.

Đầu tiên là nhà vệ sinh tại những quán cà phê ở TP.HCM. Không biết bạn có nhận ra không, nhưng tôi đã có lần vào lộn nhà vệ sinh vì không thể biết được đâu là phòng cho nam, đâu là phòng cho nữ! Trên hai cánh cửa nhà vệ sinh không có dấu hiệu thông báo ghi chữ “nam”, “nữ”, mà chỉ có những nét vẽ hình tượng người nam và người nữ nhưng nhìn rất giống nhau, rất khó phân biệt. Có nơi cánh cửa bên đây là cây kiếm, còn bên kia là cái gương chẳng biết đâu mà lần. Nếu khách nam vào lộn phòng nữ thì điều gì sẽ xảy ra? Ở nước ngoài, hành động này có thể bị xem là quấy rối và sẽ phải đối mặt với những hình phạt thích đáng.

Kế đến là nhà vệ sinh ở những quán nước dọc xa lộ. Thú thật tôi chỉ vô đúng một lần và thề sẽ chẳng bao giờ vô lại lần nữa. Tôi thật sự không hiểu tại sao người ta có thể xây nhà vệ sinh cẩu thả đến mức như vậy! Cửa không hề có chốt, chỉ được che chắn bằng mấy tấm tôn tạm bợ, thậm chí chẳng có nước và có những nơi không hề có cả lavabô, trần nhà... (đây là điều vô cùng kỳ lạ khiến người nước ngoài như tôi ngỡ ngàng). Tôi cũng thường gặp tình trạng này ở một số khu du lịch tại VN như các đảo ở Nha Trang, Vũng Tàu...

Điều cuối cùng, thật tình tôi rất xấu hổ khi nhắc tới, đó là về những dòng chữ “Cam dai bay” xuất hiện rất nhiều tại VN, và nhất là những người đi tiểu vô tư trên đường phố. Hằng ngày, tôi đi làm bằng xe đạp nên dĩ nhiên nếu có ai làm như vậy trên đường thì tôi chẳng biết phải làm sao để né, chỉ biết ráng đạp thật nhanh để không phải thấy cảnh chướng mắt đó.

Kirsten Theuns (người Hà Lan, điều phối viên Tổ chức Giáo dục phát triển tại VN)
CÔNG NHẬT[/justify]
RANDOM_AVATAR
lena
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 4 25/07/07 10:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi SongBiec » Thứ 3 31/03/09 14:45

Về "tè bậy", theo mình có ba nguyên nhân
1. Nguyên nhân nhận thức. Văn hóc VN không coi trọng việc đi vệ sinh, không coi đó là một nhu cầu chính đáng của con người. Dẫn chứng: ở các vùng quê ngày xưa, người ta ít khi làm nhà vệ sinh trong nhà. Nếu ai có nhu cầu thì ra ngoài ao, ruộng để giải quyết. Bây giờ thì tình hình này cũng đã có chút thay đổi, sau nhiều chương trình của chính phủ. Nhưng thực tế cũng không mấy sáng sủa, do nhận thức của người dân về vấn đề này vẫn chưa thay đổi. Người ta có thể xây gian nhà chính thật to, thật đẹp, thật khang trang nhưng nhà vệ sinh thì chỉ xây dựng qua loa, tạm bợ (không có cửa chắc chắn, chật chội, thiếu các trang bị cần thiết) và xa gian nhà chính. (Nói nhỏ: nhà tôi ở một quận trong thành phố HCM nhưng khi xây nhà, "kiến trúc sư" là bố chồng tôi, một người điển hình cho lối tư duy truyền thống này, nên nhà vệ sinh của chúng tôi cũng trong tình trạng tương tự như các nhà vệ sinh ở nông thôn :? )

2. Nguyên nhân ứng xử. Tè bậy là biểu hiện của cách ứng xử tùy tiện, như bạn Hạnh đã phân tích

3. Nguyên nhân quản lý. Các nhà quản lý, quy hoạch đô thị của chúng ta cũng "bỏ quên" điều này trong một thời gian rất dài. Trước đây, đi khắp thành phố, ta hầu như chẳng tìm thấy nhà vệ sinh công cộng nào. Vậy thì chỉ còn cách "tường đè". Bây giờ thì ở Tp.HCM, các nhà quản lý cũng đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề tế nhị nhưng vô cùng quan trọng này, cho lắp đặt một số nhà vệ sinh công cộng di động. Các nhà vệ sinh này được giao cho một số người quản lý. Những người này cùng sống, cùng quản lý nhà vệ sinh công cộng. Họ có trách nhiệm dọn dẹp, bảo quản nhà vệ sinh và họ được(?) thu tiền khách đi vệ sinh, bán một số hàng lặt vặt cạnh nhà vệ sinh. Có điều, thu tiền, bán hàng thì họ triển khai khá tích cực, còn dọn dẹp thì họ chưa mấy quan tâm. Họ không sợ nhà vệ sinh của họ quản lý bị "mất khách". Vì hiện nay những nhà vệ sinh như thế nào không nhiều, "cung không đủ cầu". Vậy nên nhiều người thà đi tè ngoài đường còn hơn vào những nhà vệ sinh dơ bẩn, mà còn bị mất tiền. Một lý do nữa khiến mô hình nhà vệ sinh này chưa thành công, chưa góp phần giải quyết tình trạng tè đường là các nhà vệ sinh công cộng chỉ hoạt động khi người được giao quản lí mở cửa, hoạt động của nhà vệ sinh không phải là 24/24 mà là theo biểu đồ làm việc của người quản lí

