BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi huong0205 » Chủ nhật 01/11/09 16:46

Thưa Thầy,

Em vẫn nghĩ "BSVH dân tộc là một hệ thống những giá trị được dân tộc thừa nhận và sống theo các giá trị đó". Tuy nhiên,BSVH dân tộc cũng sẽ ba gồm cả 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Và cái gọi là tích cực hay tiêu cực thì còn tùy vào từng hệ quy chiếu, tùy vào các giai đoạn lịch sử, tùy vào quan niệm của mỗi nền VH...

Do đó, nếu như người phương Tây cho rằng việc không đúng giờ là bản sắc của người Việt Nam thì cũng chẳng có gì là sai cả, và nó cũng không ảnh hưởng đến mô thức "giá trị" mà em đã nêu. Bởi vì, giá trị ở đây không nhằm chỉ những cái tốt không mà trong đó còn bao gồm cả những cái chưa tốt. Vì vậy, "phát huy BSVH dân tộc" nghĩa là phát huy những giá trị tốt và hạn chế những cái chưa tốt...

Nhưng nếu là em, nếu người phương Tây nói với em rằng "không đúng giờ là bản sắc của người VN" thì em sẽ nói rằng đó chỉ là thói quen của 1 sô người VN mà thôi. Vì không phải người VN nào cũng không đúng giờ. Và,"không chỉ có người VN mới không đúng giờ".
Hình đại diện của thành viên
huong0205
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 6 07/12/07 22:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi Bee » Thứ 3 03/11/09 22:15

Kính chào Thầy,
mến chào các anh chị và các bạn lớp Cao học K10!
Loay hoay mãi nay em mới vào được diễn đàn. Hiện nay, em vẫn chưa hình dung ra được khối lượng công việc cần làm để bổ sung vitamin cho môn BSVH&BSVHVN ngoài việc đọc những tài liệu Thầy gửi và một số tài liệu tham khảo, vì đối với em mọi thứ vẫn đang còn lùng bùng lắm! Tội lỗi quá!
Cụm từ "bản sắc văn hóa" nghe hằng ngày đấy nhưng nó như cái bóng vậy, thấy thôi chứ không nắm bắt được, cho nên em rất hào hứng khi học môn học này để cố gắng giải nghĩa cái phạm trù này. Và, mặc dù đã vắt cạn kiệt vitamin có trong cơ thể nhưng đến giờ vẫn chưa nảy sinh ra điều gì hay. Tuy nhiên, trong số những tài liệu mà Thầy Hiệu gửi cho lớp thì em quan tâm, thích thú đến hai vấn đề: 1. Bản sắc Vh-điều kiện luận hay bản thể luận. 2. phát triển văn hóa và phát triển văn minh-tương đồng hay mâu thuẫn? (e tự nghiển ngẫm nên từ ngữ sử dụng có thể chưa đúng lắm vì vẫn còn đang mơ hồ lắm). Em đặc biệt chú ý đến vấn đề thứ hai, em có cảm giác rất thích và thú vị khi đề cập đến nó, nhưng hiện tại chưa đủ dữ kiện, tư liệu “gia vị” để "chế biến" thành một bữa ngon!
Rất mong Thầy và các anh chị chỉ dẫn giúp!
Bee
Hình đại diện của thành viên
Bee
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 3 06/10/09 20:22
Đến từ: Tp.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi vantiensinh » Thứ 2 09/11/09 3:34

huong0205 đã viết:Thưa Thầy,

Em vẫn nghĩ "BSVH dân tộc là một hệ thống những giá trị được dân tộc thừa nhận và sống theo các giá trị đó". Tuy nhiên,BSVH dân tộc cũng sẽ ba gồm cả 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Và cái gọi là tích cực hay tiêu cực thì còn tùy vào từng hệ quy chiếu, tùy vào các giai đoạn lịch sử, tùy vào quan niệm của mỗi nền VH...

Do đó, nếu như người phương Tây cho rằng việc không đúng giờ là bản sắc của người Việt Nam thì cũng chẳng có gì là sai cả, và nó cũng không ảnh hưởng đến mô thức "giá trị" mà em đã nêu. Bởi vì, giá trị ở đây không nhằm chỉ những cái tốt không mà trong đó còn bao gồm cả những cái chưa tốt. Vì vậy, "phát huy BSVH dân tộc" nghĩa là phát huy những giá trị tốt và hạn chế những cái chưa tốt...

