VĂN HOÁ XỨ QUẢNG

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

VĂN HOÁ XỨ QUẢNG

Gửi bàigửi bởi hoangthao_vhhk2 » Thứ 2 04/05/09 21:41

VĂN HÓA XỨ QUẢNG (QUẢNG NAM)
“ nếu anh yêu cái mặn mà thì về quảng nam quê em
nếu anh yêu cái nồng cay thì về quảng nam ân tình
người ở miền trung không ngại mưa ngại gió
người ở miền trung anh về anh sẽ thương
….
Câu hát ngân lên lắng đọng lòng người…những người xa quê bỗng trở nên nhớ quê da diết… ai chưa một lần đến thăm thì luôn mong mỏi chân đến mảnh đất này. Xứ quảng đã làm chồn chân không biết bao nhiêu du khách trong và ngoài nước “không nỡ xa”…từ xa xưa quảng nam được biết đến bởi
Hội An cổ kính tĩnh mịch nhưng tràn đầy sức sống…. một Thánh địa Mĩ Sơn phiêu mị lúc hoàng hôn….là bát mì Quảng sực nức mùi thơm, là cái mặn mà không thể lẫn của người dân xứ Quảng… Đến với xứ Quảng du khách có thể tận hưởng tất thảy những thi vị của cuộc sống mà mảnh đất văn hoá này mang lại…..

I) ĐỊA LÝ - LỊCH SỬ
Tỉnh quảng nam phía bắc giáp Thừa Thiên Huế, phía đông giáp biển Đông Hải , phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi , phía tây giáp Lào . Diện tích khoảng 6456 cây số vuông. Thành phố tam kỳ , tỉnh lỵ Hội An cách thành phố sài gòn 970 cây số về phía bắc . Đất Quảng Nam chia làm 3 phần rõ rệt , gồm núi non , đồng bằng và vùng duyên hải . Đất vùng núi màu đỏ chứa phún thạch , vùng đồng bằng là vùng phù sa và vùng duyên hải là những bãi cát.
Về phía bắc dãy Hoàng Sơn đâm ngang ra biển tạo thành biên giới giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam , đó lá vùng núi hải vân gồm những đỉnh Mang Cao (1700 thước ) Bạch Mã (1444 thước ) và Bà Nà (1500 thước) . Đèo Hải Vân cao 496 thước ăn nông hai tỉnh . Phía đông - bắc là vùng Đà Nẵng ,có bán đảo sơn trà che kín gió . Chính vì thế cửa biển Đà Nẵng thuận lợi cho tàu bè ra vào và trở thành hải cảng quan trọng . Xa hơn nữa là quần đảo Cù Lao Chàm . Về phía tây tỉnh là dãy Trường Sơn hùng vĩ chạy hiểm trở ,chạy theo hướng bắc- nam là biên giới của nước ta với Lào cao độ từ 1000_ 2000 thước . Về phía tây của tỉnh có núi Mai Rang cao 952 thước và núi Chòm cao 845 thước .Ngoài khơi là đảo Cù Lao Chàm có các hòn La, hòn Gai ,hòn Tai.
quảng nam là mảnh đất có lịch sử hình thành lâu đời ,gắn liền với lịch sử tồn vong và hưng thịnh của dân tộc, đất nước.
trước hết , trong địa danh Quảng Nam “ quảng có nghĩa là mở ra , mở rộng, hướng về , “nam” có nghĩa là phưong nam . Vậy Quảng Nam có nghĩa là mở rộng về phương nam , như một khát vọng mãnh liệt , cháy bỏng, một ý chí kiên định , một tư thế hào hùng của cha ông xưa nhằm xây dựng nên giang sơn cẩm tú hôm nay

[center]Hình ảnh[/center]

Năm 1936 vua champa là chế nâm cắt 2 tỉnh Ô – Lý làm sính lễ cho vua Trần Anh Tông khi cưới công chúa Huyền Trân về làm hoàng hậu vương quốc Champa . đến năm 1741 dưới thời vua Lê Thánh Tông ( Hồng Đức năm thứ 2) thành lập Quảng Nam thừa tuyên đạo của nước Đại Việt . Danh xưng Quảng Nam bắt đầu từ đó trong lịch sử mở nước của tiền nhân
Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới và tên gọi , qua nhiều lần sát nhập và chia ra , đến năm 1997 tại kỳ họp thứ 9 của quốc hội khoá X tỉnh Quảng Nam được tái lập từ việc phân chia tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành hai tỉnh trực thuộc trung ương : thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam










II) ẨM THỰC
1, Cao lầu Hội An
[center]Hình ảnh[/center]





Cao lầu khác mì là không chỉ tráng bằng bột gạo thông thường mà qua công nghệ cán từ bột gạo ngâm nước tro qua 2- 3 lần lửa. Tro dùng để ngâm phải là loại tro đặc dụng lấy từ gỗ củi Cù Lao Chàm . Còn nước để hoà tro ngâm bột gạo cũng là thứ nước riêng biệt được lấy từ một giếng nước Bá Lễ , giếng nước có duy nhất ở Hội An.
Với cách làm công phu này , khi cán xong sợi bánh cứng mà dẻo màu sắc vàng nhạt tự nhiên . Do quá tình thăng trầm lịch sử và những biến cố lịch sử về thổ nhưỡng dân cư ,cùng những ứng dụng thành quả khoa học kỹ thuật mới trong công đoạn chế biến truyền thống việc sản xuất cao lầu nay đã khác xưa…
Sau ngày 4-12-1999 hội an được ghi tên vào danh mục các di sản văn hoá thế giới , khách du lịch trong và ngoài nước đổ về hội an khám phá hương vị đặc biệt của cao lầu .
Người địa phương chỉ nhận đây là món ăn dân dã riêng của xứ quảng nhưng lắng đọng trong khẩu vị du khách . Cao lầu là món ăn lạ hấp dẫn. lạ không chỉ bởi tên gọi mà ngay cái hương vị của nó không giống bất kì món ăn nào trên khắp đất nước.
Trong một đĩa đựng cao lầu người ta thất có thịt xá xíu thái nhỏ trộn ít tép mỡ vừa đủ rực lên màu vàng óng , ít sợi mì chiên giòn và rau sống ,
giá ,vài loại rau thơm, kế bên là đĩa nước chấm màu nâu có hương vị chua , cay , ngọt ,thật dễ cảm .
Thưởng thức một bát cao lầu rồi thả bộ trên chùa cầu ngắm hoàng hôn trải dài trên từng mái nhà trong phố cổ , mặt sông thu bồn tĩnh lặng với màu hồng mơ. Thi thoảng cái không gian tĩnh mịch ấy lại ngân nga với tiếng chuông đồng vọng ra xa…Hội An đơn giản nhưng không dễ quên….
Hội an có Hạ-Uy-Đi
Chùa cầu Âm (ông) Bổn
Cao lầu Năm Cơ.
Ngày nay với tiếng thơm sẳn có , cao lầu hội an làm một cuộc viễn chinh đến các vùng đất xa lạ ở Pháp , Anh , Uc, gần hơn là Sài Gòn , Quảng Ngãi, Đà Nẵng . Thế nhưng ở những nơi này người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị , một cảm giác nào đó . Phải chăng vì khẩu vị của họ đã thay đổi ? Hay là cao lầu đã được cải biến so với ngày xa …hoặc là do tách khỏi môi trường gốc , nơi đã từng mọôt thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị …
Dù thế nào chúng ta hãy giữ đừng để mất đi món ăn cao lầu , tên gọi cao lầu trong tâm tưởng mọi người. đừng để biến chất món ăn cao lầu để thế hệ sau vẫn còn cảm nhận được cái ý vị , cái tinh tuý của món ăn này…
[center]Hình ảnh[/center]

