tiếng gọi làng quê

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

tiếng gọi làng quê

Gửi bàigửi bởi hoangthao_vhhk2 » Thứ 4 06/05/09 19:38

[center]TIẾNG GỌI LÀNG QUÊ……[/center]
Tôi về lại xóm hồi chiều….trời lại mưa lất phất… chợ tan… cái cảm giác giao mùa nghe khang khác....
Trong cái lặng lẽ của cuộc sống nhiều tất bật của vùng quê cát trắng gió lào này bỗng vang lên tiếng rộn rã từ đầu làng của những điệu bài chòi….
Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc ở miền Trung nói chung và ở Quảng Nam nói riêng. Vào mỗi dịp lễ tết ở vùng nông thôn rất phát triển trò chơi này. Ban đầu chỉ mang tính chất gia đình ,về sau cứ mỗi độ xuân về , người ta dựng những chòi cao trên những khu đất bằng phẳng thu hút khách thập phương đến tham gia…
Những ai xa quê khi nghe điệu bài chòi tâm hồn dường như lắng đọng …tôi cũng chẳng hiểu vì sao…chỉ nghe tiếng giục giã từ đầu thôn…những chòi lợp máu rạ ngày mùa còn thơm hương nếp , những cây cờ ngũ sắc trên bàn cái rồi tiếng hô tiếng mõ vang dậy thúc giục lòng người….
Có thể nói người dân miền Trung không ai không biết đến bài chòi. Hát bài chòi từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của người nông dân miền trung . Nói về nguồn gốc bài chòi , theo ông Phan
Ngạn ,Nghệ sĩ ưu tú , chủ nhiệm câu lạc bộ bài chòi cổ Bình Định cho
biết : Từ xa xưa , cứ vào dịp xuân về , trong gia đình , trong từng nhóm dân cư thường tổ chức chơi bài (tứ sắc , tam cúc…) người ta chơi trên chiếu quây quần từ 5-10 người . Cuộc vui có tính chất hạn hẹp và đơn điệu . Về sau người ta mới sáng tạo xây chòi cao , giống như nhà sàn nhỏ của đồng bào dân tộc tây nguyên . như vậy có bài có chòi nên mới gọi là bài chòi . Đầu tiên đặt ra đánh bài chòi người ta sáng tác ngững câu hò những làn điệu dân ca rồi xuất hiện các nghệ nhân mà điển hình là “anh hiệu”. văn chương bài chòi là văn chương bình dân nhưng vẫn thấy chất thơ lai láng…
Hình ảnh

Có thể hiểu nôm na rằng bài chòi là sân chơi của những ván cờ. Mỗi ván cờ gồm có 30 quân cờ với 30 tên gọi khác nhau chia thành 10 loại thẻ gỗ (3 quân cờ là một thẻ và người mua được chọn mua các loại thẻ đó . Sau khi nhà cái phát hết thẻ cho mọi người , ván cờ sẽ được bắt đầu bằng việc rút thăm các que tre có ghi trên một quân cờ . Người quản trò dược gọi là ông hô hiệu là người có kiến thức văn chương có tài ứng đối dí dỏm , có thể độc diễn với tiếng trống , tiếng đàn cò , tiếng phèng la….khi con bài được rút ra ông hiệu bắt đầu chạy lăng xăng , miệng không ngớt xướng to những câu
thơ , câu vè ghép với tên những con bài ngộ nghĩnh , khiến người lớn lẫn đám trẻ con cười ngặt nghẽo…Khi tham gia nếu thấy , nếu thấy tên quân cờ của mình được nhắc đến trong câu hát , người chơi sẽ phải hô lên và trình thẻ gỗ để được phát một lá cờ vàng , tương đương cới một phần thưởng nhỏ. nếu người chơi có được chiếc thẻ gỗ ghi 3 quân cờ được nêu tên liên tục người đó sẽ đạt được phần thưởng lớn nhất và ván cờ kết thúc… người chơi sành bài có thể nghe hô câu đầu tiên là có thể đoán ra con bài ví như :
“ Chồng nằm chính giữa
Vợ nằm hai bên
Lấy chiếu đắp lên
Gọi là ba bụng
Ơ con ba bụng”
“Đi đâu mang sách đi hoài
Cử nhân không đậu
Tú tài cũng không
Con nhất trò nó vừa ra xong”
hay như: “Hai bên chòi lẳng lặng mà nghe
Róc rách ống tre con gì nó ra đây?
Anh trai Kim Bồng đi bán chiếu tre
Gặp em gái nhỏ bên sông Thu Bồn
Thương ai lòng thấy bồn chồn
Đêm nằm thao thức chiếu bông anh gối đầu
Con chín gối nó ra rồi….”
Hình ảnh

Nhiều người có thể cho rằng hình thức chơi này có vẻ dễ dàng và đơn giản , dựa vào sự may rủi là chính . Nhưng thực ra ý nghĩa và cách thức chơi hội bài chòi không hẳn vậy . Cái thú của bài chòi không phải là ăn thua đỏ đen mà chủ yếu là vui chơi đầu năm cùng bà con làng xã. Điệu hát bài chòi khẳng khái, rắn rỏi cũng vì thế trở thành máu thịt trong lòng người miền trung xa xứ , gợi nhớ đến nao lòng ….Và thực tế đây là một hoạt động văn hoá đáng được tôn trọng và giữ gìn…
Điều gửi gắm sau những cuộc vui….
thuở ban đầu luật chơi hội bài chòi rất nghiêm khắc.tên quân cờ sẽ không được nhắcđến trực tiếp trong mỗi câu hát mà người nghe phải suy đoán lấy . Thí dụ nếu tên quân cờ là chữ “nghèo”, người hô sẽ hát một số câu có nội dung về chữ nghèo , người nghe tự suy ra va tự giơ thẻ của mình lên để nhận cờ vàng . Người nào không đoán được sẽ mất cơ hội nhận phần thưởng.
Tuy nhiên nhiều người hiện giờ đã không theo đườc luật này nên người hô đã sử dụng các câu hát trực tiếp tên quân cờ để người nghe dễ theo dõi . Dù có chút biến đổi song bài chòi vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng của mình : là một loại hình sinh hoạt văn hoá lý thú và bổ ích
Có thể khẳng định như vậy bởi nội dung các câu hát sử dụng trong hội bài chòi đều mang tính nhân sinh và giáo dục sâu sắc ( nét đặc biệt cơ bản để phân biệt hội bài chòi với các trò cờ bạc khác) câu hát sử dụng ở đây thường nói về tình yêu quê hương đất nước , ca ngợi tình phụ mẫu , tình phu thê , đề cao những đức tính , phẩm chất tốt đẹp của con người , phê phán những tệ nạn xã hội ….
Vì vậy hình thức vui chơi này không phải là hoạt động giải trí đơn thuần . Đồng thời còn có thể coi hội bài chòi chính là mộ sân khấu trình diễn các làn điệu dân ca đăc trưng khu Nam ( Nam Trung Bộ)
hướng phát triển:
“ Bảo tồn vốn cổ mà không nệ cổ , sáng tác mới mà không bị âu hoá , ngoại lai , vẫn còn đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” (Trần Văn Khê) . Đó cũng là mong ước của những ai mang nặng tình quê…
Cùng với dòng chảy bát tận của thời gian… bài chòi cũng cũng có thời gian trầm lắng…nhưng có điều đáng mừng là sân chơi này đã có sự khôi phục kịp thời ở Hội An , Quảng Ngãi , Bình Định…
Ở Hội An cứ vào tối thứ 7 hàng tuần , mọi người lại tụ tập về khoảng sân giữa phố Hội và sông Hoài để có được những giờ phút thư giãn đầy hứng khởi cho ngày nghỉ cuối tuần . chính sân chơi này đã mang lại chút không khí sôi nổi giúp cho khu phố thêm phần sinh động mà vẫn không hề làm mất đi vẻ đẹp yên bình rất đặc trưng của phố cổ . Vì rằng bài chòi vừa mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống hiện đại , vừa chứa đừng vẻ dịu dàng , duyên dáng của một nét văn hoá đầy ý nghĩa…
Hay như ở quãng ngãi đã hình thành một nhóm nghiên cứu toàn những người trẻ tuổi với nhà thơ Nguyễn Thế Kỉ làm nòng cốt cùng nhau luyện tập ,cùng nhau nghiên cứu cùng đào tạo thêm nhiều lớp nghệ sĩ trẻ mới cho ca kịch bài chòi.
Rõ ràng chúng ta cố công đầu tư , đào tạo được những nghệ sĩ tài ba biểu diễn thuần thục nghệ thuật hát bài chòi thì cũng có thể thu hút được người thưởng lãm cũng như đưa ra giới thiệu bạn bè quốc tế . Từ đó trong nước cũng có được sự quan tâm hơn để đem lại sức sống cho ca kịch bài chòi được hồi sinh đúng với giá trị nghệ thuật mà cha ông để lại .Nếu không đến một lúc nào đó thì bài chòi bị mai một thì sẽ là một điều vô cùng đáng tiếc….
Con tàu rồi sẽ luôn về tới sân ga.........
Hình đại diện của thành viên
hoangthao_vhhk2
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 6 06/03/09 15:29
Đến từ: xứ Quảng Nôm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: tiếng gọi làng quê

