BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi huynhvanthong » Thứ 7 07/03/09 21:35

dokhoa đã viết:Bản sắc có 2 quan hệ cơ bản: thứ nhất là dấu hiệu để phân biệt cộng đồng người này với cộng đồng người khác; thứ 2 chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong cộng đồng đều có.

Ý của dokhoa có phải là: bản sắc là CÁI RIÊNG của cộng đồng người này so với cộng đồng người khác và là CÁI CHUNG giữa các cá thể trong cộng đồng người ấy? Mình chỉ nhờ giải thích thôi, vì "ngoại đạo" í mà!
À, từ "quan hệ" dùng ở đây hình như không ổn lắm!
Người ngoại đạo
RANDOM_AVATAR
huynhvanthong
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 20:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi SongBiec » Thứ 7 07/03/09 22:56

huynhvanthong đã viết:À, từ "quan hệ" dùng ở đây hình như không ổn lắm!


Theo mình thì bạn dokhoa dùng từ "quan hệ" như thế không sai. Theo mình hiểu, ý của dokhoa là nếu xét trong mối quan hệ giữa các cộng đồng, bản sắc là nét riêng của mỗi cộng đồng, giúp khu biệt cộng đồng này và cộng đồng khác. Nếu xét trong mối quan hệ giữa các cá nhân, bản sắc là nét chung của các cá nhân, giúp ta nhận diện cá nhân đó thuộc về nền văn hóa nào. Trong ý kiến của mình, dokhoa nhấn mạnh mối quan hệ, đối chiếu giữa các đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu. Vì chỉ trong các quan hệ, các đối tượng mới bộc lộ thuộc tính của mình, qua đó ta mới nhận diện được các thuộc tính của sự vật
Hiểu như bạn huynhvanthong không sai
huynhvanthong đã viết:bản sắc là CÁI RIÊNG của cộng đồng người này so với cộng đồng người khác và là CÁI CHUNG giữa các cá thể trong cộng đồng người ấy

Tuy nhiên, như vậy là chưa đầy đủ. Vì nêu không đặt trong các mối quan hệ khác nhau, ta sẽ không xác định được nét nào là CHUNG và nét nào là RIÊNG.
Mình hiểu ý của dokhoa là như thế và mình mạn phép dokhoa có vài lời với huynhvanthong. Không biết mình hiểu có đúng không, dokhoa?

Theo mình thì hình như dokhoa đang tự mâu thuẫn với chính mình. Một mặt, bạn khẳng định
dokhoa đã viết:Bản sắc chính là văn hoá

Mặt khác, bạn lại phát biểu rằng
dokhoa đã viết:tìm hiểu khái niệm bản sắc mà cụ thể là bản sắc văn hóa phải làm rõ được khái niệm văn hóa


Nếu bản sắc chính là văn hóa thì sẽ không tồn tài các thuật ngữ "bản sắc", "bản sắc văn hóa", "văn hóa"
Từ "bản sắc" đi một mình thì nó mang nghĩa đen là "màu sắc cơ bản", không liên quan đến văn hóa
Còn "văn hóa" là một thuật ngữ rất rộng, có nhiều định nghĩa khác nhau. Trong khi đó thì "bản sắc văn hóa" mang nội diên hẹp hơn

Vài lời trao đổi thêm với dokhoa va huynhvanthong.
LÁ SÂN TRƯỜNG một thời áo trắng
SÓNG NGÀN KHƠI gửi đến muôn nơi
SongBiec
 
Bài viết: 156
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 12:14
Đến từ: Gia đình văn hóa K9
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Chủ nhật 08/03/09 17:42

chào song biec
Rất cám ơn chị đã giải thích hộ mình
Nhưng theo mình bản sắc là văn hoá thì không có gì là mâu thuẫn, vì mình nên rất rõ: bản sắc là văn hoá nhưng không phải cái văn hoá nào cũng là bản sắc...Ví dụ như: songbiec là nữ thì không có nghĩa rằng mọi phụ nữ đều có thể là sóng biết :lol:
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi huynhvanthong » Chủ nhật 08/03/09 23:11

Nếu bạn dokhoa hiểu như bạn songbiec giải thích thì đúng là từ "quan hệ" đã bị dùng sai. Không quan trọng lắm, chỉ là cách dùng từ thôi mà! Quan trọng hơn là, tự dưng một khái niệm không mấy khó hiểu như khái niệm "bản sắc" bỗng trở nên rắc rối quá, ít ra là với người ngoại đạo như mình. Ước gì có thể dễ hiểu hơn!
Người ngoại đạo
RANDOM_AVATAR
huynhvanthong
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 20:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 2 09/03/09 12:21

Tôi hoàn toàn đồng ý với khái niệm về Bản sắc Văn Háo dựa trên ba ý sau: 1)là các mối quan hệ chứ không phải sự vật cụ thể 2)mang tính đặc trưng, khu biệt 3)mang tính trường tồn, bền vững.

