Bánh tét/ bánh chưng- biểu tượng của bản sắc văn hóa dân tộc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Bánh tét/ bánh chưng- biểu tượng của bản sắc văn hóa dân tộc

Gửi bàigửi bởi tranthithuba » Thứ 2 28/02/11 22:25

Nếu như bánh chưng là thứ không thể thiếu trong ngày Tết ở miền Bắc, thì bánh Tét là một trong những lễ vật khá quan trọng trong mâm cỗ ngày Tết của người phương Nam. Thực tế này được phản ánh trong câu đối “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” và câu ca dao quen thuộc: “Chim kêu ba tiếng ngoài sông/Mau lo lựa nếp hết đông Tết về”.

Từ câu chuyện cổ tích “ Sự tích Bánh chưng bánh dày”, người Việt Nam ta đã có một cách giải thích rất nhân văn về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng: “Bánh chưng chẳng những ngon và quý mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Nó bày tỏ lòng hiếu thảo của người con, tôn cha mẹ như trời đất. Nó chứa đầy một tấm tình quê hương ruộng đồng. Nó rất dễ làm vì làm bằng những hạt ngọc quý nhất trong những hạt ngọc của trời đất, nhưng mà những hạt ngọc ấy mọi người đều làm ra được. Phải là người có tài mới nghĩ được một loại bánh như vậy...”. Điều đặc biệt ở đây, bánh chưng là hình ảnh thu nhỏ của nền nông nghiệp Việt Nam, là biểu tượng của nền văn hóa nông nghiệp, nền văn minh lúa nước. Mặt khác, dựa vào đặc điểm những hạt nếp dẽo thơm, dính với nhau rất chặt, người Việt Nam xem đó là biểu trưng của tinh thần đoàn kết, thống nhất của dân tộc; và bánh tét là biểu tượng của ý thức cộng đồng.

Bánh tét và bánh chưng tuy hình hài khác nhau nhưng cái cốt, cái hồn thì vẫn vậy, vẫn giữ nguyên những giá trị truyền thống. Với cách thay đổi hình dạng từ hình vuông sang hình trụ tròn, bánh tét rất dễ gói và có thể bảo quản được lâu hơn bánh chưng. Bánh tét có thể đem theo bên mình những lúc đi xa, có thể để dành khi giặc giã bằng cách giấu trong lu, trong giếng nước, ém xuống mương vườn mười ngày, nửa tháng vớt lên ăn vẫn ngon như thường. Thay đổi để thích ứng với điều kiện mới, hoàn cảnh mới, với quá trình vận động lịch sử đó là cách giải thích thuyết phục nhất khi nói về cuộc hành trình của bánh chưng từ miền Bắc đi vào miền Trung và miền Nam thì lại mang hình dáng mới của bánh tét. Tuy hình dáng có thay đổi, nhưng chất liệu và hương vị của bánh tét vẫn không khác gì bánh chưng.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nir Avieli- Đại học Quốc gia Singapore cho rằng: nếu các loại bánh khác như bánh ú, bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, thì bánh tét và bánh chưng thì không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy nó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quan điểm đó, một lần nữa khẳng định Sự tích bánh chưng bánh dày không chỉ là sự sáng tạo của trí tưởng tượng mà nó có cơ sở và nền tảng từ thực tế.

Bánh tét là sự cụ thể hóa của bản sắc dân tộc Việt Nam, nó phản ánh được mối liên hệ giữa phong tục và ý thức cộng đồng. Chính vì vậy, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cây nêu, tràng pháo có thể đã vắng bóng trong ngày Tết, nhưng bánh tét và bánh chưng vẫn là biểu tượng của ngày xuân.


(Bài viết có sử dụng tư liệu từ bài nghiên cứu Vietnamese New Year rice cakes iconic festive dishes and contested national identity- của tác giả Nir Avieli- Đại học Quốc gia Singapore)
RANDOM_AVATAR
tranthithuba
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 02/11/10 16:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bánh tét/ bánh chưng- biểu tượng của bản sắc văn hóa dân

Gửi bàigửi bởi duongminhhoang » Thứ 6 10/06/11 16:40

Bánh Chưng, bánh Tét chắc chắn là sản phẩm thuần Việt, là một nét văn hóa độc đáo của người Việt. Bánh, Chưng, bánh Tét sẽ mãi mãi trường tồn cùng với dân tộc Việt Nam.
Theo tôi, văn hóa vật thể đôi khi có sự trùng hợp về hình thức, nhiều yếu tố nó là cái phổ quát, phổ biến đối với mọi dân tộc, nó giống nhau một cách ngẫu nhiên bởi vì đó là cách tốt nhất để nó thể hiện sự hoàn mỹ của nó. Bánh ú cũng vậy, có thể cái cách mà người Việt và người làm bánh nó giống nhau một cách ngẫu nhiên. Người ta thấy ở Trung quốc có loại bánh giống hệt bánh ú, có thể xác định được nó xuất hiện trước khi người Việt làm bánh ú rồi họ kết luận: Bánh ú có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có một thực tế là, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa trong khi tìm hiểu văn hóa Á Đông luôn có tâm lý đề cao văn hóa Trung Quốc, cái gì của văn hóa Trung Quốc giống với văn hóa nước khác ở gần với Trung Quốc thì lập tức nghi ngờ rằng đó là do ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc mà ít khi đặt nghi vấn ngược lại: Trung Quốc vay mượn văn hóa nước khác. Do vậy, nhiều khi đưa ra những kết luận thiếu cơ sở khoa học.
Theo tôi, văn hóa Việt Nam rất phong phú và đẹp đẽ. Với vị trí là cái nôi của nền văn minh lúa nước, văn hóa Việt Nam chắc chắn đã hunn đúc được vô vàn sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc. Có thể nền văn hóa của chúng ta đã bị đánh cắp rồi mang trở lại Việt Nam với một ít biến đổi.
Hy vọng, những nhà nghiên cứu văn hóa có nhiều khám phá hơn nữa để tìm lại những nét văn hóa Việt Nam đã bị mai một, từ đó phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu
RANDOM_AVATAR
duongminhhoang
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 2 08/03/10 10:34
Đến từ: Ho Chi Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến15 khách

cron