Mèo trong 12 con giáp!

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Mèo trong 12 con giáp!

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 2 14/02/11 12:51

Có nhiều người hỏi tại sao Việt Nam lại chọn Mèo làm vật linh trong 12 con giáp? Thật sự tôi không biết trả lời như thế nào cả nhà giúp tôi với .
Theo của riêng tôi, việc giải thích vấn đề này như sau:


Đây là vấn đề rất nhiều người quan tâm và không chỉ riêng một ai. Tuy nhiên, không ai hỏi cả. Bởi vì, cái gì quá đổi “bình thường, thân quen” thì người ta thường hay chấp nhận nó nhiều hơn hay là “bắt bẻ hay nói cách khác là giải thích, tìm hiểu” về nó mà thôi. Cho nên, dân gian mới có câu “quen mà lạ, lạ mà quen” hay “bình thường mà không bình thường tí nào cả” hoặc ngược lại….là vậy.
Câu hỏi của em: tại sao Việt Nam lại chọn con “mèo” mà không chọn bất kì con vật nào là tại sao?
Thật ra, thời kì ban sơ của lịch sử nước Việt Nam, Việt Nam (là nước của người “Việt” hay “Kinh”) cũng lấy con “thỏ” làm con vật “linh” trong 12 con giáp đó chứ em. Việc lấy con “thỏ” làm vật “linh” trong 12 con giáp của người Việt Nam thời ban sơ của lịch sử là ảnh hưởng của Trung Hoa rất đậm. Trong quá trình dựng nước và giữ nước của mình, người Việt đã ảnh hưởng nền văn hóa của Trung Hoa rất đậm chất mà nhiều nước trên thế giới gọi Việt Nam và cả các nước Đông Dương thời bấy giờ là “Indochina” hay cho rằng Việt Nam là “tiểu Trung Hoa” là vậy.
Ở đây xin giải thích thêm từ “Indochina” (Indo: bất nguồn từ Indus, mà sau này người Châu Âu gọi là Indian để gọi chung cho đất nước Ấn Độ. Và China: là tiếng mà quốc tế gọi cho một đất nước Trung Hoa).
Có nghĩa các đất nước ở Đông Nam Á người ta chỉ thấy “chất của Trung Hoa và Ấn Độ trong văn hóa của họ” mà thôi không có gì là của riêng họ cả. Đặc biệt ở Việt Nam trong lịch sử hơn 1000 năm đô hộ giặc Tàu (“Tàu ở đây là Trung Hoa vì người Trung Hoa qua Việt Nam bằng đường Thủy chứ không phải đường bộ mà phương tiện họ chủ yếu thời bấy giờ là Tàu nên người Việt gọi là Người Tàu”) thì sự pha trộn hai nên văn hóa Việt – Trung trở nên quá cao đến nổi người ta chỉ nhìn thấy Trung Hoa trong văn hóa người Việt mà thôi (văn hóa Trung Hoa qua Việt Nam là Văn hóa áp đặt, đàn áp của một nước cai trị, …chứ không phải như Ấn Độ).
Tại sao, người Việt Nam đã đổi tên con “thỏ” trong văn hóa mình thành con “mèo”. Mặc dù, các nước Đông Nam Á và Châu Á vẫn giữ nguyên là con “Thỏ”. Đặc biệt là các dân tộc cùng chung sống ở Việt Nam lại giữ nguyên là con “thỏ” trong 12 con giáp của mình như người Chăm, Khmer, …?
Trong quá trình phát triển của mình Việt Nam nhiều lần thây đổi chính sách cũng như chiến lược của mình để khẳng định một nước Đại Việt hùng mạnh là đất nước của người Việt chứ không phải là “tiểu Trung Hoa” hay “Indochina” gì cả nên đã thây đổi (mà dân ta thường hay gọi là “bài trừ” ) đi những gì ảnh hưởng của Trung Hoa là vậy. Việc “bài trừ” hay “thây đổi” này chúng ta thất rất rõ không những trong 12 con giáp mà chúng ta đang bàn đến đâu mà cả trong kiến trúc “đền, chùa” của người Việt cũng thây đổi hẳn lên, tính “bản địa” được đẩy lên cao nhất trong thời gian này. Điều này, chúng ta thất rất rõ qua kiến trúc những “cột, trụ”, hình tượng các bệ…trong đền, chùa của người Việt thây vì là những “tòa sen” thì nay là những chim thần “Garuda”. Ở đây ta thấy sự pha trộn giữa Chăm – Việt chứ không còn là Việt – Trung như hồi trước nữa. Còn rất nhiều nữa tuy nhiên tôi chỉ trình bày ở đây là rất nhỏ mà thôi.
Quay lại, việc chọn “mèo” mà không phải là “thỏ” cũng như vậy thôi. Vì ảnh hưởng Trung Hoa quá nhiều nên không muốn ảnh hưởng nữa. Co lẽ, có lúc ông bà ta thời xưa cũng đã từng hỏi nhau cái gì là của ta cái gì là của “Tàu” đây hay tất cả là của “Tàu” theo tôi từ những câu hỏi đó mà chúng ta có con “mèo” mà không phải là thỏ đấy ạ.
Với lại để chọn một vật linh đâu phải dễ tại sao là “mèo” mà không phải là bất kì con nào khác “mèo” ?
Chon con mèo là có lí do đấy các bạn ạ. Theo tôi, có những lí do sau chọn “mèo” là hợp nhất
Thứ nhất “mèo” là con vật quen thuộc nhất đối với người Việt Nam chúng ta.
Thứ hai “mèo” là con vật mà ở miền núi phía Bắc có rất nhiều mà tiều phu đã thu phục về nuôi làm con vật trong nhà có nhiệm vụ trong coi “lúa, gạo, ngô…” sản phẩm chính yếu và quan trọng của cư dân nông nghiệp. Vì vậy, mà trong tranh dân gian hình ảnh con “mèo” với con chuột đổi rất quen thuộc với người dân Việt Nam với nhiều ý ‎ nghĩa khác nhau trong cuộc sống.
Thứ ba “mèo” theo quan niệm dân gian luôn thể hiện sự “khôn ngoan, lanh lợi, no ấm” và rất sạch sẽ (trong khi vệ sinh). Sự khôn ngoan, lanh lợi của “mèo” luôn là hình ảnh trong tâm trí người Việt Nam (nhỏ nhắn nhưng không kém phần nhanh nhẹn, khôn ngoan, thông minh, khéo léo…).
Nhìn rộng ra một tí chúng ta thấy “mèo” ở các nước Châu Á luôn thể hiện sự mau mắn, thành công, an toàn như ở Nhật trong các tiệm ăn, buôn bán…người Nhật thường hay dán hình ảnh con “mèo” trước cửa hoặc trưng bày hình ảnh “mèo” bằng “gỗ, xứ…” trong khu hàng buôn bán của mình cầu cho sự may mắn, an toàn và thành công là vậy.
Nói tóm lại, việc thây đổi con vật linh trong 12 con giáp (ỏ đây là “mèo” và “thỏ”)nói riêng và tát cả những sự thây đổi khác nói chung người Việt rất tinh tế và ý thức rất rõ việc thây đổi của mình. Sự thây đổi này luôn khẳng định sự mới mẻ trong văn hóa Việt Nam nói chung và khác biệt ấy luôn làm nên một đất nước Việt Nam phong cách hơn, bí ẩn hơn trong đa nền văn hóa trong khu vực và thế giới để thế giới tìm đến Việt Nam. Một đất nước của một nền văn hóa đa dạng ấy ấy mà vẫn thống nhất và phát triển bền vững trong một thế giới phức tạp ấy.