Tuy nhiên, tôi muốn thử lật ngược vấn đề lại. Tôi đề ra mệnh đề sau: "CHẲNG CÓ GÌ LÀ BẢN SẮC VĂN HÓA HẾT, CHẴNG CÓ GÌ BÊN VỮNG, ĐẶC TRƯNG. TẤT CẢ CHỈ LÀ SỰ NGẪU NHIÊN LẶP LẠI MÀ THÔI"

Tôi bảo vệ quan điểm của tôi trên 3 luận đề sau:
Thứ nhất: Không có gì là đặc trưng Văn Hóa hết, vì cái gì muốn gọi là đặc trưng phải hôi đủ hai yếu tố: khu biệt (khác người) và bền vững. Nhưng ngày nay, ta có thấy cái gì là bền vững đâu? VD: Người Việt có đánh trống đồng nữa đâu? Giới trẻ có uống nước chè tươi nữa đâu ... Nếu có thì chỉ là cái di chứng thôi, nhưng cái hiện tượng thì ko con là hiện tượng cũ nữa, mà hiện tượng gắn liền bản chất, vậy khi nó thay đổi thì bản chất cũng thay đổi theo, mà như thế thì bản chất không phải bản chất đầu, nên không còn cái văn hóa đầu nữa, cũng không có tính bền vững, mà không bền vững thì không phải đặc trưng.
Thứ hai: khi ta chấp nhận bản sắc trong một giai đạon là biến đổi nhưng trong cả một quá trình lâu dài thì không thay đổi. Tôi đặt vấn đề như sau: quá trình lâu dài là tổng hợp các quá giai đoạn ngắn, mà khi giai đoạn ngắn ta chấp nhận là thay đổi, thì sao cả quá trình đứng yên được? Tôi bây giờ và tôi lúc 5 tháng tuổi có là một không? Trả lời có là sai mà không cũng là sai. Vậy thì một điều nhập nhằng như vậy không đứng vững làm lý chứng? Vậy thì không còn bản sắc văn hóa nữa?
Sau cùng: Có thật có cái là bản sắc văn hóa không hay chúng ta chỉ là xâu chuỗi các sự việc ngẫu nhiên lại rồi ấn định nó là Bản sắc Văn Hóa? Nếu nói đặc trưng và bền vững thì sao cùng điều kiện, cùng lịch sử tương tự, nhưng chỗ bền vững, chỗ không? Chỗ không thì không có Văn Hóa ư? Mà nếu thừa nhận có Văn hóa ở những chỗ đó thì làm gì có nơi nào có Văn hóa mà lại không có bản sắc?

Tôi không nêu luận đề này để phản bác, nhưng tôi chỉ muốn thử lật ngược vấn đề để chúng ta cùng trao đổi xem sao mà thôi! :mrgreen:
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi huynhvanthong » Thứ 2 09/03/09 22:54

Tẩu hoả nhập ma!!!
Người ngoại đạo
RANDOM_AVATAR
huynhvanthong
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 20:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 3 10/03/09 14:49

Các bạn K9 thân mến,

Lúc thi môn Lý luận VHH mình bắt trúng câu về khái niệm bản sắc VH nên nhớ lâu. Sau đó vận dụng với lý thuyết thầy Hiệu giảng thấy sáng ra khá nhiều. Đi thi cũng thấy đỡ.

Ở môn LLVHH, định nghĩa khái niệm bản sắc VH thế này thì phải:
"Bản sắc VH của một dân tộc là một hệ thống các giá trị tinh thần ổn định tồn tại tương đối lâu bền hơn cả trong truyền thống văn hóa dân tộc, tạo nên tính đặc thù dân tộc, khu biệt dân tộc ấy với các dân tộc khác"
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 3 10/03/09 21:38

Thiện Phương cho rằng chẳng có gì là bản sắc hết, chẳng có gì là bền vững đặc trưng, tất cả chỉ là sự lặp lại mà thôi. Theo mình quan niệm như thế không ổn, cách lật lại vấn đề theo kiểu này sẽ đến một lúc nào đó khoa học sẽ suy tàn.
Thiện phương cho rằng bản sắc là cái khu biệt, nhưng khu biệt không có nghĩa là một cộng đồng nào đó có thể ngồi tưởng tượng hay tự sáng tạo ra được. Nó được tạo ra từ thực tiễn cuộc sống và sự giao lưu và tiếp biến văn hoá, nó có thể là sự tổng hợp nhiều yếu tố của nhiều nền văn hoá khác nhau nhưng nó vẫn có những nét riêng, nét riêng đó chính là sản phẩm của sự tổng hợp trên. Bạn cho rằng đó là sự ngẫu nhiên lặp lại mà thôi, nhưng chúng ta nên nhớ rằng CÁI NGẪU NHIÊN LÀ SỰ TẬP HỢP CỦA VÔ SỐ CÁI TẤT NHIÊN
Trong quan niệm của Thiện Phương bạn đã bỏ ra ngoài quan điểm lịch sử cụ thể, bản sắc là cái bền vững nhưng không có nghĩa nó là cái vĩnh hằng. Bản sắc văn hoá hay văn hoá là sản phẩm của con người tạo ra trong hoạt động thực tiễn chịu chi phối bởi thực tiễn, cho nên một khi thực tiễn thay đổi nó sẽ phải thay đổi theo. Nhưng nếu khu biệt trong một giai đoạn lịch sử nhất định thì nó là cái bền vững. Và nếu nó mất đi nhưng tâm thức của người dân về nó vẫn tồn tại.
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi levan_hanh_k9 » Thứ 5 12/03/09 17:57

