NỮ KIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

NỮ KIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 7 28/11/09 0:42

[center][/center]
ngoc_nu thấy rằng trong mục về văn hóa Trung Quốc có những bài viết về mĩ nhân Trung Quốc rất nhiều, và chắc hẳn cũng có rất nhiều người biết về Từ Hi Thái Hậu,Triệu Cơ, Tây Thi,... không ít người trong chúng ta biết về các mĩ nhân Trung Quốc còn nhiều hơn những anh hùng nữ kiệt của Việt Nam, có thể là vì chúng ta được xem nhiều phim về các triều đại Trung Quốc trên truyền hình...
Bác Hồ chúng ta đã từng có câu thơ "dân ta phải biết sử ta", nhưng nguồn tư liệu chính để chúng ta biết về sử nước nhà chủ yếu qua sách, vì thế mà có thể mọi người sẽ không có nhiều thời gian và điều kiện để có thể tham khảo, ngoc_nu làm topic này với mong muốn góp một phần nhỏ để mọi người có thể tìm hiểu về những anh hùng nữ kiệt của nước ta. Thật sự rằng rất tự hào khi trong lịch sử đất nước chúng ta từ thời dựng nước cho đến thời kì chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ.. đều có rất nhiều những nữ anh hùng như vậy!
Ngoc_nu sẽ chia sẽ với mọi người về thông tin cuộc đời sự nghiệp những nữ anh hùng đó , mọi người đón đọc để hiểu hơn về lịch sử Việt Nam, và hãy góp ý, bổ sung nha mọi người! để tất cả chúng ta đều có thể biết nhiều hơn về sử Việt.
Bài viết này ngoc_nu sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu từ sách của tác giả Lê Duy Anh-Lê Hoàng Vinh, "nữ lưu đất Việt", 2005)
Thân ái!
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: NỮ KIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 7 28/11/09 1:54

TRƯNG TRẮC

Bà là con của Lạc tướng huyện Mê Linh đất Phong Châu, sớm mồ côi cha, nhưng được mẹ Man Thiện thủ tiết thờ chồng hết lòng dạy dỗ con ngoan. Bà và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, từ thuở thanh xuân không chỉ nổi tiếng về nhan sắc, thông minh xuất chúng, gan dạ phi thường mà còn nổi tiếng giỏi võ nghệ kiếm cung, chăn tằm ươm tơ do mẹ truyền dạy…Hai chị em Bà lớn lên hấp thụ dòng máu kiên trung bất khuất của nòi giống Việt, sớm thấu hiểu nỗi khổ đau của dân tộc dưới kìm kẹp áp bức của nhà Hán, những tên Thái thú tham tàn, bạo ngược, chuyên đi cướp bóc áp bức bóc lột nhân dân đến tận xương tủy…
Hình ảnh
Trưng Trắc

Trước uy danh cùng thanh thế của 2 Bà, Thái thú Tô Định cũng tỏ ra e gờm, Hậu Hán thư ghi nhận:”Chị em họ Trưng thậm hùng dũng”, “Trưng Trắc nhân hữu đảm dũng”(sách “Giao châu ngoại kỷ”, câu này có nghĩa Trưng Trắc là người gan dạ, dũng cảm)
Năm Trưng Trắc tròn 20 tuổi, bà sánh duyên cùng quan Lệnh doãn huyện Châu Diên là Thi Sách, cũng thuộc dòng dõi Lạc tướng.Thi Sách là người đã từ lâu nuôi chí lớn diệt ngoại xâm, cuộc hôn nhân được xem là sự kết hợp giữa 2 vọng tộc Trưng-Thi cùng chí hướng yêu nước, tinh thần bảo tồn phong tục Việt Cổ của nhà nước Văn Lang.
Hình ảnh
Trưng Trắc và Thi Sách

