văn hoá áo dài việt nam

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

văn hoá áo dài việt nam

Gửi bàigửi bởi mychung12011990 » Thứ 4 13/05/09 11:27

Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của phụ nữ Việt.
áo dài việt nam là văn hoá vì nó hội đủ bốn yếu tố tính lịch sử, tính nhân sinh, tính giá trị và tính hệ thống.
xét về tính lịch sử .Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài, nhưng áo dài việt nam hình thành từ lâu đời và phát triển cho đến ngày nay nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ. Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt, khoảng những năm 1932 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân, đặc biệt là quan niệm về thẩm mỹ đối với áo dài. Thời kỳ này một nhân vật có tên là Cát Tường, tung ra kiểu áo dài mới gọi là áo dài Lemur, chữ Le mur trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái tường”, là một cách đặt tên theo họa sĩ Cát Tường. Chiếc áo dài này được cắt may theo kiểu Tây phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng... hoặc được khoét hở cổ. Vài năm sau khi áo dài Lemur xuất hiện và có nhiều trào lưu khen chê khác nhau, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến chiếc áo này, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ tạo ra kiểu áo cổ kín vạt dài ôm sát thân người để hai tà áo tự do bay lượn.
Cho đến cuối thập niên 50, trong một buổi lễ khai mạc, phu nhân ông Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân đã xuất hiện với kiểu áo dài không cổ và tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới. Khoảng đầu những năm 1960, áo dài tay raglan với chiếc quần xéo ống rộng trở nên phổ biến…Cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, tại miền Nam, nơi mà làn sóng Hippy của nền văn hóa phương Tây tác động mạnh mẽ, tuy không tồn tại lâu nhưng phong trào áo dài hippy cũng đã xuất hiện. Hình ảnh thiếu nữ trong trang phục áo dài với các sắc màu rực rỡ thể hiện nét đặc trưng của người phụ nữ hiện đại thời kỳ này. Qua nhiều giai đoạn và thời kỳ lịch sử, áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.
xét về tính nhân sinh chiếc áo dài việt nam là sản phẩm sáng tạo của người việt
xét về tính giá trị: chiếc áo dài việt nam mang trong mình cả hai giá trị vật chất và tinh thần tuỳ vào từng không gian, thời gian, chủ thể mà tính chất nào thể hiện rõ hơn.ví dụ như trong thời kì đầu khi chiếc áo dài mới được tạo ra thì chức năng chủ yếu của nó là trang phục dùng để mặc tính chất vật chất thể hiện rõ nhất nhưng càng về sau thì tính chất tinh thần càng được chú trong , người nước ngoài biết đến chiếc áo dài việt nam như hình tương cho người phụ nữ việt, chiếc áo dài làm tôn nên vẻ quyến rũ, tư tin cho người phụ nữ việt...bên cạnh tính giá trị thì bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng mang trong mình yếu tố phi giá trị. con người tạo ra sự vật vì muốn phục vụ cho mình nên nếu nói nó phi giá trị thì thạt là mâu thuẫn xong trong hệ toạ độ không gian, thời gian, chủ thể khác nhau thì nó cũng thể hiện thính giá giá trị và phi giá trị khác nhau. chiếc áo dài việt nam là có giá trị với người việt nhưng với người châu phi, irac,...thì nó là không giá trị là không thích hợp. trời mưa dầm dề mà khoác lên người chiếc áo dài thì thật là khó khăn là không hợp với thời tiết tí nào. trong buổi lao động dọn vệ sinh mà khoác lên người bộ áo dài thì cũng coi là thiếu văn hoá. đối với từng chủ thể thì chiếc áo dài có thể là có văn hoá hoặc không có văn hoá. đối với người có vóc dáng đẹp thì chiếc áo dài làm tôn thêm vẻ quyến rũ dịu dàng thế nhưng đối với nhiều người thì nó là một trở ngại rất lớn.
tuy vậy nhưng nhìn chung thì tính phi giá trị của chiếc áo dài việt nam là không đáng kể vì tính giá trị của nó đã lấn áp phần phi giá trị. người nước người thông qua chiếc áo dài mà nghĩ đến phụ nữ việt nam, các ngành du lịch việt nam quảng bá hình ảnh chiếc áo dài việt nam đến bạn bè quốc tế chứng tỏ nó phải có tính giá trị rất đặ biệt tại sao là chiếc áo dài mà không phải là vật khác...
xét về tính hệ thống thì sự xuất hiện của một chiếc áo dài với chất liệu, đường nét kiểu dáng riêng biệt cũng đã tạo nên một hệ thống rất riêng rất đặc trưng làm nên sự khác biệt cho chiếc áo dài việt, hệ thống này không giống với bất kì hệ thống của một chiếc áo nào.
văn hoá tận dụng áo dài việt nam
từ khi xuất hiện thì áo dài được tận dụng như là một trang phục hằng ngày trong quá trình sinh hoạt và lao động nhiều chức năng phái sinh khác được hình thành như chức năng dùng tà áo dài để quạt mát, dùng tà áo dài để đựng đồ, dùng tà áo dài cột lại với nhau tạo thành sự liên kết, chức năng mua bán... càng về sau thì chức năng tinh thần càng thể hiện rõ: chức năng mặc áo dài tạo nên sự quyến rũ, thu hút, áo dài là hình tương tôn vinh người phụ nữ việt, áo dài là hính ảnh quảng bá du lịch, ta thấy trong bất kì cuộc thi hoa hậu nào thì chiếc áo dài luôn giữ một phần quan trong trong các cuộc thi...
văn hoá đối phó áo dài việt nam
vào thời điểm khí hậu khác nhau thì chiếc áo dài cũng được sáng tạo khác nhau cho phù hợp từ chất liệu đường nét đến màu sắc thiết kế cũng rất đa dạng, vào mùa mưa ta thấy chiếc áo mưa cũng có nét gì đó hơi giớng chiếc áo dài che mưa. hay để phù hợp với thời tiết khí hậu các nhà thiết kế đã sữ dụng những chất liệu phù hợp để đối phó và thích nghi với thời tiết, sự ra đời của áo thun,....
văn hoá lưu luyến áo dài việt nam
áo dài là đề tài trong nhiều tác phẩm như văn thơ, hội hoạ, âm nhạc, du lịch....
Trong thơ ca
Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...
Bài "Tương tư" của Nguyên Sa cũng có đoạn ca ngợi chiếc áo dài:
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay
"Ngày xưa Hoàng Thị" của Phạm Thiên Thư kể về chuyện tình thuở học sinh với cô gái họ Hoàng, cô xuất hiện trong bài với những nét phác họa:
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài".
Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo dài khi sửa thành:
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay...
Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch ngợm của Nguyễn Tất Nhiên:
Tháng giêng em áo dài trang nhã
Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam
Đài các chân ngà ai bước khẽ
Nguyện theo tà lụa cả phương Đông (Tháng giêng, chim)
đưa em về dưới mưa/ áo dài sầu hai vạt/ khi chấm bùn lưa thưa... (Em hiền như Ma-soeur)
Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức được nâng lên thành huyền thoại:
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh (Áo xanh)
Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng).
Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam. Trong nhạc Trịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều. Theo hồi ký, chính những bước chân hoàng cung của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài "Diễm xưa" nổi tiếng. Hay trong bài "Hạ trắng", hình ảnh áo dài cũng chập chờn:
Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay... (Hạ trắng)
"Bé ca" của Phạm Duy viết cho con gái mới lớn, có bài "Tuổi ngọc" tả về niềm hân hoan của cô bé khi bước chân vào trung học, lần đầu khoác lên mình "một chiếc áo như mây hồng":
Xin cho em một chiếc áo dài, cho em đi mua xuân tới rồi
Mặc vào đời rồi ra, mừng lạy chào mẹ cha
Hàng lụa là thơm dáng tuổi thơ
Phạm Duy cũng không quên nhắc về chiếc áo này trong một giấc mơ hòa bình từ thập niên 1940:
Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi, mơ thấy bên lề cuộc đời, áo dài đùa trong nắng cười... (Quê nghèo)
Bài "Một thoáng quê hương" của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu:
Tà áo em... bay, bay, bay, bay... trong gió nhẹ nhàng...
Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi áo dài như bài "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Và cảm xúc về chiếc áo dài cũng làm nên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng:
Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím
Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím
Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau
Tháng năm càng lướt mau
Biết bao giờ thấy nhau (Ngàn thu áo tím)
RANDOM_AVATAR
mychung12011990
 
Bài viết: 77
Ngày tham gia: Chủ nhật 08/03/09 11:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến17 khách