BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi viet_huong47 » Thứ 7 16/10/10 12:21

Lập dị so với lứa tuổi thôi bạn ơi.Bạn hãy nhìn kỷ lại thế hệ 9x khác chúng ta về suy nghĩ và cách sống .Đó cũng là dễ hiểu thời đại này cách nhau vài năm là cách nhìn khác nhau hoàn toàn rồi.
do đó bạn thấy nhảy nhót kiểu hiphop mà nói về bản sắc thì không quen, mình chỉ có cái không thích với hình người nhảy chiếm giữa những hình ảnh về bản sắc theo như tác giả nêu những hình ảnh đó là bản sắc.Nếu tác giả có thể nhảy nhưng không chèn lên những hình đó thì ta không phản cảm như vậy.
nhưng cũng nên nhìn nhận là đó là xu hướng của lứa tuổi trước ta.Họ nhìn nhận theo cách của họ, do đó cũng không nên dội gáo nước lạnh thẳng vào thế hệ trẻ của chúng ta.Nó cũng không dị lắm nếu mình đứng ở lập trường của tuổi trẻ hơn ta mà nghĩ .Ta ủng hộ về tinh thần của lớp trẻ đã có cách suy nghĩ tới về về bản sắc của đất nước mình và những hình ảnh trên clip nhìn kỷ cũng rất nhiều thứ là hình Trống Đồng, tranh Đông Hồ, chùa Một Cột,...chỉ là khác nhau ở cách thể hiện ở từng lứa tuổi.Nhiệt tình hay không thì chắc là thế hệ 8x như mình không phản đối dữ dội là clip đó cũng thành công lắm rồi.
RANDOM_AVATAR
viet_huong47
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 7 25/09/10 20:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi Thuy Nguyen » Thứ 2 18/10/10 9:57

Về bản rap "Bản sắc Việt Nam", đặt trong clip đối chiếu với đoạn giới thiệu bản sắc văn hóa Việt Nam của BBC hôm trước thầy chiều cho lớp coi, cá nhân mình vẫn thấy clip sau đọng lại nhiều hơn. Nếu nói đoạn clip sau là quảng cáo nên đưa ra những hình ảnh thật đẹp, dùng những từ thật hoa mỹ trong khi khách đến Việt Nam nhiều cái... ngỡ ngàng vỡ mộng thì rap "bản sắc Việt Nam" cũng là những hình ảnh đẹp và con người hiện lên thật thân thiện đấy thôi!
Cả 2 đoạn clip đều mang tính chất quảng bá và như một lời mời gọi, chỉ có điều cách biểu hiện khác nhau và tầm sâu khác nhau - 1 clip do 1 9x làm và 1 clip nằm trong chiến dịch quảng bá hình ảnh mang tầm quốc gia. So sánh sẽ khập khiễng nhưng cảm nhận là của cá nhân tự mỗi người. Bản thân mình, dù là 8x đời "lưng lửng" - k đầu như c Lih Giang, k cuối như nhiều bạn trẻ để quá yêu những bản hip hop, mình thích cách giới thiệu và mời gọi bản sắc Việt Nam nền nã, nhẹ nhàng kia hơn. Có lẽ mình cũng là người hơi... "già" nên đồng cảm với chị Lih Giang vì sao c k thích rap "Bản sắc Việt Nam".
Tuy vậy, mình cũng k hoàn toàn đứng ở góc độ chê bai bản rap kia. Với mình, bản rap đó k nhí nhố. Có nhiều cách thể hiện tình yêu đối với bản sắc văn hóa Việt Nam và muốn giới thiệu nó với bạn bè quốc tế và đây là cách TQA chọn cho mình - rất đúng với độ tuổi của bạn cũng như phong cách những người trẻ hiện nay. Là 1 9x nhưng bạn dũng cảm dám làm, dám thể hiện và thể hiện những điều giá trị thì đó chính là điều đáng ghi nhận nhất - theo mình - về bản rap.
Hình đại diện của thành viên
Thuy Nguyen
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 15/09/10 11:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi mongha » Thứ 2 18/10/10 16:50