Chào cả nhà,
Thấy có vẻ nhộn nhịp lắm rồi. Nhân dịp thảo luận này, tôi rất mong các nhà nghiên cứu văn hoá học sẽ đưa ra được một định nghĩa thuyết phục về bản sắc văn hoá.

Tôi cũng đồng ý với quan điểm của “dokhoa” ở điểm này: muốn có được khái niệm bản sắc văn hoá, chúng ta cần phải có và hiểu rõ khái niệm văn hoá.

Tuy nhiên, có những điểm cần trao đổi với “dokhoa”: Theo định nghĩa của “dokhoa” thì “Bản sắc văn hoá … được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường giáo dục”. Tôi không đồng tình với quan điểm này. Theo tôi nghĩ, bản sắc văn hoá không hẳn chỉ được lưu truyền bằng con đường giáo dục. Thí dụ như lấy một yếu tố trong bản sắc văn hoá Việt Nam (theo GS. TSKH. TN. Thêm) là “tính cộng đồng”. Tính cộng đồng ở đây rất “vô hình”, chỉ khi khái quát các yếu tố văn hoá lên chúng ta mới nhận ra nó được. Vậy liệu yếu tố bản sắc này có đuợc lưu truyền bằng con đường giáo dục không?

Không giám tranh luận gì đâu, vì chưa hiểu rõ nên chỉ muốn “dokhoa” giải thích rõ hơn thôi. Thắc mắc để cùng vui học mà. Rất mong “dokhoa” cho ý kiến để mọi người cùng hiểu rõ vấn đề.
RANDOM_AVATAR
levan_hanh_k9
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/12/08 14:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIET NAM

Gửi bàigửi bởi Ngan Hien » Thứ 5 12/03/09 18:21

Mình đọc ý kiến của các bạn thấy rất thú vị...

Mình cũng có một phần đòng ý với quan điểm của GS Lê Thành Khôi cho rằng bản sắc văn hóa là một khái niệm ít khoa học mà nhiều chính trị. Bởi theo mình, Bản sắc văn hóa là phải được đặt trong mối quan hệ so sánh, so sánh nó với các mối quan hệ thì mới có thể nói lên được bản sắc văn hóa là cái gì. Bởi có so sánh mới thấy được cái riêng, cái đặc trưng nổi bật, cái có thể khu biệt nền văn hóa này với nền văn háo khác...
Theo ý chi songbiec ly giai " nếu xét trong mối quan hệ giữa các cộng đồng, bản sắc là nét riêng của mỗi cộng đồng, giúp khu biệt cộng đồng này và cộng đồng khác. Nếu xét trong mối quan hệ giữa các cá nhân, bản sắc là nét chung của các cá nhân, giúp ta nhận diện cá nhân đó thuộc về nền văn hóa nào”
thì đúng là khi muốn nói đến bản sắc văn hóa tức là để khẳng định mình với một đối tượng nào đó trong một mối quan hệ. Do đó mà mình tán thành với quan điểm của GS Lê Thành Khôi cho là Bản sắc văn hóa ít mang tính khoa học mà nhiều chính trị.

Nhân đọc ý kiến của thienphuong minh cũng đồng ý với bạn và muốn bổ sung thêm là BSVH là :
“1)là các mối quan hệ chứ không phải sự vật cụ thể 2)mang tính đặc trưng, khu biệt 3)mang tính trường tồn, bền vững.”
và phải được đặt trong mối quan hệ so sánh .
Còn về việc ý kiến bạn nêu lên," Tôi đặt vấn đề như sau: quá trình lâu dài là tổng hợp các quá giai đoạn ngắn, mà khi giai đoạn ngắn ta chấp nhận là thay đổi, thì sao cả quá trình đứng yên được? Tôi bây giờ và tôi lúc 5 tháng tuổi có là một không? Trả lời có là sai mà không cũng là sai. Vậy thì một điều nhập nhằng như vậy không đứng vững làm lý chứng? Vậy thì không còn bản sắc văn hóa nữa?" thì mình lại nghĩ ngược lại với bạn, ở đây mình muốn lấy một ý của GS Trần nGọc Thêm “vật chất thì tĩnh ngắn động dài, còn tinh thần thì động ngắn tĩnh dài” khi bàn về vấn đề bản sắc để thấy rằng là có những giá trị tinh thần tồn tại ổn định với thời gian là có khả năng đạt được.
RANDOM_AVATAR
Ngan Hien
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 5 20/11/08 21:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến24 khách

cron