Lễ hội phồn thực độc đáo

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Lễ hội phồn thực độc đáo

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 4 16/02/11 8:43

Cặp vợ chồng hành lễ giao hòa âm dương
Đúng 0 giờ, ngày 12 tháng Giêng, nghi lễ mật ở miếu Đụ Đị hay còn gọi là miếu Trò làng Trám (xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ) chính thức được tiến hành.

Khi văn tế được hóa cũng là lúc...

đám trai gái trong làng chen nhau vào miếu chờ xem phần Lễ mật

Đúng 0 giờ, ông thủ từ xin phép được tiến hành Lễ mật. Trước kia, khi phần tế ngoài sân miếu hoàn thành, thì ông thủ từ ở trong miếu phải cầm cây đàn Giằng Xay, hát thờ, nhưng giờ không thấy. (Trong ảnh, cây đàn Giằng Xay được đặt ngay trước mặt ông thủ từ và nó
làm biểu thị cho một dương vật khổng lồ)

Sau đó, ông trèo lên ban thờ, mở cửa khám...

lấy ra một hòm gỗ đỏ

Hòm gỗ này mỗi năm chỉ đưa ra khỏi khám thờ một lần để thực hiện nghi lễ Mật. Trong hòm đựng một bộ dương vật - âm vật làm bằng gỗ, nhưng tả thực và cũng được sơn đỏ.

Đây là cặp vợ chồng được chọn thực hiện nghi lễ Mật năm nay. Cặp vợ chồng được chọn phải là những người sống với nhau hòa thuận,
có nếp sống văn hóa lành mạnh, con cái chăm ngoan học giỏi.

Trong khi chờ cặp vợ chồng thay đồ trong khám, đèn nến ngoài miếu sẽ dần dần được tắt.

Trong bóng tối, người chồng cầm dương vật gỗ, người vợ cầm âm vật gỗ, đứng trước ban thờ, hành lễ theo lời hô của ông thủ từ. Ông thủ từ sẽ hô to: "Linh tinh tình phộc" 3 lần.

Mỗi lần hô, người chồng lại cầm dương vật gỗ đâm vào lỗ âm vật gỗ trên tay người vợ. Nếu cả ba lần đều trúng thì năm đó cả làng mùa màng bội thu, phong đăng hòa cốc.

Cuối cùng của nghi lễ Mật là màn tháo khoán. Ngày xưa, sau khi cặp vợ chồng hành thức xong “Linh tinh tình phộc”, ông thủ từ sẽ hô tiếp: “Tháo khoán”. Ngay lập tức trai gái tân trong làng cũng lao vào nhau, kéo nhau ra vườn rậm quanh miếu chòng ghẹo, trước khi ánh đèn được bật sáng trở lại. Theo các cụ trong làng, nhờ cái màn “Tháo khoán” ấy mà ở làng Trám ngày trước có bao đôi trai gái thành duyên vợ chồng. Bây giờ, đám trẻ ngại nên chỉ chạy đuổi nhau quanh miếu
cho có lệ

Cũng bởi nghi lễ mật “Linh tinh tình phộc”, mà miếu làng Trám còn có tên là miếu Đụ Đị

Hay "Tối linh từ"

Ngày nay, tên miếu Đụ Đị đã ít còn được dùng đến thay
vào đó là cái tên phổ biến hơn: miếu Trò.

Sở dĩ có tên gọi là miếu trò bởi sân miếu hàng trăm năm nay là nơi diễn ra một hình thức diễn xướng dân gian có một không hai:
Tứ dân chi nghiệp.

Thờ sinh thực khí (công cụ sinh sôi nảy nở), và hành thức mô tả sự giao hòa âm dương là một phần rất cơ bản của tín ngưỡng phồn thực vốn không hề thiếu trong nhiều lễ hội dân gian ở nước ta. Nhưng qua nhiều biến cố thăng trầm, các hành thức của tín ngưỡng phồn thực
đã mai một hoặc thay đổi nhiều.

