Bài viết về Hoàng thành Thăng Long trên Tờ New York Times

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Bài viết về Hoàng thành Thăng Long trên Tờ New York Times

Gửi bàigửi bởi poettho » Chủ nhật 09/12/07 7:18

Thời báo New York Times ngày 16-10-2007:

[center]PHẾ TÍCH HOÀNG CUNG GIÀU CÓ GIỮA LÒNG HÀ NỘI[/center]

Hà Nội, Việt Nam – 900 năm trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam mới độc lập năm 1945, vị vua đầu tiên của triều đại nhà Lý cũng đã từng làm như vậy.
[center]Hình ảnh[/center]
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ chọn đất Thăng Long (nghĩa là Rồng bay lên) nằm vào khoảng vị trí Hà Nội ngày nay làm kinh đô cho đất nước mình - đất nước đã đánh bại nhà Đường non một thế kỷ trước, chấm dứt một thiên niên kỷ Bắc thuộc.

Trong Chiếu dời đô, vua Lý Thái Tổ viết: “thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” (Tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô).

Quần thể hoàng thành rộng lớn mà Lý Thái Tổ xây dựng vẫn tồn tại, dù không phải vạn đời, song ít nhất là đã được hơn 900 năm, qua ba lần thay đổi các triều đại chính trong lịch sử và hứng chịu các cuộc xâm lược liên tục của ngoại bang. Trong 5 năm gần đây, các nhà khảo cổ học của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã từng bước khai quật phần còn lại của Thăng Long, phát hiện hàng triệu di vật và nhiều vết tích các công trình có từ 1300 năm trước. Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm lịch sử vào năm 2010, trong đó Hoàng thành Thăng Long – một ứng cử viên của Di sản Văn hóa Thê giới (UNSECO) chính là trung tâm của sự kiện.

Nhà khảo cổ Bùi Minh Trí nói “Lịch sử của Hoàng thành Thăng Long là lịch sử Đại Việt”. Ông vừa nói vừa nhìn về khu di tích rộng đến 7,3 dặm vuông (hơn 11,5 cây số vuông), được cho là khu khai quật khảo cổ lớn nhất trong lịch sử Đông Nam Á. Đại Việt là nhà nước hình thành ở khu vực miền Bắc Việt Nam hôm nay. Họ là hậu duệ của các chủ nhân văn hóa Đông Sơn thời đại đồ đồng trong lịch sử với những chiếc trống đồng to lừng danh thế giới. Năm 2002, vị trí bên trong khu Hoàng thành, đối diện với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chọn làm nơi xây dựng tòa nhà Quốc hội mới (cơ quan nhà nước cao nhất). Các công trình hiện có đều phải dỡ bỏ. Các nhà khảo cổ học được mời đến để tìm kiếm liệu còn sót lại những gì bên dưới lòng đất hay không. Và họ đã rất tinh tế trong việc lựa chọn các vị trí quan sát, tìm kiếm. Cột cờ Hà Nội và Trường Đại học Nho giáo (hay Văn miếu – Quốc Tử Giám) hiện vẫn còn tồn tại và trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn. Khu Hoàng thành đã từng được lập bản đồ hai lần, một lần do các vị quan chuyên trách người Việt Nam vẽ vào thế kỷ 15, và một bản đồ khác do người Pháp vẽ 400 năm sau đó. Các công trình khai quật trước tại khu Hoàng thành này đã phát hiện một con đường lát gạch từ thế kỷ 13 đến 14.

Đào xuống từ 1 đến 4 mét dưới mặt đất, các nhà khảo cổ đã tìm thấy vết tích của ít nhất 11 cung điện, nền cột, đường lát gạch, hệ thống thoát nước và giếng nước. Một con sông nhỏ khô cạn được phát hiện mang trong mình bộ gốm sứ lớn nhất Việt Nam, hầu như tất cả đều mang dấu ấn cung đình.
Những bức tượng rồng 5 ngón và chim phụng – biểu tượng của vua và hoàng hậu – lần lượt được lấy lên từ cát bụi. Nhiều di vật tương tự đã từng được phát hiện ở những ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Đại Việt. Đến bây giờ, các nhà khảo cổ học đã có thể khẳng định nguồn gốc cung đình của các cổ vật ấy.

Sau 1010, Nhà nước Đại Việt thống nhất đất nước bằng khoảng phân nửa Việt Nam ngày nay, dần dà mở rộng lãnh thổ về phía Champa (chịu ảnh hưởng của Ấn Độ) ở phía nam (...).

Vào thế kỷ 18, miền nam Việt Nam sáng giá lên. Nhà Nguyễn dời đô về Huế nằm ở miền Trung từ năm 1802. Từ đó, Thăng Long bị bỏ quên. Ngay sau khi Hà Nội trở thành thủ đô Đông Dương thuộc Pháp năm 1887, người Pháp đã tàn phá Thăng Long.

Phức thể Hoàng thành trải rộng ở khu vực Quảng trường Ba Đình, Bảo tàng lịch sử quân đội, Phủ Chủ tịch và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hoàng thành xưa có đến hàng tá cung điện của vua, hoàng hậu và gia đình hoàng tộc; chùa chiền, nhà ở của quan lại; nơi hội họp và nghị sự của triều đình.

Do là trung tâm chỉ huy quân đội, Hoàng thành Thăng Long xưa được bảo vệ bằng lớp tường gạch dày do binh lính túc trực canh giữ ngày đêm.
[right](còn tiếp)[/right]
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Bài viết về Hoàng thành Thăng Long trên Tờ New York Times (p

Gửi bàigửi bởi poettho » Chủ nhật 09/12/07 7:31

Thời báo New York Times ngày 16-10-2007:


[center]PHẾ TÍCH HOÀNG CUNG GIÀU CÓ GIỮA LÒNG HÀ NỘI[/center]

(tiếp theo)

Từ kiến trúc đến ẩm thực, Thăng Long là kinh đô nhà nước phong kiến có cùng truyền thống với Tử Cấm Thành Bắc Kinh và Cung điện Heijo Nhật Bản. Trong ăn uống, vua quan triều đình được phục vụ thịt nai, lợn, gà, cá, tôm, cua v.v.. Nước sạch để uống được lấy từ 12 ngôi giếng trong Hoàng thành, trong đó giếng đào sớm nhất là từ thế kỷ thứ 7. Các triều đại thời ấy phân công các nghệ nhân chế tác gốm sứ và các công trình điêu khắc theo phong cách Trung Hoa cổ điển.

Các nhà xây dựng thời xưa xây tường và mở các con đường xung quanh khu Hoàng thành bằng gạch nung sản xuất từ khắp nơi trong nước. Ngày nay, hàng ngàn viên gạch như thế được phát hiện, xếp chồng lên nhau tại khu khai quật, trên đó có in bẵng chữ Hán xuất xứ và niên đại chế tác, cũng như chế tác dành cho đối tượng nào.

Người Việt Nam rõ ràng tiếp nhận truyền thống hoàng tộc từ Trung Hoa. Tuy vậy, thành Thăng Long lại thể hiện bằng chứng các đặc trưng văn hóa Việt Nam bản địa. Chẳng hạn là các di vật được trưng bày trong một bảo tàng nhỏ tại hiện trường. Trong đó có các mảnh ngói nóc bằng gạch có hình lá bồ đề được trang trí hình rồng và hoa cúc cũng như các bộ phận đà đao hình chim phụng ngẩng đầu được gắn ở các góc mái cung điện. Các mẫu di vật này chưa từng được tìm thấy trước đó.

“Chúng tôi biết rất rõ về kiến trúc từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, nhưng hoàn toàn không biết được cách kiến trúc từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15 cho đến khi phát hiện ra di tích Hoàng thành Thăng Long”. Giáo sư Bùi Minh Trí nói.
[center]Hình ảnh[/center]
Nhiều bộ sưu tập cổ vật rồi đây sẽ phải được nhận định lại dưới ánh sáng của thành Thăng Long. Tại Phòng trưng bày nghệ thuật Freer Viện Smithsonian ở Wahshington DC, một chiếc bát có từ thế kỷ 15 trong thời gian dài cứ nghĩ là cổ vật Trung Hoa thì nay phải nhìn nhận lại là cổ vật Việt Nam vì nhiều mẫu vật tương tự chiếc bát ấy đã được tìm thấy ở khu di tích Thăng Long.

Những ví dụ này và nhiều trường hợp nữa được bàn đến trong cuốn song ngữ Hoàng thành Thăng Long do Viện Khảo cổ học Việt Nam biên tập.

Một phần của khu di tích đã được khai quật. Các nhà khảo cổ học hy vọng có thể tìm hiểu được nhiều hơn về từng triều đại tron lịch sử Đại Việt trong khoảng thời gian 5 năm nữa khi họ tiếp tục công việc khai quật của mình.

Hiện tại, những chiếc hố dài được khai quật từ năm 2002 đến 2004 nằm dưới bộ mái vòm kim loại che chắn đã được bơm cạn nước. Từng tốp công nhân đang hối hả vét lớp rong rêu (vốn dễ mọc ở vùng khí hậu ẩm ướt) phủ đầy khúc sông chứa gốm sứ cổ. Ở cạnh đó, hơn 200 người khác đang khai quật trên một khu vực rộng lớn như lần khai quật đầu tiên.

Hiện chỉ có các cán bộ quân đội, báo giới và các nhà ngoại giao Việt Nam mới được phép tiếp cận khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Nhiều người hy vọng nó sẽ được mở cửa giới thiệu với công chúng vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vào năm 2010. Nhiều hoạt động chào mừng đã được tổ chức với công chúng như tại các công viên, bên cạnh đó, nhiều nhà cao tầng mọc lên, đường sá được chỉnh trang, song Hoàng thành Thăng Long vẫn sẽ là tâm điểm của lễ hội.

Sẽ có một bảo tàng được xây dựng trước năm 2010 để tái hiện lịch sử phát triển thành Thăng Long từ lúc khởi thủy với hy vọng sẽ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.

Giáo sư Bùi Minh Trí nói “Đối với chúng tôi, việc UNESCO công nhận Thăng Long là điều rất quan trọng. Thăng Long là biểu tượng của đất nước chúng tôi”.

Thăng Long hôm nay đã trở lại. (Thăng Long đổi tên thành Hà Nội từ năm 1830).
Danh từ Thăng Long có thể được tìm thấy trên các bảng hiệu cửa hàng bán máy giặt hay trên các banner treo ngang những cây ngô đồng trên khắp các con phố hẹp. Một mỏ dầu phát hiện vài năm trước ở ngoài khơi biển Nam Bộ cũng được gọi tên là mỏ Thăng Long.

Thành phố sẽ xây dựng nhà hát thứ hai vào năm 2012, có lẽ nhằm tìm câu trả lời cho nhà hát cũ do người Pháp xây dựng. Ai đó đã đoán rằng nhà hát ấy sẽ được lấy tên Thăng Long.

Giáo sư Murowchick – Giám đốc Trung tâm quốc tế về Khảo cổ Đông Á và Lịch sử văn hóa tại Đại học Boston tâm sự: “Thăng Long có thể trở thành một trường hợp nghiên cứu điển hình để kiểm chứng ngành khảo cổ học phục vụ cho các mục tiêu dân tộc như thế nào”. Ông nói tiếp “Đấy không phải là điều không hay. Nó có thể giúp mở mang ngành du lịch và phát triển kinh tế, góp phần khơi dậy niềm tự hào và củng cố tính thống nhất dân tộc”.

Tuy vậy, ông cũng quan ngại nếu thông tin khoa học có thể bị bóp méo “để cung cấp “bằng chứng vững chắc” cho vinh quang của một nền văn hóa cụ thể giống như xưa nay giới khảo cổ Trung Quốc vẫn hay làm”.

Tuy nhiên, “tại khu khai quật Hoàng thành Thăng Long từ trước tới nay chưa từng xuất hiện biểu hiện như thế. Nếu như trước đây việc xây dựng Tòa nhà Quốc hội không được hoãn lại, những phát hiện hôm nay đã có thể bị bỏ quên” như ở nhiều nước khác. Giáo sư Murochick nói.
[center]Hình ảnh[/center]
(….) Việt Nam ban hành bộ luật bảo quản di sản đầu tiên. UNESCO và các trường đại học nước ngoài được phép tổ chức các hoạt động điền dã và mở hội nghị khoa học tại khu di tích này.
[right]Người dịch: poettho[/right]
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Bài viết về Hoàng thành Thăng Long trên Tờ New York Times

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 5 20/12/07 9:01

Anh Thơ ơi,
Bài dịch của anh thú vị lắm. Nhân tiện em xin gửi tặng thêm anh và các bạn một vài tấm hình chụp trong khu vực đang khai quật của Hoàng Thành Thăng Long ( khu hạn chế, chưa cho tham quan rộng rãi). Những tấm ảnh này có thể đến bây giờ cũng không phải là mới lạ vì sách đã in ra rồi, nhưng được tận mắt nhìn và tự tay ghi lại thì vẫn có cảm giác xúc động hơn, phải không ạ?

Một góc thành..
Hình ảnh
Cây cọc gỗ này vẫn được giữ nguyên hiện trạng lúc đào được.
Hình ảnh

2 cái giếng thuộc về 2 thời kỳ khác nhau cùng nằm trong một khu vực
Hình ảnh

Hình ảnh
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bài viết về Hoàng thành Thăng Long trên Tờ New York Times

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 7 22/12/07 18:24

Đây là vài mẫu vật độc đáo được in vào sách về Hoàng Thành Thăng Long.
Hình ảnh
Hình ảnh
Các bạn có thể bấm vào các tấm hình để xem rõ hơn
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến37 khách