Tuy nhiên GSTSKH Trần Ngọc Thêm thì Mèo không phải là linh vật

Theo quan niệm Đông phương, mèo chỉ có mặt trong thập nhị địa chi, chưa phải linh vật. Mèo chỉ là một con vật có ý nghĩa biểu trưng thông qua hình ảnh mèo bắt chuột, bảo vệ mùa màng, đồ đạc trong nhà. Nên chỉ có ở Việt Nam mới có Mèo trong 12 con giáp là vậy

Giài thích thêm

Chúng ta cần phân biệt rõ hai từ “Việt và Kinh”
Việt: là từ chỉ chung cho người Việt Nam nói chung. Có nghĩa là tất cả các tộc người đang tồn tại trên lãnh thổ người “Việt”. Ngày nay, bao gồm tất cả các tộc người cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam như người Kinh (Việt), Chăm, Khmer, Hoa… Nếu gọi cho đúng thì phải gọi là người Việt Nam.
Ví dụ: Một người quốc tế không cần biết người Chăm, Khmer, Hoa hay bất kì một người dân tộc nào….Chỉ thấy tồn tại trên đất nước Việt Nam ….thì họ gọi là người Việt Nam.
Ví dụ để gọi người Chăm cho đúng là: Trước tiên chúng ta hiểu “người Chăm là người Việt Nam …Gốc là dân tộc (tộc người) Chăm….trong tiếng Anh gọi là “Cham Viet Nam”. Muốn nhấn mạnh rằng “tôi là người Chăm ở trên đất nước Việt Nam” .

Trong Chứng minh thư của chúng ta người ta đều viết là dân tộc Kinh chứ không phải là dân tộc Việt

Tất cả bài viết trên là ‎ kiến cá nhân. Nếu cả nhà quan tâm xin sự giúp dỡ để bài này hoàn chỉnh thêm…xin Chân thành cảm ơn
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Mèo trong 12 con giáp!

