BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi NGUYEN THI THEM » Thứ 5 12/11/09 21:05

Rất cảm ơn những chia sẻ về ý kiến mình đưa ra.
Mình đồng ý với ý kiến bạn Anh Văn huong0205 đưa ra. ý kiến vantiensinh, mình cũng đồng ý , tuy nhiên có một điểm mình muốn làm rõ. nếu nói "[color=#FFFF40]khi nói đến phương Nam, có thể hiểu họ bao hàm cả VN (nước ta đã từng là thuộc địa của Trung Hoa 1000năm cơ mà)". [/color]
Vậy thì miền Bắc Việt Nam chúng ta thuộc miền Nam Trung Quốc, vậy ở đó ăn ngọt hay sao? Trong thực tế thì miền Bắc nước ta thường ăn mặn và miền Nam ăn ngọt. Cho nên mình nghĩ câu nói “Nam điềm, Bắc hàm” chỉ Việt Nam thì đúng hơn.
"ở miền Nam khí hậu nóng bức thì con người có xu hướng thiên về cá nhân?!? " câu hỏi này mình xin trả lời như sau: người miền Nam Việt Nam do tiếp xúc nhiều với văn hóa phương Tây, là miền đất đi khai phá sau này, người dân từ nhiều nơi khác nhau đến sinh sống nên ý thức cá nhân mạnh hơn, tính tập thể yếu hơn so với miền Bắc chứ không phải do khí hậu nóng. :roll:
Diễn đàn đang sôi động, có nhiều ý kiến rất hay, mình xin nêu thêm một vấn đề mà mình chưa rỏ lắm để mọi người cho biết ý kiến và thảo luận thêm. Đó là hiện tượng “xuyên văn hóa”. Không biết mình dùng từ “hiện tượng” có chính xác không, hay gọi nó là “khái niệm” thì đúng hơn? Vì mình còn mơ hồ lắm về thuật ngữ này. Nếu nói “một chuyến du lịch xuyên Việt” có thể hiểu là đi khắp các tỉnh thành trong nước Việt, “xuyên quốc gia” là đi qua nhiều nước, vậy “xuyên văn hóa” có phải là muốn nói đến nhiều nền văn hóa? Trong tài liệu “văn hoá học và xuyên văn hoá” của Mikhail Epstein do thầy Nguyễn Văn Hiệu dịch có nói “Nếu văn hoá học là sự tự ý thức của văn hoá, thì xuyên văn hoá là sự chuyển dạng tự thân của văn hoá.”. “Bằng việc vượt qua những giới hạn ‘tự nhiên’, hay những ‘lớp văn hoá đầu tiên’”.
Vậy ta có thể hiểu “xuyên văn hóa” là hiện tượng giữ gìn bản sắc văn hóa của mình và tiếp thu tinh hoa văn hóa nước khác để làm phong phú hơn nền văn hóa nước nhà được không?
Vấn đề này mình chưa hiểu, mong mọi người "chỉ giáo" !!! :?: :roll:
RANDOM_AVATAR
NGUYEN THI THEM
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 4 07/10/09 20:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi huong0205 » Thứ 5 12/11/09 22:30

Chào bạn NGUYEN THI THEM

Đối với vấn đề "Xuyên VH" mà bạn nêu ra, mình xin có 1 vài ý kiến

Theo mình, vấn đề xuyên văn hóa, có liên quan đến việc vận dụng phương pháp so sánh và việc nghiên cứu BSVH.

Nếu như ta chỉ nghiên cứu từ góc nhìn nội bộ của nền VH dân tộc, không có vật tham chiếu thì khó mà phát hiện ra được những đặc điểm và loại hình của nền VH bản địa và đồng thới cũng không nhận ra được những điểm chưa đầy đủ của VH bản địa. Và do vậy, cũng không tìm ra được những yếu tố giao lưu tiếp biến trong quan hệ với các nền văn hóa khác.

Khi nghiên cứu BSVH cần phải có sự so sánh với các nền VH khác, phải nhìn VH của dân tộc mình từ góc độ của 1 nền VH khác từ đó mới có thể đánh giá khách quan được những giá trị " vh tự ngã và chủ thể". Từ đó, nhận thấy đâu là những giá trị vốn có, giá trị mang tính bản sắc của dân tộc mình.Vì có những yếu tố VH được coi là bản sắc nhưng yếu tố đó lại không phải là yếu tố VH bản địa mà được hình thành từ quá trình "kết hợp" với các yếu tố VH ngoại lai.

