BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi viet_huong47 » Thứ 6 01/10/10 21:31

:D xin chào tất cả mọi mọi người!
chúng ta đã học được 2 buổi môn Bản Sắc Văn Hóa Và Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam.
chúng ta thường thấy tên các tạp chí du lịch trên báo đài cụm từ "phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa "
trong hoạt động du lịch tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng để giữ không gian văn hoá, nhưng các hoạt động văn hoá dân tộc không được bảo tồn và tái hiện đúng nguyên bản thì bản sắc sẽ có thể bị lai căng, pha trộn. Hậu quả là các tour du lịch sẽ tẻ nhạt và nghiêm trọng hơn, thế hệ trẻ sẽ không hiểu đúng bản sắc văn hoá của cha ông.Trong khi bản sắc chưa được sử dụng sao cho thật hiệu quả để quảng bá, giao lưu văn hóa trong du lịch thì các hình thức pha tạp văn hóa lại lên ngôi.vậy quá ra chẳng khác nào chúng ta đã giới thiệu hay chính chúng ta các nhà làm du lịch đã làm méo mó đi bản sắc văn hóa của chúng ta ?
mong ý kiến đóng góp của các anh chị!
RANDOM_AVATAR
viet_huong47
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 7 25/09/10 20:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: làm gì khi sử dụng chính bản sắc văn hóa của chúng ta?

Gửi bàigửi bởi skythienpham » Thứ 7 02/10/10 11:13

Chào viet_huong47!
Mình nghĩ rằng vấn đề của bạn đưa ra cũng là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay, đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn thể nhân dân Việt Nam để giữ gìn bản sắc văn hóa của mình. Vấn đề phát huy bản sắc văn hóa trong hoạt động du lịch là không mới, nhưng để áp dụng một cách như thế nào để vừa giữ và phát triển những giá trị truyền thống vừa đảm bảo lợi nhuận trong ngành du lịch không thể một sớm một chiều mà có thể làm được. Làm thế nào để chúng ta không bị lai căng, pha trộn với bên ngoài? Điều này đòi hỏi công tác tư tưởng, lý luận và báo chí phải nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, nâng cao công tác tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về tính cấp thiết của việc giữ gìn bản sắc văn hóa, không giao động trước những trào lưu, tư tưởng văn hoá từ bên ngoài vào nước ta.
Cùng với quá trình hội nhập sâu và trực tiếp vào đời sống kinh tế quốc tế, giao lưu, hợp tác quốc tế tạo nhiều thách thức hơn, vì những tư tưởng bên ngoài du nhập vào nước ta, tác động nhanh và mạnh vào tư tưởng, tâm lý, tình cảm, lối sống của con người Việt Nam. "Trong khi bản sắc chưa được sử dụng sao cho thật hiệu quả để quảng bá, giao lưu văn hóa trong du lịch thì các hình thức pha tạp văn hóa lại lên ngôi.vậy quá ra chẳng khác nào chúng ta đã giới thiệu hay chính chúng ta các nhà làm du lịch đã làm méo mó đi bản sắc văn hóa của chúng ta ?" Mình nghĩ rằng tình hình không đến mức quá ảm đạm như bạn nghĩ, đấy chỉ là một bộ phận nhỏ trong một hệ thống du lịch rộng lớn. Điều cần thiết lúc này là việc giáo dục ý thức của người dân trong việc giữ gìn những bản sắc văn hóa tốt đẹp của nước ta, và tiếp nhận một cách có chọn lọc những luồng tư tưởng văn hóa du nhập từ bên ngoài. Điều đó đòi hỏi nhân dân ta phải đồng sức đồng lòng, có những biện pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, mà những người đang được học tập về văn hóa như chúng ta phải là lực lượng đi đầu trong việc hưởng ứng và tuyên truyền.
RANDOM_AVATAR
skythienpham
 
Bài viết: 51
Ngày tham gia: Thứ 2 27/09/10 12:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

làm gì khi sử dụng chính bản sắc văn hóa của chúng ta?

