BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi Nguyen Van Hieu » Chủ nhật 11/10/09 0:05

Gởi các bạn học viên CH VHH khóa 10 cùng những người quan tâm,
Chuyên đề Bản sắc văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam có 30 tiết. Trên cơ sở Đề cương môn học và tài liệu tham khảo đã giới thiệu trên lớp, tôi post lên đây ĐỀ CƯƠNG có tính THI CÔNG soạn theo chủ điểm, các bạn chọn chủ điểm để thảo luận hoặc có thể nêu những chủ điểm, những vấn đề các bạn quan tâm để cùng nhau thảo luận:
1. Về BẢN SẮC VĂN HÓA
1.1. Thuật ngữ - khái niệm:
- Khái niệm BSVH từ góc độ Văn hóa học ?
- Khái niệm BSVH trong so sánh với một số khái niệm khác ?
1.2. Cơ sở hình thành bản sắc văn hóa:
- BSVH là vấn đề bản thể luận hay điều kiện luận ?
- Quan điểm Văn hóa học về giá trị và hệ giá trị trong nghiên cứu BSVH ?
1.3. Cấp độ, cấu trúc, chức năng:
- BSVH có nhiều cấp độ. Ở đây tập trung vào cấp độ BSVH dân tộc.
- Cấu trúc và chức năng của BSVH dân tộc ?
1.4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:
- BSVH có vận động và biến đổi ?
- Mối quan hệ giữa văn hóa & văn minh và vấn đề BSVH ?
- Quan điểm hệ thống và quan điểm xuyên văn hóa (transculture) trong nghiên cứu BSVH ?
- Phương pháp so sánh xuyên văn hóa (cross-cutural comparison) trong nghiên cứu BSVH dân tộc ?
2. Về VĂN HÓA VIỆT NAM
2.1. Lược sử quan niệm về bản sắc và tiếp cận BSVHVN
- Một số quan niệm
- Phân tích nhận định một số cách tiếp cận BSVH Việt Nam: của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2001, 2004) và của PGS. Phan Ngọc trong Bản sắc văn hóa Việt Nam (1998, và…)
2.2. Bản sắc văn hóa Việt Nam: tiếp cận tổng thể
- Ý nghĩa của việc tiếp cận từ hệ thống – loại hình ?
- Những đặc trưng cơ bản của văn hóa VN trong so sánh với văn hóa Đông Bắc Á và trong khu vực văn hóa Đông Nam Á ?
2.3. Bản sắc văn hóa Việt Nam: tiếp cận thành tố, hiện tượng:
- Chọn một thành tố của văn hóa Việt Nam để phân tích, qua đó góp phần làm rõ BSVH Việt Nam ?
- Chọn một hiện tượng văn hóa Việt Nam phân tích theo hướng nhận diện BSVH dân tộc ?
Lưu ý: Cần vận dụng phương pháp hệ thống – cấu trúc và phương pháp so sánh khi phân tích thành tố, hiện tượng.

3. TÀI LIỆU CẦN ĐỌC:
- Theo danh mục sách đã cung cấp
- Website vanhoahoc.edu.vn (tập trung ở phần Lý luận văn hóa và phần Văn hóa Việt Nam).
CHỦ ĐIỂM ĐẦU TIÊN (gợi ý):
- Cơ sở hình thành bản sắc văn hóa: vấn đề bản thể luận hay điều kiện luận ?
- Liệu BSVH của một dân tộc là những giá trị, những đặc điểm chỉ có dân tộc đó mới có ?

GV phụ trách môn học

TS. Nguyễn Văn Hiệu
RANDOM_AVATAR
Nguyen Van Hieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 20:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi Nguyen Van Hieu » Thứ 7 17/10/09 10:56

Gởi HV CH K 10,
Đã qua 2 buổi học nhưng vẫn chưa thấy bạn HV nào vào Diễn đàn. Ai chưa đăng ký thành viên đề nghị đăng ký gấp để kịp tham gia thảo luận trên Diễn đàn.
Buổi học vừa qua một phần thời gian bị cúp điện, ảnh hưởng đến tiến độ trên lớp. Chúng ta cần "bù lại" gấp.
Vấn đề 1 hầu như đã được giải quyết trên lớp. Đề nghị các bạn thảo luận vấn đề gợi ý 2 (trang trước) và thêm chủ đề 3: Vai trò của phương pháp so sánh trong nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc (thảo luận về lý luận và đưa những dẫn chứng minh họa).
GV môn học
TS. Nguyễn Văn Hiệu
RANDOM_AVATAR
Nguyen Van Hieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 20:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi huong0205 » Thứ 6 23/10/09 10:49

[justify]Trước hết, để thảo luận về vấn đề mà Thầy nêu ra, em xin nêu quan điểm của em về Bản sắc VH

Có rất nhiều quan điểm cũng như định nghĩa về BSVH của nhiều học giả trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, riêng em, em đứng về phía quan điểm của GS Trần Ngọc Thêm:

“BSVH của một dân tộc là các giá trị tinh thần tồn tại tương đối lâu bền hơn cả trong truyền thống văn hóa dân tộc ấy. “Tương đối lâu bền” nghĩa là BSVH vẫn có thể được điều chỉnh, biến đổi nhưng rất chậm và khó khăn”.[Trích bài giảng Lý luận VH – TNT].

Từ đó có thể hiểu, BSVH là những đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc, dùng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.

Phương pháp so sánh văn hóa, là để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong các nền văn hóa khác nhau.
Theo đó, khi ứng dụng phương pháp so sánh vào việc nghiên cứu BSVH, có thể giúp cho việc nhận thấy những khác biệt và tương đồng về văn hóa của các dân tộc.

Từ những khác biệt, có thể tìm ra được những đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Dựa vào đó, có thể nhận ra BSVH của mỗi dân tộc.

Từ những tương đồng, có thể nhìn ra mối giao lưu văn hóa của các dân tộc. BSVH của mỗi dân tộc không phải là bất biến, mà có thể thay đổi theo thời gian, và nguyên nhân không nhỏ là do các mối giao lưu văn hóa. Do vậy, có thể nhìn ra BSVH đã bị biến đổi như thế nào, do đâu…

Việc so sánh không nhằm chỉ ra tốt – xấu, cao – thấp… mà chỉ nhằm tìm ra sự phát triển có tính quy luật của VH.

Một ví dụ về ứng dụng phương pháp so sánh rõ ràng nhất là trong cuốn Tìm về BSVH của GS Trần Ngọc Thêm,

Trong Tìm về BSVH, GS Thêm đã so sánh văn hóa Việt Nam với VH Phương Tây và VH nước láng giềng là VH Trung Hoa. Từ đó, hình thành 2 loại hình VH là VH gốc nông nghiệp và VH gốc du mục. Những tiêu chí so sánh dẫn đến sự khác biệt là do những tác động về môi trường tự nhiên, khí hậu.từ đó hình thành nên cách ứng xử, lối sống…

Tuy nhiên, cùng với sự giao lưu VH đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ như ngày nay, khoảng cach Đông – Tây đang ngày một rút ngắn dần. Không có nền VH nào là hoàn toàn nông nghiệp hay hoàn toàn du mục. Vì vậy, mọi sự so sánh chỉ mang tính chất tương đối mà thôi.

(Dương Thị Hường - K8)[/justify]
Hình đại diện của thành viên
huong0205
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 6 07/12/07 22:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi huong0205 » Thứ 6 23/10/09 11:01

Trước kia, em thường nhầm lẫn giữa "Truyền thống VH" và BSVH, thường gom cả 2 làm một. Hiện nay, thì em đã "lờ mờ" bắt đầu phân biệt được. Hy vọng học xong chuyên đề này, em sẽ rõ hơn.

