ĂN TRẦU - MỘT NÉT VĂN HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

ĂN TRẦU - MỘT NÉT VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi thu trang » Thứ 3 12/05/09 9:29

Hẳn mọi người vẫn nhớ sự tích trầu cau chứ ? Từ câu truyện đó mà dân ta có tục ăn trầu . "Miếng trầu là đầu câu truyện " người Việt Nam ngày xưa khi đến nhà nhau trước là cốc nước sau là miếng trầu . miếng trầu còn là biểu tượng của tình yêu đoi lứa, nó xuât hiện trong những lễ cưới . Vào mùa đông ăn trầu còn có tác dụng làm ấm cơ thể. Ở quê, bà tôi vẫn thường ăn trầu và kể sự tích trầu cau cho cháu nghe . Ngoài ra . bà còn dùng lá trầu để trị một số bệnh như ngứa , đau mắt. đặc biệt , lá trầu còn là một thứ thiêng liêng của người Việt Nam : trên bàn thờ gia tiên không thể thiếu li nước lã và lá trầu quyệt vôi .
Hiện nay , tục ăn trầu đã không còn phổ biến , nếu có thì cũng chỉ ở những làng quê . Có lẽ trong tương lai ăn trầu sẽ biến mất hoàn toàn nếu như chúng ta không giữ gìn.
Mong mọi người góp ý thêm
RANDOM_AVATAR
thu trang
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 4 25/02/09 14:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĂN TRẦU - MỘT NÉT VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi girl_namdinh » Thứ 6 15/05/09 19:56

Đúng như bạn nói ăn trầu là môt nét văn hóa đẹp của người Việt Nam ta.Nhưng đối với các nước khác thi như thế nào?Từ xưa ăn trầu thì khá phổ biến người già,trẻ đều ăn,và đều biêt têm trầu.Còn ngay nay thi rât ít người biết làm việc têm trầu bạn nghĩ so về điêu nay..Ngày nay trầu thường xuất hiện trong các dịp lễ,cưới hỏi,đám ma...nhưng hầu như là đã giảm rất nhiều.Tôi cũng thực sự cảm thấy ngạc nhiên khi nết đep truyền thống đang dần bị mất đi.
Hãy cười lên bạn của tôi nhé! Tôi sẽ lun bên bạn.
RANDOM_AVATAR
girl_namdinh
 
Bài viết: 53
Ngày tham gia: Thứ 6 15/05/09 19:35
Đến từ: Thành Nam quê tui!
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĂN TRẦU - MỘT NÉT VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi thu trang » Chủ nhật 24/05/09 19:11

đúng ăn trầu có lẽ chỉ phổ biến ở Việt Nam . chính vì thế chúng ta nên giữ gìn nét đẹp này làm mốt nét văn hóa riêng mà không bị pha trộn . bạn nghĩ sao khi một du khách nước ngoài tới Việt Nam cảm thấy thích thú khi thấy miếng trầu cách phượng. và tôi nghĩ chắc truyện Trầu Cau sẽ còn lưu truyền mãi trong dân gian . đúng giới trẻ ngày nay không còn mấy quan tâm tới vấn đề này vì thế tôi muốn bạn và tôi chúng ta sẽ tìm cách để mọi người phải suy nghĩ mà trước hêt là những nhà văn hóa .
RANDOM_AVATAR
thu trang
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 4 25/02/09 14:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

TRẦU CAU - MỘT NÉT VĂN HÓA VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi huongphank2 » Thứ 6 29/05/09 19:50

