QUAN NIỆM VỀ ĐẤT NƯỚC TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

QUAN NIỆM VỀ ĐẤT NƯỚC TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi VU TRIEU » Thứ 5 14/01/10 21:31

Việt Nam cũng như mọi đất nước khác trên thế giới đều có những ngưòi yêu nước. Trung quốc cũng là quốc gia như vậy. Có một điều khác biệt là lòng yêu nước của ngưòi Việt khác với lòng yêu nước của người Trung Quốc hay một dân tộc khác. Nếu như người Trung Quốc theo chủ nghĩa gia tộc, tông tộc nên họ xem đất nước tất cả thuộc quyền sở hữu của vua, của một dòng họ nào đó. Trong lịch sử Trung Quốc luôn xẩy ra chiến tranh liên miên nhưng đó là chiên tranh giữa các dòng họ, giữa các bộ tộc trong đất nước Trung Hoa cổ đại. Những cuộc chiến tranh ấy đều phục vụ cho lợi ích, quyền lợ tranh giành đất đai của các tập đoàn phong kiến. Và những người hy sinh như vậy được xem là trung thần. Trong Tam quốc chí thiên hạ giết nhau không phải vì đất nước trung Hoa mà vì ba dòng họ lớn Lưu, Tôn, Tào. Bởi vì đất nước găn liền quyền lợi của vua nên vua tự xưng là thiên tử ( con trời) nên vua bảo bề tôi chết thì bề tôi phải chết. Khi vua băng hà thì ngưòi bề tôi ây tiếp tục phục vụ vị vua mới lên ngôi. Vì vậy mà Nho giáo quan niệm rắng ngưòi quân tử phải tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ "Quân sử thần tử thần bất tử bất trung, phụ sử bất vong tủ bất vong bất hiếu". Còn người Việt quan niệm rằng đất nước này không phải là của vua mà của chính ngưòi dân. Vua chỉ là vị thủ lĩnh cao nhất đại diện cho nhân dân, vua và nước là một. Vì vậy mà vị vua nào mà hôn quân vô đạo thì mọi người dân đều có thể đứng dậy lật đổ để lập vua mới. Đối với người Việt yêu nước ở đây trước hết là yêu quê hương, gia đình với cây đa, bến nước, sân đình. Cho nên nhà thơ Đỗ Trung Quân mới viết:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương nếu ai không nhơi
Sẽ không lớn nổi thành nguời
Không chỉ những vậy lòng yêu nước của ngưòi Việt còn được nâng lên thành chủ nghĩa yêu nước. Đó là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta được hun đúc trong suôt quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha. Yêu nước là sẵn sàng xả thân khi vận nước lâm nguy, trong Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn đã cho thấy tấm lòng yêu nước của mjinh " nửa đêm ta vỗ gối quên ăn, nước mắt đầm đia, ruột dau như cắt.." Hơn thế nữa Lý Thường Kiệt và Quang Trung còn viết
Sông núi nước Nam vua nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc chúng bay sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời
( Nam Quốc Sơn hà)
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho phiến giáp bất hoàn
Đánh cho Nam quôc sơn hà chi hữu chủ
Yêu nước còn là giũ gìn bản sắc dân tộc chống lại sự đồng hóa văn hóa Nguyễn trãi đã từng viết:
Như nưóc Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Phong tục Bắc, nam cũng khác
( Bình Ngô Đại cáo)
yêu nước còn là tôn vinh những người có công với đất nước đồng thời nghiêm khắc trừng trị những kẻ phản dân hại nước. Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định rắng:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Truyền thống yêu nước của ngưòi Việt đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt nam. Ngày nay trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ta cần phát huy truyền thống ấy trong quá trình xây dựng đất nước góp phần đưa đất nước đi lên.
TOAN PHUONG
RANDOM_AVATAR
VU TRIEU
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 31/10/09 17:05
Đến từ: Lớp Đại học Quản Lý Văn Hoá 3 Khao Quản Lý Văn hoá nghệ thuật Trường Đại học Văn Hoá Tp.Hồ ChÍ Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến32 khách