"CƯỜI" trong văn hóa Việt Nam

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

"CƯỜI" trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 3 19/10/10 16:27

Nguyễn Văn Vĩnh đã viết "An nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. hay cũng hì mà dở cũng...hì; phải cũng hì, quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang" {Dương Quảng Hàm, Con người và Tác phẩm, 177}. mấy bữa nay thầy Hiệu thường nhắc đến cái sự ..cười của người Việt mình; nhân ý kiến của thầy Hiệu và ông NVVĩnh, chúng ta cùng làm sáng tỏ cái sự "CƯỜI" của người Việt mình nhé!
:P :D :lol: :) ;)
Nothing gonna change my love for you
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "CƯỜI" trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi trinhhiep » Thứ 6 22/10/10 22:12

Cám ơn Linh Giang đã đưa đề tài thật thú vị. Người VN quả là thích cười (mình cũng vậy mà!! :lol: :) Mình ráng tìm nguyên nhân nào đã khiến cho người Việt thích cười thế, tìm và lý giải theo kiểu thật là... Lý luận Văn hoá học! Nhưng mà nghĩ mãi không ra! ;) Mình chỉ nhớ mỗi một câu bạn bè hay nhắc nhở mấy lúc mình phiền muộn quá nên mặt mũi héo úa: "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, tươi lên đi"!! Chắc tại vậy quá! Cười bổ thế mà, đỡ phải uống thuốc (với lại dạo này thuốc ngày càng đắt lắm!). Chắc câu tục ngữ này thấm nhuần trong dân mình rồi nên vui thì cười (lẽ dĩ nhiên rồi), buồn càng phải cười!, bị la cũng cười (cho đối phương bớt giận!- nhưng đừng áp dụng với người nước ngoài nhen!) Với lại lúc cười mặt sẽ tươi hơn, đẹp hơn nhỉ? Mình coi phim, để ý phim Hàn Quốc, diễn viên họ tới lúc cần khóc là khóc quá trời luôn, khóc rất tự nhiên, rất thật. Còn phim VN diễn viên mình không dám khóc đâu! Sợ xấu ý mà! :cry: :cry: Viết tới đây làm mình nhớ cô bạn chung lớp thời đại học, bạn mình rất xinh đẹp, một nét đẹp rất Tây, rất quyến rũ. Lê đã nói rằng: "Mỗi lần buồn muốn khóc, Lê nghĩ tới nhan sắc của Lê là thôi, không khóc nữa!". Thật dễ thương và tuyệt vời phải không bạn? Nói thế cho vui thôi. Người VN có nhiều kiểu cười lắm, không phải chỉ hì một tiếng là xong đâu. Có cười hỉ hả, cười sảng khoái mà cũng có cười mếu, cười mỉm, cười nhếch mép, cười thầm, cười ruồi... Mình nhớ lúc nhỏ hay giỡn với bạn bè: "Nè, mày cười ngạo nghễ, cười khi dễ hay mày cười kính nể hả?" Thật là muôn vạn kiểu cười. Không biết có bạn nào biết kiểu cười nào nữa thì góp vui cùng diễn đàn nhé!
Ta hãy sống với những ngày đáng sống
Không giận mừng, không oán ghét, sầu thương...
Hình đại diện của thành viên
trinhhiep
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 3 21/09/10 14:09
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "CƯỜI" trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi trinhhiep » Chủ nhật 24/10/10 11:42

Mình thấy có bài "Cười dưới góc nhìn văn hóa", ở chuyên mục Lý luận Văn hóa học, bạn bagia viết rất hay. Các bạn tham khảo nha!
Ta hãy sống với những ngày đáng sống
Không giận mừng, không oán ghét, sầu thương...
Hình đại diện của thành viên
trinhhiep
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 3 21/09/10 14:09
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "CƯỜI" trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi To Anh Thu » Chủ nhật 24/10/10 21:27

hihi, ủng hộ đội nhà tí.

Mình đồng ý hai tay là, cười ở Việt Nam thật là đa dạng. Cười khinh có, cười khen có; cười vô tư, cười cắc cớ... Đủ kiểu. Thậm chí, giọng cười đi vào văn học cũng rất là phong phú và độc đáo. Chỉ mỗi Nam Cao thôi mà ta có thể thấy, giọng cười của Bá Kiến sao mà sây cay, rợn người đến thế; giọng cười của Lão Hạc thì đớn đau, nhức nhối; còn quẩn quanh đâu đó giọng cười giòn vang của anh Hoàng trong "Đôi mắt" mỗi khi vỗ đùi và nói hai tiếng "Tiên sư", còn cái kiểu cười chua chát, day dứt trong "Đời thừa" nữa chứ...

Tôi nghĩ, việc người Việt Nam có tính hay cười và cười ở mọi nơi, mọi lúc và trong mọi tình huống có thể được giải thích trong các diễn giải của Trần Ngọc Thêm về văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Mình nghĩ, nguyên nhân nằm trong đó. Có khi ai đó gặp phải những lời cay đắng, chua ngoa nhất, cách phản ứng của họ có lẽ là cười trước cái đã. Cái cười của người Việt không giống nhiều người ở các quốc gia khác, và dĩ nhiên là, cũng có thể giống nhiều nước khác mà ta chưa biết đấy thôi. Riêng tôi, tôi thấy cái khác căn bản ở chỗ, giọng cười ngoại quốc thường bộc lộ cái bản chất nhất, họ cười sảng khoái, thật sự hứng thú và thích thú thì mới cười. Còn người Việt ta, phải xét hoàn cảnh đưa đẩy đến nụ cười và trạng thái của đối tượng khi đó. Cái cười đó thường không những thể hiện sự khiêm tốn và khiêm nhường của người Việt chúng ta, mà có lẽ còn thể hiện sự phê phán, mỉa mai, khinh rẻ, và đôi khi nó đạt đến trạng thái cùng cực. Vì lẽ đó mà nhiều người cười vì thấy "chướng tai gai mắt".

Chỉ là một đóng góp của mình thôi, các bạn chia sẻ thêm nhé. Nhanh tay lên, số lượng có hạn! ^^
Học làm người
Hình đại diện của thành viên
To Anh Thu
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 7 02/10/10 22:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "CƯỜI" trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Chủ nhật 24/10/10 22:33

hiiii
Nothing gonna change my love for you
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách

cron