Còn vấn đề huynhvanthong đặt ra là tại sao những người mắc "bệnh" chủ yếu là nam giới, xin trả lời vào một dịp khác.
(Nhờ các member nam k9 vận dụng "kinh nghiệm thực tiễn" trả lời vấn đề này dùm)
LÁ SÂN TRƯỜNG một thời áo trắng
SÓNG NGÀN KHƠI gửi đến muôn nơi
SongBiec
 
Bài viết: 156
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 12:14
Đến từ: Gia đình văn hóa K9
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 3 31/03/09 20:09

Nếu như songbiec phân tích, hiện tượng tè bậy là do ý thức kém của người dân, phần này đôi cũng đồng ý với chị. Chúng ta điều biết rằng ý thức xã hội thường mang tính chất lạc hậu và bảo thủ hơn tồn tại xã hội. Phần này tôi xin mượn theo cách tiếp cận của GS Thêm khi trả lời phỏng vấn về lễ hội hoa, phải chăng đây cũng chính là khi chất nông thôn đi vào đô thị?
Ngày xưa ở thôn quê, đất rộng người người thưa giữa muôn trùng gió lộng, người ta tự nhiên, thoải mái "tè" (thậm chí hơn thế nữa), "tè" trong cái không khí đồng quê thoáng đãng và được xem là một trong "tứ khoái". Và những người quản lý làng xã chẳng hề quan tâm đến việc xây dựng WC công cộng làm gì, vì đó là việc không cần thiết. Nhưng ngày ngày nay khi đô thị phát triễn, tồn tại xã hội đã thay đổi nhưng ý thức của xã hội thay đổi theo chưa kịp, vẫn theo lối ngang nhiên, vô tư giải quyết "nổi buồn". Còn những nhà quản lý vẫn theo lối tư duy xưa, chưa có sự đầu tư đúng mức để xây dựng các WC công cộng thì hiện tượng "tè" bậy là điều đương nhiên. Giả sử một ngày nào đó (không cần biết chúng ta có phải là nhà văn hoá hay không) đang đi trên đường tự dưng ta cần phải giải quyết cái việc mà không cưỡng lại được nhưng không thể tìm thấy một cái WC nào chúng ta sẽ giải quyết thế nào? :mrgreen:
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi huynhvanthong » Thứ 6 03/04/09 7:37

Ui, "tè bậy" bàn đến đến ở đây chỉ là dẫn liệu gợi ý để chúng ta cùng bàn về chủ đề bản sắc văn hoá thôi các bạn ơi! Hổng phải new topic đâu! Quay lại với chủ đề bản sắc văn hoá thôi các bạn ơi, hông thôi thầy Hiệu la chết!
Chỉ là thế này, một nét tập quán đặc sắc như "tè bậy" dường như không bao giờ được áp vào ý niệm của chính người Việt về bản sắc văn hoá. Điều này gợi ý cho ta suy nghĩ về một giá trị nội hàm của khái niệm "bản sắc văn hoá". Trong cách tiếp cận này, chúng ta cố gắng loại trừ những liên hệ đến vấn đề nếp sống văn minh đô thị vốn là một góc độ của văn hoá đô thị. Tui gợi ý thôi nha, có gì hông phải thì đừng mắng mỏ! Thiện tai, thiện tai!!!
Người ngoại đạo
RANDOM_AVATAR
huynhvanthong
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 20:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Thứ 3 07/04/09 0:44

hic, tui dốt quá, đọc đi đọc lại bài viết của anh chị em mà cũng không tài nào lí giải tại sao ở ... Mỹ cùng tè bậy. (Sorry Thầy Hiệu và anh chi em vi tui post bài này khong dung chỗ).
Hình ảnh tè bậy ở Mỹ đây:
http://www.vnexpress.net/GL/Vi-tinh/Gia ... /3BA0D68A/

Xem ra dân Mỹ cũng giống dân VN rứa hỉ - nông nghiệp và âm tính quá !
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi huynhvanthong » Thứ 2 20/04/09 13:17

Ui, hổm rày bận quá hổng vô diễn đàn …
@ tran hieu: hành vi tè bậy ở đâu mà chẳng có, sá gì Tây Tàu hay Việt Nam. Nhưng tè bậy như một tập quán thì tình hình có khác đấy. Nghĩ mà xem!
Người ngoại đạo
RANDOM_AVATAR
huynhvanthong
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 20:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách

cron