Bạn Hương và các bạn thân mến, mình thấy để phát triển du lịch cần phải có sự phối hợp của nhiều yếu tố, không chỉ là vấn đề bản sắc văn hóa, kiểu cách quảng bá du lịch hay âm nhạc, mà trước tiên là vấn đề nếp sống văn minh đô thị tạo cho du khách sự thoải mái, dễ chịu, an toàn khi họ đặt chân đến Việt Nam: từ lúc đến cửa khẩu cho đến lúc đi dạo quanh thành phố. Theo mình, có những giá trị văn hóa đô thị chung cần được chú ý ở mọi lúc mọi nơi cùng với những giá trị cốt lõi đặc thù của văn hóa Việt Nam. Mình tình cờ đọc được hai bài viết sau đây mà mình thấy cần phải chú ý trong việc phát triển du lịch, xin chia sẻ với các bạn, mặc dù các vấn đề tương tự đã được nhắc đến nhiều lần: „Nỗi xấu hổ ở sân bay quốc tế Nội Bài“ (http://www.tuanvietnam.net/2010-01-10-n ... te-noi-bai), „Không còn xấu hổ? (http://vovnews.vn/Home/Khong-con-xau-ho ... 139587.vov) mô tả màn kịch bắt chẹt du khách ở Hồ Gươm: „ Chụp nón lên đầu, đặt quang gánh lên vai du khách, hoặc dúi mấy thứ quà quê vào tay… rồi đòi tiền với giá cắt cổ. Những du khách đáng thương, lúc đầu thấy thú vị với hành động lạ lùng của mấy người đàn bà bản xứ, khi biết chuyện thì bực mình, phẫn nộ và... chấp nhận. Hình ảnh không đẹp ấy bị lên án rất nhiều, báo chí phản ánh, chính quyền thể hiện sự quyết tâm dẹp bỏ… nhưng đâu vẫn hoàn đó, vì chuyện này xem ra là chuyện nhỏ „
RANDOM_AVATAR
mongha
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 6 08/10/10 19:22
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi trinhhiep » Thứ 5 21/10/10 22:23

Tôi đồng ý với ý kiến của chị mongha. Để phát triển du lịch cần phối hợp rất nhiều yếu tố. Không để ý đến các yếu tố đó là gì thì đừng sử dụng chi từ bản sắc văn hóa cho hoành tráng! Bản sắc văn hóa VN cần được thể hiện trong mắt người du khách rất đơn giản, bởi lẽ bản sắc vốn dĩ là cái thấm sâu trong văn hóa tinh thần của mỗi con người và không thể hiện ồn ã bên ngoài, bản sắc văn hóa là cái mà người khác cảm nhận được mà không cần bạn phải nói, phải khoe. Không cần phải có âm nhạc, phải có trà đạo (xứ người ta có rồi, mình làm cái khác của mình đi). Tôi sẽ kể các bạn nghe thủ đô resort quê tôi có những bản sắc gì trong mắt du khách nhé! Các đồng nghiệp của tôi trong một lần dẫn đoàn tình nguyện viên Canada đi thăm Đồi Hồng, các em nhỏ (có cả những phụ nữ lớn tuổi) cầm những miếng ván trượt chèo kéo khách, rồi cãi nhau, đánh nhau vì giành khách. Vị tình nguyện viên đó đã hỏi "các bạn nhỏ ở đây không được đi học à?" Đồng nghiệp tôi trả lời rằng các em đó buổi sáng đi làm thêm, sẽ đi học vào buổi chiều. (Và tất nhiên, sẽ đi học buổi sáng nếu khi đó là buổi chiều!). Nơi tôi ở nổi tiếng có dinh Vạn Thủy Tú, mà chính tôi vào đó cũng không biết có gì khác ngoài bộ xương cá Ông nằm đó, ngắm chừng 5 phút chán thì đi. Một tín ngưỡng vùng biển du lịch - một loại tài nguyên nhân văn mà không có ai khai thác - nói không ai khai thác theo nghĩa chỉ nằm đó thôi, mà ý nghĩa của hình ảnh đó không được hướng dẫn viên nào nói cho du khách biết giá trị lịch sử, văn hóa, không kết nối được với điểm đến tiếp theo. Rồi nếu lỡ du khách đi lẻ, bước lên xe buýt thì ôi thôi!! Bạn của tôi ra thăm tôi, đi xe buýt từ khu resort Ánh Dương (Thuận Nam) về Phan Thiết đã bị nôn bởi mùi rượu, mùi thuốc lá nặc nồng, tiếng cười giỡn ồn ào vô lối và cả lòng hiếu khách của các thanh niên ngư dân đi trên chuyến xe ấy. Bạn cứ tưởng tượng bạn được vồn vã giúp đỡ bởi người say rượu với khói thuốc lá nồng nặc thì thật là kinh khủng! Tôi không có ý chê bai quê mình, chê bai thanh niên quê mình. Ở người ngư dân đó có sự hiếu khách chất phác, chỉ có điều, quê tôi đùng một phát đứng dậy như cô gái tơ mới lớn sau ngày nhật thực, mà ba mẹ chưa kịp trang bị cho kiến thức vào đời, tự vào đời, hòa nhập với chữ du lịch với cái vốn tự nhiên sẵn có mà thôi, cái vốn ấy được khai thác hết cỡ. Suốt chiều dài bờ biển xinh tươi ấy resort mọc lên kín mít, trai gái làng quê sẽ không được ngắm nàng tiên thiên nhên đó, mà chàng rể xứ lạ đến thì nhìn ngắm thôi nhé! Chứ sẽ hết hồn vì không thể nào hiểu được họ hàng nhà cô! Ôi tôi mong sao vẻ đẹp quê tôi như cô gái Vênezuela được đào tạo bài bản lên sàn sân khấu, chứ cái đẹp hồn nhiên ngây thơ thôi chưa đủ. Ai mà thấy được bản sắc của cô đây?
Ta hãy sống với những ngày đáng sống
Không giận mừng, không oán ghét, sầu thương...
Hình đại diện của thành viên
trinhhiep
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 3 21/09/10 14:09
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi truchoatd » Thứ 6 22/10/10 8:23

