Tiếp cận văn hóa các tộc người Việt Nam

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Tiếp cận văn hóa các tộc người Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 5 21/10/10 20:35

Tiếp cận văn hóa các tộc người Việt Nam bằng con đường nghiên cứu so sánh truyện kể dân gian
“Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống” [1, tr.63]. Xu thế trở về cội nguồn để khẳng định những giá trị văn hoá truyền thống là hướng đi mang tính tất yếu của thời đại. Muốn nhận diện được sự biến đổi văn hóa từ truyền thống đến hiện đại trong giao lưu hội nhập trên những bình diện mới giữa các quốc gia dân tộc hiện nay thì vấn đề bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa tộc người có ý nghĩa lớn lao trong việc tham gia đối thoại với các nền văn hóa, văn minh trong khu vực và có thể xa hơn, rộng hơn.
Sự cần thiết của việc nghiên cứu so sánh văn hoá của 54 tộc người trên lãnh thổ Việt Nam, nhất là giữa văn hoá của người Kinh (Việt) và văn hoá các tộc người khác đã từ lâu được giới nghiên cứu văn hoá Việt Nam đề cập đến. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam, nghiên cứu so sánh văn hoá người Kinh với văn hoá các tộc người khác cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thực chất là đặt văn hoá Việt Nam vào bối cảnh Đông Nam Á để phân tích, nhận diện.
- Nghiên cứu văn hoá và mối quan hệ lịch sử văn hoá tộc người trong văn học dân gian sẽ góp phần làm sáng tỏ nhận thức về sự tồn tại của văn hoá trong trạng thái luôn vận động, có sự tiếp thu, chọn lọc, lưu giữ và nuôi dưỡng để vừa đảm bảo phát triển vừa giữ vững bản sắc cội nguồn theo tiến trình phát triển của lịch sử [7, tr.87], mà lịch sử Việt Nam theo nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Quang Ngọc, là “lịch sử của một cộng cư dân nhiều tộc người, có tộc người đa số, có các tộc người thiểu số, có tộc người đến trước, có tộc người đến sau, nhưng một khi đã hòa chung vào cộng đồng dân tộc Việt Nam thì chung sức chung lòng cùng nhau dựng nước và giữ nước„ và quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam là quá trình vừa mở rộng vừa quy tụ, trong đó quy tụ luôn luôn là xu hướng chủ đạo [17, tr.10]. Truyện kể dân gian cũng như bất kỳ một thể loại văn học dân gian nào khác đều là một hiện tượng mang tính nguyên hợp nên đã là đối tượng nghiên cứu được khai thác từ nhiều góc độ như sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học và một số ngành nghệ thuật khác… đặc biệt là từ góc độ nghiên cứu của folklore, của văn hoá - văn học dân
gian.
- Tiến hành nghiên cứu so sánh các mẫu kể tiêu biểu được xác định trong hệ thống truyện kể dân gian để làm nổi bật các mối quan hệ văn hoá tộc người với những biểu tượng văn hoá thẩm mỹ đặc trưng, thông qua việc khảo sát và thẩm định những giá trị tư tưởng thẩm mỹ ở các cấp độ: hệ thống đề tài, cấu trúc tác phẩm, nhân vật và motif là một hướng nghiên cứu trên ngả đường tiếp cận văn hóa tộc người Việt Nam.
Tập tin đính kèm
tiep can.PDF
(413.25 KiB) Đã tải về 1296 lần
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Tiếp cận văn hóa các tộc người Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 7 23/10/10 8:40

Quang Tuan oi!
có một vài thuật ngữ mà em không hiểu được trong tập tài liệu của anh đính kèm. nếu anh có biết thì anh giải thích cho em với ạ! đó là cụm "chức năng tộc người" của văn hoá. thêm như tác giả thì văn hoá có...chức năng tộc người! em cứ nghe sao sao ấy! bình thường cứ hay nghe chức năng giáo dục, chức năng tổ chức, giao tiếp...của văn hoá chứ chưa nghe nói "chức năng tộc người".
ngoài QT ra có ai rõ không giúp mình với.
Nothing gonna change my love for you
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tiếp cận văn hóa các tộc người Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 7 23/10/10 9:01

Rất vui khi được bạn ghé thăm! cụm từ "chức năng tộc người" ở đây tác giả muốn nhấn mạnh "vai trò của tộc người trong văn hóa" (bạn có thể hiểu ý của tác giả) như sau "vai trò của tộc người trong việc bảo tồn, chọn lọc và điều tiết các giá trị văn hoá". Tác giả còn muốn làm nổi bật hơn vai trò của tộc người trong việc phát huy các "giá trị trường tồn của văn hoá tộc người". Tôi hiểu là như vậy. cảm ơn ý kiến của bạn.
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Tiếp cận văn hóa các tộc người Việt Nam

Gửi bàigửi bởi nuthanbien » Thứ 4 05/01/11 22:37

Có lẽ cách tiếp cận mà anh Tuân đưa ra cũng khá thú vị. Như chúng ta cũng biết truyện kể dân gian là dấu tích của cuộc sống trong một thời đại nào đó, khi mà văn học viết chưa hình thành thì văn học dân gian chính là đời sống tinh thần của nhân dân. Trong các câu chuyện kể bao giờ người ta cũng muốn phản ánh một điều gì đó từ cuộc sống có thể là không toàn vẹn nhưng ít nhất chúng ta cũng hiểu được rằng vào cái thời xa xưa đó nhân dân ta sống và sinh hoạt như thế nào. Thông qua các câu chuyện kể, ta sẽ nhận ra thấp thoáng trong đó chính là hình ảnh cuộc sống với những nét phong tục tập quán riêng của từng vùng miền, từng dân tộc. Đi tìm văn hóa theo cách này chúng ta sẽ bắt đầu từ gốc rễ lịch sưtr của các câu chuyện.
Hình đại diện của thành viên
nuthanbien
 
Bài viết: 55
Ngày tham gia: Thứ 5 23/09/10 20:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách

cron