Trước tình hình Thái thú Tô Định ngày càng ngang tàng bạo ngược hành hạ dân lành, thẳng tay đàn áp các Lạc tướng cương trực, Thi Sách cùng vợ Trưng Trắc họp bàn đối phó cùng các nhà mưu lược như: thân mẫu Man Thiện, Cao Liên, Lê Chân, Trưng Nhị, Tạ Thị Cẩn, Lê Đình Lượng…soạn bản cáo trạng bằng Hán văn do Thi Sách đứng tên ấn triện gửi đến dinh Thái thú Tô Định. Tô Định thúc binh mà thẳng đến Châu Diên giết chết Thi Sách vào cuối năm Kỷ Hợi (39).
Đứng trước tình thế buộc phải ra tay “đền nợ nước, trả thù nhà”, Trưng Trắc nén nỗi đau riêng, cùng em Trưng Nhị và cùng rất nhiều nữ dũng (tiêu biểu như:Hoàng Thiều Hoa,, Lê Hoa, Bảo Châu, Nguyệt Thai, Xuân Nương, Diệu Tiên…) và hàng vạn dân binh nghĩa sĩ đứng lên đánh đuổi kẻ thù. Nhân dân một lòng tin tưởng đi theo dưới ngọn cờ Hai Bà Trưng. Trong buổi lễ tế cờ vào ngày mùng 6 tháng 2 năm Canh Tý (tại Hát Môn). Trước ba quân tướng sĩ, Trưng Trắc hùng dũng bước lên đàn thề , tuốt gươm giơ cao rồi trỏ bờ sông Bạch Hạc dõng dạc tuyên thệ:
“Một xin rửa sạch quân thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin toàn vẹn sở công lệnh này” .

Trước sự chỉ huy tài tình, can trường dũng mãnh của Hai Bà Trung cùng tinh thần yêu nước sục sôi của ba quân, thành Luy Lâu đại bại, Thái thú Tô Định bỏ chạy về nước. Sau chiến thắng,Trưng Trắc được các tướng lĩnh cùng nhân dân suy tôn lên làm vua vào năm Canh Tý, đóng đô tại Mê Linh, quốc hiệu là Triệu Quốc.
Nền thái bình được thiết lập chưa lâu thì tháng 2 năm Canh Sửu vua Đông Hán sai Mã Viện mang 20 vạn quân sang tiếp tục xâm lược nước ta, đất nước ta còn non yếu quân đội lại ô hợp lại phải đương đầu với một đội quân tinh nhuệ hùng dũng nên đành phải thảm bại lui về Cấm Khê,. Nhằm bảo vệ tiết tháo Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống sông Hát Giang tự tử. Có thuyết cho rằng Hai Bà lên núi Thường Sơn hóa thân,. Tướng Lưu Long phụ tá của Mã Viện cho rằng Hai Bà bị bắt và bị hành quyết, thủ cấp của Hai Bà được gửi về Lạc Dương…Dẫu sao cái chết của Hai Bà Trưng là cái chết oanh liệt nêu cao tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta!
Hình ảnh
Hai Bà Trưng anh dũng kiên cường trên chiến trận
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: NỮ KIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Chủ nhật 29/11/09 15:00

Trong chuyên mục "Văn hóa Việt Nam", ngoc_nu thấy có một topic là "Mã Viện và Hai Bà Trưng nhìn từ phía khác" của tác giả aloha, mọi người có thể đọc thêm :)
ngoc_nu xin được tiếp tục chủ đề:
Dưới thời Hai Bà Trưng còn có rất nhiều những nữ tướng kiết xuất.Họ là những người phụ nữ vừa xinh đẹp, thông minh lại vừa giỏi kiếm cung võ nghệ, đã không tiếc tuổi thanh xuân, tính mạng mình tham gia vào cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Có thể kể qua như:Nữ tướng Hoàng Thiều Hoa, hai chị em nữ tướng quân Lê Hoa-Lê Chân,nữ tướng quân Lê Ngọc Trinh, Lê Thị Lan,nữ tướng Thánh Thiên Công Chúa, Bát Nàn Công Chúa,Xuân Nương, Vĩnh Hoa, Cao Liên, các nữ tướng Đạm Nương - Hồng Nương và Thanh Nương..
ngoc_nu xin đi giới thiệu cho các bạn về nữ tướng quân Lê Chân:

[center]TIÊN PHONG NỮ TƯỚNG QUÂN LÊ CHÂN[/center]
Bà nguyên quán ở tỉnh Quảng Ninh ngày nay, sau di cư đến khai khẩn lập nghiệp tại vùng đất hoang An Dương, nay là thành phố Hải Phòng. Bà là ái nữ của cụ Lê Thái Thịnh (có sử liệu ghi là Lê Đạo) và Trần Thị Huấn (có sử liệu ghi là Trần Thị Châu). Bà vốn là người có nhan sắc, lại thông minh, tài hoa nên nhiều lần Tô Định ép lấy làm tì thiếp, bà nhất quyết không cúi mình. Chính cụ Lê Thái Thịnh cũng nung nấu tinh thần yêu nước, nhiều lần tỏ thái độ chống đối quân đô hộ nhà Hán, vì thế cụ bị Thái Thú nhà Đông Hán Tô Định giết hại.. Không cam chịu uất hận bà quyết tâm chiêu binh mã luyện tập chờ thời cơ phất cờ khởi nghĩa.Năm Kỷ Hợi (39), được tin từ Mê Linh, hai chị em Trưng Trắc-Trưng Nhị dấy binh, bà liền đem binh mã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, từ những buổi đầu của cuộc khời nghĩa, bà được phong giữ chức Tiên phong Nữ tướng quân và lập được nhiều chiến công oanh liệt, góp phần to lớn vào việc hạ 65 thành giặc, khiến Tô Định hồn bay phách lạc trốn chạy về Tàu.
Sau khi quét sạch quân thù khỏi bờ cõi, Trưng Trắc xưng vương phong cho bà làm “Tổng quản binh quyền nội bộ”.
Năm Tân Sửu (41), 20 vạn tinh binh dưới sự chỉ huy của Mã Viện, một lão tướng của nhà Đông Hán có kinh nghiệm xông pha trận mạc và nổi tiếng cáo già, xảo quyệt, sang xâm lược nước ta lần nữa. Đứng trước thế giặc mạnh, đội quân Hai Bà Trưng thất bại, Lê Chân cũng tuẫn tiết theo Hai Bà Trưng xuống sông Hát. Nhưng có sử liệu nói Bà tử trận ở cánh đồng làng Mai Động, cũng có sử liệu ghi chép Bà kéo quân về cố thủ ở cánh đồng lầy vùng Lạc Sơn (nay thuộc tỉnh Hải Dương), dùng chiến thuật du kích chiến, tiếp tục đánh nhau với quân Hán suốt mấy năm, rồi trong một trận quyết chiến với kẻ thù, do quân số ít lại bị bao vây, bị thảm bại bà tuẫn tiết tại núi Dát Dâu. Tương truyền rằng chính bà là người sáng tạo ra môn thể thao đánh phết còn đến ngày nay.
Để tưởng nhớ đến vị nữ tướng tài ba, nhân dân lập đền thờ bà tại quê hương An Biên –Hải Phòng, gọi là Đền Nghè. Hàng năm tổ chức lễ tưởng niệm bà long trọng vào các ngày 7,8,9,10 tháng Giêng- Âm lịch, trong lễ hội thường có tổ chức đánh phết. Tại đình làng Mai Động quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cũng có thờ Bà, hàng năm mở hội ngày mồng 6 tháng Giêng
Hình ảnh
tượng nữ tướng Lê Chân
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: NỮ KIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 3 01/12/09 1:19

Nhân vật nữ kiệt tiếp theo trong lịch sử Việt Nam mà ngoc_nu muốn giới thiệu cho mọi người đó chính là
Bà Triệu. Tuy nhiên ngoc_nu thấy đã có một bài về bà Triệu rồi (bài "không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người: Bà Triệu" của tác giả thuydaonguyen) mọi người có thể tham khảo, ngoc_nu sẽ dành thời gian post một bài khác ha! ^_^

[center]HOÀNG HẬU DƯƠNG THỊ NHƯ NGỌC[/center]