Đọc các ý kiến của các anh chị, thấy rõ ràng vấn đề bản sắc vẫn còn rất là mới mẻ và có vẻ không phải ai cũng hiểu được bản sắc là như thế nào? Mình học về bản sắc văn hóa được 04 tuần nhưng cũng thấy rất lờ mờ. Mình được đi nhiều nơi trong phạm vi đất nước chúng ta, cũng có lúc được sống cùng người địa phương, nên trong tận đáy lòng của mình, mình rất yêu đất nước và con người Việt Nam chúng ta. Theo mình nghĩ khi kinh doanh, khai thác du lịch, muốn giới thiệu với du khách những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam, người làm công việc ấy phải bỏ thời gian. đi vảo cuộc sống thường ngày của vùng dự định khai thác.
Mình có dịp ra đất Quy Nhơn vài lần, cái mình thích nhất là được đi vòng vòng trong các xóm, ngõ ven biển, ăn những món ăn dân dã, thường ngày của người dân xứ Quy Nhơn. Như ăn một loại bánh như bánh xèo mà không phải bánh xèo, vì cũng tráng bằng bột gạo, nhưng không có màu bột nghệ, không có tôm, thịt. Chỉ có giá trụng, rau sống, ăn với mắm nêm hay mắm nước đã được pha tỏi, ớt, đường. Hay ăn cơm bình dân với thịt luộc ăn kèm với món mắm nêm trộn với đu đủ, thơm, dưa leo, dưa gang. (khác với cơm Bắc: ăn thịt luộc với cà pháo, mắm tôm). Hay tới các quán lề đường ăn bún chả cá Quy Nhơn, bánh xèo tôm nhảy. Hay vào các quán sang trọng ăn sứa nước lèo (sứa ăn với rau cải xanh cắt nhuyễn, xoài canh cắt sợi, chan nước lèo với thịt băm lên mặt, nêm nước mắm mặn với ớt hiểm xắt lát), ăn cua Huỳnh đế rang me, ăn xìa hấp (nghêu hấp). Đi tham quan thì mình thích đi tới bãi đá trứng ở khu du lịch Ghềnh Ráng, trại phong Tuy Hòa (nơi Hàn Mạc Tử sống những ngày cuối đời). Còn khu du lịch Hầm Hô nghe nói cũng đẹp, nhưng mình chưa có điều kiện để đến.
Muốn người nơi khác hiểu về văn hóa của mình thì cần phải đưa người ta đi đến tận những ngõ ngách như vậy, và qua đó mới thấy được cuộc sống muôn màu, đa dạng trong ẩm thực, phong cách sống của dân tộc Việt Nam ta.
RANDOM_AVATAR
truchoatd
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 16/09/10 8:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi quang an » Thứ 5 28/10/10 20:51

