Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

TẾT ĐOAN NGỌ

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 5 28/05/09 20:48
gửi bởi lehang
Theo phong tục cổ truyền của người Việt, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch gọi là Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan Dương, Đoan Ngũ hay Trùng ngũ.

Hôm ấy, về quan hệ xã hội, thì trò đi tết thầy, bệnh nhân tết thầy lang, con rễ tết bố vợ, con nợ biếu chủ nợ… lễ vật thường là: ngoài gạo nếp, gà còn có hoa quả: đào, mận, dưa hấu…

Đúng giữa trưa, giờ ngọ, người ta đi hái lá bất kỳ, gọi là đi hái lá mùng 5 như lá ích mẫu, lá vối, lá cối xay… về treo giữa cửa, khô, nấu uống, nước lành. Hoặc đi hái lá ngải cứu, tết thành con vật năm ấy (ví dụ năm Ngọ thì tết hình con ngựa…) treo trước nhà. Sau lá khô, ai đau bụng nấu uống sẽ khỏi.

Các nhà đều làm mâm cỗ cúng gia tiên, cầu trời cho được mùa và không để sâu bọ phá hoa màu.
Theo thói quen, sáng hôm ấy, thay vì ăn quà sáng, người lớn, trẻ con đều ăn các loại quả tươi: mận, đào, lê, táo, dưa hấu,… để giết sâu bọ.

Ngoài ra, người ta còn ăn rượu nếp, bánh đa kê, trứng luộc…. Người lớn uống rượu pha ít tam thần đơn, hoặc hồng hoàng, cũng nói là để giết sâu bọ. Người ta bôi hồng hoàng (hoặc vôi) vào rốn trẻ con để chúng không đau bụng, nhức đầu và trừ trùng. Các bà, các chị rất thích mua lá thơm nấu tắm cho người khỏe mạnh và có tục nhuộm móng tay, móng chân màu đỏ mận.

Có một số truyện kể về ngày mùng 5 tháng 5 như sau:
- Khuất Nguyên, vị quan của nước Sở (340 – 278 tr CN), can ngăn Hoài Vương không được bèn tự vẫn xuống song Mịch La. Đó là ngày mùng 5 tháng 5. Dân chúng thương tiếc ông, lấy đó làm ngày giỗ và làm các thứ bánh cúng ông.

- Đời Tấn, có 2 vị quan l2 Lưu Trần, Nguyễn Triệu, ngày ấy (mùng 5 tháng 5) vào núi hái thuốc gặp tiên và ở luôn cõi tiên (Tích “Lưu – Nguyễn nhập thiên thai).

- Tục truyền, có một chàng trai ham mê cờ bạc đến khuynh gia bại sản, rồi mắc nợ nhiều nơi. Các chủ nợ, đúng hẹn, ngày mùng 5 tháng 5 đến đòi. Hắn sợ quá lủi vào bụi trốn và hóa thành thằn lằn (hoặc rắn). Nay, cứ ngày ấy, người ta không hề thấy con thằn lằn (rắn) nào; nên có câu cửa miệng: “Vắng như rắn mùng 5”.

(Trích Phong tục cổ truyền người Việt của Thục Anh)

Re: TẾT ĐOAN NGỌ

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 30/05/09 20:12
gửi bởi ngoc_nu
Mình thấy thường thì ở những miền quê không khí đón tết mùng 5/5 rõ hơn ở thành phố
Ở quê những ngày ầy, mọi nhà thường hay nấu chè xôi, mâm trái cây cúng ông bà (thường gọi cúng mùng 5/5) những người ở xa quê, nếu có cơ hội thì sẽ về ăn tết mùng 5/5 với gia đình, không khí rất ấm cúng và vui vẻ, họ còn có thể làm gà vịt ăn uống với nhau, chia sẻ cho nhau (láng giềng)...Họ còn sử dụng những món ăn rất được ưa chuộng vào ngày đó như: chè trôi nước, cơm rượu...