MÚA RỐI NƯỚC CỦA VIỆT NAM "NÓI" GÌ VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

MÚA RỐI NƯỚC CỦA VIỆT NAM "NÓI" GÌ VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM?

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Chủ nhật 24/10/10 1:10

- Chào cả nhà.......múa rối là loại hình nghệ thuật lâu đời và nó ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam?
- Thực ra tôi không rõ múa rối ở các nước khác có hay không, hay chỉ có ở Việt Nam thôi nhưng có một điều chắc chắn là múa rồi này vẫn tiếp tục truyền từ đời này sang đời khác và ngày càng được nhiều người ưu chuộng.
- Múa rối nước là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của Việt Nam. Rối nước ra đời khoảng thế kỉ 11, đầu thế kỉ 12, múa rối nước thường được biểu diễn trong dịp Tết cổ truyền hoặc trong các dịp lễ hội của người Việt.
- Nghề múa rối cứ lần lượt truyền từ đời cha sang đời con. Con gái và con rể không bao giờ được nhập phường. Nếu cả phường đồng ý kết nạp thêm thành viên mới thì tất cả sẽ uống máu ăn thề: "Suốt đời suốt kiếp chúng tôi phải giữ bí mật của nghề. Nếu không, chúng tôi và ba đời con cháu sẽ phải chết".
- Cái nôi đã sinh ra loại hình nghệ thuật này - vùng làng quê Châu thổ Sông Hồng Việt Nam.Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Trò rối nước cũng được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
- Theo các truyền thuyết, huyền thoại lịch sử, trò rối nước ra đời từ thời xây thành Cổ Loa, Kinh An Dương Vương, năm 255 trước công nguyên. Còn theo sử sách, văn bia trò rối nước ra đời năm 1121 (đời Lý).

Trong kho tàng trò rối nước của Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục rối hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Các trò diễn thường được mở đầu bằng sự giới thiệu của chú Tiễu,mô tả:

* Những sinh hoạt đời thường như: công việc nhà nông, câu ếch, cáo bắt vịt,
* Lễ hội: múa rồng, múa sư tử, rước kiệu, đấu vật, đánh võ, chọi trâu.
* Trích đoạn một số tích cổ: Thạch Sanh, Tấm Cám...

Nghệ thuật rối nước là đặc phẩm văn hoá bản địa dân tộc Việt, phát triển ở hầu hết các làng xã quanh kinh thành Thăng Long như Đào Thục, Đào Xá - Huyện Đông Anh, chùa Nành - Gia Lâm và nhiều phường rối ở hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
- Đây là loại hình văn hóa mang đậm nét truyền văn hóa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Vậy các bạn và anh chị nghĩ như thế nào? về múa rối và ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam?
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: MÚA RỐI NƯỚC CỦA VIỆT NAM "NÓI" GÌ VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM?

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 4 27/10/10 22:11

đúng là đi nhiều, biết lắm! lĩnh vực nào anh Tuân cũng hiểu biết cả! tâm phục! khẩu phục!
góp vui vài ý
văn hóa ứng xử (tận dụng) môi trường tự nhiên qua múa rối nước.
Việt Nam vốn là cùng lắm sông nhiều ngòi, múa rối nươc cũng là một trong những thể hiện sự tận dụng môi trường đó chăng
về góc độ tổ chức đời sống cộng đồng, múa rối thường diễn ra trong những sự kiện hội hè lớn của người Viêt
Nothing gonna change my love for you
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: MÚA RỐI NƯỚC CỦA VIỆT NAM "NÓI" GÌ VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM?

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 5 28/10/10 0:03

Câu trả lời của Linh Giang rất hay...đúng là mới học xong môn "Địa văn hóa" có khác...trả lời là trúng "poc".....Linh Giang nhỉ.
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: MÚA RỐI NƯỚC CỦA VIỆT NAM "NÓI" GÌ VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM?

Gửi bàigửi bởi viet_huong47 » Thứ 7 30/10/10 21:50

Rối nước là sản phẩm của tư duy nông nghiệp với các hoạt động sống gắn liền với điều kiện thiên nhiên nóng ẩm, mưa nhiều và địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc
Ra đời từ trong kinh nghiệm đối phó với thiên nhiên hung dữ, dần dà, các con rối nước đã hội tụ được những tinh hoa nhất của nghệ thuật dân gian Việt Nam: Nghệ thuật điêu khắc dân gian; Nghệ thuật sơn truyền thống; Nghệ thuật sáng tác các tích trò; Nghệ thuật âm nhạc dân gian và đặc biệt, ở đây xuất hiện vai trò của kỹ thuật dân gian
Tuy nhiên, dưới sự bao bọc và dung dưỡng của dân gian, rối nước đã phát triển mạnh mẽ ở các làng quê và nó tồn tại dưới hình thức phường hội. Cũng chính vì thế, rối nước có một quá trình không đồng nhất và nó mang nhiều sắc thái của mỗi địa phương hay từng vùng miền. Sự đa dạng về phong cách, khác nhau chất liệu thể hiện, hay khác nhau về đặc trưng vùng miền nhưng lại có chung một một nền tảng văn hóa dân tộc.
RANDOM_AVATAR
viet_huong47
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 7 25/09/10 20:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: MÚA RỐI NƯỚC CỦA VIỆT NAM "NÓI" GÌ VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM?

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 7 13/11/10 9:29

Thơ

Thời con nít, mê trò rối nước
Reo ầm lên: Giỏi quá ! Tài ghê!
Các chú rối úp nơm, bắt cá
Các cô rối múa đều, hết chê!

Xem, cứ tưởng Trời ban phép lạ
Biến đất thó, gỗ vụn thành người
Nghĩ, càng thấy lắm điều bí ẩn
Lại reo toáng: Tuyệt vời! tuyệt vời!

Xem trò rối nước - Trường Giang

Tôi xin trích một đoạn bài "thơ: Xem trò rối nước của Trường Giang" để nói lên hình ảnh rối nước trong con mắt trẻ thơ...Tôi thấy thật hồn nhiiên và lạ lẫm lắm các bạn ạ...cũng như tôi lần đầu được xem loại hình nghệ thuật này....có lúc nghĩ về hình ảnh này qua "Xem trò rối nước - Trường Giang" tôi như sống lại "thời của giấc mơ".
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: MÚA RỐI NƯỚC CỦA VIỆT NAM "NÓI" GÌ VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM?

Gửi bàigửi bởi HATHITHUHIEN » Chủ nhật 14/11/10 9:54

Hi các bạn! Mình tham gia một xíu về đề tài nghệ thuật rối nước.

Rối là loại hình văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Nghệ thuật rối có từ thế kỷ X và phát triển rực rỡ vào thời Lý Trần. Đến thế kỷ XIV, các trò rối không chỉ lưu hành trong dân gian: hội, hè, đình đám mà còn diễn xướng phục vụ triều đình. sân khấu rối việt nam cổ truyền gồm hai môn: rối nước và rối cạn. Rối nước dùng mặt nước làm sàn diễn. rối cạn diễn ở sân khấu dựng trên mặt đất. Rối nước và rối cạn đều có chung nguyên lý là: sử dụng các quân rối có hình mẫu giống như người, vật, để làm trò trên sân khấu.
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, nghệ thuật rối truyền thống Việt Nam hồi sinh và phát triển, trò vui dân gian trở thành nghệ thuật sân khấu dân tộc. Trên cơ sở bảo tồn và phát huy vốn cổ, ngoài rối nước và rối cạn, còn tiếp thu thành tựu mới của sân khấu thế giới, rối dây, rối que, rối diễn có lời trò. Sân khấu rối Việt Nam đã thể hiện trình độ nghệ thuật đặc sắc, nhất là rối nước – một loại hình nghệ thuật độc đáo đã gây được sự chú ý trên sân khấu quốc tế.
RANDOM_AVATAR
HATHITHUHIEN
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/10/10 20:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến14 khách

cron