Gửi bàigửi bởi luonggiatoan » Thứ 5 17/03/11 14:23

Trong 12 con giáp, có bảy con vật được thuần dưỡng lâu đời và trở thành vật nuôi trong nhà (trâu, mèo, ngựa, gà, chó, lợn). Riêng con mèo không trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế nhưng được coi là người bạn thân thiết. Nó không phải là con vật linh như rồng, không được thờ như hổ, không được dùng trừ tà như gà, không được dùng làm thuốc như rắn hay khỉ mà dương như chỉ nuôi để diệt chuột:
"Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo"
Sở dĩ, người Việt có con mèo trong 12 con giáp bởi phát âm của từ "mǎo" (卯) (mão: con thố) trong tiếng Hán. Từ này vốn chỉ con thỏ nhưng do quá trình tiếp xúc về mặt ngôn ngữ mà người Việt chúng ta hiểu sai nghĩa. Từ đó, "mǎo"thành "mậu", "mậu" thành "mèo". Vậy, con mèo của người Việt hay con thỏ của Trung Quốc là như nhau.
Trong cách tính thời gian của người xưa, "Mão" được giao quản tháng 2 và buổi bình minh (từ 5 giờ đến 7 giờ sáng). Mão còn gắn liền với mùa xuân, thuộc hành Mộc, tương ứng với phương Đông. Từ giờ Mão, ánh dương nhuốm màu chân trời phương Đông, rồi tỏa lên bầu trời những tia sáng đẹp. Từ tháng 2, khí hậu bắt đầu ấm, với mùa xuân, cũng là tháng có nhiều hội nhất trong năm, mặt người luôn hớn hở. Do đó, người ta tin rằng, năm Mão sẽ đem lại nhiều thành công tốt đẹp.
Con mèo lại được đặt tên cho một họ động vật ăn thịt. Trong số họ mèo, con mèo là nhỏ nhất và yếu nhất nhưng lại là anh chị của các hổ, báo, sư tử. Về hình dáng, mèo rất giống hổ, cái khác là lông hổ có vằn, lông mèo thì thuần sắc và không khoang. Mèo là loại động vật ăn thịt nhưng có ít. Nó diệt chuột phá hại mùa màng.
Đến thế kỉ XVI-XVIII, trong cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến, lúc này, mèo mới có dịp đi vào văn hóa nghệ thuật.
Trong bức tranh "Đám cưới chuột", mèo được khắc họa như tên cường hào ác bá: nhận hối lộ. Nhưng khi hạnh phúc đến với vợ chồng chuột thì mèo đã kịp vồ sạch. Trong đời sống, nghe tiếng kêu "meo..meo", người ta nghĩ đến "nghèo, nghèo, nghèo!". Từ đó, nảy sinh ra quan niệm "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang!"
Trong tranh "Tiền sĩ chuột vinh quy", chuột đỗ cao, cưới vợ nhưng cũng phải biếu quà cho mèo. Mèo nhận được quà trong tiếng trống, tiếng kèn cừ không phải đòi hối lộ cổng sau và trông dáng rất hiền. Đây là cách ứng xử theo lối tiều nông.
RANDOM_AVATAR
luonggiatoan
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 08/03/11 8:13
Đến từ: Đông Phương học
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Mèo trong 12 con giáp!

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 7 19/03/11 22:08

Cảm ơn "luonggiatoan" đã quan tâm đến bài viết của tôi. Trong bài viết của "luonggiatoan" tôi thấy rất có nhiều ý hay mà tôi phải học hỏi từ "luongiatoan" nhiều đấy. Thật tình mà nói "luonggiatoan" đã có cách giải thích rất khoa học. Tuy nhiên, cho tôi phát biểu cảm nghĩ của mình về bài nhận xét của "luonggiatoan" như sau. Nhìn chung cả bài viết này, theo tôi đó là một sự tìm tòi rất công phu nên tôi rất vui vì bài bình luận của "luongiatoan". Nhưng có một chỗ tôi thấy dường như nó không ổn cho lắm.
luonggiatoan đã viết:Sở dĩ, người Việt có con mèo trong 12 con giáp bởi phát âm của từ "mǎo" (卯) (mão: con thố) trong tiếng Hán. Từ này vốn chỉ con thỏ nhưng do quá trình tiếp xúc về mặt ngôn ngữ mà người Việt chúng ta hiểu sai nghĩa. Từ đó, "mǎo"thành "mậu", "mậu" thành "mèo". Vậy, con mèo của người Việt hay con thỏ của Trung Quốc là như nhau"
.

- Điều này, tôi không cho rằng "con mèo của người Việt hay con thỏ của Trung Quốc là như nhau"....hoàn toàn không đồng ý với "bình luận trên". Cho rằng người Việt mình đã phát âm không đúng lắm (vì tiếng Hán) nhưng tại sao họ không đưa "thỏ" vào 12 con giáp đi mà là "mèo"?..."mǎo"thành "mậu", "mậu" thành "mèo" như bạn nói. Đây là vấn đề "nhận thức" chứ không phải là đọc không đúng nên thờ "không đúng". Con người hoàn toàn có khả năng nhận thức đây là con "mèo" hay là con "thỏ". Cho nên, theo tôi ở đây không ổn lắm.
- Là "mèo" thì không thể là "thỏ" như "luongiatoan" nhận xét được "con mèo của người Việt hay con thỏ của Trung Quốc là như nhau". Mèo là "mèo" , "thỏ" là "thỏ" không thể "mèo" là "thỏ" được.
- Cho đi "người Việt phát âm sai dẫn đến làm sai", chẳng nhẽ người Việt chúng ta không nhận thức được con vật đó là "mèo" hay là "thỏ" sao? không thể như thế được. Tại sao nhận thức được mà vẫn đưa con mèo vào 12 con giáp? Chắc chắn phải có ẩn ý nào đó dẫn đến việc làm của họ. Không ai tự dưng làm chuyện lạ thường như thế cả bao giờ.
Nói tóm lại, tôi cảm thấy không ổn lắm trong cách "bình luận" của luongiatoan" ở đây. Tuy nhiên, cũng rất cảm ơn bạn đã có xem qua bài của tôi. Nếu "luongiatoan" thấy tôi "thắc mắc" của tôi không ổn lắm thì cứ "bình luận" tiếp và tôi sẵn sàng tiếp bút cùng "luongiatoan" nhé.
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Mèo trong 12 con giáp!