Tuy nhiên, ở miếu Trò làng Trám, “Linh tinh tình phộc” trong Lễ mật vẫn được gìn giữ và trở thành một điểm đặc sắc nhất của lễ hội này. Qua đógìn giữ những giá trị truyền thống của ông cha, trong đó có
tín ngưỡng dân gian với ước vọng sinh sôi nảy nở, bảo tồn giống nòi
theo http://www.baomoi.com/Home/DuLich/giadi ... 705208.epi
p/s: chưa post được hình ảnh
Nothing gonna change my love for you
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Lễ hội phồn thực độc đáo

Gửi bàigửi bởi tranhungminhphuong » Thứ 6 11/03/11 19:09

Theo tôi, cần tìm hiểu lễ hội tín ngưỡng phồn thực là gì?
Cuộc đời của người nông dân gắn liền với trồng trọt và chăn nuôi. Cây trồng xanh tốt sẽ cho người nông dân thóc lúa, cây thơm quả ngọt; vật nuôi phát triển sẽ cho họ sức kéo, thực phẩm và phân bón. Hai điều đó luôn gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau để tạo nên cuộc sống đầy đủ cho mọi gia đình. Đó là ước mơ, mong muốn chính đáng của người nông dân. Những hành vi, nghi lễ cầu mong sự sinh sôi nảy nở đó thông qua biểu tượng âm - dương, đực – cái hòa hợp thường gọi là tín ngưỡng phồn thực.
Hình đại diện của thành viên
tranhungminhphuong
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 2 07/03/11 19:32
Đến từ: Khoa Đông phương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Lễ hội phồn thực độc đáo

Gửi bàigửi bởi NhaQue » Thứ 7 19/03/11 11:04

Với chủ đề "Tín ngưỡng phồn thực" này, các bạn nên tham khảo thêm các bài rất thú vị và độc đáo sau đây trên website vanhoahoc:

Đặng Hoài Thu. Tín ngưỡng phồn thực qua trò diễn hội làng ở châu thổ Bắc Bộ
http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?o ... &Itemid=77

Nguyễn Tiến Văn. "Không chồng mà chửa mới ngoan"
http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?o ... Itemid=129

Video: Ngày hội truyền thống Văn hóa học 2008
2. Thăm trại “Tín ngưỡng Phồn thực” của hai lớp CHVH k7+8
http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?o ... &Itemid=61

Trần Ngọc Thêm. Văn hoá dương vật
http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?o ... &Itemid=61

Trần Ngọc Thêm. Văn hoá cơ thể nữ
http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?o ... &Itemid=61

Khajuraho - một ngôi đền độc đáo trong văn hoá Ấn Độ
http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?o ... &Itemid=61

Nguyễn Ngọc Thơ. Linga trừ tà ở Bhutan
http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?o ... Itemid=119

Trần Xuân Toàn. Mùa xuân nghĩ về ước vọng phồn thực của cha ông
http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?o ... &Itemid=77

Phạm Phương Chi. Tìm hiểu quan niệm về cái đẹp nhục cảm của Ấn Độ qua sử thi Ramayana
http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?o ... &Itemid=86
Hình đại diện của thành viên
NhaQue
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 7 03/11/07 9:06
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Lễ hội phồn thực độc đáo

Gửi bàigửi bởi tranhungminhphuong » Thứ 3 03/05/11 0:00

Một hoạt động tồn tại từ những ngày đầu sơ khai đã đưa đến sự ra đời của tín ngưỡng phồn thực đó là lễ nghi nông nghiệp. Đặc tính của công việc nông nghiệp không thể tách rời với nghi lễ. Thực tế ngay từ những ngày đầu, lao động nông nghiệp tự bản thân nó đã có hình bóng một nghi lễ. Thông qua các hoạt động nghi lễ và lễ hội nông nghiệp, con người tin rằng sẽ kích thích sức mạnh của đất, truyền sức mạnh đó qua thực vật, động vật để làm tăng thêm sự mắn đẻ, sinh sôi, nảy nở và kết quả có được là một mùa vụ mong muốn.
Hình đại diện của thành viên
tranhungminhphuong
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 2 07/03/11 19:32
Đến từ: Khoa Đông phương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến24 khách

cron