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 7 02/10/10 12:17

Thời gian gần đây, cư dân mạng xôn xao về chuyện bài Rap của Tằng Quốc Anh mang tên "bản sắc Việt Nam". Nhiều người ca tụng và thậm chí rất nhiều người khen cho rằng nên có những "tác phẩn như vậy" hợp với giới trẻ và khát quát được toàn cảnh bản sắc Văn hoá Việt Nam giới thiệu ra ngoài thế giới.
Thật sự mình thấy rất bối rối. mình đã nghe, đã xem và không tìm thấy...bản sắc văn hoá Việt Nam trong bài hát này cả giọng điệu lẫn cách thể hiện.
desigh thì rõ ràng là khá công phu, lạ mắt. nhưng ngôn ngữ câu cú thì cẩu thả quá, rồi cách thể hiện...
mình không hiểu vì sao một bài hát như vậy lại rất nhiều người tán thưởng. hay do mình lạc hậu quá rồi?
học môn "Bản sắc Văn hoá và BSVH VN" do thầy Hiệu dạy mình cũng nhớ..mang mang khi nói đến bản sắc là nói đến các cốt lõi. và BSVH (nếu coi văn hoá là cái có giá trị) thì đó là những giá trị cốt lõi. dĩ nhiên những giá trị cốt lõi có thể thay đổi theo thời gian vì bản thân nó cũng là một quá trình.
mình chột dạ: chẳng lẽ BSVN đang thay đổi và mình không bắt kịp khi mình rất nghi ngờ cái gọi là Bản sắc Văn hoá Việt Nam trong bài hát mà nhiều người trong đó có rất nhiều người trí thức (theo minh biet) cho đó là rất nên có.
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: làm gì khi sử dụng chính bản sắc văn hóa của chúng ta?

Gửi bàigửi bởi viet_huong47 » Chủ nhật 03/10/10 20:16

hương đồng ý với bạn là sau khi nghe bài rap "bản sắc Việt Nam" chỉ nghe được từ "welcome to Việt Nam" thiết kế hình ảnh đẹp nhưng có phần vô duyên quá tự nhiên đang chiếu về cảnh sắc Việt Nam thi hình tác giả cứ nhảy hip hop ngay giữa hình,còn gọi là bản sắc việt nam 2010, ? đứng giữa ảnh bản đồ việt nam mà nhảy nhót ngay giữa màn ảnh còn nói bản sắv việt nam.hãy thận trọng khi dùng bản sắc việt nam ở mọi hình ảnh.
RANDOM_AVATAR
viet_huong47
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 7 25/09/10 20:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: làm gì khi sử dụng chính bản sắc văn hóa của chúng ta?

Gửi bàigửi bởi le thi thanh nhan » Thứ 2 04/10/10 11:16

Thực tế việc ngành du lịch Việt Nam nói chung đang kinh doanh các sản phẩm du lịch có liên quan đến văn hóa là rất phổ biến, tuy nhiên theo tôi việc tái hiện các hoạt động văn hóa của địa phương đòi hỏi người khai thác phải có hiểu biết sâu sắc, có nguồn kinh phí nhất định và thái độ đúng đắn khi làm việc. Hiện trạng chung theo tôi hiện nay các công ty du lịch phục dựng các không gian, hoạt động văn hóa mà không có hiểu biết rõ ràng về không gian hay hoạt động đó, hay thậm chí có cố vấn tốt nhưng do hạn chế tài chính, chạy theo lợi nhuận mà việc phục dựng, bảo tồn bị cắt xén, làm cho kết qủa bị méo mó.
RANDOM_AVATAR
le thi thanh nhan
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/09/10 13:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: làm gì khi sử dụng chính bản sắc văn hóa của chúng ta?

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 3 05/10/10 23:28

VietHuong ơi! vấn đề bạn nêu rất phổ biến ở đất nước chúng ta hiện nay. các không gian văn hóa, hoạt động văn hóa được "tái tạo" nhiều khi vô tội vạ. Nhưng không phải là tất cả. Nếu một di tích hay một hoạt động văn hóa nào đó được "dựng lại" không đúng nguyên bản thì cũng không hẳn là không giữ được "bản sắc". cái quan trọng là xem "bản sắc" là thế nào. mình thì mình nghĩ bản sắc không phải là nguyên bản, không phải là phần "xác" bản sắc phải là phần hồn. phần "xác" có thể thay đổi một chút chút nhưng vẫn giữ được hồn cũ (nếu thổi được tinh túy của thời đương đại nữa thì càng tốt) một di tích văn hóa không chỉ có giá trị ở tính nguyên bản của nó mà ở chỗ nó chuyển tải được những nội dung gì? những giai đoạn lịch sử nào nó đã trải qua nữa đó bạn. văn hóa có tính lịch sử mà! hãy để những không gian văn hóa, các hoạt động văn hóa làm minh chứng của những thời kỳ mà nó "chứng kiến". Cái quan trọng là bản thân chúng ta - những trí thức về văn hóa phải có trách nhiệm "gạn đục khơi trong" và chuyển tải những nét "bản sắc" những tinh túy của nó đến với công chúng.
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re chúng ta nên giữ gìn bản sắc Việt như thế nào?