Nhưng nếu Thầy có thời gian, Thầy có thể giúp e làm rõ vấn đề này được không ạ? "Bản sắc văn hóa" và "Truyền thống văn hóa". Em nghĩ sẽ vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa chúng.
Hình đại diện của thành viên
huong0205
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 6 07/12/07 22:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi Nguyen Van Hieu » Thứ 7 24/10/09 21:07

Hoan nghênh người "xông đất" cho trang diễn đàn.
Vấn đề bạn nêu ra rất cơ bản, có thể cần thiết cả cho nhiều bạn học viên khác nữa.
Tôi đề nghị chính bạn hãy xem đó là một đề tài thu hoạch, tự tìm hiểu thêm để làm đề cương thảo luận trình bày trước lớp (vì bạn khóa trước nhưng dự chuyên đề cùng khóa 10) hoặc chi tiết trên diễn đàn, nhân đó góp phần làm rõ hơn cách hiểu khái niệm "bản sắc văn hóa".
Gợi ý: Khái niệm "truyền thống văn hóa" đã được định nghĩa khá nhiều, GS Trần Ngọc Thêm cũng nêu khá rõ trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2001, trang 24), qua đó, bạn có thể so sánh làm rõ khái niệm "bản sắc văn hóa", xem "truyền thống văn hóa" là đồng nhất với "bản sắc văn hóa" hay chỉ là một trong những điều kiện để hình thành/biểu hiện bản sắc. Tốt nhất là bạn hãy chọn đề tài, có thể là: Khái niệm "Bản sắc văn hóa" trong quan hệ với các khái niệm "văn hóa truyền thống" và "truyền thống văn hóa". Tham khảo tài liệu của một số nhà nghiên cứu, trong đó có các công trình, bài viết của GS Trần Ngọc Thêm (như bạn đã dẫn) để làm sáng tỏ thêm vấn đề. Khi thực hiện xong đề cương thảo luận, chắc chắn bạn sẽ nắm vững thêm vấn đề hiện bạn đang còn băn khoăn và sẽ giúp được nhiều bạn khác nữa.
TS. Nguyễn Văn Hiệu

Xin nhắc các bạn học viên khác: Cách đặt vấn đề hay nêu thắc mắc như của bạn Huong là rất tốt, giúp thảo luận đi sát được những nội dung cơ bản của môn học. Các bạn có thể nêu thắc mắc hoặc tạo chủ đề để trao đổi trên diễn đàn. Ngoài ra, khi chọn được đề tài chính thức để làm đề cương thảo luận, nếu cần trao đổi riêng, các bạn có thể trao đổi với tôi quan mail (đã c/c địa chỉ).
NVH
RANDOM_AVATAR
Nguyen Van Hieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 20:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi trungphien » Thứ 2 26/10/09 15:18

Kính chào Thầy, mến chào các bạn yêu thích VHH !

Bạn Hường đã nêu một câu hỏi khá thú vị.

Theo tôi, truyền thống VH và bản sắc văn hóa có nhiều điểm chung và dễ nhầm lẫn. Tiêu chí để phân biệt bạn Hường đã trình bày ở phần trên rồi, đó chính là những đặc trưng để khu biệt, nhận diện nền VH của cộng đồng người này với một những cộng đồng khác.

Như vậy, có thể nói cùng hòan cảnh địa lý, lịch sử, nguồn gốc, quá trình tiếp biến giao lưu VH... giống nhau mà nhiều cộng đồng người (có thể là tộc người, hoặc dân tộc ...) có thể có những nét VH truyền thống giống nhau. Ví dụ cư dân của nhiều vùng ở DNA có truyền thống ăn trầu, mặc váy, ở nhà sàn, đi thuyền, vật tổ thuờng là những động - thực vật có nguồn gốc nông nghiệp ... Tuy nhiên, mỗi quốc gia ĐNA đều có những nét VH đặc trưng rất riêng, rất độc đáo trong nền VH truyền thống của mình, đấy chính là bản sắc VHH.
When the road ahead is not so easy, OUR LOVE will lead the way for us, like a guiding star ...
Hình đại diện của thành viên
trungphien
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: Chủ nhật 02/11/08 12:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi huong0205 » Thứ 3 27/10/09 22:17

Cám ơn Thầy và anh Phiến đã góp ý,

Truyền thống VH và Bản sắc VH rất dễ khiến người ta nhầm lẫn. Tuy nhiên, có một yếu tố có thể phân biệt giữa Truyền thống văn hóa và Bản sắc VH dễ nhận biết. Đó là, BSVH có chức năng khu biệt cộng đồng người này với cộng đồng người khác, quốc gia dân tộc này với quốc gia dân tộc khác. Trong khi đó, truyền thống VH thì không có chức năng khu biệt.