Nhưng nếu là em, nếu người phương Tây nói với em rằng "không đúng giờ là bản sắc của người VN" thì em sẽ nói rằng đó chỉ là thói quen của 1 sô người VN mà thôi. Vì không phải người VN nào cũng không đúng giờ. Và,"không chỉ có người VN mới không đúng giờ".


Xin chào thầy Hiệu, các anh chị và các bạn,
Mình đã theo dõi diễn đàn này ngay từ buổi đầu thầy Hiệu khởi xướng nhưng vì cảm thấy chưa "tri túc" nên chỉ từ xa quan sát chứ chưa đủ can đảm để tham gia vào diễn đàn. :mrgreen:

Nay thấy mọi người tham gia quá sôi nổi và diễn đàn nên mình cũng mạnh dạn đăng đàn để đóng góp một vài ý kiến cá nhân trong vấn đề nhận định BSVH mà thầy Hiệu và bạn Hương đang trao đổi.

Theo mình, BSVH của một cộng đồng (mình thích dùng từ cộng đồng hơn là dân tộc, vì ở VN mình, nhiều nhà nghiên cứu dùng khái niệm dân tộc với hàm ý là cả cộng đồng 54 tộc người sinh sống trên lãnh thổ VN, trong khi đó một cộng đồng tộc người dù lớn hay nhỏ cũng có bản sắc của họ chứ :roll: : cộng đồng người Chăm, người Mnông, người Thái...) là hệ thống các giá trị tinh thần tương đối ổn định, lâu bền và những thói quen xã hội tạo nên tính đặc thù cho cộng đồng, khu biệt cộng đồng ấy với các cộng đồng người khác.

Hệ thống giá trị tinh thần là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử được những thành viên trong cộng đồng chấp nhận, duy trì và mang tính tích cực nhìn từ góc độ chủ thể văn hóa. Đây là những giá trị ổn định, lâu bền.
Thói quen xã hội là những mô thức ứng xử mang tính phổ biến, lặp lại trong cộng đồng người và trở thành đặc trưng văn hóa của cộng đồng ấy. Thói quen xã hội là những đặc điểm tương đối ổn định nhưng thường ít bền vững, dễ thay đổi hơn giá trị và thường có tính chất trung tính (đôi khi là tiêu cực).

Ý tưởng thì còn nhiều mà khả năng của mình thì có hạn nên không thể tham gia vào tất cả các vấn đề trên diễn đàn được. Mình rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy và các bạn để diễn đàn ngày một sôi động hơn. :roll:
Where there's a will there's a way
Hình đại diện của thành viên
vantiensinh
 
Bài viết: 121
Ngày tham gia: Thứ 2 05/10/09 19:21
Đến từ: Pleiku City, Gia Lai Province
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi HoangPhuong » Thứ 2 09/11/09 16:32

Em chào thầy!
Em là HVCH K10.
Thông qua bài giảng của thầy trên lớp. Em có một vấn đề chưa hiểu rõ lắm. Đó chính là phần văn hóa VN, từ góc nhìn địa văn hóa. Khi so sánh với ĐBÁ thấy có đưa ra phần cư trú: Nam sào cư, Bắc huyệt cư và thầy đã giải thích trước lớp rồi nên em đã hiểu. Vì không có nhiều thời gian nên mấy phần sau thầy chỉ đưa ra thôi, Trong đó, phần ẩm thực: Nam trà, Bắc tửu, Nam điềm, Bắc hàm. Theo em nghĩ câu này có nghĩa là người miền Nam thích uống trà, người miền Bắc thích uống rượu, người miền Nam thích ăn ngọt, người miền Bắc thích ăn mặn. Nhưng em không biết tại sao người miền Nam thích uống trà, người miền Bắc thích uống rượu. Và ông bà ta ngày xưa có câu "Trà tam, rượu tứ", em không hiểu lắm câu nói này. Vì vậy, em cần được sự giúp đỡ của thầy để em có thể hiểu rõ hơn.
RANDOM_AVATAR
HoangPhuong
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 7 31/10/09 22:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi NGUYEN THI THEM » Thứ 4 11/11/09 10:53