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 7 19/03/11 22:09

Quang Tuan đã viết:Có nhiều người hỏi tại sao Việt Nam lại chọn Mèo làm vật linh trong 12 con giáp? Thật sự tôi không biết trả lời như thế nào cả nhà giúp tôi với .
Theo của riêng tôi, việc giải thích vấn đề này như sau:


Đây là vấn đề rất nhiều người quan tâm và không chỉ riêng một ai. Tuy nhiên, không ai hỏi cả. Bởi vì, cái gì quá đổi “bình thường, thân quen” thì người ta thường hay chấp nhận nó nhiều hơn hay là “bắt bẻ hay nói cách khác là giải thích, tìm hiểu” về nó mà thôi. Cho nên, dân gian mới có câu “quen mà lạ, lạ mà quen” hay “bình thường mà không bình thường tí nào cả” hoặc ngược lại….là vậy.
Câu hỏi của em: tại sao Việt Nam lại chọn con “mèo” mà không chọn bất kì con vật nào là tại sao?
Thật ra, thời kì ban sơ của lịch sử nước Việt Nam, Việt Nam (là nước của người “Việt” hay “Kinh”) cũng lấy con “thỏ” làm con vật “linh” trong 12 con giáp đó chứ em. Việc lấy con “thỏ” làm vật “linh” trong 12 con giáp của người Việt Nam thời ban sơ của lịch sử là ảnh hưởng của Trung Hoa rất đậm. Trong quá trình dựng nước và giữ nước của mình, người Việt đã ảnh hưởng nền văn hóa của Trung Hoa rất đậm chất mà nhiều nước trên thế giới gọi Việt Nam và cả các nước Đông Dương thời bấy giờ là “Indochina” hay cho rằng Việt Nam là “tiểu Trung Hoa” là vậy.
Ở đây xin giải thích thêm từ “Indochina” (Indo: bất nguồn từ Indus, mà sau này người Châu Âu gọi là Indian để gọi chung cho đất nước Ấn Độ. Và China: là tiếng mà quốc tế gọi cho một đất nước Trung Hoa).
Có nghĩa các đất nước ở Đông Nam Á người ta chỉ thấy “chất của Trung Hoa và Ấn Độ trong văn hóa của họ” mà thôi không có gì là của riêng họ cả. Đặc biệt ở Việt Nam trong lịch sử hơn 1000 năm đô hộ giặc Tàu (“Tàu ở đây là Trung Hoa vì người Trung Hoa qua Việt Nam bằng đường Thủy chứ không phải đường bộ mà phương tiện họ chủ yếu thời bấy giờ là Tàu nên người Việt gọi là Người Tàu”) thì sự pha trộn hai nên văn hóa Việt – Trung trở nên quá cao đến nổi người ta chỉ nhìn thấy Trung Hoa trong văn hóa người Việt mà thôi (văn hóa Trung Hoa qua Việt Nam là Văn hóa áp đặt, đàn áp của một nước cai trị, …chứ không phải như Ấn Độ).
Tại sao, người Việt Nam đã đổi tên con “thỏ” trong văn hóa mình thành con “mèo”. Mặc dù, các nước Đông Nam Á và Châu Á vẫn giữ nguyên là con “Thỏ”. Đặc biệt là các dân tộc cùng chung sống ở Việt Nam lại giữ nguyên là con “thỏ” trong 12 con giáp của mình như người Chăm, Khmer, …?
Trong quá trình phát triển của mình Việt Nam nhiều lần thây đổi chính sách cũng như chiến lược của mình để khẳng định một nước Đại Việt hùng mạnh là đất nước của người Việt chứ không phải là “tiểu Trung Hoa” hay “Indochina” gì cả nên đã thây đổi (mà dân ta thường hay gọi là “bài trừ” ) đi những gì ảnh hưởng của Trung Hoa là vậy. Việc “bài trừ” hay “thây đổi” này chúng ta thất rất rõ không những trong 12 con giáp mà chúng ta đang bàn đến đâu mà cả trong kiến trúc “đền, chùa” của người Việt cũng thây đổi hẳn lên, tính “bản địa” được đẩy lên cao nhất trong thời gian này. Điều này, chúng ta thất rất rõ qua kiến trúc những “cột, trụ”, hình tượng các bệ…trong đền, chùa của người Việt thây vì là những “tòa sen” thì nay là những chim thần “Garuda”. Ở đây ta thấy sự pha trộn giữa Chăm – Việt chứ không còn là Việt – Trung như hồi trước nữa. Còn rất nhiều nữa tuy nhiên tôi chỉ trình bày ở đây là rất nhỏ mà thôi.
Quay lại, việc chọn “mèo” mà không phải là “thỏ” cũng như vậy thôi. Vì ảnh hưởng Trung Hoa quá nhiều nên không muốn ảnh hưởng nữa. Co lẽ, có lúc ông bà ta thời xưa cũng đã từng hỏi nhau cái gì là của ta cái gì là của “Tàu” đây hay tất cả là của “Tàu” theo tôi từ những câu hỏi đó mà chúng ta có con “mèo” mà không phải là thỏ đấy ạ.
Với lại để chọn một vật linh đâu phải dễ tại sao là “mèo” mà không phải là bất kì con nào khác “mèo” ?
Chon con mèo là có lí do đấy các bạn ạ. Theo tôi, có những lí do sau chọn “mèo” là hợp nhất
Thứ nhất “mèo” là con vật quen thuộc nhất đối với người Việt Nam chúng ta.
Thứ hai “mèo” là con vật mà ở miền núi phía Bắc có rất nhiều mà tiều phu đã thu phục về nuôi làm con vật trong nhà có nhiệm vụ trong coi “lúa, gạo, ngô…” sản phẩm chính yếu và quan trọng của cư dân nông nghiệp. Vì vậy, mà trong tranh dân gian hình ảnh con “mèo” với con chuột đổi rất quen thuộc với người dân Việt Nam với nhiều ý ‎ nghĩa khác nhau trong cuộc sống.
Thứ ba “mèo” theo quan niệm dân gian luôn thể hiện sự “khôn ngoan, lanh lợi, no ấm” và rất sạch sẽ (trong khi vệ sinh). Sự khôn ngoan, lanh lợi của “mèo” luôn là hình ảnh trong tâm trí người Việt Nam (nhỏ nhắn nhưng không kém phần nhanh nhẹn, khôn ngoan, thông minh, khéo léo…).
Nhìn rộng ra một tí chúng ta thấy “mèo” ở các nước Châu Á luôn thể hiện sự mau mắn, thành công, an toàn như ở Nhật trong các tiệm ăn, buôn bán…người Nhật thường hay dán hình ảnh con “mèo” trước cửa hoặc trưng bày hình ảnh “mèo” bằng “gỗ, xứ…” trong khu hàng buôn bán của mình cầu cho sự may mắn, an toàn và thành công là vậy.
Nói tóm lại, việc thây đổi con vật linh trong 12 con giáp (ỏ đây là “mèo” và “thỏ”)nói riêng và tát cả những sự thây đổi khác nói chung người Việt rất tinh tế và ý thức rất rõ việc thây đổi của mình. Sự thây đổi này luôn khẳng định sự mới mẻ trong văn hóa Việt Nam nói chung và khác biệt ấy luôn làm nên một đất nước Việt Nam phong cách hơn, bí ẩn hơn trong đa nền văn hóa trong khu vực và thế giới để thế giới tìm đến Việt Nam. Một đất nước của một nền văn hóa đa dạng ấy ấy mà vẫn thống nhất và phát triển bền vững trong một thế giới phức tạp ấy.

Tuy nhiên GSTSKH Trần Ngọc Thêm thì Mèo không phải là linh vật

Theo quan niệm Đông phương, mèo chỉ có mặt trong thập nhị địa chi, chưa phải linh vật. Mèo chỉ là một con vật có ý nghĩa biểu trưng thông qua hình ảnh mèo bắt chuột, bảo vệ mùa màng, đồ đạc trong nhà. Nên chỉ có ở Việt Nam mới có Mèo trong 12 con giáp là vậy

Giài thích thêm

Chúng ta cần phân biệt rõ hai từ “Việt và Kinh”
Việt: là từ chỉ chung cho người Việt Nam nói chung. Có nghĩa là tất cả các tộc người đang tồn tại trên lãnh thổ người “Việt”. Ngày nay, bao gồm tất cả các tộc người cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam như người Kinh (Việt), Chăm, Khmer, Hoa… Nếu gọi cho đúng thì phải gọi là người Việt Nam.
Ví dụ: Một người quốc tế không cần biết người Chăm, Khmer, Hoa hay bất kì một người dân tộc nào….Chỉ thấy tồn tại trên đất nước Việt Nam ….thì họ gọi là người Việt Nam.
Ví dụ để gọi người Chăm cho đúng là: Trước tiên chúng ta hiểu “người Chăm là người Việt Nam …Gốc là dân tộc (tộc người) Chăm….trong tiếng Anh gọi là “Cham Viet Nam”. Muốn nhấn mạnh rằng “tôi là người Chăm ở trên đất nước Việt Nam” .