Bà là ái nữ của Tiết Độ sứ Dương Đình Nghệ, quê Ái Châu, Thanh Hóa, bà cũng là chị của Dương Tam Kha. Qua kén rể chọn hiền tài, Dương Đình Nghệ gả con gái cho danh tướng Ngô Quyền. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết Độ sứ, rồi sai người sang cầu cứu vua Nam Hán đem quân sang trấn giữ. Đâù thu năm Mậu Tuất (938), Ngô Quyền đem quân vượt đèo Ba Dội tiến như vũ bão vào thành Đại La, bắt giết tên nội phản Kiều Công Tiễn, bêu đầu trước cổng thành. Tiếp đó, Ngô Quyền phải đương đầu với 15 vạn quân Nam Hán do Hoằng Thao cầm đầu, đang tiến sang nước ta. Dưới sự chỉ huy tài ba của danh tướng Ngô Quyền, cả đội quân Nam Hán tinh nhuệ đại bại tại trận chiến trên sông Bạch Đằng.
Lại kể về Dương Thị Như Ngọc. Có lần, đứng trước thù trong là Kiều Công Tiễn, giặc ngoài là quân Nam Hán, Ngô Quyền ngày đêm lo lắng than thở cùng bà :” Ta đêm mất ngủ, ngày mất ăn, cũng chưa tính kế gì hay. Ý nàng ra sao?”. Bà trả lời :”Trăm mưu nghìn kế trên đời này hay nhất vẫn là lòng dân”, rồi bà lại nói :”Thịnh suy là lẽ thường trên đời, có suy thì có thịnh. Nếu ta biết ra quân, làm theo đạo trời thì lẽ nào lòng dân không theo”. Ngô Quyền cho là phải, dốc lòng làm điều thiện, đem thóc lúc giúp dân nghèo, chiêu mộ nhân tài giúp nước,muôn dân nô nức hưởng ứng dưới ngọn cờ chính nghĩa của ông.
Khi nói về những chiến công trong sự nghiệp của Ngô Quyền: đánh đuổi ngoại xâm, đưa nước ta thoát khỏi ách đô hộ hơn nghìn năm của các thế lực phong kiến phương Bắc, mở đường cho các triều đại Đinh, Lê, Lí , Trần…về sau này làm chủ trời Nam… Không thể không kể đến những đóng góp của vợ ông: Hoàng Hậu Dương Thị Như Ngọc, người đã góp một công sức rất lớn trong cuộc chiến chống quân Nam Hán xâm lược, hết lòng giúp đỡ chồng thành lập đội quân “nương tử quân”, cũng chính bà tận tụy huy động lực lượng phụ nữ dốc tâm cứu nước.
Để tưởng nhớ đến công đức của bà , nhân dân làng Yên Nhân, xã Hòa Chính, huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây đã lập đền thờ bà, đến nay vẫn còn.
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: NỮ KIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 3 01/12/09 23:48

[center]THÁI HẬU DƯƠNG VÂN NGA[/center]

Vào thế kỉ 10, Lịch sử Việt Nam nổ danh với 2 nhân vật lịch sử là: Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn.
Đinh Bộ Lĩnh bằng tài trí võ nghệ của mình đã dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng (968-980), đặt tên nước là Đại Cồ Việt,định đô ở Hoa Lư-Ninh Bình.
Lê Hoàn là một tướng tài của Đinh Bộ Lĩnh, đã có công trong cuộc chiến thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh, được phong tới chức Thập Đạo Tướng quân,có công lãnh đạo nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Tống, mang lại chiến thắng vang dội một lần nữa trên sông Bạch Đằng, sáng tạo chiến thắng Chi Lăng, mở rộng và giữ yên biên cương phía Nam (về phía Chiêm Thành), lên ngôi lấy hiệu Lê Đại Hành (980-1005).

Và người phụ nữa gắn kết hai triều đại ấy chính là Thái hậu Dương Vân Nga, người phụ nữ được mệnh danh “hoàng hậu hai triều” trong lịch sử Việt Nam. Bà thuộc dòng dõi của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, bà cũng là cháu của Hoàng hậu Dương Thị Như Ngọc-vợ Ngô Quyền. Là ái nữ của Dương Tam Kha (có sử sách ghi là Dương Thế Hiển), còn có tên là Dương Thị Ngọc Vân. Bà vốn là Hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng, khi Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích sát hại, con trai bà mới 6 tuổi kế nghiệp hoàng đế, Dương Thái hậu phải cáng đáng việc của triều đình trong hoàn cảnh khó khăn: sự nghiệp thống nhất đất nước mới hoàn thành nên còn lỏng lẻo, triều đình thì lục đục xâu xé tranh giành quyền lực, bên ngoài thì nhà Tống sai các tướng Hầu Nhân Bảo, Lưu Trừng đem đại quân theo 2 đường thủy bộ xâm lược Đại Cồ Việt,vua Tống ngang nhiên đòi Bà và con trai –Lê Toàn sang chầu. Trong nước, phò mã Ngô Nhật Khánh (con rể Đinh Tiên Hoàng) trốn vào Nam rước vua Champa cùng hơn nghìn chiếc thuyền mưu tính cướp kinh đô Hoa Lư, trong triều các đại thần: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp thấy vua còn nhỏ, quyền bính nằm cả trong tay Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn, nghi ngờ Lê Hoàn-Dương Thái Hậu có tư thông nên cử binh mã tiến đánh kinh thành Hoa Lư. Trong tình hình khó khăn đó, Dương Thái hậu đã giáng chỉ cho Lê Hoàn cử Phạm Cư Lạng đem quân đi trấn giữ quân Tống. Trước lúc tiến quân, Phạm Cư Lạng và binh lính đều tôn Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua. Đứng trên cương vị người buông rèm nhiếp chính Thái hậu Dương Vân Nga thay con cầm quyền điều hành chính trị cũng nhận thấy chỉ có Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn là bậc tài trí có khả năng đưa đất nước qua cơn khó khăn trước thù trong giặc ngoài.Đứng trước vận mệnh sống còn của tổ quốc, Thái hậu Dương Vân Nga bằng tầm nhìn xa trông rộng, với tinh thần trách nhiệm cao cả bà đã đặt tình yêu đất nước, vận mệnh dân tộc lên trên lợi ích cá nhân của gia tộc,vương quyền…bà lấy chiếc áo long bào của Tiên đế choàng lên vai Lê Hoàng, hành động tỏ ý nhường ngôi ấy của Thái hậu Dương Vân Nga đã giúp đất nước vượt qua sự tấn công xâm lược của nhà Tống, tránh cho đất nước lâm vào tình trạng bè đảng tranh chấp, nước mất nhà tan.
Hành động ấy của bà đã để lại rất nhiều tranh cãi trong lịch sử: giữa một bên xem hành động của bà là một hành động dũng cảm, bà xứng đáng là một bậc nữ kiệt được lưu danh sử sách muôn đời, sử cũ có chép :”tục dân lập đền thờ tô hai pho tượng Tiên Hoàng và Đại Hành cùng tượng Dương Vân Nga ngồi cùng”, vùng kinh đô Hoa Lư còn lưu truyền nhiều truyền thuyết đẹp về Thái hậu Dương Vân Nga. Một bên khác thì lên án phê phán hành động của bà, cho rằng bà có tình cảm trước với Thập Đạo tướng quân Lên Hoàn, mang ngôi báu dâng cho người ngoài…Đến thời Lê mạt, An Phủ Sử Lê Thúc Hiển ra lệnh cấm thờ chung 3 vị…
Hình ảnh
lối vào nơi thờ Dương Thái Hậu ở Hoa Lư
Hiện nay, tại cố đô Hoa Lư, đền vua Đinh và vua Lê được thờ riêng, Thái Hậu Dương Vân Nga được thờ chung trong đền vua Lê:
Hình ảnh
Đền vua Đinh
Hình ảnh
Đền Vua Lê Đại Hành
Hình ảnh
Tượng Thái hậu Dương Vân Nga được đặt tại đền thờ Lê Đại Hành nhưng lại quay mặt về hướng đền Đinh Tiên Hoàng
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: NỮ KIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 2 07/12/09 23:15

ngoc_nu xin đính chính rõ hơn tên một vị tướng đã phò tá Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (mà sau này là vua Lê Đại Hành) tướng quân PHẠM CỰ LẠNG (tài liệu được dựa theo để đính chính là quyển "tiến trình lịch sử Việt Nam" của tác giả Nguyễn Quang Ngọc-chủ biên-NXB GD, 2006).
Rất xin lỗi các bạn về sự nhầm lẫn này :)
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: NỮ KIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 2 07/12/09 23:32

Tiếp tục cho chuỗi bài này ngoc_nu xin được giới thiệu về nữ nghệ nhân Phạm Thị Trân.
Có lẽ chúng ta, ai cũng biết về nghệ thuật hát chèo, là một loại hình nghệ thuật đặc sắc của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Bài viết sau đây mà ngoc_nu đưa lên sẽ giúp các bạn biết được một chút thông tin về Bà tổ của hát chèo và thời gian ra đời của nghệ thuật hát chèo:

[center]NỮ NGHỆ NHÂN PHẠM THỊ TRÂN
[/center]
Bà Phạm Thị Trân (926-976), quê ở Hồng Châu, Hải Hưng (nay là 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương). Sống dưới thời Đinh Tiên Hoàng. Bà xinh đẹp và có tài múa hát, diễn trò rất xuất sắc, vua Đinh đã mời bà về kinh đô Hoa Lư, phong cho bà chức Ưu Bà, chuyên dạy biểu diễn nghệ thuật, đánh trống, diễn trò.. trong hàng ngũ quân đội nhà Đinh, nay gọi là hát chèo.
Hình ảnh
nghệ thuật sân khấu chèo bắt nguồn từ thời Đinh, thế kỉ X trong kinh thành Hoa Lư

Cách rước trống chèo của bà có sức cỗ vũ lớn đối với tinh thần chiến đấu của các quân sĩ thời đó. Và nghệ thuật hát chèo cũng bắt đầu manh nha hình thành từ đây. Khi bà mất, để tưởng nhớ công ơn của bà, nhân dân đã suy tôn bà là “Bà tổ của nghề hát chèo”. Hàng năm, vào ngày 18/2 âm lịch nhân dân tại tỉnh Hải Dương tổ chức lễ giỗ Bà.
Nghệ nhân Phạm Thị Trân, đã có công đóng góp vào nền văn hóa phi vật thể Việt Nam một loại hình nghệ thuật độc đáo, còn lưu truyền và phát triển cho đến ngày nay.
Hình ảnh
hình ảnh của một vở chèo tại Nhà hát Chèo Việt Nam
Hình ảnh
Một cảnh trong vở Hồ Xuân Hương
Hình ảnhMột cảnh trong vở Quan Âm Thị KínhHình ảnh Một cảnh trong vở Trương Viên

Bài viết còn có sử dụng thêm hình ảnh và thông tin tại các trang web:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A ... _Tr%C3%A2n
http://images.google.com.vn/imgres?imgu ... vn/diemden
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: NỮ KIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Lovevietnam_vn » Thứ 4 30/12/09 10:07

Nữ nhân Việt Nam đều là những người tài cao đức trọng không như những người phụ nữ của Trung Quốc, có tốt có xấu, nếu muốn làm một danh sách về những nữ nhân Việt Nam từ thi nhân, đến công chúa - hoàng hậu chắc cũng không ít. Nhiều người đi vào lịch sử như một minh chứng cho lịch sử từ huy hoàng đến đen tối chẳng hạn như Nam Phương hoàng hậu...thế nhưng tất cả những người phụ nữ ấy đều làm rãng ro84 đất nước này, chính vì vậy mới có ngày 8/3 - ngày phụ nữ Việt Nam chứ....
[center]Thực tắc hư chi, hư tắc thực chi, hư thực tương sinh[/center]
[center]...¹ş†·Åģαιη....[/center]
Hình đại diện của thành viên
Lovevietnam_vn
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Thứ 6 25/09/09 12:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NỮ KIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi quananh » Thứ 7 09/01/10 12:29

Lovevietnam_vn đã viết :

Lovevietnam_vn đã viết:chính vì vậy mới có ngày 8/3 - ngày phụ nữ Việt Nam chứ....


Bạn viết không sai, nhưng lại không chính xác. "Ngày Phụ nữ Việt Nam" chính xác là ngày 20.10. Còn Ngày 8.3 là "ngày Quốc tế phụ nữ".
Học, học nữa, học mãi, hộc máu!!!!!!!
Hình đại diện của thành viên
quananh
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 2 06/10/08 13:20
Đến từ: Giengel, Bayern, Deustchland
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NỮ KIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi violin » Thứ 6 23/07/10 15:13

bài viết của bạn rất hay. hy vọng bạn sẽ tiếp tục chủ đề này vì Việt Nam còn rất nhiều "nữ lưu hào kiệt". Nhiều khi thấy một thực trạng thật đáng tiếc là người Việt Nam mình biết rõ các nữ hào kiệt trong lịch sử Trung Hoa còn hơn rong lịch sử Việt Nam.

có một việc góp ý nho nhỏ. mình thấy 3 tấm ảnh bạn đưa về Bà Trưng thì sai hết 2 tấm rồi.

1. tranh thứ nhất là "Bà Triệu cưỡi voi" của tranh dân gian Đông Hồ chứ không phải bà trưng. đặc điểm để nhận diện mà dân gian thường nói về Bà Triệu là có bộ ngực rất lớn. Bạn xem thêm ở đây.
http://dongho.village.vn/?page=product_ ... tal=dongho

2. tranh thứ hai này là nói về Lạc Long Quân và Âu Cơ chứ không phải Thi Sách và Trưng Trắc. bạn có thể thấy những đứa trẻ nam đứng xung quanh là 100 người con trai trong truyền thuyết.

xem thêm về phụ nữ Việt Nam trong truyền thuyết ở đây
http://e-cadao.com/coinguon/vinhdanhphu ... uyetvn.htm

chúc mọi người ngày lành ^_^
con người dù có thánh thiện đến mấy thì vẫn là con người
Hình đại diện của thành viên
violin
 
Bài viết: 62
Ngày tham gia: Thứ 4 12/03/08 19:40
Đến từ: nơi tận cùng thế giới
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 5 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách

cron