Chẳng hạn, khi nói đến truyền thống VH Việt Nam, người ta thường nói "Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù, hiếu học...".

Trong một bài viết, nhằm tổng kết những giá trị cơ bản truyền thống của văn hóa dân tộc, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng :Đó là một dân tộc có lòng nồng nàn yêu nước, giàu sức sống và bản sắc dân tộc, nên mặc dầu địa bàn và dân cư không lớn nhưng không bị đồng hóa ua hàng ngàn năm dưới ách đô hộ củ nước ngoài; kiên cường, bất khuất và giàu tài thao lược trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm; giàu thông minh và trí tuệ sáng tạo của một dân tộc văn hiến; coi trọng đạo đức làm người; cần cù nhẫn nại trong lao động...."

Tuy nhiên, nếu những cộng đồng người có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, địa lý tự nhiên...thì những cộng đồng đó sẽ có thể có chung một truyền thống VH. Hoặc các quốc gia dân tộc cũng vậy, họ sẽ vẫn có thể có một truyền thống VH chung. Ví dụ, truyền thống yêu nước không chỉ có ở Việt Nam mà hầu như bất kỳ quốc gia dân tộc nào cũng có truyền thống yêu nước...Do vậy, Truyền thống VH không thể đồng nhất với BSVH vì dựa vào đó, không thể phân biệt được cộng đồng người với nhau...

Theo ý kiến riêng của bản thân về vấn đề này,
- các yếu tố văn hóa truyền thống có thể trở thành bản sắc khi nó có thêm chức năng giúp "phân biệt" được cộng đồng người này với cộng đồng người khác hoặc quốc gia dân tộc này với quốc gia dân tộc khác.
- Truyền thống VH là một trong những điều kiện để hình thành nên BSVH, nghĩa là Bản sắc VH trước tiên phải là những giá trị thuộc VH truyền thống, phải là những giá trị tồn tại tương đối lâu bền và được chấp nhận bởi cộng đồng người đó.

Hy vọng mọi người có thể tiếp tục đóng góp, để phát triển hơn vấn đề này.
Hình đại diện của thành viên
huong0205
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 6 07/12/07 22:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Thứ 4 28/10/09 21:55

Mình là Hiếu, ở K6, xin được ké topic này một chút. Không biết Bản sắc văn hóa và Truyền thống văn hóa có liên quan gì đến Di truyền văn hóa không nhỉ? :?:
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi tambattaiyen » Thứ 5 29/10/09 12:47

Làm gì có di truyền văn hóa như bạn TranHieu K6 nên ra nhỉ?
Nếu có di truyền văn hóa thì con cái các các cây đại thụ văn hóa đâu cần đi học làm gì!
RANDOM_AVATAR
tambattaiyen
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 29/10/07 11:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi Nguyen Van Hieu » Thứ 5 29/10/09 21:38

Các bạn khóa 10 đâu cả rồi ! Hình như các bạn có trục trặc gì đó khi đăng ký thành viên. Tranh thủ tìm hướng giải quyết để cùng trao đổi những vấn đề đang khá sôi nổi trên diễn đàn.
Chúc mừng bạn Huong0205 đã hết lẫn lộn giữa "truyền thống văn hóa" và "bản sắc văn hóa". Bạn cũng đã nêu vấn đề khá rõ ràng, lập luận chắc. Nhưng qua ý bạn, dường như vẫn còn vấn đề cần bàn tiếp: Liệu BSVH của một cộng đồng nhất thiết phải là những giá trị tồn tại tương đối lâu bền và được chấp nhận bởi cộng đồng người đó như bạn đã viết ? Có những mô thức ứng xử của một cộng đồng lâu ngày thành đặc điểm ổn định, chẳng hạn ứng xử với thời gian (time - như người VN ít đúng giờ chẳng hạn), với khoảng cách (space), được người của nền văn hóa khác nhận diện như là đặc điểm có tính bản sắc, thì những mô thức ấy nhất thiết phải là giá trị ?
Mời các bạn học viên khác tham gia vấn đề trên, cùng vấn đề bạn tranhieu và bạn tambattaiyen đang trao đổi.
NVH
RANDOM_AVATAR
Nguyen Van Hieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 20:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách

cron