Mình có đọc thấy một ý kiến như thế này, không biết có hợp lý hay không? Liệu bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa có đồng nhất hay không?
“Bản sắc dân tộc là một phạm trù rộng, bao quát một cách uyển chuyển, linh hoạt nhiều đặc điểm của một dân tộc để tạo nên một bộ mặt, hình dáng, cốt cách của dân tộc ấy không đồng nhất với các dân tộc khác trong khu vực và trên thế giới" (tr.289).
“Bản sắc dân tộc thường trùng khít với bản sắc văn hóa của dân tộc (identité culturelle), người ta thường coi bản sắc dân tộc là bản sắc văn hóa của dân tộc (tr.291) (Viện sĩ Hồ Sĩ Vĩnh, Về bản lĩnh văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005)
RANDOM_AVATAR
quang an
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 7 02/10/10 6:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi kimhue » Thứ 2 08/11/10 20:11

Sau khi đọc sách Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, mình nhận thấy.Văn hóa trước hết không phải là biểu hiện ở những sản phẩm, mà nhân cách làm thành bản sắc của con người với tư cách một thành viên của một thể cộng đồng nhất định.Bản sắc này không cụ thể như bức tượng chẳng hạn, nó tập hợp những ứng xử anh ta lầm một cách tự nhiên đến mức không cần giải thích tại sao, thậm chí không giải thích được.Đây chính là cái linh hồn của văn hóa, cái phần ổn định trong khi các ổn định trong khi các biểu hiện của văn hóa là vô cùng phong phú và đa dạng, thay đổi theo thời gian,kinh tế, chính trị.Văn hóa là kết quả của quá trình lịch sử lâu dài vượt ra ngoài sự quan sát của nhân loại học và dân tộc học (tr. 35) ( Phan Ngọc,Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới
RANDOM_AVATAR
kimhue
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 5 07/10/10 9:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi ducthuan » Thứ 3 07/12/10 22:34

Em hổng nhớ đọc ở đâu ý 'văn hóa thế giới rồi sẽ thống nhất trong đa dạng' (hình như trong quyển "Tính khả tri của văn hóa" - F.Julien?)
Điều ấy theo em hiểu là: Bản sắc của mỗi quốc gia/dân tộc sẽ luôn tồn tại bên cạnh những nét chung, một số tính cất giống nhau ở tất cả các nước. Chỉ là 'tiên đoán' nhưng dự đoán ấy có vẻ có lý.
Toàn cầu hóa hay cái gì gì đi nữa cũng sẽ không thể giết chết cái bản tính sâu kín bên trong đó. Ngày nay một số người Việt Nam ra đường ăn fastfood, xài laptop, nói tiếng Anh/Mỹ, nghe nhạc rock/hiphop, tư duy làm ăn vội vã... nhưng hết giờ làm cũng nhậu, cũng họ cũng hàng, cũng vẫn gia đình là gốc... Thành phần người Việt dù 'Tây hóa' cỡ nào vẫn yêu gia đình và giữ lại một số đặc điểm truyền thống. Số người có vẻ 'Tây hóa' thực chất cũng không phải là đa số trong xã hội, mà mức độ 'Tây hóa' của họ không cao.
Người Pháp chẳng hạn, giờ đây họ cũng ăn thức ăn nhanh của Mỹ, ít uống rượu với phong thái cổ điển. Nhưng đó là ngày thường, chứ khi có thể, họ lại quay về phong cách Pháp thuần túy. Người Việt mình, người Nhật, người Hàn.... và nhiều nước khác nữa cũng vẫn 'cố thủ'/giữ gìn những gì là bản sắc.
Ý mà chị kimhue trích trong Phan Ngọc làm em rất thích: 'vượt ra ngoài sự quan sát của nhân loại học và dân tộc học'. Chính vì sự trường tồn của 'nó' mà tự thân văn hóa có đủ kinh nghiệm, bản lĩnh để tiếp tục tồn tại, bất chấp mọi 'cuộc nọ/cơn kia' của bất kỳ thời đại nào.

Về ý bản sắc dân tộc - bản sắc văn hóa, em thấy hai khái niệm khó mà trùng khít được. Thí dụ như dân tộc Malaysia gồm: người Hoa, người Mã Lai, người Ấn với tỉ lệ không chênh nhau không nhiều lắm trong dân số. Thế thì bản sắc dân tộc của họ là ở đâu còn khó xác định cụ thể, nói gì là khẳng định hai khái nệm này tương đồng.
Trăm năm trong cõi người ta...
Mua vui cũng được một vài sát na.

ha ha!
Hình đại diện của thành viên
ducthuan
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 05/10/10 17:46
Đến từ: Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi Nhu Mi » Thứ 5 24/02/11 22:29

Quay lại bài nhạc rap và đoạn phim giới thiệu về văn hóa Việt Nam mà Thầy đã cho lớp xem, lúc đầu mình cũng như hầu hết các bạn trong lớp không "nghe lọt tai" được cách giới thiệu bản sắc văn hóa Việt Nam như trong bài rap. Mình cũng thích đoạn phim sau (giới thiệu nhẹ nhàng, thơ mộng...) hơn là đoạn hát rap (sôi động, trẻ trung, ồn ào... đúng với lứa tuổi 9x hiện nay). Tuy nhiên, khi nghe đi nghe lại nhiều thì mình nhận ra một điều, cái để lại ấn tượng lớn cho người xem lại chính là phần giới thiệu theo kiểu rap kia. Bởi vì, nếu với mục đích đoạn rap ấy là quảng bá hình ảnh Việt Nam cho người nước ngoài xem thì nó đã thành công hơn đoạn giới thiệu nhẹ nhàng. Trong đoạn phim sau, những hình ảnh, phong cảnh đẹp, thơ mộng này đối với người Việt Nam (chưa đi du lịch ngắm cảnh đẹp ở Trung Quốc, Nhật Bản...) thì thấy nó đẹp, nhưng so với những người đã từng đi du lịch đây đó, nhìn ngắm nhiều thắng cảnh đẹp ở nhiều nơi thì quả thật, đoạn phim nhẹ nhàng sau sẽ không gây chú ý nhiều, không lôi cuốn họ, kích thích trí tò mò của du khách nhanh chóng đến du lịch ở Việt Nam (vì nhiều nơi phong cảnh đẹp hơn rất nhiều)! Cách giới thiệu trong bài rap này rất phù hợp với giới trẻ 9x và cũng là một cách giới thiệu rất mới và đầy ấn tượng, đúng như phong cách của họ. Vì vậy, những thanh niên cùng lứa của họ ở trong và ngoài nước cũng bị lôi cuốn theo. Và với cách kích thích trí tò mò của du khách qua cách giới thiệu của bài hát rap đã làm nó thành công trong việc quảng bá về Việt Nam.
Chúng ta không so sánh hơn thua về hai đoạn phim trên (về giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ..). Vả lại, để giới thiệu được "cái hồn" (thuộc bản sắc) của văn hóa Việt Nam thì cả hai đoạn phim đều chưa thể hiện đủ (chỉ mới giới thiệu về hình thức). Nhưng xét về giá trị đáp ứng mục đích quảng bá cho du lịch Việt Nam thì bài hát rap ấy đã lôi cuốn du khách thành công hơn so với đoạn phim quảng bá phong cảnh Việt Nam sau!
RANDOM_AVATAR
Nhu Mi
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Chủ nhật 10/10/10 21:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi To Anh Thu » Thứ 2 28/02/11 10:26

Mình nghĩ, sở dĩ nền văn hóa này khác với nền văn hóa khác ở chỗ, cái cách anh ta lựa chọn những yếu tố nào thuộc về mình và bảo tồn nó, lưu giữ, đồng thời đó, là hình thành những quan niệm, tư tưởng, phong tục... để bênh vực cho nó. Nó cũng có thể thay đổi nhưng ít thay đổi và chậm hơn nhất là bản sắc văn hóa. Mình thấy đoạn clip của Phúc Bồ đúng là không có sự trau chuốt về lời từ, thậm chí có thể nói là đơn điệu và tẻ nhạt, vì hầu như chỉ có vài câu lặp đi lặp lại, lại hỗn tạp Anh/ Việt, nội dung cũng còn lộn xộn. Tuy nhiên, nó cũng có những lợi thế nhất định: sôi động, trẻ trung,... Nhưng không vì thế mà nó có lợi thế hơn đoạn phim sau. Không phải nhạc hip hop, nhạc rap... là dễ lôi cuốn khách du lịch, khách nước ngoài hơn nhạc cổ điển, nhạc đồng quê... Cũng như nước ta, thưởng thức âm nhạc thì cũng có nhiều loại khán thính giả. Thêm một thể loại, một hình thức quảng bá thì tốt hơn cho du lịch nước ta chứ sao, có lợi hơn cho hình ảnh Việt Nam phải không các bạn? Họ có quyền lựa chọn cái nào lọt tai họ, có thể là A cũng có thể là B.

Anh thích cái này, tôi thích cái kia, nhưng không có nghĩa là cái hay không có giá trị riêng của nó (câu này của bác Đồng thì phải, ^_^, trí nhớ mình đi đâu rồi nhỉ)
Học làm người
Hình đại diện của thành viên
To Anh Thu
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 7 02/10/10 22:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách

cron