ĐÌNH BÌNH THỦY-NÉT ĐẸP CỔ KÍNH

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

ĐÌNH BÌNH THỦY-NÉT ĐẸP CỔ KÍNH

Gửi bàigửi bởi to_ngoc_anh » Thứ 4 14/07/10 15:10

ĐÌNH BÌNH THỦY
*********
Đình Bình Thủy là một trong những ngôi đình cổ kính truyền thống mà hiện nay trên đất nước còn tồn tại rất ít. Ngôi đình được xây dựng trên 150 tọa lạc bên bờ Nam sông Hậu, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TPCT.
Tương truyền vào năm Giáp Thìn 1844, thiên tai bão lụt diễn ra liên miên, khiến cuộc sống tại đây vô cùng khó khăn, dân chúng lầm than. Sau đợt thiên tai đó, dân làng trở lại làm ăn ngày càng sung túc, nên trong làng lập một ngôi đình bằng gỗ, lợp lá đơn sơ cầu nguyện thần linh cho cuộc sống dân làng an cư lạc nghiệp.
Năm 1852, dưới triều vua Tự Đức, quan khâm sai đại thần Huỳnh Mẫn Đạt đang trên đường đi tuần du qua song Hậu, bất ngờ gặp sóng to gió lớn, thuyền của ông phải nấp vào cù lao nằm ở ngã ba dòng kinh đổ ra sông Hậu gần vàm Bình Thủy, nơi đây sóng yên gió lặng, nhờ vậy mà thuyền mới được bình an. Khi trở về ông tấu sớ lên vua kể lại sự việc mà ông trãi qua. Thấy vậy, vua thuận tình phê chuẩn sắc phong “Bổn cảnh Thành Hoàng” cho làng Bình Thủy vào ngày 29 tháng 11 năm 1952 tức năm Nhâm Tý.
Khi nhận được sắc phong, dân làng phấn khởi góp sức người, sức của để xây dựng lại ngôi đình thật khang trang, với kiến trúc đậm nét địa phương. Việc xây dựng ngôi đình trãi qua một thời gian dài với không ít khó khăn, bắt đầu xây dưng từ năm 1904 nhưng đến năm 1910 mới hoàn thành.
Trước Đình là một cổng lớn với lối kiến trúc truyền thống, cổng tam quan, bên trên có đề hàng chữ “Long Tuyền cổ miếu”, trên đó còn có tượng rồng lân múa lượng đẹp mắt. lối dẫn vào Đình có hai công, giữa có bức phù điêu chạm nổi, mặt ngoài chạm nổi hình rồng, bên trong chạm nổi hình lân.
Khuôn viên của đình khá thoáng mát với nhiều cây cành tươi tốt, hòa lẫn màu sắc cổ kính của Đình, tạo nên bức tranh hài hòa đặc sắc. Phía trước Đình có hai miếu nhỏ, hướng Đông là miếu Đông Lan, hướng về Tây là miếu Tây Lan. Phía sau Đình cũng có hai ngôi miếu nhỏ, phía Đông là miếu thờ Thần Nông, phía Tây là miếu thờ Sơn Quân hay còn gọi là miếu Ông Hổ. Kế bên Đình, có một dãy nhà Bổn thôn, có 6 cửa tượng trưng cho lục ấp, tên gọi của 6 ấp của làng Bình Thủy xưa: Bình Nhựt, Bình Lạc, Bình Thường, Bình Dương, Bình Phó và Bình Yên. Đây là nơi tụ tập của nhân dân lục ấp tụ tập thi tài như nữ công gia chánh, nấu mâm cỗ… mỗi khi diễn ra lễ hội.
Đình được xây dựng theo hướng Đông Tây, xây dựng trên hình chữ nhất nhưng lại dựng trên hình chữ bát. Gồm có Hạ yên, Thượng lầu, năm nóc và 84 cột. Mái đình lợp bằng ngói âm dương, dọc trên nóc mái ngói có tượng “lưỡng long tranh châu”, tượng các vị thần thiện ác, kỳ lân…tạo nét sinh động cho ngôi đình.
Bên trong Đình, nội thất cao thoáng đãng, có 6 cột tròn, các cột kèo ở đây đều làm từ một nguyên liệu là gỗ lim. Các bộ kèo kết cấu chắc chắn phân chia mái đình thành năm phần liên tiếp nhau tương ứng với năm gian điện thờ và hai dãy hành lang hai bên.
Dọc theo các thanh xà ngang là các bao lam, hoành phi, liễng đối từ trước ra sau. Với nhiều hoa văn tinh xảo như hoa cúc, trúc, mai,…lấp lánh với nhũ vàng nổi bật trên nền đen sơn tuyền hay màu đỏ của sơn son, đây là tác phẩm của các nghệ nhân trong và ngoài địa phương.
Tiền điện thờ trăm quan cửu thần như Hưng Đạo Đại Vương, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Bội Châu, nguyễn trung Trực, Đinh Công Chánh… Ngoài ra còn thờ Ngũ vị nương nương và các bàn nghi. Bên phải tiền điện là nơi tiếp khách và hội họp của chức sắc trông coi Đình.
Chính điện là nơi thờ Bổn cảnh Thành Hoàng, uy nghi và trang nghiêm là bức ảnh vị thần nhân đức. Sau làn khói mờ ảo của nhang đèn càng tạo nên sự lung linh huyền ảo của bàn thờ vị thần này. Phía sau bàn thờ Thành Hoàng là bàn thờ Đinh Công Chánh, ông được phong thần vì đã có công góp sức xây dựng cho địa phương, nhân dân nơi đây mang ơn ông và phong cho ông là Hậu thần. hai bên là bàn thờ Hữu ban và Tà ban.
Bên cạnh đó, dọc hai bên chính điện còn có các bàn thờ như bàn thờ hương chức tiên giác, bàn thờ Hậu hiền, bàn thờ Chức sắc tiên giác và bàn thờ Tiền hiền.
Đình được xây dựng với chức năng là thờ cúng Bổn cảnh Thành Hoàng, ngoài ra còn có chức năng là nơi hội họp những công việc của làng và cũng là nơi tổ chức các lễ hội lớn đặc biệt là lễ hội nông nghiệp. Đây là lễ hội quan trọng nhất đối với cư dân có nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, có nền nông nghiệp là nền kinh tế chủ yếu. Nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt.
Hằng năm có hai lễ hội lớn diễn ra ở Đình là Lễ kỳ yên thượng điền và Lễ kỳ yên hạ điền.
Lễ kỳ yên thượng điền diễn ra 3 ngày 3 đêm trong các ngày 12, 13, 14 và rạng sang 15 tháng 4 âm lịch. Là lễ trình với Thành Hoàng sắp vào mùa vụ mới. Với phần nghi lễ diễn ra theo trình tự: Đưa sắc thần du ngoạn, thay khăn sắc thần, lễ cúng túc yết, lễ bàn soạn, lễ cúng chánh tế, lễ tế Sơn Quân, lễ tôn Vương, lễ tống khách. Còn phần hội cũng diễn ra khá sôi nổi thu hút đông đảo bà con tham gia, với phần thi nữ công gia chánh giữa các lục ấp xưa, ngày nay là giữa các phường với nhau. Bên ngoài khuôn viên Đình diễn ra các trò chơi dân gian, đặc biệt không thể thiếu là hoạt động hát tuồng cổ, hát tuồng diễn ra 3 ngày 3 đêm, trong đó có 3 tuồng cổ hàng năm do ban chỉ sự chọn, 3 trích đoạn, 3 hát xếp xoay quanh các chủ đề: Điềm lương, Điềm hoa, Ngũ bội, Tứ tướng.
Lễ kỳ yên hạ điền diễn ra 1 ngày 1 đêm vào ngày 14 rạng sang 15 tháng 12 âm lịch. Là lễ trình với Thành Hoàng sắp thu hoạch mùa vụ. Trong lễ này không có phần lễ đưa sắc thần du ngoạn, ngoài ra vẫn thực hiện đầy đủ các nghi lễ như ở lễ Kỳ yên thượng điền. Trong phần hội, vẫn có tổ chức các cuộc thi nữ công gia chánh, trò chơi dân gian nhưng không có hát tuồng.
Tham gia các ngày lễ hội tại Đình và ngay cả những ngày không diễn ra lễ hội không chỉ có người dân địa phương mà còn có các vị khách du lịch trong và ngoài nước, với số lương ngày càng đông. Điều đó chứng tỏ rằng con người Việt Nam hiện đại ngày càng có nhu cầu hơn trong việc tìm hiểu về lịch sử văn hóa của dân tộc, đó là điều đáng mừng cho tuổi trẻ thế hệ ngày nay.
Với quần thể kiến trúc vừa mang đậm tính truyền thống, vừa mang nét địa phương rõ nét, Đình Bình Thủy là một trong số ít các ngôi đình được chứng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Không chỉ là nơi thờ cúng, tổ chức lễ hội, đây còn là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đại diện cho một nét văn hóa của vùng sông nước Nam bộ, có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của nhân dân Bình Thủy.
*******
Đây là kiến thức mà mình tìm được trong thời gian đang thực tập, chia sẻ với mấy bạn nè. :D
RANDOM_AVATAR
to_ngoc_anh
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 08/04/08 17:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐÌNH BÌNH THỦY-NÉT ĐẸP CỔ KÍNH

Gửi bàigửi bởi violin » Thứ 6 23/07/10 14:01

cảm ơn về bài viết của bạn. Nhưng nếu bạn post thêm vài cái hình sẽ tốt hơn. Mô tả thì hơi khó tưởng tượng. Mỉnh biết đình Bình Thuỷ rất linh thiêng nên bạn có thể sưu tầm một số truyện dân gian về vấn đề này được không? hơi tò mò một chút thôi ^_ ^
con người dù có thánh thiện đến mấy thì vẫn là con người
Hình đại diện của thành viên
violin
 
Bài viết: 62
Ngày tham gia: Thứ 4 12/03/08 19:40
Đến từ: nơi tận cùng thế giới
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 5 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến14 khách

cron