Gửi bàigửi bởi nguyenhoale » Thứ 5 07/05/09 16:34

Sau khi đọc xong bài của bạn, mình cảm thấy rất thích thú với loại hình sinh hoạt dân gian bài chòi mà bạn giới thiệu. Trước đây mình cũng từng nghe qua cái tên này rồi(chỉ là nghe tên thôi) nhưng không chú ý đến nó, thậm chí không hề biết nó là gì cả. Thú thực là khi đọc bài viết của bạn, mình chợt nhớ ra rằng có một lần, cũng khá lâu rồi, mình vô tình xem được một đoạn phim quay những người đang chơi một trò chơi giống như bạn đã miêu tả vậy. Lúc đó, mình không hề biết tên của trò chơi đó chỉ thấy nó lạ ở chỗ những người chơi ngồi trong một mái đình (hay chòi gì đó mình cũng không rõ), ở giữa có một đống lửa, họ ăn mặc quần áo theo kiểu phong kiến ngày xưa ở nước ta, cầm những lá cờ và những chiếc thẻ gỗ. Họ hát những câu hát rất lạ và ngộ nghĩnh (lúc đó mình nghĩ giống như hát lô tô vậy), lâu lâu lại có ngưới la to lên : có rồi, được rồi...Thực sự lúc đó mình không biết luật chơi nên thấy họ chơi mình cũng không hiểu gì chỉ thấy hây hây nên xem mà thôi. Mình còn nhớ trong số những người chơi còn có cả một số người nước ngoài nữa, dĩ nhiên là có thông dịch viên, nhưng xem ra họ cũng rất thích thú.
Đến hôm nay mình mới được biết rằng đây là một trong những hình thức sinh hoạt cộng đồng dân gian thú vị và là nét đặc trưng ở miến Trung đấy. Mình thấy nó rất thú vị nên nếu có sự quan tâm, giữ gìn thì mình tin nó sẽ không bị mai một đâu.
RANDOM_AVATAR
nguyenhoale
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 24/02/09 10:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: tiếng gọi làng quê

Gửi bàigửi bởi hoangthao_vhhk2 » Thứ 5 07/05/09 20:06

cảm ơn nguyenhoale nha . Hy vọng là bài chòi quê mình sẽ không bị mai một.Mỗi ai xa quê cũng giữ trong mình những gì thân thương nhất...gần gũi và đẹp đẽ nhất...
mình cũng không hiểu sao mỗi lần về quê lại thích nghe người ta hô bài chòi...điệụ bài chòi rộn rã...mang hồn của làng quê...thì ra bài chòi đã chảy trong máu thịt dân quê mình.
tôi đã rời cái làng quê ấy...đến một nơi xa xôi, nhộn nhịp...trong cái dòng chảy vô hình của thời gian tôi cảm giác thiêu thiếu...bài viết này như một món quà cho lòng mình giữa chốn xa lạ này....
Con tàu rồi sẽ luôn về tới sân ga.........
Hình đại diện của thành viên
hoangthao_vhhk2
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 6 06/03/09 15:29
Đến từ: xứ Quảng Nôm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: tiếng gọi làng quê

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 5 07/05/09 21:56

Đọc bài viết của bạn có thể thấy ngay rằng bạn là một người rất yêu và quí những gía trị văn hoá truyền thống của quê hương mình.Điều đó thật đáng quý Hoangthao ah!Mình cũng là một sinh viên sống xa quê,có lẽ vì thế mà mình cảm nhận được cảm xúc xa nhớ quê hương, nhớ về những nét riêng in hằng trong tâm trí của mình...Làng quê Việt mình thật đẹp, ấm áp,gần gũi tình làng nghĩa xóm (những bạn được sinh ra và lớn lên ở thành phố chắc không cảm nhận được điều này đâu nhỉ???), với mỗi nơi là nhưng nét đặc trưng về văn hoá riêng:đó có thể là những lễ hội truyền thống, những hình thức sinh hoạt dân gian như bài chòi, cải lương,dân ca quan họ, hát bội, chèo,tuồng...
Vì sao mình lại nói ở trên là việc bạn yêu quí những giá trị văn hoá như bài chòi là đáng quí, bởi mình thấy là những loại hình nghệ thuật truyền thống của chúng ta hiện nay không được các bạn trẻ quan tâm nhiều,có chăng chỉ là sự quan tâm, nỗ lực bảo tồn từ các nhà văn hoá và đó được xem là công việc của các Sở-Ngành liên quan đến văn hoá.Bảo tồn những giá trị văn hoá đó để những thế hệ sau biết được văn hoá của quê hương mình cũng là một giải pháp tốt.Nhưng rồi, nó chỉ được mang ra biễu diễn vào một số dịp, rồi mất thêm một thời gian nữa,ai sẽ là thế hệ kế cận tiếp tục gìn giữ những giá trị đó,trong khi thế hệ trẻ hiện nay đa số là không dành nhiều sự quan tâm đến những điều đó.Ví dụ cụ thể như loại hình bài chòi của quê hương bạn, hết thế hệ những người bây giờ: đam mê tìm hiểu và có thể hát bài chòi thì đã có một thế hệ sẵn sàng kế cận chưa?Khó lắm phải không bạn?Như vậy thì chúng ta bế tắc sao?Là một trong những "nhân" của thế hệ trẻ hiện nay các bạn thử đề xuất ý kiến và thảo luận thử xem về vấn đề này?
Mình hi vọng nhận được những ý kiến bình luận của các bạn!
:(
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: tiếng gọi làng quê

Gửi bàigửi bởi dodinhden_k02 » Thứ 6 08/05/09 16:17

sau khi đọc những tâm tình của bạn đối với quê hương mình cảm nhận được tình yêu của bạn dành cho quê huơng thật lớn lao nhường nào.Tình yêu đó không chỉ đơn thuần gắn liền bởi đó là nơi bạn sinh ra và lớn lên,mà tình yêu đó còn thể hiện ở việc bạn hiểu rất rõ về những loại hình nghệ thuật quê hương.Mình cũng như bạn là một người con của miền trung(Phú Yên),mình cũng nghe nói nhiều về loại hình nghệ thuật dân gian bài chòi này(qua lời kể của Mẹ và những người lớn tuổi),hồi nhỏ mình cung đi xem người ta hát bài chòi,thật sự lúc đó mình còn nhỏ xíu mình cũng chưa hiểu người ta hát những gì.Nhưng có một điều mình khẳng định rằng lời hát của những bài chòi ấy rất đậm chất dân quê,lời hát rất mộc mạc,giản dị.Tuy chỉ mới nghe một lần từ hồi còn nhỏ ấy nhưng thật sự âm vang và hơi thở của bài hát thì mình không thể quên được,ngày ấy mình đã tự hỏi ''người ta hát gì thế,sao nghe lại buồn đến thế''.Cho đến bây giờ mình mới nhận thấy những câu hát ấy dường như nói lên tâm tình của những người miền trung luôn bộn bề,lo toan cho cuộc sống đầy khó khăn,không được thiên nhiên ưu đãi,một xứ sở đấy nắng gắt và gió,những lời ca ấy như nói lên cả cái nét của miền trung. Có phải chăng từ cuộc sống khó khăn ấy,người miền trung đã sáng tạo ra những câu ca bài chòi tuy giản dị mà độc đáo nói lên tất cả nỗi lòng của con người,những người dân quê chân chất mà sự đơn giản của họ còn được thể hiện trong cả ca từ của bài chòi.
Hiểu là vậy nhưng mình thật sự cảm thấy hổ thẹn với quê hương,mình không am hiểu tường tận về loại hình ca bài chòi này như bạn.Khi đọc xong bài của bạn mình mới thấy thật thú vị,trong tưởng tượng của mình mọi thứ đều thật đơn giản,nhưng được đọc bài của bạn,thấy bạn kể tường tận mình thấy thích thú và muốn tiềm hiểu về loại hình nghệ thuật quê mình.Gía như loại hình ca bài chòi đừng bị mai một ,bây giờ ở quê mình ít có nơi còn giữ được loại hình dân gian này,điều đó khiến mình rất buồn.Mình mong sau này cả mình và bạn và mọi người nữa có thể giữ gìn và phát triển loại hình này.
RANDOM_AVATAR
dodinhden_k02
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 23/02/09 11:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: tiếng gọi làng quê

Gửi bàigửi bởi hoangthao_vhhk2 » Chủ nhật 10/05/09 19:44

tôi viết bài viết này cũng với tâm trạng lo lắng như bạn, hay nói đúng hơn là tôi sợ....tôi sợ một ngày nào đó điệu bài chòi im bặt...tôi sợ một ngày nào đó tôi về không còn nghe tiếng giục giã nơi đầu thôn...
khi mà nền kinh tế có nhều biến đọng kéo theo sự xuống cấp của văn hoá trách nhiêm đó thuộc về cả dân tộc...nhưng khó lắm khi mà mọi thứ đềi do đồng tiền chi phối... chúng ta phải làm gì đây...
bạn nói đúng..thế hệ trẻ ngày nay không còn thích những loại hình này nữa đó là một sừ thật đáng lo ngại vô cùng...liệu đến một ngày nào đó người ta sẽ quên hẳn đi khoong còn biết bài chòi là thế nào nữa... :oops:
giải pháp ư...tôi chỉ có một hi vọng là hội an sẽ khôi phục lại được điệu bài chòi này...mỗi tối thứ 7 tôicũng còn thấy nhiều người mê lắm... có cả người già và trẻ con...điều này làm tôi rất vui...tôi tin là điệu bài chòi sẽ thấmvào tâm hồn các em để bài chòi không phải đi vào quên lãng...
Con tàu rồi sẽ luôn về tới sân ga.........
Hình đại diện của thành viên
hoangthao_vhhk2
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 6 06/03/09 15:29
Đến từ: xứ Quảng Nôm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: tiếng gọi làng quê

Gửi bàigửi bởi Tran Chau Nguyet » Thứ 7 23/05/09 20:02

Em cảm thấy 7 rất tâm đắc khi làm bài viết này, chị đã đem tất cả tình cảm, niềm thương, nỗi nhớ va lòng luyến lưu về diệu chòi để làm bài viết này.Em ủng hộ chính kiến của 7. Em tin rằng điệu chòi sẽ không mai một đâu chị.
RANDOM_AVATAR
Tran Chau Nguyet
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 13:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: tiếng gọi làng quê