Qua thắc mắc của bạn Hoang Phuong, mình xin có một vài ý kiến như sau:
Đầu tiên là ý nghĩa câu “chè tam, rượu tứ”.
Nếu tách riêng "chè tam" thì có thể hiểu là trà tam tuần (pha 3 nước). Uống trà không nên uống quá 3 chung, vì lúc đó trà đã nhạt, mất ngon.Còn “rượu tứ” có thể hiểu uống rượu không nên uống quá 4 chung, vì sẽ làm người ta say, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nếu uống trong định mức đó thì ngon và có lợi cho sức khỏe, còn uống quá số lượng đó là thừa, mất ngon và kết quả là rất khó lường.
Cũng có thể hiểu uống trà là thưởng trà, là để tận hưởng hương vị, để đàm luận văn chương, thế sự, nên chỉ cần 3 người là đủ. Còn uống rượu là để có thể đàm tiếu, bù khú với nhau, nên đông người hơn..
Nếu sử dụng nguyên câu "chè tam, rượu tứ" thì có thể hiểu theo nghĩa sau:
Bình thường, Quân - Sư - Phụ (quân vương, Thầy và Cha), 3 người thuộc hàng ta phải dâng trà.
Khi đổ đạt, Quân - Sư - Phụ - Ta: 4 người có thể cùng uống rượu mừng.
Còn vấn đề người miền Nam thích uống trà và ăn ngọt, người miền Bắc thích uống rượu và ăn mặn có thể do khác biệt về thời tiết, điều kiện tự nhiên giữa 2 miền. Bắc thì lạnh, đời sống khắc khổ nên thường mạnh về tính cộng đồng, từ đó dẫn đến việc chọn rượu làm thức uống để tập hợp, liên kết bạn bè,tạo tình đoàn kết, giúp đở lẫn nhau trong cuộc sống. Uống rượu còn có thể làm cho người ấm lên, chống lại cái rét của miền Bắc. Ăn mặn có thể giúp cơ thể rắn chắc, có sức khỏe, no lâu để làm việc. Còn miền Nam khí hậu nóng hơn, thiên nhiên ưu đãi hơn nên trong bửa ăn có nhiều loại hoa quả, không cần ăn no và làm lụng vất vã vẫn có cuộc sống ổn định. Từ đó dẫn đến việc chọn trà làm thức uống với ý nghĩa thưởng thức trong những lúc nhàn rỗi.
Một vài ý kiến, mong mọi người chi sẻ, góp ý thêm. 8O :) :D
RANDOM_AVATAR
NGUYEN THI THEM
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 4 07/10/09 20:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi HoangPhuong » Thứ 4 11/11/09 19:15

Em cảm ơn câu trả lời của chi Thêm, có một số vấn đề lúc đầu em cũng nghĩ như chị nhưng em không chắn lắm. Hình như Anh Văn có ý kiến khác về vấn đề này. Rất mong sự đóng góp của Anh Văn nhe!
RANDOM_AVATAR
HoangPhuong
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 7 31/10/09 22:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi huong0205 » Thứ 4 11/11/09 21:22

NGUYEN THI THEM đã viết:Qua thắc mắc của bạn Hoang Phuong, mình xin có một vài ý kiến như sau:
Còn vấn đề người miền Nam thích uống trà và ăn ngọt, người miền Bắc thích uống rượu và ăn mặn có thể do khác biệt về thời tiết, điều kiện tự nhiên giữa 2 miền. Bắc thì lạnh, đời sống khắc khổ nên thường mạnh về tính cộng đồng, từ đó dẫn đến việc chọn rượu làm thức uống để tập hợp, liên kết bạn bè,tạo tình đoàn kết, giúp đở lẫn nhau trong cuộc sống. Uống rượu còn có thể làm cho người ấm lên, chống lại cái rét của miền Bắc. Ăn mặn có thể giúp cơ thể rắn chắc, có sức khỏe, no lâu để làm việc. Còn miền Nam khí hậu nóng hơn, thiên nhiên ưu đãi hơn nên trong bửa ăn có nhiều loại hoa quả, không cần ăn no và làm lụng vất vã vẫn có cuộc sống ổn định. Từ đó dẫn đến việc chọn trà làm thức uống với ý nghĩa thưởng thức trong những lúc nhàn rỗi.
Một vài ý kiến, mong mọi người chi sẻ, góp ý thêm. 8O :) :D


Các bạn đang bàn về Địa VH, sang HK tới các bạn sẽ được học môn Địa VH do TS.Đinh Thị Dung giảng dạy, mình nghĩ chắc các bạn sẽ rõ hơn về vấn đề này.

Còn về vấn đề bạn hoangphuong nêu ra, không biết có phải các bạn đang nói đến miền Nam và Bắc của Việt Nam hay không?

Nếu là vậy, thì mình có ý kiến nhỏ thôi. Đó là, theo mình thấy khu vực Nam Bộ, mà cụ thể hơn là miền Tây Nam Bộ, họ có xu hướng "nhậu lai rai" đó chứ, còn khu vực Bắc Bộ thì mình thấy họ thích uống trà mà. Đặc biệt các loại trà(chè) ngon thì miền Bắc nổi tiếng hơn miền Nam.

Vì vậy, vấn đề mà bạn Hoangphuong nêu ra, có lẽ giải thích theo hướng khác sẽ hợp lý hơn.Theo ý kiến của mình, chắc "Nam trà, Bắc tửu.." là muốn nói đến phương Nam và phương Bắc, hàm ý nói đến Việt Nam và Trung Quốc chứ không phải là miền Nam và miền Bắc của VN như bạn Nguyenthithem đã đề cập.Do vậy, khi nói đến sự khác biệt về địa lý phải chỉ ra sự khác biệt về ĐKTN giữa VN và TQ. Có lẽ như vậy sẽ tìm được câu trả lời hợp lý hơn.
Hình đại diện của thành viên
huong0205
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 6 07/12/07 22:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi cuncon2410 » Thứ 5 12/11/09 0:10

Chào Thầy và các bạn,
mình là NCS K03 tức chưa học môn này nhưng ham vui nên cũng tham gia một tí. Vốn dân Ngữ văn nên mình cứ lấy ngôn ngữ để phân tích thôi. Theo mình, bản sắc văn hóa và truyền thống văn hóa giống nhau ở chỗ: đều có tính hệ thống - giá trị - nhân sinh - lịch sử (vì đều có chữ "văn hóa" mà lị); khác ở chỗ: đã gọi là bản sắc (identity) thì phải là độc đáo, riêng biệt ("không đụng hàng"), còn gọi là truyền thống (tradition) thì phải là lâu dài, truyền từ nhiều đời (càng xưa cũ càng tốt, "hàng cổ"). Có những trường hợp hàng vừa cổ vừa quý hiếm thì cùng có truyền thống và bản sắc. Có hàng chỉ cổ (hay cũ) chứ không độc đáo, đặc biệt thì chỉ là truyền thống mà chưa phải bản sắc. Mình hiểu nôm na thế!

Về việc người Nam uống trà, người Bắc uống rượu thì mình thấy cũng cần xét lại theo trục tọa độ thời gian. Có thể câu đó đúng với người xưa, chứ thời nay thì mình thấy đâu cũng rượu. Chả thấy quán nhậu mọc lên như nấm ở TpHCM và khách nước ngoài luôn thắc mắc sao người VN có nhiều thời gian đi ăn nhậu thế?
RANDOM_AVATAR
cuncon2410
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 2 05/10/09 16:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi vantiensinh » Thứ 5 12/11/09 8:31

Vì vậy, vấn đề mà bạn Hoangphuong nêu ra, có lẽ giải thích theo hướng khác sẽ hợp lý hơn.Theo ý kiến của mình, chắc "Nam trà, Bắc tửu.." là muốn nói đến phương Nam và phương Bắc, hàm ý nói đến Việt Nam và Trung Quốc chứ không phải là miền Nam và miền Bắc của VN như bạn Nguyenthithem đã đề cập.Do vậy, khi nói đến sự khác biệt về địa lý phải chỉ ra sự khác biệt về ĐKTN giữa VN và TQ. Có lẽ như vậy sẽ tìm được câu trả lời hợp lý hơn.
Chào thầy Hiệu và các bạn,
Cách đây vài ngày bạn Hoàng Phương có đưa ra một loạt các vấn đề mà mình cho là rất đáng bàn: giải thích các câu thành ngữ "Trà tam, tửu tứ" hay "Nam điềm, Bắc hàm", "Nam trà, Bắc tửu" dưới góc nhìn địa văn hóa.

Về cách giải thích "trà tam, tửu tứ" thì bạn Thêm đã trình bày rõ ràng và chi tiết rùi, minh không có ý kiến gì. (p/s: mình đồng tình với cách giải thích này, hình như hem có phần nào liên quan đến địa văn hóa thì phải. :mrgreen:

Riêng cách giải thích câu "Nam điềm, Bắc hàm" hay "Nam trà, Bắc tửu" thì có đôi chỗ mình cho là chưa hợp lý. Phải chăng là "Bắc thì lạnh, đời sống khắc khổ nên thường mạnh về tính cộng đồng, từ đó dẫn đến việc chọn rượu làm thức uống để tập hợp, liên kết bạn bè,tạo tình đoàn kết, giúp đở lẫn nhau trong cuộc sống"?. Vậy có nghĩa là ở miền Nam khí hậu nóng bức thì con người có xu hướng thiên về cá nhân?!? Và miền Bắc, miền Nam ở đây phải chăng là của VN?(từ cách bạn Thêm dùng từ, có thể thấy bạn Thêm đang nói đến 2 miền của VN mình).
Theo tư kiến của mình thì các câu thành ngữ trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc (!?!). Người Trung Hoa từ xưa đã phân chia đất nước mình thành 2 phần: miền Bắc và miền Nam, lấy sông Dương Tử làm ranh giới để phân định Nam Bắc. Mình có thêm một ý kiến nhỏ, ở đây khi nói đến phương Nam, có thể hiểu họ bao hàm cả VN (nước ta đã từng là thuộc địa của Trung Hoa 1000năm cơ mà). Người Trung Quốc cực kỳ am tường điều kiện tự nhiên và con người ở từng địa phương của đất nước mình, thể hiện qua một loạt câu thành ngữ chỉ những kiểu ứng xử điển hình của người dân 2 miền Nam, Bắc trước điều kiện tự nhiên từ ở "Nam cư sào, Bắc cư huyệt", ăn uống "Nam điềm, Bắc hàm", "Nam trà, Bắc tửu" đến đi lại "Nam di chu, Bắc di mã",...
Miền Bắc Trung Quốc nằm xa xích đạo nên có kiểu khí hậu cận nhiệt và ôn đới: kiểu thời tiết hanh khô và lạnh, ít sông ngòi, nhiều thảo nguyên và bình nguyên. Để thích nghi với kiểu thời tiết này, nhà của người phương Bắc thường kín, ít cửa để giữ nhiệt và tránh gió; họ cũng ăn đồ mặn và uống rượu để chống lại cái lạnh và khô của thời tiết. Và phương tiện di chuyển chủ yếu của họ là ngựa.
Miền Nam Trung Quốc thì nằm gần xích đạo và có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương ứng với kiểu khí hậu này là thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, địa hình nhiều sông hồ, kênh rạch. Do đó, người phương Nam thường ở nhà sàn hoặc có nền cao, nhà có nhiều cửa sổ, để tránh lụt và đón gió; họ uống trà và ăn đồ ăn ngọt (tính hàn!?! :oops: ) để giải nhiệt cơ thể, chống nóng. Và vì phương Nam nhiều sông ngòi nên phương tiện di chuyển thích hợp nhất là thuyền.
Ý kiến của mình gần giống với quan điểm của bạn Hương, nhưng hiểu rộng một chút về quan niệm Nam-Bắc thì miền Nam không chỉ bao hàm VN mà là cả vùng đất phía Nam sông Dương Tử (địa bàn của người Bách Việt, như một số nhà nghiên cứu khẳng định).
Mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người hen. Diễn đàn của mình đang bắt đầu sôi nổi rồi đó. :?
Where there's a will there's a way
Hình đại diện của thành viên
vantiensinh
 
Bài viết: 121
Ngày tham gia: Thứ 2 05/10/09 19:21
Đến từ: Pleiku City, Gia Lai Province
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi huong0205 » Thứ 5 12/11/09 9:32

Mình đồng ý với cách giải thích của bạn vantiensinh về "Nam trà, Bắc tửu". Đây là một thành ngữ xuất phát từ Trung Quốc. Phương Nam, phương Bắc thì bạn trình bày tương đối rõ rồi. Tuy nhiên, câu thành ngữ này hiện nay còn phải xem xét theo trục thời gian nữa. Vì hiện nay, có vẻ như nó không còn chính xác. :D
Hình đại diện của thành viên
huong0205
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 6 07/12/07 22:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách