ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K10)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K10)

Gửi bàigửi bởi Dinh Thi Dung » Thứ 4 19/05/10 20:13

Gởi các bạn HVCH VHH khóa 10,
Để thực hiện việc tăng cường thảo luận trong học tập và dành nhiều thời gian trên lớp, tôi đưa lên đây một số nội dung chính của ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC để các bạn chọn vấn đề thảo luận. Các bạn cũng có thể đưa ra những vấn đề mới để cùng nhau trao đổi.

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM

1. ĐỊA VĂN HÓA

1. Khái niệm địa-văn hóa?
2. Quan hệ giữa Địa-văn hóa với tư cách là một cách tiếp cận với Địa-văn hóa với tư cách là một chuyên ngành của Văn hóa học?
3. Quyết định luận địa lý là gì ? Những đóng góp và hạn chế của quan điểm này?
5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Địa-văn hóa (học)?

2. CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Khái niệm “không gian văn hóa” được hiểu như thế nào từ góc độ địa-văn hóa?
2. Vấn đề phân vùng văn hóa. Hiện có nhiều quan niệm về vùng văn hóa và có nhiều cách phân vùng văn hóa Việt Nam. Cách phân vùng phù hợp nhất trong nghiên cứu các vùng văn hóa Việt Nam? Tại sao?
3. Hãy chọn một vùng/tiểu vùng văn hóa phân tích và làm rõ đặc trưng của vùng/tiểu vùng đó trong so sánh với các vùng văn hóa khác ở VN?

3. TÀI LIỆU
Tiếng Việt
1. A.A. Belik, Văn hóa học – những lý thuyết nhân học văn hóa, T/c Văn hóa – Nghệ thuật, H.: 2000.
2. Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học.H.: 2003.
3. Trần Quốc Vượng, Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, H.: 1998.
4. Trần Quốc Vượng, Môi trường, con người và văn hóa, Nxb VHTT, H.: 2005.
5. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp.HCM, 2001.
6. Huỳnh Khái Vinh (cb), Nguyễn Thanh Tuấn, Chấn hưng các vùng và tiểu vùng văn hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, H.: 2004.
Tiếng Anh
1. Harm J. de Blij & Peter O. Muller, Human Geography: Culture, Society, and Space (in lần 3), John Wiley & Sons, 1986.
2. George F. Carter, Man and the Land – A Cutural Geography (in lần 2), USA, 1968.
3. Jerome D. Felimann, Arthur Getis, Judith Getis, Human Geography – Landscape of Human Activities, Mc. Graw Hill, 2007.
4. Joel Bonnemaison, Culture an space: Conceiving a new Cultural Geography, IB. Tauris (London – New York), 2004.

THẢO LUẬN
Mời các Anh, Chị tham gia thảo luận vấn đề sau:
Trong công trình Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (NXB TP.HCM, 2001),tác giả Trần Ngọc Thêm có đưa ra quan điểm "văn hóa là 'phần giao' giữa tự nhiên và con người" (trang 23). Anh chị hãy bình giải quan điểm trên từ góc nhìn địa - văn hóa.

GV phụ trách môn học
TS. [right][/right]Đinh Thị Dung
RANDOM_AVATAR
Dinh Thi Dung
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 3 29/01/08 11:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K10)

Gửi bàigửi bởi newday » Thứ 6 02/07/10 6:12

"Trong công trình Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (NXB TP.HCM, 2001),tác giả Trần Ngọc Thêm có đưa ra quan điểm "văn hóa là 'phần giao' giữa tự nhiên và con người" (trang 23). Anh chị hãy bình giải quan điểm trên từ góc nhìn địa - văn hóa".
Có thể nói rằng, tác động của môi trường tự nhiên đối với điều kiện sống của con người là vô cùng quan trọng, việc tự nhiên có trở nên văn hóa hay không là do con người phát hiện và cảm nhận. Ví như ở đâu đó có một phong cảnh rất đẹp và thơ mộng, nhưng không có con người đặt chân đến và cũng chẳng ai biết về nó thì nó mãi mãi chỉ là tự nhiên với những đặc điểm vốn dĩ của nó. Ngược lại, khi sống với tự nhiên mà con người không tác động một chút nào đối với tự nhiên thì giống như con người và tự nhiên không có một sự liên hệ tiếp xúc nào. Như vậy, tất cả mọi thứ phải "qua tay" của con người mới trở thành văn hóa.
Trong quá trình học môn địa văn hóa của TS Đinh Thị Dung, bản thân tôi đã hiểu rõ hơn vai trò của địa lý, địa hình, khí hậu (tức là điều kiện tự nhiên) ảnh hưởng quan trọng như thế nào đến con người và nhận thức của con người. Tại sao vùng này lại có những đặc điểm tính cách hay phong tục tập quán mà vùng khác lại không thế hoặc làm khác đi. Đặc trưng văn hóa vùng miền thể hiện rất rõ qua gó nhìn địa văn hóa.
Môn học đã giúp rất nhiều trong quá trình làm bài cũng như trao đổi học thuật. Trong nghiên cứu văn hóa thì góc nhìn địa văn hóa là vô cùng quan trọng. :D
RANDOM_AVATAR
newday
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Thứ 6 06/11/09 23:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K10)

Gửi bàigửi bởi nangmai » Thứ 3 06/07/10 20:48

“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội.” [Trần Ngọc Thêm 2000:10]
Qua định nghĩa Văn hóa của GS. Trần Ngọc Thêm, ta có thể thấy rằng Văn hóa là một sản phẩm gián tiếp của tự nhiên thông qua chủ thể là con người. Tự nhiên sinh ra con người, xuất phát từ tự nhiên (cả môi trường tự nhiên và xã hội) con người “sáng tạo” ra văn hóa và “tích lũy” văn hóa trong quá trình lao động của mình.
Vậy, thông qua sự tác động đối với môi trường tự nhiên (và xã hội) mà con người sáng tạo ra văn hóa.
==> Tự nhiên – văn hóa – con người có mối quan hệ mật thiết, không tách rời nhau.
==> "Văn hóa là 'phần giao' giữa tự nhiên và con người" [Trần Ngọc Thêm 2001:23]
RANDOM_AVATAR
nangmai
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 7 31/10/09 8:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K10)

Gửi bàigửi bởi vitaminC » Thứ 2 20/09/10 20:18

Thuở ban sơ, chỉ có con người với tư cách là động vật sống giữa tự nhiên, sợ hãi trước những điều kỳ lạ của tự nhiên, vịn vào thần thánh để giải thích tự nhiên. Tuân theo quy luật của tự nhiên, con người biết lấy trong tự nhiên những sản phẩm để duy trì sự tồn tại của mình, của bộ tộc mình. Và cùng với sự phát triển của lịch sử, con người phát triển về nhận thức, bàn tay trở nên khéo léo hơn, bộ óc thông mình hơn, biết lấy những vật phẩm trong tự nhiên cải tạo nó và biến nó thành công cụ tác động vào tự nhiên, bắt tự nhiên thay đổi để phục vụ mình. Quá trình đó đã tác động đến lịch sử xã hội loài người. Con người bắt đầu chuyển việc cải tạo tự nhiên sang cải tạo xã hội, những sản phẩm do con người làm ra tiến đến việc không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng vào một mục đích đơn thuần mà nó còn phát sinh nhiều nhu cầu khác nữa. Khi ấy, việc đáp ứng cái ăn, mặc, ở là lẽ bình thường, con người tiến đến nhu cầu cao hơn ăn ngon mặc đẹp, nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật…Các ứng xử với các nhân, tập thể cũng có sự khác biệt. Con người đã tạo ra một tự nhiên thứ hai, phản ánh tự nhiên vốn như là bản chất của nó, là văn hóa. Như vậy, "Văn hóa là 'phần giao' giữa tự nhiên và con người" [Trần Ngọc Thêm 2001:23]
vitaC
[ Để làm được những điều vĩ đại, chúng ta phải sống như không còn ngày mai ]
Hình đại diện của thành viên
vitaminC
 
Bài viết: 72
Ngày tham gia: Thứ 3 03/11/09 20:58
Đến từ: Tp.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K10)

Gửi bàigửi bởi tuyet anh » Thứ 6 05/11/10 20:39

khi nói đến văn hóa là nói đến chủ thể ( con người) là trung tâm, nhưng để có những sản phẩm văn hóa ấy thì cái nguồn gội sơ khai phải có từ tự nhiên. Từ cái vốn có của tự nhiên ban tặng qua bàn tay của con người thì mới có sản phẩm văn hóa. Một khu vực hay một quốc gia thì sản phẩm văn hóa của khu vực đó, quốc gia đó ít nhiều cũng đã ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên của nới ấy. Chúng ta có thể lấy ví dụ rõ rệt là khu vực Đông Nam Á, nơi đậy có khí hậu đa phần là nhiệt đới gió mùa, nắng nóng sinh ra mưa nhiều, nhiều con sông lớn tạo ra các đồng bằng phì nhiêu, nguồn nước ngọt dồi dào. Chính vì thế, là khu vực rất thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước. Và sản phẩm văn hóa khu vực ĐNA đa số gắn liền với đời sống nông nghiệp, từ việc ăn, mặc, đi lại hay các tính ngưỡng dân gian đa thần ( thần sông, núi, tứ pháp..., phồn thực )và tính cách làng, xã rất mạnh mẽ. Cho nên Gs Trần Ngọc Thêm khi viết trong quyển tìm về Bản sắc văn hóa Việt Nam "Văn hóa là 'phần giao' giữa tự nhiên và con người" [trang 23] thì có lý của giáo sư và có cơ sở.
RANDOM_AVATAR
tuyet anh
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 06/11/09 10:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách

cron