[center]Hình ảnh[/center]
[center]“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”[/center]
[justify]Cây trầu, cây cau đã có mặt trên đất Việt Nam từ trước công nguyên hàng mấy ngàn năm. Nó đã từng là vật tổ của dân tộc và trở thành tên gọi của một trong hai thị tộc lớn của người Chăm: “Thị tộc Cau”. Ngay cả tên gọi “Văn Lang” của nước ta thời Hùng Vương cũng có giả thuyết cho rằng bắt nguồn từ trầu cau. Theo Bình Nguyên Lộc, tên nước “Văn Lang”, tên gọi đầu tiên của nước ta, là biến âm của từ “Vân nang” mang nghĩa là “Cau sọc”. Vân = sọc: có trong Ca dao xưa: “ quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân. Nay anh học gần, mai anh học xa. Tiền sách là của mẹ, cha. Cái nghiêng cái bút thực là của anh”. Nang = cây cau trong Tiếng việt cổ nay còn giữ lại trong tên bẹ lá cau: “mo nang”.
Tục ăn trầu cau là một phong tục cổ truyền của người Việt, có từ thời Hùng Vương tồn tại cho đến ngày nay: “nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình”. Tục ăn trầu gắn liền với câu chuyện cổ tích nổi tiếng “Chuyện trầu cau”. Không chỉ ở Việt Nam mới có tục ăn trầu mà ở các nước Đông Nam Á cũng phổ biến tục này. Ngoài ra còn có Hoa Nam (Trung Quốc), Đài Loan, Srilanka, Ấn Độ, Đảo Madagascar (Châu Phi), …cũng ăn trầu.
Miếng trầu gồm một miếng cau, một lá trầu quệt ít vôi, cuốn lại và thường có thêm một miếng vỏ cây (rễ), chúng được hợp lại thành một mà nhai (tức là ăn trầu). Nhai xong nhổ nước và nhả bã trầu. Ăn trầu có nhai mà không có nuốt, không thuộc loại ăn mà cũng không thuộc loại uống hoặc hút, rất linh hoạt, hiếm thấy. Điều lạ hơn nữa là trầu, cau, vôi, vỏ, tất cả nếu đứng riêng rẽ thì mỗi thứ chỉ là cây, là đá, là lá, nhưng khi chúng hợp lại, hòa quyện thì tất cả bỗng trở nên đằm thắm. Ấy là khi trầu đã “bén duyên” cau. Miếng trầu là sự hòa quyện lẫn nhau giữa các hương vị. Đó là vị ngọt của cau, vị cay của lá trầu, vị đắng bùi của rễ và vị nồng nàn của vôi cùng với dịch vị tiết ra một chất kích thích làm cho người ta có cảm giác hưng phấn, khuôn mặt bừng bừng gần giống như say rượu, say nước chè tươi, say thuốc lào. Chất kích thích cũng làm thơm miệng, đôi môi đỏ thắm, đôi má ửng hồng như thoa son phấn.
[center]“Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau hỡi chàng”
(Ca dao)[/center]
[center]“Trầu xanh, cau trắng, chung hồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên”.
(Ca dao)[/center]
Từng nguyên liệu trên, trước khi phối hợp với nhau đã là một phương thuốc trị nhiều bệnh. Lá trầu cay nồng, mùi thơm, tính ấm, có tính sát trùng, có tác dụng chữa bệnh nấc cục cho trẻ em (dán một đầu nhọn của lá lên trán), trị đau bụng (tính ấm), đầy hơi, sôi bụng, trừ phong thấp nhức mỏi, bệnh đau mắt cho người già, tiêu viêm, tránh nhiễm trùng đường ruột (vì có tính sát trùng). Ngoài ra lá trầu còn để cạo gió trị cảm cúm hoặc vò nát đắp quanh mụn nhọt, nấu nước tắm trị rôm sảy. Quả cau và hạt cau đều có vị chát, hơi cay, tính ấm. Chất chát làm cho răng co lại ôm sát chân răng, không bị lung lay. Nhai trầu là động tác luyện cơ hàm răng. Hạt cau có tác dụng trị giun sán. Vôi trong miếng trầu có tác dụng làm cho răng thêm chắc, sạch, giúp nhịp tim đập được điều hòa. Cho nên, ngày xưa các cụ ít bị hư răng, đau răng. Ngoài tác dụng trị bệnh, thân cau còn làm cột nhà, làm cầu, lá cau làm chất đốt, và mo cau làm quạt,…
Tục ăn trầu không chỉ có giá trị về mặt ẩm thực, chữa bệnh mà còn tiềm ẩn ở đó một triết lý âm dương sâu sắc. Cây cau vươn lên là biểu tượng cho trời (dương), vôi thuộc chất đá là biểu tượng cho đất (âm). Dây trầu mọc lên từ đất, quấn quýt lấy thân cây là biểu tượng cho vai trò trung gian giữa trời và đất (âm và dương).
Trầu cau còn là một biểu tượng văn hóa. Lá trầu biểu tượng cho sự sinh sản, nguồn cội, buồng cau chi chít những quả no tròn biểu tượng cho sự sung túc, phú quý phát triển. Vôi biểu tượng cho sự trong sạch, thanh cao. Nhưng khi tất cả hòa quyện với nhau thì sự nồng thắm xuất hiện như khẳng định tình yêu là giá trị hướng tới của con người.
Trầu cau đã đi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống Việt Nam thời xưa, nó đã trở thành phong tục, tập quán về giao tiếp của người Việt. Miếng trầu nhân lên niềm vui, làm cho người ta thêm gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Khách đến nhà chơi, dù khách quen hay khách lạ, khách thường hay khách sang, chủ nhân bao giờ cũng có cơi trầu đãi khách. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.
Miếng trầu còn là lễ vật dâng cúng thần thánh, cúng gia tiên cùng với rượu. Đó là hai lễ vật tối thiểu cần phải có vì miếng trầu thể hiện lòng thành kính đối với thần thánh, tổ tiên. Cúng tế gia tiên thì dùng trầu têm, còn cúng thần thánh, trời đất thì phải có ba lá trầu phết một tí vôi và ba quả cau để nguyên.
Trầu cau còn là sính lễ không thể thiếu trong lễ hỏi, lễ cưới để chia vui, báo hỷ,… vì xuất phát từ sự tích trầu cau, theo lời truyền của Vua Hùng.
[center]Hình ảnh[/center]
Miếng trầu còn xuất hiện trong đám ma để tỏ lòng cảm ơn khách phúng điếu.
Trầu cau là biểu tượng cho tình yêu, thủy chung đôi lứa:[/justify]
[center]“Thưa rằng bác mẹ đã răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người”[/center]
[center](Ca dao)[/center]
[center]“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi,
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.”[/center]
[center](Mời trầu – Hồ Xuân Hương)[/center]
[justify]Trầu cau còn đi vào ca khúc “Hoa cau vườn trầu”, một ca khúc rất nổi tiếng của nhạc sỹ Nguyễn Tiến: “Nhà anh có một vườn cau, nhà em có một vườn trầu, chiều chiều nhìn sang bên ấy, hoa cau bên này rụng trắng sân nhà em…”
Mặc dù tục ăn trầu hiện nay đã bị mai một nhiều nhưng trầu cau vẫn tiếp tục sống, tồn tại trong các đám cưới, trong các món đồ lễ dâng lên bàn thờ thần thánh, tổ tiên, trong lễ tang, ngày hội, tết.[/justify]
RANDOM_AVATAR
huongphank2
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 17/11/08 12:58
Đến từ: vietnam
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến29 khách