Gửi bàigửi bởi Chim Son Ca » Thứ 7 30/05/09 9:48

Hi,theo doi nhung bai viet cua Thao,minh nhan thay Thao la mot nguoi rat tam huyet voi manh dat QNam than thuong.Minh cung la nguoi con xu Quang nen cung co chut hieu biet ve nhung net van hoa noi day ma cu the o day la 'bai choi' du co the la chua hieu that sau sac duoc nhu Thao.Minh song cung gan Hoi An nen bai choi khong co gi la xa la.Thao hay cu hi vong di va minh co the noi rang:loai hinh nghe thuat doc dao nay se duoc luu giu va phat huy.Ngay nhu o xa minh day,cu moi khi co van nghe hay le hoi gi thi bai choi la thu khong the thieu duoc.Duong nhu no thu hut nguoi ta con nhieu hon bat cu loai hinh gi boi no mang lai cho con nguoi nhung nu cuoi gion gia du no khong phai la hai kich hay la cai gi khac.Va gio day,khi ma chung ta dang o giua long thanh pho nhon nhip,day on ao nay thi noi nho que la khong the tranh khoi. :roll: hi vong rang,mot luc nao do,minh va Thao se co dip cung nhau tha hon theo nhung dieu bai choi tren manh dat QNam thanh binh.Dong y khong?hihihihi :D
RANDOM_AVATAR
Chim Son Ca
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 6 29/05/09 18:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: tiếng gọi làng quê

Gửi bàigửi bởi Chim Son Ca » Thứ 7 30/05/09 9:50

Hi,theo doi nhung bai viet cua Thao,minh nhan thay Thao la mot nguoi rat tam huyet voi manh dat QNam than thuong.Minh cung la nguoi con xu Quang nen cung co chut hieu biet ve nhung net van hoa noi day ma cu the o day la 'bai choi' du co the la chua hieu that sau sac duoc nhu Thao.Minh song cung gan Hoi An nen bai choi khong co gi la xa la.Thao hay cu hi vong di va minh co the noi rang:loai hinh nghe thuat doc dao nay se duoc luu giu va phat huy.Ngay nhu o xa minh day,cu moi khi co van nghe hay le hoi gi thi bai choi la thu khong the thieu duoc.Duong nhu no thu hut nguoi ta con nhieu hon bat cu loai hinh gi boi no mang lai cho con nguoi nhung nu cuoi gion gia du no khong phai la hai kich hay la cai gi khac.Va gio day,khi ma chung ta dang o giua long thanh pho nhon nhip,day on ao nay thi noi nho que la khong the tranh khoi. :roll: hi vong rang,mot luc nao do,minh va Thao se co dip cung nhau tha hon theo nhung dieu bai choi tren manh dat QNam thanh binh.Dong y khong?hihihihi :D
RANDOM_AVATAR
Chim Son Ca
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 6 29/05/09 18:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: tiếng gọi làng quê

Gửi bàigửi bởi hoangthao_vhhk2 » Thứ 6 05/06/09 13:16

ĐồNG Ý CẢ HAI TAY HAI CHÂN LUÔN Tôi cũng không hiểu vì sao nữa nhưng mỗi lần nghe điều bài chòi thì trong lòng trở nên rạo rực, từng nhịp từng nhịp rồn vang theo tiếng trống . Ngày tết nếu ai ở Quảng Nam sẽ tận hưởng cái không khí có một không hai này. ấm áp lắm, đầm ấm lắm....yêu ;ắm bài chòi ơi....
Con tàu rồi sẽ luôn về tới sân ga.........
Hình đại diện của thành viên
hoangthao_vhhk2
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 6 06/03/09 15:29
Đến từ: xứ Quảng Nôm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến27 khách