Gửi bàigửi bởi nuthanbien » Thứ 3 12/10/10 12:13

Hương mến!
Không phải ai cũng hiểu hết nghĩa của cụm từ:" bản sắc văn hoá và bản sắc văn hoá Việt Nam" đâu bạn ạ! Cụ thể là chúng ta nghe rất nhiều đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam, thế nhưng khi đi vào thực tiễn thì lại thấy xa vời quá, chung chung quá không có được một cái gì cụ thể, nhất định.
Tôi đồng tình với việc nên giữ gìn bản sắc vốn có từ lâu đời của dân tộc nhưng phải giữ như thế nào mới là quan trọng, không phải cứ cái gì mà người ta nghĩ đó là bản sắc thì phải bằng mọi giá giữ cho bằng được, ví dụ như việc khôi phục lại các lễ hội ở các vùng địa phương một cách tràn lan khiến cho người dân Việt ngộp thở với nó và còn chưa tính đến những hệ luỵ xung quanh đó. Nếu như vậy đã hẳn là giữ gìn chưa? tại sao chúng ta không đổi mới theo hướng là phát triển những gì thật sự là đặc sắc nhất, gần gũi nhất khó làm cho người ta quên nhất để mà người ta ghi nhớ, để mà người ta gìn giữ nó, trân trọng nó thay vì là làm tràn lan mà không có một dấu ấn gì cả.
Còn đối với các công ty du lịch, đương nhiên khi tổ chức các tour, họ đều lấy cái mác là mang bản sắc văn hoá Việt Nam nhưng liệu rằng họ có thật sự hiểu hết về cái cụm từ mà họ đang sử dụng chưa, trong bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào thì yếu tố kinh tế vẫn là hàng đầu mà muốn thu được lợi nhuận thì phải quảng bá, nhất là đối với du lịch thì vấn đề liên quan đến văn hoá là vô cùng quan trọng, nếu họ không đưa ra cụm từ " bản sắc văn hoá việt nam" liệu rằng khách du lịch họ có tìm đến Việt Nam hay không?. Đây cũng là một vấn đề đặt ra mà thật khó để giải quyết một cách thoả đáng bạn ạ.
Tự bản thân chúng ta hãy giữ lấy những gì tốt đẹp mà chúng ta tiếp thu được từ chính dân tộc qua lịch sử, địa lí, phong tục, nếp sống...đó cũng là đang góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá rồi. Và chúng ta cũng phải đem nó ra thế giới để thấy được nét riêng của dân tộc Việt và tự hào về điều đó chính là đang giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá việt đó.
Hình đại diện của thành viên
nuthanbien
 
Bài viết: 55
Ngày tham gia: Thứ 5 23/09/10 20:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi cuncon2410 » Thứ 4 13/10/10 10:14

Mình nghĩ vấn đề bạn Hương nêu làm sao để có bản sắc trong khi vẫn khai thác du lịch tốt là điều rất hay. Nhưng nhận xét của bạn về bản nhạc hip-hop Bản sắc Việt Nam thì có phần hơi chủ quan. Vì cả hai chuyện bạn nêu đều nằm trong quan hệ truyền thống-hiện đại. Bản sắc dù là cái giá trị cốt lõi, nhưng phải được thể hiện ra. Mà đã thể hiện ra lại tùy thuộc vào cách của người thể hiện. Chẳng hạn sv mình gần đây rủ bạn bè đi học các cách pha chế trà sen Việt Nam. Em ấy bảo cũng pha chế rất cầu kỳ như Nhật Bản, và người ta bảo các em đó là trà đạo VN. Mình phản đối ngay, bảo VN làm gì có trà đạo. Trà nâng lên thành đạo, lại mang sắc thiền thì chỉ có ở Nhật Bản mà thôi. Trà VN là phải dân dã, phải mang cái không khí an nhiên tự tại, hòa mình vào thiên nhiên cơ. Vậy đâu là bản sắc VN? Bản nhạc của em TQA cũng là một ví dụ hay. Mình nghe ko thấy hay, nhưng không thể chắc chắn là các em sv không thấy hay. Nếu các em ấy thấy hay, và qua bài hát đó thích thú tìm hiểu về văn hóa VN thì đó là một điều tốt chứ. Trừ khi Bộ VHDL VN định lấy bài hát này làm slogan quảng bá VH Việt thì mình mới thấy không nên.
RANDOM_AVATAR
cuncon2410
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 2 05/10/09 16:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi To Anh Thu » Thứ 4 13/10/10 13:03

cuncon2410 đã viết:Chẳng hạn sv mình gần đây rủ bạn bè đi học các cách pha chế trà sen Việt Nam. Em ấy bảo cũng pha chế rất cầu kỳ như Nhật Bản, và người ta bảo các em đó là trà đạo VN. Mình phản đối ngay, bảo VN làm gì có trà đạo. Trà nâng lên thành đạo, lại mang sắc thiền thì chỉ có ở Nhật Bản mà thôi. Trà VN là phải dân dã, phải mang cái không khí an nhiên tự tại, hòa mình vào thiên nhiên cơ.


Việt Nam có trà đạo chứ bạn, có lẽ bạn không ghiền trà hoặc có những thú vui về nó nên bạn chưa biết thôi. Đúng như bạn nói, phong cách uống trà của VIệt Nam rất dân dã và mang cái không khí an nhiên tự tại, hòa mình vào thiên nhiên, nhưng điều đó không có nghĩa VN không có trà đạo. Và phải chăng những điều bạn nhận xét chính là cái hồn, cái riêng của trà đạo VN, khác với trà đạo Trung Quốc và trà đạo Nhật Bản. Người Việt Nam uống trà và thẩm thấu vào đó cả cái tính không thích khoa trương, kiểu cách cho nên nó không hình thành nên những quy tắc như khi bạn thưởng thức một chén trà Nhật. Vả lại, từ trà đạo người ta nghe nhiều quá thành quen, quen rồi lại ấn định nó là của Nhật Bản. Thật ra đâu phải vậy? Và hơn nữa, uống trà là để làm gì? Ngoài lý do về sức khỏe và thói quen thì uống trà còn để tĩnh tâm, an định vậy thì không chỉ trà ở Nhật, ở Trung hay bất cứ đâu mà hướng về yếu tố đó đều mang tính thiền cả.
Còn về cách pha trà của Việt Nam? nghiêm túc và chuẩn mực lắm đấy. Ngày xưa, người ta chọn nước để nấu trà phải là nước ở sông cái, tức là sông lớn, và phải là nước ở giữa dòng, vì nước ở đây sạch và trong. Còn theo Nguyễn Tuân thì phải hứng sương còn đọng lại trong những cánh sen, chắt về, sau đó mới dùng để nấu nước pha trà. Củi để chụm không phải là củi tạp, có người dùng tre, trúc phơi khô. Trà thì phải chọn lựa những cánh tốt xanh, phơi khô và bảo quản giữa những cánh sen ốp lại để tinh tế và có hương thơm. Còn bây giờ thì... chà, hình như mình lạc đề thì phải, mình xin trả lại topic đây, có gì chúng ta trao đổi thêm về trà nhé.
Học làm người
Hình đại diện của thành viên
To Anh Thu
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 7 02/10/10 22:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM (Khóa 11)

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 6 15/10/10 22:28

lúc chiều có nghe thầy nói về đọan rap "bản sắc Việt Nam" của Tằng Quốc Anh mình chưa hài lòng lắm. dẫu sao đi nữa, dù có "lạ" một chút đấy nhưng hình ảnh một anh chàng nhảy nhót trong clip mình cứ thấy nhí nhố thế nào ấy!
"lạ" mà tốt thì rất hoan nghênh nhưng nếu lập dị thì cũng nên xem lại thử ta có nên ủng hộ nhiệt tình không!
hiii...không biết mình có gay gắt quá không nhỉ?
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách