CHÈO VIỆT

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

CHÈO VIỆT

Gửi bàigửi bởi hangthu » Thứ 2 18/05/09 17:43

CHÈO VIỆT
Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý,chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn.Khát vọng sống thanh bình giữa một xã hội đầy bất công.Nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác.
Từ bao đời nay,hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam,nuôi dưỡng đời sống tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc.Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân tộc,chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc với sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố:hát,múa,nhạc,kịch…mang tính nguyên mẫu vô cùng độc đáo.
Trước đây,chèo thường được diễn trong các hội hè đình đám khắp vùng đồng bằng Bắc bộ và trung châu miền bắc mấy tháng xuân,thu hàng năm.Cứ mỗi độ xuân sang người muôn nơi lại bồi hồi bởi sự thúc giục của tiếng trống chèo và những lời ca tiếng hát của các nghệ nhân làng chèo:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy
Hội chèo lang Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay.”
Từ mùa xuân rồi tới mùa thu,trong các hội hè đình đám ở khắp các vùng đồng bằng Bắc bộ không khi nào thiếu vắng tiếng hát chèo.Cũng chính vì thế mà chèo mang tính quần chúng và được gọi là loại hình sân khấu của hội hè.Công chúng đam mê chèo bởi khi đến với sân khấu chèo có thể tận hưởng niềm vui từ những tiếng cười châm biếm đả kích sâu sắc và tinh tế.Trong mỗi vở diễn,mỗi tình tiết,mỗi lớp nhân vật của chèo đều có cái hài xen kẽ với cái bi,người xem bao giờ cũng coi trọng những yếu tố đó.Người xưa thường nói “có tích mới nên trò” điều đó khẳng định tích truyện là linh hồn của vở diễn.Cũng chính vì vậy mà chèo được đánh giá là loại hình sân khấu kịch hát kể chuyện dân tộc.
Trong các vở chèo cổ thường vạch mặt bọn quan lại phong kiến và thực dân áp bức giống nòi.Thể hiện những ước mơ và ý niệm của con người về cái thiện,cái ác.Mọi người đã yêu và càng yêu nghề thuật chèo bởi tính nhân đạo và sự tươi mát của nó và bởi nó mang màu sắc dân tộc độc đáo.Trải qua biết bao thế hệ,đến hôm nay những con người đất Việt cả những người đang sống trên đất nước Việt Nam và những kiều bào ở nước ngoài xa Tổ Quốc luôn coi nghệ thuật chèo là “một viên ngọc long lanh sắc màu”trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân tộc.
Hàng trăm năm thời gian con người đất Việt đã tạo nên xung quanh tâm hồn mình một cơ tầng văn hóa với những vỉa trầm tích quý giá,đó chính là hàng trăm,hàng nghìn câu ca dao,tục ngữ,dân ca,điệu hò…và nghệ thuật chèo truyền thống.Chúng ta có thể tự tin để nói với nhau rằng:qua hệ thống nhân vật tạo nên các tích trò lý thú,nghệ thuật chèo đã mang lại cho con người Việt Nam truyền thống sự thanh lọc tâm hồn.Chúng ta có thể khẳng định một cách đầy tự hào:sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là kinh dịch của Bắc Kinh,sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo.

Kinh Đô Hoa Lư Ninh Bình được coi là đất tổ của sân khấu chèo và người sáng lập là bà Phạm Thị Trân-một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỉ thứ 10.Sau này loại hình nghệ thuật biểu diễn này đã được phát triển rộng ra đồng bằng Bắc Bộ.Địa bàn phổ biến từ Nghệ-Tĩnh trở ra.
Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp lúa nước của người Việt.Mỗi khi mùa vụ được thu hoạch,họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm.Từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên,họ đã biểu diễn các vở chèo đầu tiên trên sân đình.Nhạc cụ chủ yếu là trống chèo.Chiếc trống là một phần của văn hóa cổ Việt Nam,người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.

Trước đây chèo Việt Nam chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca,nhưng vào thế kỷ 14,một binh sĩ quân đội Mông Cổ bị bắt ở Việt Nam,binh sĩ này vốn là diễn viên nên đã đưa nghệ thuật kinh dịch của Trung Quốc vào chèo Việt.Vì vậy chèo có thêm phần hát.
Vào thế kỷ thứ 15,vua Lê Thánh Tông không cho biểu diễn chèo trong cung đình do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng.Do không được triều đình ủng hộ,chèo trở về với những người hâm mộ ban đầu,đó là nông dân
Tới thế kỷ 18,hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển,đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19,những vở chính:Quan Âm Thị Kính,Lưu Bình Dương Lễ,Kim Nham…xuất hiện trong giai đoạn này.
Đến thế kỷ 19,chèo ảnh hưởng của tuồng,khai thác một số tích truyện Trung Quốc:Hán Sở tranh hung
Đầu thế kỷ 20,chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh.Có thêm một số vở mới:Tô Thị,Nhị Độ Mai…
Con đường gần 5 thế kỷ từ chèo thuyền bản đến chèo kiều,hoặc có thể nói từ chèo nhà Phật(có thể gọi là chèo sân chùa)chuyển sang chèo sân đình qua biết bao biến thiên văn hóa xã hội cả chính trị đã để lại cho đời cả một kho tàng nghệ thuật sân khấu dân tộc quý giá,đòi thế hệ sau quan tâm bảo tồn phát huy và phát triển.
Chèo sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nòi ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Đặc biệt hơn là tính tổng hợp của sân khấu chèo, từ bản trò đến đề tài nhân vật với sự “đa âm cách điệu” giữa âm nhạc hát và múa.
Chèo sử dụng tối thiểu hai loại nhạc cụ dây, là đản nguyệt và đàn nhị, đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, la thanh, mõ. Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát. Có câu nói: “phi trống bất thành chèo”, chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn chèo. Trong chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm các phần đệm như đàn thập lục, đàn nguyệt, tiêu…
Nghệ nhân chèo ban đầu là những người nông dân ở các vùng nông thôn. Khoảng thời gian nông nhàn là lúc các lễ hội diễn ra. ở đó các nghệ nhân hát chèo dân gian biểu diễn các tích chèo cổ. Đã có một thời hội chèo đôi khi kéo dài cả tuần lễ, mặc dầu còn lâu mới đến hội nhưng trong mỗi gia đình nông dân đều đã có sự chuẩn bị tham gia kì hội với những vai chèo yêu thích.
Trong thời gian họp lại với nhau các cụ nghệ nhân đã chia tổ cùng nhau nhớ, gim ghép các mảnh trò, diễn lại với nhau. Trong quá trình hội nghị, vốn liếng cá nhân đã dần dần đi tới thống nhất tương đối về mặt cấu trúc của các trò diễn. Từ những sáng tạo biều diễn riêng biệt, mỗi chiếng diễn một khác, mỗi cụ diễn một khác đối với cùng một trò diễn, các nghệ nhân đã gạn đục khơi trong, xây dựng những trích đoạn, những vai diễn tiêu biểu, sau nàu chúng ta lấy đó làm mẫu.
Cho đến nay 7 vở chèo truyền thống được giữ gìn, bảo tồn đã cho thấy hành trình sáng tạo nghệ thuật không chỉ tính bằng tháng năm mà thong thường được tính bằng đời nghệ sĩ, tính bằng những thăng trầm và long nhiệt huyết với nghể tổ. Các nghệ nhạn được quy tụ, tập hợp, khuyến khích, sáng tạo trong môi trường lao động nghệ thuật đúng hướng và thực chất sẽ mang lại hiệu quả lớn mà thời gian và công chúng thưởng thức nghệ thuật sẽ là thước đo đánh giá chính xác nhất.
Chèo là loại hình nghệ thuật các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên là phương tiện giao lưu với công chúng và có thể biểu hiện ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian, đơn giản những danh từ chèo sân bình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó. Đặc điểm ngệ thuật của chèo bao gồm tính kịch, kỹ thuật tự sự, phương pháp hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu. Ngôn ngữ chèo sử dụng những câu thơ chũ hán, điển cố hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ.
Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn đó trở thành hệ thống của các nhân vật. những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lặp lại ở bất cứ vở nào nên hầu như không có tên riêng. Có thể gọi đó là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề… Tuy nhiên qua thời gian, một số nhân vật như Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân… đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng.
Diễn viên đóng hèo nói chung là những người không chuyên, họp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo, phường trò… “hề” là một vai diễn thường có trong các vở diễn chèo. Anh hề được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện của vua chúa châu âu. Các cảnh diễn có vai hề là nơi để cho người dân đả kích những thói hư tật xấu của xã hội xưc hay kể cả vua quan, những người có quyền có của trong làng xã.
Có3 loại chèo:
Chèo sân đình còn gọi là chèo cổ là loại hình chèo cổ của những phường chèo xưa, thường được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân các nhà quyền quý. Sân khấu của chèo sân đình thường chỉ là một chiếc chiếu đàng sau có treo chiếc màn nhỏ, diễn viên và các nhạc công ngồi hai bên mép chiều tại giàn đế. Chèo sân đình diễn theo lối ước lệ, cành trí được thể hiện theo ngôn ngữ, động tác cách điệu của diển viên. Đạo cụ của người diễn hay sử dụng là chiếc quạt, trên đường xâm nhập ngày càng sâu vào mặt sinh hoạt của bà con thôn xóm, những người làm chèo đã nhanh chóng kịp thời chuyển địa điểm diễn qua sân đình từ long đình hoặc thềm đình quay ra 3 phương 6 hướng, lấy đấy làm khán trường, ngoài trời rộng rãi, cứ thế dần hình thành cả loạt nguyên tắc kịch thuật linh hoạt độc đáo, mà nhiều nhà chuyên môm gọi là sân khấu 3 mặt.
Chèo cải lương là loại chèo cách tân do Nguyễn Đình Nghi khởi sướng và theo đuổi để thực hiện từ đầu những năm 1920 đến trước 1945, theo xu hướng phê phán tính ước lệ của chèo cổ. Chèo cải lương được soạn thảo thành màn, thành lớp bỏ múa và động tác cách điệu trong diễn suất và sử lý những mô hình làn điệu chèo cổ, đưa nguyên những bài dân ca có sẵn vào bỗ sung cho hát chèo bộ “ tán trận cười” của Nguyễn Đình Nghi gồm những vở nổi tiếng.
Chèo chái hê là loại hình dân ca hát vào rằm tháng 7 hàng năm, trong đám tang hoặc đám giỗ của người có tuổi thọ, có nguồng gốc từ việc kết nghĩa giữa hai làng Vân Tương( Bắc Ninh) và Tam Sơn( Đông Anh, Hà Nội) gồm có các phần:
Giáo roi
Nhị thập tứ hiếu
Múa hát chèo thuyền cạn
Múa hát kể thập ân. Kết thúc chương trình hát chèo chái hê thường là hát quan họ
Tất cả các yếu tố trên tạo nên tính hệ thống dễ nhận thấy trong hát chèo. Những hệ thống ấy vẫn được bảo tồn và phát huy cho đến ngày hôm nay.
Có thể nói người Việt Nam đã hình thành nên một kiểu “ văn hóa chèo” bền vững và đầy sức sống. nó khôn g bị đồng hóa mà còn có khả năng tự làm phong phú bằng cách đồng hóa các yếu tố ngoại nhập trên con đường phát triển của mình và luôn đào thải những gì không phù hợp với nó. Cái chất dân dã mộc mạc nhắn nhủ duyên dáng hài hước đã dựng nên cái xương cốt của chèo với phong vị riêng.
RANDOM_AVATAR
hangthu
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/09 21:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CHÈO VIỆT

Gửi bàigửi bởi Tran Chau Nguyet » Thứ 7 23/05/09 19:37

Woa,chắc chị 3 dùi mài kinh sử lắm hả?! Bài viết hay lắm. Em nghĩ dù ở hoàn cảnh nào chèo vẫn là một loại hình nghệ thuật có giá trị văm hoá dân tộc sâu sắc, bền vững.
RANDOM_AVATAR
Tran Chau Nguyet
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 13:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CHÈO VIỆT

Gửi bàigửi bởi Ca Bong Nho » Thứ 4 02/12/09 23:14

3 viết lâu lắm òi nhưng giờ em mới trả lời bài viết của 3. em xin lỗi nha!
chèo việt là nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc ta. nó rất bình dị, dễ đi vào lòng người và có chút gì đó rất mộc mạc.
sao 3 không post mấy tấm hình lên cho sinh động?
:D
RANDOM_AVATAR
Ca Bong Nho
 
Bài viết: 53
Ngày tham gia: Chủ nhật 10/05/09 8:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CHÈO VIỆT

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 2 07/12/09 23:05

các bạn có thể ghé thăm topic "nữ kiệt trong lịch sử Việt Nam", để có thể tìm hiểu về nữ nghệ nhân Phạm Thị Trân-Bà tổ của nghệ thuật hát chèo, và có thể biết về thời gian ra đời của nghệ thuật hát chèo! :P
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến20 khách