Trong Chứng minh thư của chúng ta người ta đều viết là dân tộc Kinh chứ không phải là dân tộc Việt

Tất cả bài viết trên là ‎ ý kiến cá nhân. Nếu cả nhà quan tâm xin sự giúp dỡ để bài này hoàn chỉnh thêm…xin Chân thành cảm ơn



Bài này của tôi chưa chắc là hoàn toàn đúng, không phải tôi "bảo thủ" mà tôi chỉ thấy bài trả lời của "luongiatoan" không ổn lắm thôi. Rất mong sự góp ý thêm từ mọi người.... Đã có một người đặc câu hỏi này cho tôi và tôi trả lời hoàn toàn theo ý của tôi mà thôi.
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Mèo trong 12 con giáp!

Gửi bàigửi bởi vuvantuan » Thứ 5 24/03/11 17:48

Trung Quốc trong 12 con giáp
RANDOM_AVATAR
vuvantuan
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 2 14/03/11 7:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Mèo trong 12 con giáp!

Gửi bàigửi bởi vuvantuan » Thứ 5 24/03/11 17:56

Xin lỗi các bạn vì vừa viết thì cúp điện hiiiiii!
Theo mình, việc con mèo trong 12 con giáp mà Trung Quốc lại là thỏ thì có thể lý do là:
1. Việt Nam là nước thuần nông, mèo gắn bó và quen thuộc trong mọi sinh hoạt hằng ngày:ăn cùng, ngủ cùng...nên mèo hiện diện nhiều trong đời sống người Việt, nên mèo được sử dụng trong 12 con giáp của Việt Nam là lẽ bình thường.
Riêng Trung Quốc thì không phải là một đất nước thuần nông mà còn có văn hóa lúa khô, có cao nguyên nhiều, chăn nuôi gia súc, sống trên thảo nguyên, thì con thỏ chính là con vật sống trên thảo nguyên, trên vùng đất cao..nên họ gần gũi nhất; săn bắn cũng thỏ, ăn cũng thỏ....
Nên mình nghĩ do nền văn hóa tạo ra.
Mong các bạn chỉ giáo và góp ý.
RANDOM_AVATAR
vuvantuan
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 2 14/03/11 7:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Mèo trong 12 con giáp!

Gửi bàigửi bởi vohonganh » Chủ nhật 01/05/11 13:07

Chào bạn Quang Tuấn, mình quan tâm đến đề tài này nên cũng có tìm hiểu qua. Năm nay là năm mèo theo 12 con giáp của Việt Nam và năm thỏ theo 12 con giáp của Trung Quốc. Vì sao lại có sự khác biệt này? Chủ đề này đã được đề cập khá nhiều trên các báo Xuân năm nay, bạn có thể tìm đọc lại, trong đó có nhiều lý giải khá thú vị, xin chia sẻ cùng bạn:

“Nhân vật” thứ 4 trong 12 con giáp ở Việt Nam là MÈO, trong khi đó đối với Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan…thì vị trí này là Thỏ !
Theo truyện cổ của các nước kể trên, khi Ngọc Hoàng mở cuộc thi để chọn 12 con vật làm đại diện cho 12 năm thì CHUỘT (Tí) đã lừa MÈO (Mão) bằng cách thông báo sai thời gian thi khiến hôm ấy mèo ngủ quên. Và cũng có dị bản khác cho rằng không có chuyện Chuột lừa MÈO mà do MÈO tham ngủ nên vắng mặt tại cuộc thi. Nhưng kết chuyện thì đều giống nhau: MÈO không có trong 12 con giáp và đó là nguyên nhân khiến MÈO thù chuột.
Riêng với sự tích 12 con giáp của Việt Nam thì MÈO và Chuột cùng đi thi. Khi đi ngang con sông lớn, cả hai đều phải nhờ Trâu để quá giang. Giữa dòng Chuột lựa lúc MÈO sơ ý bèn đạp MÈO ngã xuống sông, còn Trâu cõng chuột đến cửa thiên đình sớm nhất. Lúc ấy cửa hé mở và Chuột đã nhanh nhẹn lẻn vào trước, Trâu chậm hơn đành xếp thứ 2. Riêng phần MÈO may mắn khi rớt xuống sông thì gặp Hổ và cặp này chiếm vị trí thứ 3 và 4 trong 12 con giáp. Cái kết của sự tích 12 con giáp ở Việt Nam hay các nước đều giống nhau: MÈO thù chuột do cuộc thi này mà ra !

Nguồn: http://congdantretphcm.com/cdt/index.ph ... T-NAM-260; http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=18901
RANDOM_AVATAR
vohonganh
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 6 11/03/11 0:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Mèo trong 12 con giáp!

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 4 04/05/11 12:17

Cảm ơn sự góp ý của "vohonganh", tôi rất vui vì bạn cũng quan tâm đề tài này....Tuy nhiên, tôi có vài ý này, theo quá trình tìm hiểu tôi thấy rất rõ những gì mà người ta không muốn giải thích hoặc cố tình làm "linh thiêng" cái họ muốn nói thì họ dùng cách "hình thành những câu chuyện...". Nhưng theo tôi, nếu muốn nghiên cứu thật sự một vấn đề nên đi sâu vào thực tế và nhìn nhận thực tế như là phương pháp để lý giải vấn đề. Một công trình nghiên cứu không thể nào toàn là những "câu chuyện huyền bí" mà đó là sự kết hợp giữa cái "thực tế" và những câu chuyện "cổ tích, dân gian..." mà bạn nói. Tuy nhiên, tôi rất vui sự góp ý của bạn, tôi sẽ quan tâm và xem xét lại để hiểu một cách "hoàn chỉnh" nhất....cảm ơn "vohonganh". Mong tiếp tục được sự góp ý từ "vohonganh".
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Mèo trong 12 con giáp!

Gửi bàigửi bởi luonggiatoan » Thứ 6 27/05/11 9:39

Chào bạn Tuân!
Tôi xin bổ sung ý kiến riêng của mình như sau:
Xét trên phương diện ngôn ngữ, Toàn tin rằng ý kiến từ bị hiểu sang thành tử “mạo” (âm tiếng Quảng) thành Mẹo chỉ dừng lại ở giả thuyết nhưng vẫn có cơ sở của nó. Toàn đã đọc tin tức này trên một tờ báo cách nay cũng khác lâu rồi. Và tác giả đã trình bày lí do tại sao như thế.
Tuy nhiên, Toàn đồng ý ý kiến của bạn Tuân về vần đề lí giải sự kiện này bằng câu chuyện Chuột và Mèo như một số người vẫn thường nói hay cho đó là thuộc về nhận thức luận và không phủ định hoàn toàn ý kiến trên.
Tuy nhiên, việc ngộ giải từ ngữ Hán Việt như Toàn đã trình bày ở trên cũng có thể xảy ra trong hiện tại lẫn quá khứ. Xin hãy nhìn lại việc phổ cập chữ Quốc Ngữ, nếu tính từ cuộc tổng động viên của Bác về việc phổ cập chữ Quốc ngữ cho toàn dân (phong trào xóa mù chữ) sau khi nước VNDC Cộng Hòa thành lập cho đến nay không quá 100 năm! (không tính từ thời điểm Alexandre de Rhodes xuất bản quyển từ điểnViệt-Bồ-La năm 1651). Do đó, việc sử dụng phổ cập mang tính rộng rãi tiếng Việt theo kiểu “dùng mà không hiểu nghĩa của từ được dùng” trong thế hệ chúng ta hiện nay là rất phổ biến.
Bào Tuổi Trẻ số ra ngày Thứ Ba, 06/07/2010 cũng đã có đề cập đến vần đề “Dạy chữ Hán hay dạy từ Hán - Việt?” (Nguyễn Đức Dân)
Toàn xin lấy một vài ví dụ trong quá trình học tiếng Hoa mà sưu tầm được
Hình ảnh
Nếu bạn Tuân cho những từ bị dùng nhầm trên là nghĩa phái sinh của tiếng Việt, Toàn cũng đồng ý. Nhưng nếu giài thích cho người Trung Hoa Đại Lục sang học tiếng Việt, không biết phải giải thích làm sao đây? Hay chúng ta chỉ phán một câu: “Bây giờ, người ta đa phần là dùng với nghĩa như thế!”. Nếu vậy, còn đâu là bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Theo ý kiến riêng, nếu sử dụng với nghĩa phái sinh, nghĩa mới, xin hãy “bảo lưu” lại nghĩa gốc, đừng làm cho thế hệ sau hiểu sai. Để cuối cùng, nhiều người dùng sai thì thành đúng!
Còn việc bạn sử dụng chữ “bênTàu” thay thế cho từ “Trung Hoa”. Mặc dù là người Hoa, dưới góc đô văn hóa, Toàn có thể hiểu theo cách hiểu như sau: người miền Bắc gọi anh lớn là anh Cả, người miền Nam gọi là anh Hai (theo một số cách lí giải, trong cuộc tổng động viên thanh niên miền Bắc vào tham gia chiến đấu ở miền Nam thì một số gia đình chỉ cho con thứ hai trong gia đình đi vào Nam chiến đấu, con Cả phải ở lại lo hương hỏa cho ông bà, dòng họ), còn người Hoa là ngươi đến sau nên gọi là anh Ba. Anh Ba đi bằng tàu đến thì gọi là anh Ba Tàu. Tuy nhiên, tiếc thay, lại có quá ít người nghĩ như vậy! Chữ “Tàu” mà bạn dùng, theo Toàn hiểu, bạn dùng để ám chỉ Trung Hoa. Đó là cách nói thể hiện không mấy thiện cảm đối với “cố hương” Trung Quốc là “quê cha” của người Hoa đang sinh sống trên đất Việt Nam. Do đó, với tư cách của bạn là người nghiên cứu văn hóa, mong bạn sử dụng từ ngữ một cách khách quan hơn, chính thống hơn trong văn viết! Cảm ơn!
RANDOM_AVATAR
luonggiatoan
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 08/03/11 8:13
Đến từ: Đông Phương học
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Mèo trong 12 con giáp!

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 2 30/05/11 0:48

Chào bạn “luonggiatoan” rất vui khi nhận được những lời phản biện của “luonggiatoan” ve bài của tôi. Như tôi đã nói ngay từ đầu, đây là bài viết mà tôi rất cần các anh chị và các bạn đóng góp vì tôi biết mình còn nhiều thiếu xót lắm. Thực sự, đây hoàn toàn là cách nhìn nhận của riêng tôi về sự ảnh hưởng của hai nền văn hóa này…có những lúc rất khó phân biệt đâu là “Trung Quốc” và đâu là “Việt Nam” nhưng cái gì rất riêng của Việt Nam thì chưa chắc Trung Quốc đã có và ngược lại như vậy…Tôi nghĩ cách nghiên cứu khoa học nghiêm túc nhất là không nên lấy cái mình hiểu biết mà áp đặt cho người khác, khoa học là sự kế thừa nhưng nên kế thừa ở đâu mới là quan trọng, không nhất thiết “bê” nguyên si của người khác và cho là đúng…như thế không phải là khoa học vô tình "chai mới rượu cũ" chẳng có gì mới, mà khoa học là "kế thừa" nhưng đi bước "tiếp theo" để tìm ra cái "mơi" để cống hiến cho xã hội.
Để chúng ta hiểu nhau thêm, tôi xin đưa ra một vài ý kiến như thế này
Sở dĩ, người Việt có con mèo trong 12 con giáp, theo tôi nó có hai lý do chính
Thứ nhất: Chữ Mão 卯, mèo như chữ thố/thỏ 兔, hoàn toàn khác nhau. Lời giải thích do phiên âm tiếng Trung Quốc là “Mao” (để gọi thỏ) nên sang Việt Nam thành “Mão” là điều hoàn toàn không có lý, vì cách đọc như vậy là theo tiếng “Bắc Kinh” (phổ thông), mà người Việt lúc đó đa phần bị ảnh hưởng bởi tiếng Trung Quốc theo âm Quảng Đông...Cho nên tôi nghĩ cách lý giải thuyết phục nhất là theo khoa Tử Vi...
Thứ hai: Trong trường phái Tử Vi của người Việt cho rằng Mèo hợp lý hơn vì hai lý do
+ “Mèo”: là con vật rất đổi gần gũi với người hơn so với “thỏ”
+ “Mèo” xung khắc với Chuột (Tý-Mão) chứ “Thỏ” thì chẳng ăn thua gì...với một đất nước “nông nghiệp” như Việt Nam
Trong sự giao lưu văn hóa, không một dân tộc nào “in nguyên” bản của đất nước mình chịu ảnh hưởng mà luôn có sự “tiếp và biến” thành của riêng mình (cho phù hợp). Sự ảnh hưởng của hai nền văn hóa luôn xảy ra hai chiều (qua lại), chứ không phải một chiều (đơn tuyến) .
Thứ ba: Còn việc tôi có nói trong bài “bên tàu” thay cho từ “Trung Quốc”. Theo tôi, việc tôi gọi này không phải là bây giờ mà hàng trăm năm trước ông cha ta đã gọi rồi và tôi là người “kế thừa” thôi “luonggiatoan” à. Ngoài ra tôi chẳng có ý gì cả (tức là không ý xúc phạm ai cả), tôi cũng ý thức được nên tôi đã cố ý dùng rất ít từ “tàu” trong bài của tôi (tôi chỉ dùng khi nào cần thiết để giải thích rõ ràng thôi). Mà thật ra, tôi nghĩ việc là “tàu” hay “Trung Quốc, Trung Hoa” chẳng có gì là lạ cả, không có ý gì như "luonggiatoan" nghĩ cả “đó là cách nói thể hiện không mấy thiện cảm đối với “cố hương” Trung Quốc là “quê cha” của người Hoa đang sinh sống trên đất Việt Nam”. Trung Quốc đi bằng tàu sang nước Việt Nam thì ông cha tôi gọi là “người tàu” thì có gì là lạ, có gì là sai, là không đúng ở chỗ nào, là "không thiện cảm" ở chỗ nào? khi nào tôi nói sai sự thật thì...đúng không?. Khoa học người ta luôn mong muốn tìm đến cái đúng nhất, chính xác nhất…việc gì chúng ta phải tránh việc đó.
Có vài ý tâm sự với “luonggiatoan” thế thôi…rất mong được sự góp ý của “luonggiatoan” cũng như tất cả mọi người, người viết sẵn sàng trao đổi cùng bạn.
Qua đây, cũng nói thêm…xin vui lòng đừng xưng tên của tôi vì “luonggiatoan” xưng không đúng tên của tôi…thật sự phần nào đấy tôi thấy rất khó chịu…trong diễn đàn văn hóa nên tôn trọng văn hóa của nhau (như “luonggiatoan” đã nói “nhìn từ góc độ văn hóa ấy”).
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến29 khách