Đàn Nam Giao

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Đàn Nam Giao

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Chủ nhật 24/10/10 12:47

Chào cả nhà ....gia đình chúng ta đi xuôi dòng lịch sử tìm hiểu về "ĐÀN NAM GIAO" nhé
- Ở phần Ngu thư – Nghiêu điển sách Thượng Thư có câu:
"Âm Hán Việt: Thân mệnh Hy Thúc, trạch Nam Giao. Bình trật nam ngoa, kính trí. Nhật vĩnh, tinh Hỏa, dĩ chánh trọng hạ. Quyết dân nhân, điểu thú hy cách"
- Dịch nghĩa: “(Vua Nghiêu) sai Hy Thúc đến Nam Giao, quan sát mặt trời di chuyển về phương nam, ghi ngày Hạ chí. Lúc ngày dài nhất, sao Hỏa đầu hôm ở đỉnh đầu sẽ là ngày trọng Hạ (giữa mùa Hạ). Dân ăn mặc quần áo mỏng, chim thú thay lông”.
- Trong bài khảo cứu (viết từ năm 2004) “Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam” , dưới mắt của một người từng đi biển, có chút ít kiến thức thiên văn thực hành, tôi đã mạnh dạn đề cập đến Đàn Nam Giao nói ở trên:
Nam Giao nằm trong hệ thống địa danh gồm: Dương Cốc (phía đông), Muội Cốc (phía tây), Sóc Phương (phía bắc), Nam Giao (phía nam). Từ 4 nơi này, các vị quan mà vua Nghiêu phái đến sẽ quan sát qui luật chuyển động của mặt trời, mặt trăng và các vì sao rồi tổng hợp các qui luật ấy thành lịch phù hợp với sự vận hành của thiên nhiên nhằm áp dụng thẳng vào đời sống nhân dân. Bốn địa danh trên chính là bốn trạm quan trắc thiên văn cổ xưa của loài người.
- Tóm lại Nam Giao chính là một địa danh. Sau này kiến thức thiên văn của con người sâu sắc hơn, các dụng cụ quan trắc tinh tường hơn thì không cần thiết đi quá xa để đo đạc. Đài Nam Giao có thể dựng ở ngay kinh đô vương quốc. Vua dễ dàng cúng mặt trời trên đài, lần hồi Đài Nam Giao đã biến thành Đàn Nam Giao cho nghi thức tế trời. Vai trò trạm thiên văn của Nam Giao bị che khuất bởi hành vi tín ngưỡng. Hơn nữa chỉ cần một máy đo cao độ thiên thể, cùng với việc tra các bảng tính sẵn trong sách vở, mọi bài toán thiên văn phức tạp nhất đều có thể tính ra.
- Ở Việt Nam, dưới ảnh hưởng Nho Giáo Trung Hoa, từ thời Trần, gần như triều đại phong kiến nào cũng có xây dựng đàn Nam Giao và nhiều lần tổ chức Tế Giao. Xin lược trích mô tả của tác giả Ngô Minh về Đàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế, trong tạp chí Kiến thức ngày nay số tân niên 2006: “Đàn Nam Giao được xây 3 tầng, cao 6,65m, theo thuyết Tam tài: Thiên – Địa – Nhân. Tầng trên là Trời (Thiên) gọi là Viên Đàn, hình tròn, đường kính khoảng 42m. Tầng giữa hình vuông, là Địa gọi là Phương Đàn, thấp hơn Viên Đàn 2,8m, mỗi cạnh 85m. Tầng dưới cùng là Nhân, hình vuông, mỗi cạnh 165m…”
- Cũng Ngô Minh trong bài đã dẫn: “Tế Giao là cúng tế lễ trời đất. Tức là lễ cúng lớn nhất thiên hạ, đại lễ của trăm họ xưa, do thiên tử đích thân chủ lễ. Vua Tế Giao một năm một lần vào mùa Xuân, thường giữa tiết Đông Chí và Xuân Phân, lúc đầu trăng, để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa…”

Tài liệu tham khảo:
[1]http://www.guoxue.com/jinbu/13jing/shangshu/ss_001.htm
[2]showFile.php?res=5171&rb=0302
[3]Điều này phụ thuộc vào năm đó nhuận hay không.
[4]http://www.kaogu.cn/en_kaogu/show_News.asp?id=124
[5]Trong thiên văn, đây là góc quay của trái đất giữa hai thời điểm quan trắc.
[6]Xin xem http://vietnamnet.vn/vanhoa/vandekhac/2005/01/371312/
[7]Xin lưu ý, Giao Chỉ ở đây không phải Quận Giao Chỉ mà là khái niệm Giao Chỉ.
[8]Quan điểm này dựa vào kiến thức thiên văn hạn chế của người Trung Quốc cách đây 21 thế kỷ. “Vùng nhà cửa quay mặt về hướng bắc” theo logic Sử Ký, trên cơ sở thiên văn hiện đại, phải ở nằm dưới vĩ độ 23 độ 27 phút Nam (đi qua thành phố Rockhamton Bang Queensland Australia).
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách

cron