Tóm lại, mình cũng chưa hiểu rõ, nhưng theo mình "xuyên VH" tức là cần nghiên cứu VH từ mọi góc nhìn, để đánh giá 1 cách đầy đủ và khách quan nhất. Và với việc nghiên cứu kiểu "xuyên VH" như vậy có thể tránh được chủ nghĩa "tự ngã trung tâm luận" - tức coi VH của dân tộc mình là trung tâm, là hay...còn VH các dân tộc khác là dở,..
Hình đại diện của thành viên
huong0205
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 6 07/12/07 22:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi songhuong » Chủ nhật 15/11/09 9:37

:lol:
Chào mọi người!
Mình cũng có cùng suy nghĩ như bạn tambattaiyen. Mình nghĩ không thể có Di truyền văn hóa
RANDOM_AVATAR
songhuong
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 4 04/11/09 10:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi trungphien » Chủ nhật 15/11/09 22:28

Một đứa trẻ đuợc thừa hưởng gen di truyền của bố mẹ (ví dụ như màu da, tóc quăn ...) dù bạn đưa đứa trẻ đó đến xứ sở nào thì các đặc điểm đó không thay đổi.

Tuy nhiên, một đứa trẻ phương Tây vì một lý do nào đó phải sống ở phương Đông từ bé thì hầu như những đặc điểm VH đặc trưng phương Tây của nó rất mờ nhạt, thậm chí là bằng 0.

Một đứa bé lạc mẹ được thú rừng nuôi từ bé thì hành xử theo kiểu của thú (báo chí đăng nhiều rồi).

Nếu hiểu theo cách này thì VH không có tính "di truyền".

Văn hóa có tính kế thừa !
When the road ahead is not so easy, OUR LOVE will lead the way for us, like a guiding star ...
Hình đại diện của thành viên
trungphien
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: Chủ nhật 02/11/08 12:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Thứ 2 16/11/09 14:24

Gửi các bạn trong topic này.
Mình cứ băn khoăn mãi không biết có nên reply về chủ đề mà mình nêu lên hay không bởi vì mình là người dốt, học hành không nghêm túc, kiến thức rời rạc. Cho đến hôm nay, khi đọc ý kiến của bạn trungphien thì mình thấy rằng nhiều người hiểu nhầm khái niệm Di truyền văn hóa sang lĩnh vực sinh học. Vì vậy mình viết đôi dòng thể hiện quan điểm của mình.
1. Văn hóa là do con người đẻ ra. Vậy muốn hiểu được văn hóa thì phải hiểu được con người. Muốn hiểu được con người thì cần biết Bản thể luận và Nhận thức luận.
2. Văn hóa và bản năng là một cặp phạm trù. Phân tâm học là một trong những chìa khóa để tìm hiểu vấn đề này.
3. Di truyền văn hóa là một khái niệm do Jung phát hiện. Nó chính là "Vô thức tập thể tồn tại trong mọi người và mỗi người, là cơ sở của tâm trạng cá nhân và căn cước văn hóa tộc người. Vô thức tập thể được ngưng kết thành những cổ mẫu (archétype), tức những mô hình nhận thức và những hình tượng. Chúng được truyền từ thế hệ người này sang thế hệ người khác bằng con đường vô thức được Jung goị là di truyền văn hóa."
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi trungphien » Thứ 3 17/11/09 5:43

Cám ơn bạn Tranhieu,

Đúng là mình chỉ "chiết tự" hai chữ "di truyền", chưa biết gì về "di truyền vh" như một khái niệm khoa học như bạn nói. Để hiểu rõ hơn vđề bạn nêu, chắc tôi phải tìm đọc về phân tâm học.

Nhưng những lý giải của bạn sao nó giống với "tính kế thừa của VH" quá. Đọc kỹ câu trả lời của tôi, bạn sẽ thấy tình huống đặt ra là tách con người với tư cách là cá nhân cụ thể ra khỏi cộng đồng của anh ta, đưa anh ta đến một cộng đồng khác ... Nếu theo định nghĩa của Jung thì khái niệm "di truyền VH" ở đây rõ ràng là gắn chặt với "tập thể", "tộc nguời", "cộng đồng nguời". Nó có vẻ giống tính kế thừa của VH được lưu truyền qua các thế hệ trong cộng đồng, được thực hiện bởi "chức năng giáo dục" của VH.

Với thái độ cầu thị, tôi thực sự muốn nghe thêm những ý kiến của những người quan tâm.
When the road ahead is not so easy, OUR LOVE will lead the way for us, like a guiding star ...
Hình đại diện của thành viên
trungphien
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: Chủ nhật 02/11/08 12:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BSVH VIỆT NAM (K 10)

Gửi bàigửi bởi HoangPhuong » Thứ 3 24/11/09 20:22

Em rất cảm ơn những ý kiến mà các anh chị đã đóng góp cho vấn đề mà em đã đưa ra. Theo em,"Nam điềm, Bắc hàm” đều đúng cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Chứ không chỉ đúng cho Việt Nam đâu. Vì điều kiện khí hậu ở hai niềm Nam Bắc của Việt Nam lẫn Trung QUốc hơi giống nhau.
RANDOM_AVATAR
HoangPhuong
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 7 31/10/09 22:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến28 khách

cron