2, Mì Quảng
[center]Hình ảnh[/center]


Nói đến mì quảng người ta bỗng nhớ về Quảng Nam . Nếu Hà Nội ngàn năm văn vật , có món phở Bắc thơm ngon , Huế mảnh dất hữu tình thơ mộng có món bò đặc sản thì Quảng Nam nổi danh với món mì quảng truyền thống …
“ Thương nhau múc bát che xanh
Làm tô mí quảng anh xơi cho cùng”
Mì quảng là loại thức ăn rất dễ chế biến . Tất cả mọi nguyên liệu đều sẵn có. Chỉ cần một ít gạo đem ngâm xay thật mịn rồi tráng là có những lá mì mềm mướt, trắng nõn… rau thì có ở xung quang mảnh vườn nhà: như rau muống , bắp chuối và một ít rau xanh mướt ở ngoài vườn hay bờ ao cá .
Nước “ nhưng” có thể là gà, tôm cá… nuôi hoặc bắt được ở ngoài đồng ruộng, sông ngòi uốn mình khắp làng quê. Bằng những thứ đó người dân đất Quảng đã có thể chế biến được tô mì thơm ngon , mang hương vị đậm đà nơi thôn dã. Vì thế gọi mì quảng là món ăn bình dân , mộc mạc cũng không ngoa chút nào…


[center]Hình ảnh[/center]

Mì Quảng có tuyệt hay không là nhờ tài nấu nướng của gia chủ. Đầu tiên thứ gạo dùng để xay bột phải là thứ gạo thơm ngon, ngâm thật kĩ, xay thật mịn. Trước khi xắt người ta thoa một lớp dầu phụng đã khử chín để mì khỏi dính. Còn nước “nhưng” nếu là gà sau khi mổ xong lóc thịt nạc ướp kĩ rồi đem xào , xương chặt nhỏ bỏ vào nồi nấu cho ngọt nước sau đó bỏ thịt nạc đã xào vào nấu tiếp. Dĩ nhiên là nước “nhưng” có ngon hay không tuỳ thuộc vào gia vị và kinh nghiệm của người nấu. Rau sống là một thứ không thể thiếu trong tô mì. Nó đóng vai trò rất quan trọng . Đặc biệt nếu là rau Trà Quế nổi tiếng của đất Quảng thì càng làm tăng thêm hương vị đậm đà , hấp dẫn.
Muốn làm tô mì trước hết cho một lớp rau sống , sau đó phủ một lớp mì xắt sẵn lên trên. nước “ nhưng” phải chan vừa đủ sao cho nước thấm vào từng sợi mì lẫn vào lớp rau sống , bên trên chỉ còn lớp xác màu mỡ chiếm một khoảng tròn đỏ giữa màu vàng mịn của sợi mì. Cuối cùng rắc một ít đậu phộng rang giòn giã nhỏ lên trên , gia thêm một tí dầu khử chín và cho vào một ít hành tươi xắt vụn , chanh , ớt là những phần phụ làm tăng thêm độ béo , cay , chua… đồng thời có tác dụng tăng thêm màu mè khiến tô mí chưa ăn mà đã thấy ngon và hấp dẫn.
Ăn mì thiếu bánh tráng nướng giòn hình như giảm đi ý vị của tô mì. Có người cứ để nguyên cắn một miếng rồi và một đũa . Có người bóp nhỏ ra bỏ vào tô dùng đũa xáo đều lên, thêm một tí ớt kha khá vào vừa ăn vừa hít hà thế mới khoái khẩu. Ăn mì quảng có cái độc đáo là ăn nhanh và ăn càng đông người càng ngon miệng. Phải chăng cách ăn mì đó phần nào bộc lộ cá tính của người Quảng Nam là rất “nóng nảy”….?
Ngày nay mì quảng được bày bán ở khắp mọi nơi trong và ngoải nước nhưng giữ được hương vị của tô mì không phải là chuyện dễ. Nếu muốn tận hưởng được cái ý vị dân dã mà hết sức tuyệt vời của tô mì chỉ có thể đến Quảng Nam thôi _ hương vị không thể lẫn với bất kì món ăn nào….

3, Bánh tráng cuốn thịt heo xứ Quảng
Đây là món ăn mà thực khánh tự cứon lấy cho mình những chiếc nem (theo cách gọi của người miền bắc) với thành phần chủ yếu là thịt heo luộc và các thức gia chủ yếu là rau sống , bánh mì ướt hay bánh tráng chấm với nước mắm nêm thật cay

[center]Hình ảnh[/center]

Cũng chỉ là món nem cuốn , gỏi cuốn như bao món cuốn khác nhưng bí quyết chính là ở đĩa thịt heo luộc. heo để mổ dứt khoát phải nặng 70 kg
không ít hơn không nhiều hơn. Thịt luộc ra phài có phần mỡ thật trong. Khi luộc cũng phải giữ lửa sao cho không chín nhanh quá , không chậm quá . Để giữ nguyên hương vị mà an toàn thực phẩm thì dụng cụ phải nhúng vào nước sôi khi đụng vào miếng thịt . Những thứ gia giảm khác trừ rau sống , hành sống , cuối chát còn bánh tráng nướng và bánh mì ướt cũng đếu do quán làm để kiểm soát được chất lượng. và bí quyết cuối cùng để món ăn này mang đậm chất quảng là nước mắm mêm thật cay khiến thực khách phải xuýt xoa khi thưởng thức.
[center]Hình ảnh[/center]

[center]Hình ảnh[/center]



4, Bánh Tổ

Dù giàu hay nghèo , hễ đến ngày tết là trên bàn thờ ông bà tổ tiên của người dân xứ Quảng không thể thiếu vài ổ bánh tổ . Bánh tổ chỉ xuất hiện phổ biến vào dịp lễ tết chứ ngày thường không dễ gì tìm thấy

[center]Hình ảnh[/center]
Bánh tổ cái tên thoạt nghe như gợi lên chút gì của quá khứ . Một truyền thuyết kể lại rằng bánh tổ do mẫu tử Âu Cơ phát cho trăm con lên rừng xuống biển làm lương khô ăn dọc đường . Hay loại bánh này làm ra cốt để cúng ông bà tổ tiên nên mới có tên gọi là bánh tổ ? Cũng như những loại bánh mức khác bánh tổ được làm trước tết mấy ngày. Như một món để dành bánh tổ làm ra không ăn ngay mà để một thời gian sau cho “ngấm” , khi đó mới đậm đà , vị ngọt bùi sẽ tăng lên.
Để có những ổ bánh tổ mền mại , thơm ngon không cứng cũng không nhão đòi hỏi người làm bánh phải hoàn thiện nhiều công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu cho đến bảo quản . Nguyên liẹu chính gồm có nếp , đường . Nếp phải là những hạt mẩy , tròn đều thì mới dẻo và ngon . Đường phải là đường bát , một đặc sản của quảng nam . Hai thứ phụ liệu không thể thiếu là hạt mè và gừng .Mè trắng đem đãi sạch , phơi khô rồi đem rang cho đều tay , gừng giã nhỏ lọc lấy nước.
Nếp sau khi phơi thật khô rồi đem xay mịn thành bột và đường bát được tán ra lấy nước trộn hai thứ này với liều lượng nhát định . Phải trộn thật đều và pha thêm chút nước đường , sau đó bỏ vào khuôn .Khuôn bánh tổ thưởng đan bằng tre trông như cái rọ , lá chuối được chọn lựa cẩn thận sau đó cắt ra lót vào trong khuôn
Bánh được gói lại sau đó dùng tăm tre ghim kín các mép lá . Người ta thường dùng một cái vĩ tre ở giữa có chu vi bằng chu vi cái nồi , phía dưới đổ nước , Sau đó xếp những khuôn bánh lên trên . Đậy kín nắp bắt đầu đun khoảng hai tiếng đồng hồ , bánh chín là nhờ sức nóng của hơi nước trong nồi . Lúc vớt ra nhanh tay rắt mợt ít mè lên trên mặt bánh tổ còn nóng mè sẽ dính thật chặt vào khá đều đặn .công đoạn cuối cùng là đem bánh ra phơi ngoài nắng độ 2- 3 hôm cho bánh khô cứng.
Bánh tổ có thể ăn sống nhưng muốn ngon thì nên chiên . Một cảm giác thanh ngọt của đường , mùi thơm của nếp , beo béo của dầu , cay cay của gừng làm cho ai ăn một lần sẽ nhớ mãi hương vị này…

[center]Hình ảnh[/center]

Tết trên thị trường tràn ngập các loại bánh với mẫu mã đẹp , chất lượng ngon nhưng bánh tổ vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng với người xứ Quảng . bánh tổ không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong mình một nét truyền văn hoá tốt đẹp.

III) ĐỊA DANH VĂN HOÁ
1, Tháp Chàm Mĩ Sơn Quần thể tháp chàm nơi di tích Mĩ Sơn , không kì vĩ như Ăngkor , khônglộn xộn và ẩn dấu một vẻ đẹp tinh xảo đến phức tạp như Budobudur , không hiền hoà và nhân hậu như Luangprabang nhưng nó mang sức hút của vẻ đẹp nhiếu năng lượng ,chuyển háo và biến ảo trong nhau không tự mình ấn định vào bất kì dạng thức nào. Vẻ đẹp và năng lượng đồng điệu tương bích….
Nếu đến tháp Ăngkorvat với nụ cười bayon vô cùng ấn tượng thì tháp Mĩ Sơn là đôi mắt đầy phiêu miên. Nếu Luangprabang là nét môi khiêm cung thì tháp chàm mĩ sơn là ánh mắt sung tràn tiêu nhãn . Nếu Budobudur là gương mặt trầm thâm thì tháp chàm Mĩ Sơn là uy phiêu cái nhìn . Tháp chàm đó là hình ảnh sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của vẻ đẹp chứa trong mình cái hồn phiêu mị…
Nếu xếp những ngôi đền thàp mà Unesco đã công nhận là di sản văn hoá thế giới ; khu di tích Mĩ Sơn (Việt nam) Cố đô Lào Luangprabang , Ăngkorvat(Campuchia) Udobudur(Indonesia)và những ngôi đền đồ sộ bí ẩn Ấn Độ giáo bên cạnh nhau ta sẽ được từ trường của cái đẹp
[center]Hình ảnh[/center]


Cái đẹp và năng lượng của tháp chàm
Quyện hoà vào nhau , chúng níu giữ thời gian ở lại trong mỗi lòng tháp và trong cả không gian thánh địa . Thời gian quấn thít thân tháp , xiết từ từ những vòng tháp . Từng phiến champa tan rụng , từng mảnh sa thạch vụn vỡ , từng giọt chàm ứa ra trong đục . Hồn tháp nương náu vào yori và linga
Thứ thời gian đã thanh lọc qua từng rãnh gạch chàm , qua mỗi vệt điêu khắc đá chàm , thế nên bình minh rất muộn và hoàng hôn mặc nhiên cũng rất lâu. Chỉ đến đỉnh trưa , tháp chàm giao tuyến với trời xanh thu mình về những tia nắng ban ngày . Ánh sáng lọt vào đậy sẽ không sao thoát ra được sự trùng điệp của những tầng tháp và nét mặt nghiêm nghị của các môn thần.
Trong thánh địa Mĩ Sơn có hai ngọn đồi , chúng nằm đối diện nhau theo hướng đông –tây ngay ngã tư một con suối , các nhánh con suối chia vùng này thành 4 khu vực
Khu A gồm các tháp và các di tích nằm trên ngọn đồi phía đông
Khu B gồm các tháp và các di tích nằm trên ngọn đồi về phía tây
Khu C gồm các tháp và các di tích về phía nam
Khu F gồm các tháp và di tích nằm vế phía bắc
Việc xây tháp chăm bằng những viên gạch đỏ chồng khít lên nhau không thấy mạch hồ khiến hình thành nên nhiếu huyền thoại cho rằng :
Người chăm xây tháp bằng gạch mộc , đẽo gọt lên nó , rồi nung một khối tháp trong một ngọn lửa khổng lồ.
Các nhà chuyên gia ba lan cho rằng người chăm đã dùng gạch nung sẵn với nhau bằng vữa và đất sét sau đó mới đem nung toàn bộ tháp lại.
Một số nhà nghiên cứu thì cho rằng người chăm đã dùng kép chiết từ thực vật để dán những viên gạch với nhau
Các nhà nghiên cứu gần đây đã chi rằng người chăm đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để xây tháp : dùng các viên gạch có độ lõm ở mặt tiếp xúc khi xây lên không thấy vữa dày , mài các viên gạch trong nước cho thật khít lai với nhau rồi xếp lại với nhau cho bột gạch tự dính lại với nhau dưới sức nặng của trọng lực phần trên tháp , dùng các viên gạch có mặt lõm mặt lồi theo kiểu âm dương khi xếp lên tự thân nó kết dính lại với nhau. Sự tinh tế của tháp chăm còn thể hiện ở vô số các hình khắc tỉ mỉ trau chuốt do nghệ nhân đục đẽo trên tường tháp . Việc đục đẽo phải đựơc chính xác tuyệt đối tường gạch đã xậy sẵn không thể vì một lỗi nhỏ mà phải phá đi xây lại . Hoàn toàn chính xác khi
H. Pharmentier nhận xét rằng : “người chăm chạm gạch như gỗ , đẽo đá như đẽo gỗ.
Phiêu mị một tình yêu
Khi lễ cầu mưa yôryang đi vào thời khắc linh nghiệm . Dòng thiên thuỷ ập xối những bụi phàm , giọt chàm bỗng cựa minh lớn dậy thành một ngôi tháp hun hút đẹp vươn lên mạnh mẽ sức sống và đỏ rực thế dương như ước mơ vươn tới trời xanh đầy gió để tích chứa ngàn năm niềm phấn khích . Đắm chìm trong không gian lạ màu nắng huyền mê . Ngôi tháp đang vươn len ấy phải chăng là hình ảnh của sự bảo toàn năng lượng và chuyển hoá năng lượng của cái đẹp mị miên….
• Trong giấc mơ phiêu tình , thần linh đã mong ước ở lại vùng đất linh quyến giữa những khắc nghiệt của nắng , gió và cát này . Ở đó thử thách của lòng tin được tột bật đẩy về hai phía , tận cùng . Ở đó cung bật của tình yêu được rung động đến bất tận thời gian . Ở đó trải nghiệm củ linh thức được mở rộng tới biên độ của hạnh phúc và đau khổ. Có phải vì thế mà khi rời xa nơi đây , thần linh đã để lại những giọt chàm mê đắm với một niềm hưng phấn ngàn năm. Có thể vì thế mà thần linh đã mã hoá giấc chiêm bao mình trong những nét hoa văn mặc ẩn của tháp chàm…
Đó là cái nhìn hiện thực của con người trong cõi nhân gian về mơ ước của thần linh hay sự tự huyền hoặc của tháp chàm về vẻ đẹp của chính mình ( Page Break)
Tại sao những vị thần bất tử kia lại muốn rời bỏ sự bất tử của mình để xuống cõi phàm xuống cuộc đời trần thế nhiềubất trắc và khổ đau ? Và tại sao nó lại tự bỏ đôi cánh tử sinh để rơi vào vòng quay của huỷ diệt tái sinh , của thăng trầm dâu bể..? Những câu hỏi ấy vẫn còn bỏ ngõ… Chỉ biết rằng những tháp chàm vẫn tụ nhiều năng lượng trong ánh mắt Chăm cong vuốt, trong vũ điệu Apsara . một thứ năng lưọng phiêu huyền không tự nhiên sinh ra , không tự nhiên mất đi , nó chyển hoá từ đôi bàn tay cong cong năm ngón ngũ hành sang đôi chân , từ diệu kèn uyên thanh sang tiếng trống baranưng , năng lượng từ tầng cao ngôi tháp sang sự chuyển động vòng quanh của ánh sáng…
Nếu tượng Chàm bị cụt đầu thì năng lượng biến hoá vào sự trầm rêu của thân thể năng lượng tích tụ vào tâm đá rồi năng lượng khai phóng ra điệu vũ. Nếu tượng chàm đứng im thì năng lượng âm ỉ trong lòng tháp để khi trăng lên lại bắt đầu khúc luân vũ ngàn năm. Nếu đổ nát tháp chàm thì năng lượng tiềm sinh nơi linga và yoni để cân bằng lại âm dương. nếu điêu linh cổ tháp thì vẫn bền chặt những viên gạch chàm , vẫn bền bỉ từng phiến Chămpa
những năng lượng vẫn tuần hoàn và không tuần hoàn biến đổi và bảo toàn trong từ trường của cái đẹp , trong khu di tích Mĩ Sơn . Tháp chàm là vậy đó với biết bao biến cố trong vận mệnh mình : hạnh phúc và đau
khổ , tự do và ràng buộc , linh thánh và trần tục , nhục cảm và thanh khiết , khoảnh khắc và vĩnh cửu , vẫn đắm đuối một tình yêu phiêu mị….


[center]Hình ảnh[/center]







2, Phố Cổ Hội An trong dòng chảy văn hoá
Phố cổ Hội An mang vẻ đẹp của một vùng đất có nhiếu tầng văn
hoá .Kiến trúc cổ kính hàng trăm năm là một lợi thế của phố cổ . Nhưng có lẽ chính những con người nơi đây đã làm nên một hội an say đắm lòng người.
phố cổ hội an từng được biết đến với cá tên fàioo mà thương nhân nhật bản , trung quốc , italya đã biết đến vào thế kỉ 16- 17 , từ thời đó thương cảng hội an đã thịnh vượng , là trung tâm buôn bán lớn ở vùng đông nam á , một trong những trạm đõ chính củathương thuyền vùng viễn đông.
Mảnh đất nhỏ bé này từng là nơi chứng kiến hai cuộc giao thao văn hoá lớn trong lịch sử dân tộc việt . Lần thứ nhất là cách đây khoảng 5 thế kỉ. Khi nước đại việt tiến vế phía nam mở mang bờ cõi . Và lần thứ 2 là cách đây khoảng 2 thế kỉ , khi người phương tây theo các chiến thuyền và thương thuyền đặt chân lên mảnh đất này.Cả hai sự kiện lớn đó đều kéo theo tương tác lớn lao và nền văn hoá đã vượt qua thử thách đồng hoá để tự cải biến và tồn tại cùng thời cuộc…trong lịchsử hình thành hội an được thế giới biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như faifoo , haisfo , hoài phố , kenchem , cotam …Các di khảo cổ và các hiện vật ,công trình kiến trúc còn lưu lại đã chứng minh hội an là nơi giao tụ , giao thoa nhiều nền văn hoá : chăm , việt , trung , hoa , nhật bản….trong đó chịu ảnh hưởng nhiếu nhất là văn hoá việt và trung hoa
đến nay khu phố vẫn gần như nguyên trạng một quần thể kiến trúc cổ gồm nhiều công trình kiến trúc cổ nhà ở , hội quán , đình chùa, miếu mạo ,giếng cầu, chợ…với những con đường phố cổ chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố cổ bao quát một màu rêu phong cổ kính trong hư hư , thực thực như một bức tranh sống động . sự tồn tại một đo thị như hội an là trường hợp duy nhất ở việt nam và cũng hiếm thấy trên thế giới . Được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị . tháng 12\1999 hội an được công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Theo thống kê đến nay hội an có 1360 di tích , danh thắng . riêng các danh thắng được chia thành 11 loại gồm :1068 nhà cổ , 19 chùa , 43 miếu thờ thần linh , 23 đình ,38 nhà thờ tộc , 5 hội quán , 11 giếng nước cổ 1 cầu , 41 ngôi mộ cổ .trong khu vực đô thị cổ có 1100 di tích
[center]Hình ảnh[/center]


bước chân vào phố cổ du khách sẽ ngỡ ngàng trước mồt thế giới biệt
lập , tách khỏi dòng chảy và sức huỷ diệt của thời gian . không có tiếng động cơ gầm rú hay những thưmhư hiệu rực rỡ đèn màu .tất cả lùi lại sau lưng ,cả không gian và thời gian đều lắng đọng trong những nếp nhà gỗ cổ xưa. cầu chùa , dãy nhà gỗ hai tầng nằm quay lưng về phía sông hoài , hội quán quảng đông , phúc kiến đang lặng lẽ tồn tại để con người hoài niệm về quá khứ . đặc biệt phố cổ mang một vẻ lãng mạng sâu lắng và bình yên dưới ánh đèn lồng huyền ảo…
những con phố bụi bặm, những cửa hàng nhỏ bán vài món đồ xinh xinh , hay ông cụ một mắt đã kém nhưng vẫn lái đò kiếm sống trên sông hoài… bao điều bình dị nhỏ của thành phố khiến ai từng đặt chân đến đây đều lưu luyến mong có ngày trở lại…
ai lần đầu tới hội an đều ấn tượng với những chiếc lồng đèn rực rỡ sắc màu , nhà nào cũng treo lồng đèn . đẹp nhất khi sông hoài vào ngày rằm khi những chiếc đèn được thả trên sông hoài . nhưng nơi đây cũng còn nhiều điều thú vị khác để bạn khám phá…
buổi chiều mát mẻ bạn thử thuê một chiếc thuyền bé nhỏ xinh xắn theo mái chèo khua nhẹ trên dòng nước , đi dọc dòng sông , ngắm những ngôi nhà cổ dọc hai bên bờ . thuyền sẽ đưa bạn tới những chiếc cầu gỗ rất thấp rồi bỗng chốc mở ra cả một khoảng sông nước rộng lớn phía trước mặt. ở khu phố cổ ngoài những cửa hàng bán dép cói , đóng dép da hay may quần áo bằng vải lụa chỉ vài tiếng là xong cũng có những góc quán riêng rất lạ . đầu đường lê lợi có phòng trà chuyên hát nhạc trịnh , nhạc xưa mang tên cung trầm phố nằm khuất nhưng thứ 7 , chủ nhật nào cũng đông kín khách . không gian ấm áp , nhỏ bé do mấy anh em cùng gia đình mở , ai cũng hát hay những bài hát trầm buồn : đời gọi em biết bao nhiêu lần , để gió cuốn đi…nếu bạn có tâm sự cũng có thể cất tiếng hát tâm sự với mọi người trong quán.
những buổi trưa khi mặt trời thiêu đốt , du khách không muốn trốn mình trong phòng khách sạn , sao chẳng thử chui vào một quàn café nào đó dọc bên đường sông hoài nhìn ra cảnh sông nước bên dưới hay nằm dài trên ghế đọc sách dưới những tán lá hay bụi trúc xanh..
vào chơi khu phố cổ , nếu bạn muốn mua sắm những món đồ hàng hiệu hay những mỹ phẩm đắt tiền quả như mò kim đáy bể . ấy nhưng bù lại món đồ nào cũng vào loại độc đáo .thỉnh thoảng ở những khu phố cồ như trần phú , nguyễn thái học có dăm ba cửa hàng sách tây với những ấn phẩm tiếng anh của những cuốn sách được nhiếu người yêu thích như rừng na-uy , ăn - cầu nguyện- tình yêu hay những cuốn sách giới thiệu về du lịch của xứ quảng…
cảnh đẹp bao nhiêu đi vài lần cũng thấy chán nhưng hội an lại rất khéo giữ chân khách bởi tấm lòng của người dân nơi đây . chẳng có cảnh chèo kéo khách du lịch , nói thách giá trên trời , chẳng mấy khi xuất hiện người ăn xin trên đường phố . nhửng câu hỏi chuyện chân tình , những người làm ăn vất vả hay cụ già mắt kém vẫn lái đò chở khách…bao điều giản dị của khu phố nhỏ níu giữ được du khách

[center]Hình ảnh[/center]


Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong phố cổ quyện với giọng ca bài chòi , hò khoan , dã gạo, vẳng lên từ con thuyền dạ dưới bến sông ,dưới mái hiên , nơi đầu phố…tạo sức cuốn hút kỳ lạ đối với du khách . không quá trng nghiêm như cố đô huế, không quá ồn ào như chợ lớn …nét cổ truyền nơi đây mang vẻ đẹp thuần khiết , thu hút những tâm hồn ưa chuộng lãng mạng của những ngày xa xưa…
Các di tích tiêu biểu ở đô thị cổ hội an
- Chùa Cầu (hay còn gọi là cầu nhật bản hay lai vĩnh kiều) được xây dựng từ 1693-1696 , là công trình kiến trúc độc đáo do thương nhân nhật bản đến buôn bán tại hội xây dựng từ thế kỉ 16 . sau nhiều lần trùng tu các yếu tố Nhât Bản dần dần mất đi , thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách việt nam và trung quốc
Chùa cầu là tài sản vô giá được chọn làm biểu tượng của đô thị cổ Hội An . hình chùa cầu được in trên tờ giấy bạc polyme 20.000đ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Nhà Cổ Tấn Ký
Là một trong những nhà cổ đầu tiên và đẹp nhất Hội An . Trải qua hơn 200 năm ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc cổ xưa với sự kết hợp của ba nền văn hoá Việt , Trung , Nhật . Ngôi nhà nổi tiếng với đôi liễn bách điễu _ có khắc bài thư mà mỗi chữ là hình con chaim dang rộng cánh bay) và chén khổng tử
- Nhà Cổ Quân Thắng
Là một trong những nhà cổ được đánh giá đẹp nhất đô thị cổ hội an hiên
nay . Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm ,mang phong cách kiến trúc vùng hoa hạ trung hoa . Qua năm tháng ngôi nhà vãn được giữ nguyên gần như khá nguyên vẹn cả về kiểu dáng kiến trú và bài trí nội thất , giúp ta hình dung được lối sống của thế hệ chủ nhân , của những người thuộc tầng lớp thương gia ở hội an trước đây
- Nhà cổ Phùng Hưng
Với tuổi thọ hơn 100 năm ,nhà phùng hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh , thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách á đông tại hội an trong các thế kỉ trước đây
- Hội quán Phúc Kiến
Tương tryền tiền thân vcủa hội quán là một gian miếu nhỏ thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu vớt được tại hội an vào năm 1697 . Qua nhiều lần trùng tu với sự đóng góp của hoa kiều bang phúc kiến , hội quán càng trở nên rực rỡ , khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ hội an . thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân : 6 vị tiền hiền , bà mụ , thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lí á đông về hạnh phúc con người
- Hội quán Triều Châu
Được hoa kiều bang triều châu xây dựng vào năm 1845 , hội quán thờ phục ba tướng quân Mã Viện ,một vị thần chế ngự sóng gió giúp việc buôn bán được thuận lợi . Hội quán có kết cấu kiến trúc đặc biệt với khung gỗ trạm gỗ chạm trỗ tinh xảo , cùng những hoạ tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp
- Hội quán Quảng Đông
Hội quán đuợc hoa kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885 , thoạt đầu để thờ thiên hậu thánh mẫu và đức khổng tử , sau 1911 chuyển sang thờ tiền hiền và quan công của bang
Với nghệ thuật sử dụng hài hoà các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lự và hoạ tiết trang tríđã đem đến cho hội quán vẻ đẹp đường bệ. hằng năm vào ngày nguyên tiêu , vía quan công tại đây tổ chức rất linh đình thu hút nhiều người tham gia
- Quan âm Phật Tự Minh Hương
Đây là ngôi chùa thờ phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ , có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp dồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc kim bồng thực hiện .chùa thờ quan thế âm bồ tát và một số chư vị phật , bồ tát khác, vì vậy những ngày lễ rằm thường có rất nhiều người đến
- Nhà thờ Tộc Trần
Do một vị quan họ trần xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người trung hoa và việt nam. toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 mét vuông , có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng tộc , nhà ở…đây là nơi tụ họp con cháu vào dịp lễ bái , tri ân tổ tiên và giải quyết các vấn đề trong dòng tộc
- Bảo tàng lịch sử văn hoá
được thành lập vào năm 1989 , bảo tàng trưng bày 212 hiện vậtgốc và tư liệu có gá trị bằng gốm , sứ , đồng , sắt , giấy , gỗ….phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị -thương cảng hội an từ thời kì văn hoá sa huỳnh(từ thế kỉ 2 tcn) đến văn hoá chăm ( từ htế kỉ 2 đến thế kỉ 15) và văn hoá đại việt(thế kỉ 15 đến thế kỉ 19 ) . đến thăm lịch bảo tàng lịch sử văn hoá hội an du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình phát triển cũng nư bề dày văn hoá của đô thị cổ
- Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh
bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá sa huỳnh - chủ nhân cảng thị hội an sơ khai từng có quan hệ giao lưu với người trung hoa ấn độ và các quốc gia đông nam á . tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá sa huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được pháy hiện qua các đợt khảo cổ , khai quật từ năm 1989 đến năm 1994
các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của việt nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh
3, Các địa danh khác
Đến với quảng nam ngoài hội an và tháp Chàm Mĩ Sơn du khách còn có thể tham quan nhiều nơi khác cũng không kém phần hấp dẫn . Cùng người dân hoà mình vào các lễ hội , thăm viếng các nhà lưu niệm…
Lễ hội Quảng Nam cũng hết sức phong phú và đa dạng . Các lễ hội của người dân vùng núi , miền biển , lễ hội nông nghiệp ,lễ hội tôn giáo… tất cả đều mang yếu tố tâm linh , được tổ chức hàng năm để cầu cho mưa thuận gió hoà , quốc thái dân an , để ngợi ca những bậc tiền nhân , hướng về cội
nguồn , truyển thống của dân tộc , thể hiện ước vọng tiến tới chân , thiện , mỹ của con người nơi đây….
Đó là là lễ hội bà thu bồn nhằm tưởng nhớ công đức vị thánh mẫu – bà Thu Bồn , biểu tượng của sự đức độ và che chở , đem lại bình yên thịnh vượng cho nhân dân, thể hiện tính giao thoa , tiếp biến giữa văn hoá giao thoa , tiếp biến giữa văn hoá tâm linh với văn hoá hiện đại các dân tộc việt , chăm và các dân tộc thiểu số vùng thượng nguồn sông thu bồn
Đó là lễ hội Long Chu : lễ hội của các làng biển quanh thị xã hội an để tống ôn và dịch bệnh lúc chyển mùa . trong lễ hội có hát xoan , hát hò khoan , xô cô , các trò chơi dân gian khác
ngoài ra còn có các lễ hội khác như : lễ hội cầu bông , lễ viéng bà Thiên
Hậu , lễ nguyên tiêu , lễ viếng cá ông….
Hành trình cùng chuyến đi của mình du khách cón có thể thả mình trong những điệu hát bội , những trại bài chỏi rộn rã , chân quê… một không gian cởi mở , ấm áp tình người…..
IV) CON NGƯỜI
1, Vùng đất học
Nhắc đến Quảng Nam người ta thường nhắc đến mảnh đất của “ngũ phụng tề phi” .Miền đất nhiều nắng và lắm cát này luôn luôn dẩn đầu trong các cuộc thi ngày xa xưa
từ giữa thế kỉ XIX , qunảg nam trở thành vùng đất học nổi tiếng , sản sinh ra nhiều khao bảng , nhiều nhà tri thức cho đất nước . trong khoảng 100 năm từ năm 1817 -1918 tại 32 kì thi hương ở thừa thiên huế ,qunảg nam có tất cả 252 người đổ , liên tiếp trong 32 khoa , chiếm 27,7% số người trong trường này , bằng 5,95% số người đỗ trong cả nước .quảng nam còn có 39 người đỗ đại khoa gồm 14 tiến sĩ nà 25 phó bảng trong số 558 khoa bảng trong cả nước , xếp hàng thứ 6 .trong đáo có một hoàng nguyên đình giáp là phạm như xương , 2 trường hợp song nguyên là phạm phú thứ và huỳnh thúc kháng vừa đỗ hương nguyên vừa đỗ hội nguyên
Trong các kì thi tử sĩ quảng nam đều đỗ đạt rất cao . Khoa thi hội Mậu Tuất(1898) 5 người Quảng nam đều đỗ , được người đời đương thời dành tặng danh hiệu là “ ngũ phụng tề phi” , cho 3 tiến sĩ phạm liệu , phan quang , phạm tuấn và hai phó bảng ngô chuân , dương hiển tiến
khoa thi canh tý (1900) ở quảng nam đã có 14 người đăng khoa mà những người đỗ kế tiếp nhau từ thừ nhất đến thứ tư huỳnh thúc kháng (hương nguyên) nguyễn đình hiến , phan chu trin , lê bá trinh
khoa thi tân sửu (1901 ) có 4 người cùng đỗ phó bảng là nguyễn đình hiến , võ vĩ , nguyễn mậu hoán , phan châu trinh được tặng cho danh hiệu là “quảng nam tứ kiệt”
tinh thần hiếu học không chỉ thể hiện ở những người trẻ tuổi như ông ích khiêm thi đỗ cử nhân năm 15 tuổi được vua tự đức khen là “ thiếu niên đăng khoa cao” mà còn ở sự gương mẫu , chí khí kiên cường của những người sắp bước vào tuổi lão niên như trường hợp trà quý trưng đến năm 56 tuổi vẫn còn đi thi , đỗ cử nhân
tiếp nối truyền thống hiếu học của cha ông , tuổi tẻ xứ Quảng không ngừng học tập , khẳng địng mình . Ai đã bước qua thời phổ thông thì không thể không biết nhà văn Nguyên Ngọc tác giả của “Đất nước đứng lên” ,của “ Rừng xà nu” . Không giống Nguyên Ngọc với giọng trầm hùng thể hiện khí thế đánh giặc giữ nước nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh đi vào lòng người với nhửng điệu bộ nhẹ nhàng , những xúc cảm củ tuổi mới lớn những thi vị của tuổi học trò mà không hẳn ai cũng nhận ra…
Ngày nay trên mảnh đất hình chữ s nay không ít những danh nhân trẻ tuổi thành đạt cùng góp sức xây dựng quê hương đất nước . bởi Quảng Nam là mảnh đất hiếu học
2, tính cách con người xứ quảng
thật ra cho tới nay , chưa có một nhà nghiên cứu dân tộc hay tâm sinh lý học nào trình bày lí giải một cách đầy đủ và thảo đáng , về tính cách con người quảng nam .Những tính cách dưới đây cũng chỉ là khái quát vế tính cách con người xứ quảng
Trước hết , không thể quên rằng quảng nam là vùng đất mới . Và chính cái hoàn cảnh địa lý, xã hội phức phức tạp tạp của vùng đất mới . Quảng nam đã tạo nên những con người có cá tính , phong cách khá độc đáo nơi đây, mà qua thời gian , cá tính ấy còn định hình trên nền tính cách của người việt , góp phần làm giàu thêm văn hoá việt nam.
Từ bao đời nay người ta lưu truyền câu nói “ quảng nam hay cãi” .vì sao vậy ?
ngay từ thời kì mở đất , người quảng nam được tôi luyện trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt , bất kể họ là lính hay là dân . và để tồn tại
( chưa nói đến phát triển) trong điều kiện khắc nghiệt đó , họ phải tự tạo cho mình sức mạnh cần thiết . lần lần cái sức mạnh ấy trở thành khí chất con người xứ quảng
Mang trong mình truyền thống văn hoá đại việt , những cư dân đầu tiên đến vùng đất mới đã tiếp nhận văn hoá champa. Và ngay sau đó , từ rất sớm , những người dân nơi đây là những người việt đầu tiên tiếp xúc với văn hoá phương tây qua các nhà buôn , các giáo sĩ thiên chúa giáo ; kể cả tiếp xúc với người nhật , người hoa đến cửa khẩu hội an . Sự giao lưu tiếp xúc với nhiều nến văn hoá khác nhau ấy đã để lại những dấu vết đậm nhạt khác nhau và góp phần làm nên bộ mặt đặc thù trong con người xứ quảng . Ở đây chúng ta gặp những con người cụ thể , những cá tính cứng cõi , góc cạnh , những bản lĩnh kiên cường bướng bỉnh , hay “cãi” . nhưng cũng chính con ngươì đó , do điều kiện tự nhiên và xã hội , đã có những cách nhìn mới , vượt ra khỏi khuôn sáo ,quy phạm của nếp nghĩ xưa vốn bị câu thúc bởi những giáo điều nho giáo . hơn nữa cũng chính những con người đó đã có những phản ứng và phản kháng quyết liệt trước nhửng thiết chế xã hội bất chính , trước những cảnh đời lầm than , bất công
có hay không cốt cách hay cãi của người quảng nam…..?
theo từ điển tiếng việt “cãi” được giãi nghĩa : dùng lời lẽ chống lại ý kiến của người khác nhằm bảo vệ ý kiến hoặc việc àm của mình . câu nói
“ quảng nam hay cãi không biết xuất phát từ đâu , có bao giờ ,có phù hợp với người quảng nam hay không ? câu hỏi ấy đến nay vẫn còn bõ ngõ
Vì thực ra nhiều người quảng nam rất trầm tĩnh mà làm việc đến nơi đến chốn , tiếng nói của họ có khi vượt cả không gian và thời gian Ví như phạm phú thứ từng đỗ song nguyên , 22 tuổi đỗ tiến sĩ từng làm quan đến chức thượng thư bộ hộ . vốn là người cương trực cho nên có lần ông dâng sớ ngăn vua tự đức ăn chơi xa xỉ , ông bị cách chức . trong trường hợp đó ông vẫn cam chịu làm bậc tôi trung để sau này trở lại làm tham tri bộ hình… trong thời gian dài đi sang pháp và tây ban nha ông âm thầm ghi chép tỉ mỉ những chuyện mắt thấy tai nghe vế khoa học công nghệ phương tây để viết nên tây phù thi thảo và tây hành nhật kí đến nay vẫn có giá trị trong nước và thế giới

Ví như Phan Châu Trinh (1872-1926) từng đỗ cử nhân và phó bảng được bổ nhiệm làm chức thừa lệnh bộ lễ mà cả một năm không thấy mặt ở bộ lễ . bỡi lẽ Phan tiên sinh “đâu có thiết làm quan mà cốt xem chính giáo mình hủ bại ra thế nọ, sĩ phu liệt mình nhược mình ra thế kia” ( Phan Tây Hồ tiên sinh lịch sử - Huỳnh Thúc Kháng) khi nhận ra chân tướng ở chốn quan trường , năm 1905 , ông sẵn sàng rủ bỏ áo quan về quê cùng với hai người bạn là huỳnh thúc kháng và trần quí cáp làm cuộc nam du với mục đích xem xét dân tình….
Phan Châu Trinh sẵn sàng từ bỏ cửa Khổng sân Trình và tìm đến tư tưởng của Ruxô, Môngtexskiơ , Khang Hữu Vi….ông sang nhật xem xét công cuộc duy tân của họ nhưng không có chủ trương trông chờ bên ngoài , không chủ trương bạo động mà thức tỉnh lòng dân , tạo nên dân khí mạnh mẽ , thể hiện tinh thần yêu nước , lòng tự trọng , tự tin và chủ nghĩa dân quyền…
Dựa váo chính sách của chính phủ bảo hộ cụ đã mạnh dạn gửi bản điều trần lên toàn quyền đông dương trình bày hoàn cảnh nguy ngập của
dân ,quan lại độc đoán , thuế khoá nặng nề và yêu cầu chính phủ chú ý về cuộc cải cách đó . đáng chú ý là vào năm 1922 cụ Phan khẳng khái “cãi” đến “thiên tử” không tròn trách nhiệm . Đó lả sự kiện khi vua Khải Định sang pháp dự đấu xảo ở Macxây ông đã viết thư thất điểu để kể 7 tội của vị vua này trong đó có hai tội không thể dung tha : làm nhục quốc thể va phung phí của dân . Có thể xem thư thất điều là bản tuyên ngôn của một cong dân đối đầu với thế lực cường quyền phong kiến . “ cãi như thế đáng phục lắm.cãi như vậy thì văn hoá lắm chứ ?
Quả thực lịch sử đã ghi nhận nhiều danh nhân và nhiều con dân vùng đất quảng “cãi” đến nơi đến chốn vì lí lẽ của mình trong một thời đại nhất định chứ không phải cãi theo kiểu “ lí sự cùn” , kiểu ba phải “cãi chày cãi cối” một cách tếu táo như một số giai thoại kể cho nghe vui tai .
Chuyện cãi không chỉ ở quảng nam .Ta có thể bắt gặp một Chu Văn An viết thất trảm để xin vua Trần Dụ Tông_ đất cũng có thể xem là tuyên ngôn của những kẻ sĩ trước thời cuộc đầy u ám . Và Cao Bá Quát đã nhiều lần không tiếc lời chỉ châm biếm ,chỉ trích vua tôi triều Nguyễn , sau theo cuộc khởi nghĩa của lê duy cự , bị tự đức tru di tam tộc
đó có phải là cuộc cãi vã của những con người trước thời đại hay không ?
Con người quảng nam là con người cần cù trong lao động , tháo vát thông minh trong ứng xử , giỏi ứng biến , nhạy bén trong tiếp thu cái mới .Những đức tính đó của con người xứ quảng xét cho cùng , là hệ quả tất yếu của hoàn cảnh lịch sử , xã hội . nhờ tiếp thu được nhiều luồng văn hoá trong thời gian mở đất , hoặc chí ít cũng cũng cãi tiến thêm được những nghề sẵn
có , nên tiểu công nghệ cũng sớm phát triển trong đời sống nhân xứ quảng . Và tất nhiên con người cũng trở nên nhạy bén , giỏi ứng phó , phản ứng nhanh hơn
Ngay trong cách ăn mặc cũng vậy , người xứ quảng chỉ chuộng “ăn
chắc ,mặc bền”.hoàn cảnh địa lý hiễm trở , kẻ thù luôn quấy rối , lại thường gặp cảnh thiên tai lũ lụt , hạn hán kéo dài , nên nếp sống của người dân Quảng Nam từ xa xưa đã là nếp sống khắc khổ , tiện tặn , không thể và cũng không nhiễm tập với những thói xa hoa phù phiếm . Đặc tính sinh hoạt của người quảng thường xuuyên về thực hiện , thực hành trong sự giản dị , mộc mạc , không kiểu cách , đãi đưa . họ thường tìm hứng thú sinh hoạt ngay trong sự phấn đấu , trong lao động với tất cả sự thiết tha , vật lộn không ngừng và sẵn sàng và hy sinh tất cả .
Tinh thần thực tiễn trong sinh hoạt ấy của con người quảng nam có thể bị chê là ăn cục nói hòn , nhưng đồng thời cũng không thể phủ nhận là con người ở vùng đất này chân thật trung hậu , ghét những kẻ quan liêu , hách dịch , những kẻ hãnh tiến , những bọn đón gió , ghét những thói đãi môi , những thủ đoạn , mưu mô vặt
Nét nổi bật trong tính cách của người quảng nam là gan dạ , quả cảm . Tinh thần quả cảm , hy sinh chống thù của người việt nam thì đâu cũng có ,nhưng đặc biệt với người quáng nam thì tinh thần ấy không chỉ thể hiện trong 2 cuộc kháng chiến chống quân minh xâm lược , đã nồng nhiệt khuyến
miễn “ khắp trong đất nước …. trẫm chưa từng thấy có ai tỏ lộ tấm lòng trung thành , cùng nhau gắng , đem sức để lập huân danh , công nghiệp . Thế mà các người chỉ là hạng bầy tôi ở chốn phiên đình ( phiên giậu ) lại tưởng nhớ tới công sức của người trước , đã hết lòng trung thành với vua đã lâm trận xung phong đánh giặc rất có công trạng”
Rồi kế tiếp những sự kiện quan trọng khác , mà trong các sự kiện đó , tinh thần gan dạ , dũng cảc chiến đấu và sẵn sàng chấp nhận hi sinh của người xứ quảng đã được thể hiện , và được minh chứng qua sử sách . và lịch sử hiện đại cũng đã ghi nhận tinh thần trung dũng kiên cường ấy
Nhưng không lẽ con người quảng nam chỉ có ưu điểm trong tính cách ? theo tôi tất nhiên cũng có những mặt yếu , những nhược điểm của những con người vùng đất này
Sách đại nam thống nhất chí có viết về người quảng nam : “tiểu nhân chí khí mà hay kiền tụng” còn “quân tử giữ phận mà hổ thẹn việc bôn cạnh” . Rõ ràng đay là một lời khen , nhưng theo quan niệm đạo đức nho gia . Nhưng nếu xét trên nhiều mặt của cuộc sống , chính sự khí khái và cái bệnh hay cãi cùa người quảng nam lại thường dễ đưa họ tới chỗ cực đoan , mà không chỉ cực đoan trong tranh luận . Sự cực đoan ấy nhiều khi thể hiện trong cách ứng xử . Còn quân tử thì giữ phận mà lo bôn cạnh thì rõ ràng là tốt rồi ,nhưng mặt trái của tính này không phải không phơi bày ra cái dở .Theo quan điểm đạo đức của nho gia , giữ phận là tốt không bôn cạnh (tranh giành) là tốt . Người không có hay ít có hoài bão thì khó thành công , hay nói đúng hơn là khó đạt được những thành tựu lớn lao . Nhà văn pháp André Maurois đã nói rằng :mỗi người phải tự xây cho chính mình trong sự nghiệp một kim tự tháp . mỗi ngày cía kim tự tháp ấy phải được xây cao hơn lên . Mà để đuợc như vậy , cần phải có tham vọng ,có hoài bão , nhều khi cần có hoài bão lớn nữa là đằng khác . Cũng chính ông giải thích điều này : một nhà văn chẳng hạn , dù có tài nhưng thiếu tham vọng , thiếu hoài bão thì cũng khó trở thành nhà văn lớn , khó có được khối tác phẩm đồ sộ , dù có thể nhà văn đó thành công ở một vài tác phẩm đầu tiên .trử lại với người quảng nam “hổ thẹn việc bôn cạnh” phải chăng đây chính là cái lý do mà phần lớn sĩ tử người quảng nam ngày trước , khi đỗ ra làom quan thường ít tiến xa trên hoạn lộ ? . Về vấn đề này , dĩ nhiên đừng quên cái tính khẳng khái ,không ưa xu nịnh , không thích xun xoe , không chịu cúi lòng ,và “cái bệnh hay cãi” là nguyên nhân của viêc không được làm quan trên . Ví như Huỳnh ThúcK , Phan Châu Trinh , Lê Vĩnh Khanh…..họ không chỉ nhân danh Quảng Nam mà còn nhân danh cả nước
Đến đây chúng ta dễ đồng ý với nhau về tính cách con người quảng nam . Đó là những con người kiên cường gan dạ như sách đại nam nhất thống chí đã từng ca ngợi : “vui làm việc nghĩa và sốt sắng làm việc công”có sức đấu tranh mạnh , có ý chí phản kháng cao , cần cù, bươn chải , biết tiết kiệm có ý chí và biết quyết đoán , hay giúp đỡ những người cô thế
Và sau khi thử đưa ra những mặt tích cực trong tính cách con người quảng nam như vậy , chúng ta cần khẳng định với nhau rằng , tính cách con người quảng nam với những đặc thù không thể chối cãi của nó , đã được xây dựng , hình thành trên cái chung là tính cách con người việt nam . Tất cả những tính cách nêu trên , con người việt nam cũng có thể có , nhưng tuỳ theo từng vùng ,miền , mà nó được thể hiện đậm , nhạt khác nhau

“ Văn hoá là cái còn lại khi ta đã quên tất cả , là cái vẫn còn thiếu khi người ta đã học tất cả” (Edouard HERRIOT) . Tôi sinh ra ở mảnh đất giàu truyền thống văn hoá ấy nhưng bản thân cũng còn rất nhiều điều chưa biết về mảnh đất và con người nơi đây. Khi mà nền kinh tế có nhiếu biến động và kéo theo là sự xuống cấp của văn hoá cúng ta cấn nhìn nhận lại một cách sòng phẳng văn hoá của một vùng đất cũng như văn hoá việt nam nói chung, trách nhiệm này thuộc về tất cả mọi người, đặc biệt là thế hẹ trẻ. Văn hoá xứ quảng cũng vậy.Quảng nam đang nổ lực hết nình nhằm giữ gìn và phát huy một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, luôn luôn làm hài lòng những du khách đến với vùng đất này. bằng cách tổ chức nhiều hoạt động văn hoá thiết thực như tổ chức thả đèn vào ngày rằm , Quảng Nam hành trình di sản thế giới… Quảng Nam luôn là điểm đến lí thú của mỗi người
Con tàu rồi sẽ luôn về tới sân ga.........
Hình đại diện của thành viên
hoangthao_vhhk2
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 6 06/03/09 15:29
Đến từ: xứ Quảng Nôm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ XỨ QUẢNG

Gửi bàigửi bởi Chim Son Ca » Thứ 7 30/05/09 10:33

Bai viet cua Thao thuc su rat cong phu va da noi len duoc rat nhieu net van hoa xu Quang.Minh chi gop them vai y nho nua.Den Hoi An,ta khong chi bat gap nhung mau sac va anh sang lung linh cua den long ma co mot net thu vi o day nua la nghe thuat ve tranh, ma co le chua duoc nhieu nguoi biet den nhu mot net dac trung.Doc khu pho o Chua Cau noi rieng va nhung pho khac,duong nhu nhin vao nha nao ta cung de dang nhin thay nhung buc tranh day mau sac.Diem dac biet o day la hau nhu tat ca tranh deu ve ve nhung canh sinh hoat cua nguoi dan noi day:co the la mot cu gia dang quay ganh,mot con do nho dag cho khach,hay mot cu gia dang ngoi cau ca...tat ca deu the hien duoc cuoc song doi thuong noi day.Neu co dip den Hoi An thi cac ban hay ghe chan de thuong thuc nhung buc tranh nhu the nay. :P Hoi An con la noi noi tieng voi nhung mon an ngon dac biet la Cao lau.Neu co co hoi thi cac ban hay thuong thuc nha

Duong nhu ai cung biet,gio day Hoi An da vuon len la mot thanh pho.Nhung khong phai vi the ma nhung net dep co xua cung theo do ma mo nhat.no van la noi thu hut va la diem den cua nhieu du khach trong cung nhu ngoai nuoc.nhung co mot van de can quan tam o day la nhung ngoi nha co o day dang trong tinh trang xuong cap.Viec tu bo lai se phan nao lam giam sut gia tri cua no.nhung du gi di nua thi hinh tuong mot pho co Hoi An van se la niem tu hao cua nguoi dan xu Quang noi rieng va nuoc ta noi chung.
RANDOM_AVATAR
Chim Son Ca
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 6 29/05/09 18:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ XỨ QUẢNG

Gửi bàigửi bởi hoangthao_vhhk2 » Thứ 6 05/06/09 13:06

Thế là mình đã thêm một kiến thức mới về hội an. Cảm ơn chimsonca ha . Cũng có thể có nhiều điều mình không biết mà các bạn biết đến. không phải văn hoắu quảng chỉ đơn thuần như những gì mình nói mà con rất rấy nhiều điều lí thú mà mỗi người khi đến đây đều có những cảm nhận của riêng mình. Hãy đến và tận hưởng các bạn nhé :P
Con tàu rồi sẽ luôn về tới sân ga.........
Hình đại diện của thành viên
hoangthao_vhhk2
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 6 06/03/09 15:29
Đến từ: xứ Quảng Nôm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách