Lễ bỏ mả của người Tây Nguyên

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Lễ bỏ mả của người Tây Nguyên

Gửi bàigửi bởi babykiss » Thứ 2 20/04/09 11:11

Sau khi học môn VH các tộc người và VH vùng & phân vùng VN , nhóm chúng em có làm bài tập về môn này. Xin được post bài lên diễn đàn. Mong thầy cô và các bạn xem qua và đóng góp ý kiến ạ:
LỄ BỎ MẢ CỦA NGƯỜI TÂY NGUYÊN
Tập tin đính kèm
Lễ bỏ mả của người Tây Nguyên.doc
(547 KiB) Đã tải về 1556 lần
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
babykiss
 
Bài viết: 102
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 19:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Lễ bỏ mả của người Tây Nguyên

Gửi bàigửi bởi ducknh09 » Thứ 2 23/05/11 10:10

bài làm chi tiết quá... ths nhá mình đang cần mấy thông tin này.
nhưng có một vấn đề là bạn làm mà không có footnote. :) them vao nhá bạn.
RANDOM_AVATAR
ducknh09
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 2 23/05/11 10:06
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Lễ bỏ mả của người Tây Nguyên

Gửi bàigửi bởi vhh2 » Thứ 6 10/06/11 22:02

mình vừa mới học môn : "văn hoá các dân tộc thiểu số vn"

đọc bài của các bạn xong, mình xin góp một vài ý kiến:
- đặc trưng tượng nhà mồ có 3 lớp biểu tượng
+ lớp 1: cổ nhất, với biểu tượng sự tái sinh, nam nữ giao phối, hài nhi mới ra đời, tượng với tỉ lệ hình khối không giống nhau, mang tính biểu trưng, khái quát.
+ lơp 2:là những người theo hầu các chàng trai, cô gái; hài nhi trong tâm trạng khóc, u sầu; với nội dung sinh động, hoành tráng và gợi cảm, là thời kỳ đẹp và huy hoàng nhất.
+ lớp 3: là sự tiếp nối lớp 1 và lớp 2 sự tác động của văn hoá bên ngoài mang tính hiện đại của cả phương Tây, chủ đề mở rộng với xe tăng, lính Pháp, máy bay...sự đan xen giữ truyền thống và hiện đại tượng có tính cầu kỳ, chi tiết sống động và màu sắc.

- trong lễ bỏ mã có cây niêu và lễ đâm trâu( ý nghĩa tâm linh và những qui tắc trong lễ đâm trâu ), bạn có thể bổ sung thêm để bài được hoàn chỉnh hơn.
RANDOM_AVATAR
vhh2
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 10/06/11 21:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Lễ bỏ mả của người Tây Nguyên

Gửi bàigửi bởi vhh2 » Thứ 6 10/06/11 22:03

cảm ơn bài đăng của bạn. bài viết cho mình thêm kién thức về ý nghĩa của lễ bỏ mả.
RANDOM_AVATAR
vhh2
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 10/06/11 21:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Lễ bỏ mả của người Tây Nguyên

Gửi bàigửi bởi vu men » Thứ 2 15/08/11 16:29

tôi đã đọc bài viết cảu bạn về: lễ bỏ mả của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Thông tin của bạn rất thú vị và bổ ích. Tuy nhiên , tôi cũng xin phép được cùng bàn luận với bạn về một số các vấn đề trong bài viết cảu bạn :
1 : Những tượng được tạc quanh nhà mồ Tây Nguyên, như hình ảnh bạn đưa là mô hình nhà mồ trong bảo tàng dân tộc học
- các bức tượng: nam nữ giao hoan, hay bức tượng người phụ nữ mang bầu trước hết thể hiện một vòng đời hoàn chỉnh của con người và thể hiện tín ngưỡng truyền thống không chỉ với người Tây Nguyên mà là các dân tộc Việt Nam : tín ngưỡng phồn thực
- các bức tượng người ôm mặt ở 4 phía cảu nhà mồ thể hiện những nõi buồn , sự trắc trở của con người trong cuộc sống.
nói chung, các hình trạm khác quanh nhf mồ không chỉ thể hiện cuộc sống của người đã khuất trên dương gian mà có còn gửi gắm vào đó là mong muốn khát vọng một cuộc sống viên mãn đầy đủ cho người đã khuất.
2. ý nghĩa của lễ bỏ mả. Theo tôi , ý nghĩa quan trọng nhất của lễ bỏ mả là ý nghĩa về tình người sâu sắc.Theo quan điểm của cộng đồng đó, khi nào làm lễ bỏ mả thì khi đó ngưòi chết mới chấm dứt quan hệ với gia đình và cộng đồng, người chết sẽ bắt đầu một cuộc sống mới. Nên việc làm lễ bỏ mà cho người đã khuất là sự mong muốn một sự sống mới sẽ bắt đầu với người chết đó, và cũng là để cắt sợi dây ràng buộc giữa người sống với người trên dương gian, có thể nói đó là sự giải phóng cho người sống khỏi người chết. Lễ bỏ mả là biểu hiện cao nhất của tình cảm trọn vẹn giữa người sống và người đã khuất, và sau buổi lễ này, hai phía âm - dương không còn mối quan hệ ràng buộc lãn nhau. Ví như vợ / chồng có thể đi bước nữa mà không sợ làm tổn thương đến người đã khuất.
Tinh thần cộng đồng được thể hiện sâu sắc trong lễ bỏ mả, hay nói cách khác đây là gnayf hội cảu cả cộng đồng dân tộc đó. Họ chia nhau chuẩn bị trong tâm trạng háo hức chứ không phải tang thương vì họ mong muốn người chết sớm cso được cuộc sống mới, và vì họ muốn làm tròn trách nhiệm với người đã khuất. Đây là cơ hội cho họ.
Lễ bỏ mả là một lễ hội độc đáo, sâu sắc, nhưng tôi nghĩ rằng nó cũng làm không ít các gia đình phải điêu đứng vì làm một lễ bỏ mả thật không đơn giản chút nào nhất là với gia đình có người chết. Tôi ủng hộ việc lưu giữ nét văn hóa này, tuy nhiên nên có sự giảm bớt nào đó nhất là chuyện ăn uống linh đình, kéo dài đến mấy ngày. Truyền thống này sẽ trọn vẹn hơn khi nét đẹp văn hóa vẫn được giữ gìn mà không quá ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình và cộng đồng dân tộc.
Đó alf một và suy nghĩ của tôi khi đọc về lễ bỏ mả của dân tộc Tây Nguyên. Rất mong được các bạn góp ý.
RANDOM_AVATAR
vu men
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 2 15/08/11 15:25
Đến từ: hà nội
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến30 khách

cron